[Funland] Thú vui chiết tự chữ Hán Nôm.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Truyện Phàm nhân tu tiên của Vong Ngữ nhé. Mà Vong Ngữ nghĩa là gì nhỉ
忘语 - Vong Ngữ.
 

Đại xa

Xe tải
Biển số
OF-143155
Ngày cấp bằng
24/5/12
Số km
335
Động cơ
366,736 Mã lực
Vẫn thần tượng ông cụ nhưng qua bài thơ này thì biết là thần tượng chưa đủ! Tài năng, khí chất, trí tuệ vượt qua tầm tưởng tượng! Nhiều bài khác trong NKTT là dạng thơ quốc dân thôi, bình dân học vụ để nhân dân dễ hiểu, đôi khi chỉ là để ông cụ giải trí giết thời gian. Thắc mắc tại sao k đưa những bài như trên vào SGK, vừa là để giảng cho hs về nghệ thuật chiết tự vừa là để hs nhận thức được trí tuệ vượt trội của “tù nhân”?
Cụ cho e hỏi bài nào trong NKTT thuộc dạng bình dân học vụ với ah!
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
870
Động cơ
295,987 Mã lực
Cụ cho e hỏi bài nào trong NKTT thuộc dạng bình dân học vụ với ah!
“ Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm đợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do” —-> chắc đây là nghệ thuật?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bộ Thổ.
(3) - Tọa (ngồi). Có thể chiết tự ra là 人土人 (nhân thổ nhân). Hai người ngồi trên mặt đất (cùng làm một việc gì đó).

安坐 - An Tọa (ngồi một cách bình ổn).
主坐 - Chủ Tọa (người đứng đầu trong một sự kiện).
举坐 - Cử Tọa (tất cả mọi người cùng tham gia một sự kiện).
坐落 - Tọa Lạc (vị trí bất động sản nằm ở đâu đó).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nghĩ mãi không ra chữ nào thuộc bộ Thổ, mà phải hay được sử dụng, nên cháu chuyển sang bộ quan trọng nhất: bộ Thủ (扌).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bộ Thủ (扌).
- Tài (tài). Chữ này chiết tự không có gì đặc biệt, nhưng chữ ghép của nó nhiều miên man.

天才 - Thiên Tài (thiên tài).
贤才 - Hiền Tài (hiền tài).
別才 - Biệt Tài (tài năng riêng có).
特才 - Đặc Tài (tài năng đặc biệt).
全才 - Toàn Tài (cái gì cũng tài).
英才 - Anh Tài (giỏi xuất sắc).
人才 - Nhân Tài (người tài).

Còn khoảng 20 cái Tài nữa, nhưng cháu mỏi tay rồi ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đại xa

Xe tải
Biển số
OF-143155
Ngày cấp bằng
24/5/12
Số km
335
Động cơ
366,736 Mã lực
Ví dụ bài Thụy Bất Trước (睡不著)

一更二更又三更,Nhất canh... nhị canh... hựu tam canh,
輾轉徘徊睡不成。Triển chuyển, bồi hồi, thuỵ bất thành;
四五更時才合眼,Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
夢魂環繞五尖星 Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.

Bị sai niêm luật (sai thanh điệu) giữa chữ Thành (成) cuối câu 2 và chữ Tinh (星) cuối câu 4.
Nếu chuyển như thế này mới đúng niêm luật (tất nhiên nội dung sẽ rất nhàm).

一更二更又三更,Nhất canh... nhị canh... hựu tam canh,
輾轉徘徊睡不攖。Triển chuyển, bồi hồi, thuỵ bất anh;
四五更時才合眼,Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
夢魂環繞五尖成 Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm thành.
Ntn thì cụ gọi là Bình dân học vụ?
 

Đại xa

Xe tải
Biển số
OF-143155
Ngày cấp bằng
24/5/12
Số km
335
Động cơ
366,736 Mã lực
“ Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm đợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do” —-> chắc đây là nghệ thuật?
開卷
老夫原不愛吟詩,
因為囚中無所為。
聊借吟詩消永日,
且吟且待自由時。

Khai quyển
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi.
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
870
Động cơ
295,987 Mã lực
開卷
老夫原不愛吟詩,
因為囚中無所為。
聊借吟詩消永日,
且吟且待自由時。

Khai quyển
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi.
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.
Câu đầu cụ hỏi bài nào bình dân học vụ tôi nêu bài nảy, câu 2 cụ lại hỏi thế nào là bình dân học vụ? Sao cụ k dám nói rõ quan điểm của mình là thơ cụ Hồ là nghệ thuật hết mà cứ hỏi lòng vòng thế để làm gì? Ví dụ tôi nêu ở trên cụ add đc phần dịch vào chứ chưa thấy phân tích được gì! Nếu như cụ cho đó là nghệ thuật thì cụ phân tích và cảm thụ giúp để mọi người cùng mở mắt!
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Bác Hồ sống trong lao tù, đày ải, khổ sở, mà xuất khẩu thành chương thế này là quá kinh rồi.
Bài Vọng Nguyệt (Nhật Ký Trong Tù).

