[Funland] Thớt chém về những chủ đề lặt vặt ( chỉ được chém những việc liên quan đến vũ khí )

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,870
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Các cụ hình dung là quả đạn B41/Rpg7 bay với vận tốc khá thấp. Khi chạm vào vỏ giáp xe làm kíp điện nổ, khối nổ định hướng đốt nóng khối đồng trong đầu đạn tạo thành dòng chảy đồng ép qua lỗ nhỏ trên đầu đạn khoan thủng xe.
Ngày nay có nhiều loại đạn hiện đại hơn như Javelin đánh nóc xe. Quả đạn chỉ bay trên nóc xe mà không lao xuống nhưng liều nổ của nó vẫn thổi dòng đồng nóng chảy vào nóc xe và phá hủy nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,079
Động cơ
73 Mã lực
Oke thanks 2 cụ, tạm thời em tin vào ý kiến của 2 cụ, thời gian tiếp theo nếu gặp tài liệu nào nói khác ta quay lại chém tiếp ạ :)
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,079
Động cơ
73 Mã lực
Mời 2 cụ quay lại chém tiếp ạ, theo như bài này thì cái cắt thép xuyên giáp là cái khác chứ không phải do đồng nóng chảy, như bài trên em đã nói đồng chỉ làm tăng thêm khả năng thôi
http://www.quocphonganninh.edu.vn/Vănbản/tabid/173/catid/541/item/1630/min-chong-tang-hieu-ung-no-lom-va-hat-nhan-xuyen-pha.aspx
Mìn chống tăng hiệu ứng nổ lõm và hạt nhân xuyên phá





Hiện tượng khối nổ có hình chóp nón ngược khi nổ tạo ra hiệu ứng đặc biệt có khả năng xuyên phá rất lớn được gọi là hiệu ứng nổ lõm, hiệu ứng nổ lõm tập trung nguồn năng lượng nổ ở tiêu điển hình nón rất lớn và được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.
Hiện tượng hiệu ứng nổ lõm (Linear shaped charges) và hạt nhân xuyên phá (Explosively formed penetrator)



Trong giai đoạn ngày, bất cứ ai có một chút quan tâm đến vũ khí quân sự đều biết đến các hiện tượng khối đầu nổ lõm, được sử dụng để xuyên phá các tấm giáp thép. Khả năng xuyên phá của khối nổ lõm rất lớn. Đạn RPG-7 có khả năng xuyên phá đến 280mm thép cán, đầu đạn lõm của tên lửa chống tăng có khả năng xuyên thấu đên 500mm thép. Dường như cuộc chạy đua giữa giáp bảo vệ và đạn xuyên thép sẽ kết thúc ở đạn lõm vì không thể tăng mãi chiều dày vỏ giáp. Nhưng thường là có tấn kích thì có phương thức phản kích. Rất nhanh, các chuyên gia khoa học quân sự khám phá ra rằng nếu vụ nổ lõm xảy ra trên một khoảng cách so với vỏ giáp, thì hiệu ứng đạn lõm biến mất. Tia lửa xuyên tản ra và mất khả năng xuyên thấu. Giáp thép xe tăng được bổ xung thêm các lớp tôn thép và kể cả cao su, lớp giáp bổ xung này được đưa ra một khoảng cách so với giáp thép chính. Lớp giáp bổ xung này buộc đầu nổ của đạn lõm nổ sớm hơn.


Đầu đạn tandem warhead

Các chuyên gia đạn xuyên phá tức khắc lại nghĩ ra giải pháp khác cho đầu đạn, đó là đầu đạn nổ 2 lần(tandem warhead) khối nổ 1 xuyên qua lớp giáp chắn chủ động, khối nổ thứ 2 xuyên qua giáp chính. Để chống lại loại đạn tandem warhead này, các kỹ sư thiết kế đã lắp đặt trên thân xe giáp phản ứng nổ ER. Khi hiệu ứng nổ lõm tạo tia dùi lửa xuyên thấu tác động lên giáp, sẽ kích hoạt các hộp đựng khối nổ, thuốc nổ phát nổ sẽ vô hiệu hóa luồng lửa đâm xuyên. Và các chuyên gia đạn xuyên lại tìm kiếm giải pháp khác. (Explosively formed penetrator)




