Xin gửi các cụ bài viết đăng trên facebook của TS Nguyễn Lê Anh, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự, là người từng có dự đoán rất chính xác về tình hình Covid ở Việt Nam.
-----------
Người không có ý định tìm hiểu thì đừng đọc.
Bé bị ngã do muốn ra ngoài. Khi bắt đầu ngã thì tay bám vào song chắn, cho nên đầu hướng lên trên. Theo định luật bảo toàn thì moment quay luôn không đổi và bằng 0. Duy chỉ có lực cản của không khí là có thể làm thay đổi moment này. Ngoài ra do bé có tóc nhiều và tay dang ra theo phản xạ tự nhiên mà trong suốt thời gian rơi phần đầu của bé luôn ở phía trên. Theo dõi clip thì bé rơi tới tầng 5 thì phần đầu vẫn ở phía trên.
Ngay sau khi tiếp mái tôn thì phần mông và lưng của cháu bé bị võng ngay xuống, tuy nhiên chân của cháu vẫn nhìn thấy. Chân tạo thành một góc 45 độ so với hướng của Mạnh. Sau đó do phản lực của mái tôn mà cháu bị đẩy lên cao và khi ấy vận tốc đã chậm nên nhìn thấy cả người cháu tạo thành một góc 45 độ so với hướng của Mạnh.
Như thế tay phải của Mạnh tạo thành góc 45 độ đỡ vào bả vai trái của cháu bé. Đầu của cháu bé vẫn ở cao hơn phần thân. Do việc giơ thẳng tay ra xa nên lực đỡ không nhiều. Theo dõi tốc độ ngã của Mạnh thì cú đỡ cũng lấy đi khoảng 1/10 động năng va chạm. Và tay của Mạnh đỡ đúng vào phần cơ thể đang rơi vào phía trên thanh sắt ngang nên đã góp phần làm giảm chấn thương cho cháu bé. Phần động năng va chạm bị dập tắt chủ yếu do mông và lưng của cháu bé gây biến dạng mái tôn.
Qua phân tích trên chúng ta tạm đưa ra kết luận
1- Sự can thiệp của mạnh đỡ cháu bé đã không làm tăng nguy cơ tổn thương cho cháu bé, và đã góp phần làm giảm áp lực va chạm của cháu vào với mái tôn.
2- Khả năng có thể gây tác động không có lợi cho bé là có nếu đón đỡ ở độ cao và vị trí khác.
Toàn bộ thời gian Mạnh đỡ bé là 1/20 giây. Thời gian này quá ít để có thể làm được điều gì. Tuy nhiên xét về tình người và trách nhiệm thì đấy là một điều lớn lao.
[
Nguyen Leanh | Facebook ]