Untitled.jpg


Cháu mất mấy tiếng đồng hồ, hỗ trợ google các kiểu, thử hàng trăm phương án, mới sửa được hai chữ sai bằng trắc.

Untitled1.png
Bạn ạ!
Mình vốn đã tránh tham gia, nhưng thấy đến đoạn này thì bạn lố quá, đành phải lên tiếng góp ý.
Bạn còn trẻ, những cái bạn tưởng đúng tưởng hay chưa chắc đã là đúng là hay, nhất là đoạn nội dung này, động đến một vĩ nhân và tác phẩm đã được các giới trí thức nhiều nước xem xét và đánh giá cao, kể cả phần niêm luật.
Dựa vào cái phần mềm check niêm luật thơ mà bạn đánh giá thẳng tuột là “thơ Bác Hồ sai bét nhè” thì bạn quả là ấu trĩ và ngông cuồng đấy!
Liệu bạn có biết rằng Bác làm thơ NKTT bằng chữ Hán không?
Bạn đọc nguyên tác chữ Hán đi, rồi thử xem cái “bằng trắc” nó ra sao?
Ps: Mình nhắc bạn như vậy, và không muốn tranh luận thêm!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Liệu bạn có biết rằng Bác làm thơ NKTT bằng chữ Hán không?
Bạn đọc nguyên tác chữ Hán đi, rồi thử xem cái “bằng trắc” nó ra sao?
Cháu đọc nguyên tác chữ Hán thơ của Bác Hồ còn thấy dễ hiểu hơn đọc chữ Quốc Ngữ.
Nói thế bác đủ hiểu ạ. Bài thơ nào hay thì cháu nói là hay, thế thôi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Quay lại chủ đề chiết tự để đỡ đụng chạm.
Việc Trung Quốc cải tiến chữ phồn thể đã làm giảm ý nghĩa thâm sâu của nhiều chữ. Ví dụ chữ Quý.

Giản thể: 踪 = 足 + 宗 (túc tông) = người dòng dõi sống trong cảnh sung túc.
Phồn thể: 蹤 = 足 + 從 (túc tung) = người ung dung sống trong cảnh sung túc.

Với chữ giản thể thì cứ sinh ra trong dòng dõi, sống trong sung túc, không cần tu dưỡng gì cả (kể cả loại phá gia chi tử), tự động được coi là Quý.
Trong khi phồn thể coi trọng việc tu dưỡng (ung dung), kết hợp với sung túc, mới ra được là Quý.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Bạn ạ!
Mình vốn đã tránh tham gia, nhưng thấy đến đoạn này thì bạn lố quá, đành phải lên tiếng góp ý.
Bạn còn trẻ, những cái bạn tưởng đúng tưởng hay chưa chắc đã là đúng là hay, nhất là đoạn nội dung này, động đến một vĩ nhân và tác phẩm đã được các giới trí thức nhiều nước xem xét và đánh giá cao, kể cả phần niêm luật.
Dựa vào cái phần mềm check niêm luật thơ mà bạn đánh giá thẳng tuột là “thơ Bác Hồ sai bét nhè” thì bạn quả là ấu trĩ và ngông cuồng đấy!
Liệu bạn có biết rằng Bác làm thơ NKTT bằng chữ Hán không?
Bạn đọc nguyên tác chữ Hán đi, rồi thử xem cái “bằng trắc” nó ra sao?
Ps: Mình nhắc bạn như vậy, và không muốn tranh luận thêm!
Thế mới biết Nhật cũng thâm nhưng thâm khác Tàu, Tàu thâm kiểu tạo ra tác giả rởm, thi thư rởm để người ta tin vào chuẩn rởm.
Nay Nhật cứ mỗi ngày một tý nhồi những chữ sai, kiến thức sai vào những phần mềm đánh giá, công cụ tìm kiếm miễn phí trên mạng. Từ đó người ta sẽ dùng những thước đo méo mó đấy đi đo kiến thức thật, con người thật.
Cái thâm này chỉ tẩy được bằng cách suy luận duy vật và cũng phải kiên nhẫn.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bộ Thổ.
(3) - Tọa (ngồi). Có thể chiết tự ra là 人土人 (nhân thổ nhân). Hai người ngồi trên mặt đất (cùng làm một việc gì đó).

安坐 - An Tọa (ngồi một cách bình ổn).
主坐 - Chủ Tọa (người đứng đầu trong một sự kiện).
举坐 - Cử Tọa (tất cả mọi người cùng tham gia một sự kiện).
坐落 - Tọa Lạc (vị trí bất động sản nằm ở đâu đó).
Bàn sâu hơn một chút về chữ Tọa (), đây là chữ Tọa dành cho người thường. Vua cũng ngồi, nhưng khi nói về việc ngồi của nhà Vua, phải dùng chữ Tọa có thêm bộ Nghiễm, đó là chữ Tọa () này.
Chữ Tọa của nhà Vua được thêm vào bộ Nghiễm (广), về mặt tượng hình giống như thêm lọng che đầu nhà Vua, sâu sa hơn là đổi từ bộ Thổ (土) ngồi dưới đất, sang bộ Nghiễm (广) - ngồi có lọng che. Và lúc này hai chữ Nhân cũng thay đổi về ý nghĩa. Với chữ Tọa (坐) hai người ngồi cùng nhau để làm gì đó (nói chuyện chẳng hạn). Nhưng với chữ Tọa (座) của nhà vua thì hai người trở thành Thượng Hoàng (nhường ngôi báu) và nhà Vua (tiếp nhận ngôi báu).

宝座 - Bảo Tọa (ngai vàng, ngôi báu).
 
Chỉnh sửa cuối:

LMĐ

Xe đạp
Biển số
OF-747185
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
44
Động cơ
56,560 Mã lực
Tuổi
44
trên mạng có Cha Hồng giảng dạy vài buổi về ý nghĩa các từ tiếng Hán qua nét vẽ,, rất hay
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Jochi Daigaku 1. Văn bản trong dân gian (gia phả, sổ họ,...) hay lẫn lộn Hán - Nôm vì các cụ cũng biết ít chữ Hán hoặc chữ Nôm nên không biết chữ nào thì lấy chữ Hán hoặc chữ Nôm điền vào, không phải mặc định hoặc Hán hoặc Nôm như văn bản của nhà nước, hay thơ, phú,...
2. Chiết tự chỉ với chữ Hán, không với chữ Nôm, vì chữ Nôm đã thuần Việt hoặc vay mượn chữ Hán, không ghép theo bộ mà theo Âm.

Góp với thớt:
  • Chữ Phú (富 – giàu có): Gồm chữ Phúc (畐- đầy đủ) và chữ Miên (宀 - mái nhà), có ý nghĩa là người có một mái nhà để che thân, có những điều kiện đầy đủ để sống tốt thì đó là giàu có.
  • Chữ Phúc (畐- đầy đủ): Gồm chữ Nhất (一 - một, mỗi), chữ Khẩu (口 - cái miệng) và chữ Điền (田 - ruộng vườn). Nghĩa là có ruộng vườn để làm ăn sinh sống để mỗi nhân khẩu đủ ăn đủ mặc, thì đó là đầy đủ, giàu có, là có phúc.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Truyện Trạng Lợn

Khi lên kinh đi thi, tình cờ Trạng Lợn (tên thật là Chung Nhi) làm quen được Bùi tướng công, tướng công có ý ngắm chàng làm rể bèn mở tiệc khoản đãi. Canh khuya tàn cuộc, người nhà Bùi tướng công đưa Chung Nhi vào thư phòng nghỉ, chợt trông thấy trên tường có một vế câu đối: “Bát đao phân mễ phấn”, bốn chữ trên là từ chữ “Phấn” mà ra. Phấn Khanh viết mấy chữ này có ngầm thách những chàng trai đến hỏi nàng đối lại, nhằm “sát hạch” tài ba của ý trung nhân. Chung Nhi nhìn năm chữ ấy, đọc thấy chữ “Phấn”, biết đó là tên của tiểu thư, sẵn trên án có nghiên bút, cũng viết một chữ thật to tên mình là “Chung” vào. Viết xong chàng quẳng bút lăn kềnh ra ngủ, không còn biết trời đất là gì. Đến sáng, Phấn Khanh vào trông thấy chữ “Chung”, cho rằng Chung Nhi đã đối là: “Thiên lý trọng kim chung”, bốn chữ này là từ chữ “Chung” mà ra. Nghĩa đen cả hai vế câu đối là: “Tám đao chia hột gạo”, “Nghìn dặm nặng chuông vàng”, Chỉnh quá! Chỉnh quá! Nàng nức nở khen hay, cho là tài Chung Nhi đáng bậc khôi nguyên. Bùi tướng công truyền gia nhân bày tiệc ở Thủy đình trên hồ bán nguyệt, cho biểu thư một số vàng để biếu Chung Nhi làm lễ tiễn hành. Nàng lại đưa cho Chung Nhi một phong thư chúc chàng thượng lộ bình an. Chung Nhi lên đường lòng mừng rỡ vô cùng. Nàng Phấn Khanh cũng đi theo tiễn mấy dặm đường mới quay trở lại.

Bát đao phân mễ phấn 八刀分米粉
Thiên lý trọng kim chung 千里重金鍾
Có nghĩa :
Câu 1 : Phân hạt gạo bằng 8 dao, hạt gạo sẽ nhuyễn ra như bột ( phấn ). Chữ BÁT 八 chồng lên chữ ĐAO 刀 thành chữ PHÂN 分, chữ PHÂN 分 ghép với chữ MỄ 米 thành chữ PHẤN 粉.
Câu 2 : Cái chuông vàng mang đi ngàn dặm sẽ rất nặng nề. Cũng vậy, chữ THIÊN 千 chồng lên chữ LÝ 里 thành chữ TRỌNG 重, và chữ TRỌNG 重 ghép với chữ KIM 金 thành chữ CHUNG 鍾.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top