Gần 15 năm trước xuất hiện khái niệm Explosively formed penetrator (Hạt nhân xuyên phá) khi các đầu đạn có khả năng xuyên thép, khi nổ hình thành năng lượng plasma nén vật chất dạng giọt nước có khả năng xuyên thép. Các loại mìn chống tăng hiện đại đã sử dụng nguyên lý Hạt nhân xuyên phá trong các đơn vị công binh. Năm 1983. Quân đội Liên bang Xô viết đã tiếp nhận vào biên chế trang bị loại mìn chống tăng TM-83 xuyên giáp thân xe. Thụy sỹ cũng đưa vào sử dụng loại mìn chống tăng tương đương Type 14. Các loại mìn tương tự đã được chế tạo và biên chế trong nhiều nước. Thông thường, mìn được bố trí trên khoảng cách vài mét cách đường cơ động của xe tăng, thiết giáp. Khi nổ sẽ hình thành hạt nhân xuyên phá plasma dạng giọt nước, hạt nhân xuyên phá này có thể giữ được khả năng xuyên giáp trên khoảng cách 30 – 40 m tính từ điểm nổ. Khi thử nghiệm với giáp xe tăng T-72 trên khả năng chống xuyên giáp đối với mìn TM- 83 nhận thấy, hạt nhân xuyên giáp đâm xuyên qua tấm chắn sườn xe, xuyên qua giáp sườn xe, xuyên tiếp qua lớp giáp sườn xe phía bên kia và xuyên luôn qua tấm chắn sườn xe phía đối diện. Xe tăng nằm trên khoảng cách 15 m. Đường kính lỗ xuyên là 3 – 3,5cm


Xuyên thép của hạt nhân xuyên phá


Điểm đặc biệt là vụ nổ phải xảy ra ở khoảng cách từ 1 – 1,5 m cách vỏ giáp xe tăng. Hạt nhân xuyên phá hình thành trong khoảng 1 đến 2 m từ vị trí điểm nổ và bay với hình dạng không cố định trong khoảng từ 30 đến 40 m, sau đó hạt nhân xuyên phá do ma sát với không khí sẽ mất đi động năng của nó, nhiệt độ xuyên của nó.
Hiện tượng nổ lõm được phát hiện tình cờ bởi nhà khoa học nổ người Anh tên là Forster vào năm 1883, lúc đó loại thuốc nổ hay dùng là TNT. Ứng dụng của hiệu ứng nổ lõm được các nhà chế tạo đạn người Đức sử dụng để chế tạo vũ khí vào năm 1938. Loại đạn lõm này dành cho pháo binh phát xít Đức được dùng để chống lại các xe tăng Xô viết vào cuối những năm 1941. Khi mà các pháo chống tăng cỡ nòng 37mm và cỡ nòng 47 mm không đủ khả năng xuyên giáp đối với xe tăng T-34 và KV. Trên ảnh là loại đạn lõm được sử dụng cho pháo chống tăng 37mm của Đức.

Đạn chống tăng của Đức năm 1941


Bản chất vật lý của hạt nhân xuyên phá, cũng như là hiệu ứng nổ lõm chưa được chứng minh rõ ràng. Có rất nhiều lý thuyết giải thích về sự hình thành luồng xuyên, nhiệt độ, cũng như cấu tạo vật chất của hạt nhân xuyên phá. Rất nhiều nhà khoa học cho răng, dưới áp suất cao và nhiệt độ hội tụ trong không gian hẹp của vụ nổ đã hình thành một trường vật chất mới dạng plasma, có chứa đựng động năng rất cao. Các chuyên gia khác thì phản đối, họ cho rằng năng lượng không tự nhiên sinh ra, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Đương lượng nổ ở các đầu đạn chưa đủ để vật chất chuyển thành trạng thái plasma. Nhưng dù sao thì hiệu ứng nổ lõm và sự hình thành hạt nhân xuyên phá vẫn tồn tại ngoài các quy luật năng lượng của thế giới phẳng. Tương tự như con cánh cam, theo mọi định luật khí động học nó không thể bay được, nhưng dù sao thì cánh cam vẫn cứ bay.


Hiệu ứng hạt nhân xuyên phá mô phỏng 3D

Nhà nghiên cứu khoa học F. Keeling sử dụng máy quay phim tốc độ cao quay lại hiện tượng hạt nước mưa rơi vào vũng nước và những hiện tượng xảy ra quanh nó, đã phát hiện ra hiệu ứng tương tự như hiệu ứng nổ lõm, nhưng với dấu (-). Với hơn 100 bức ảnh chụp nhanh hiện tượng hạt nước rơi vào vũng nước.
Sơ đồ được mô phỏng như sau


Giai đoạn 1- Hạt nước tiến đến bề mặt của nước, nó không có hình dáng như chúng ta tưởng tượng ( hình giọt nước- chỉ là hiệu ứng của mắt con người khi nhận ảnh, nó chỉ có dạng đó khi mới rơi ra từ vòi nước) nó có dạng một hình đĩa dẹt.
Giai đoạn 2. Hạt nước chạm vào mặt nước, nó giữ nguyên hình dạnh của nó và va chạm với bề mặt nước như một viên đá, hình thành hố dạng phễu trên mặt nước. sau đó viên đá nước tan ra và biến mất trong hố nước.
Giai đoạn 3. Chúng ta nhìn thấy hố nước dạng phễu parabol. Áp lực nước ở xung quanh hố nước lớn hơn rất nhiều lần áp lực nước ở khu vực hạt nước rơi xuống. Thời điểm này tương tự như thời điểm khối nổ lõm phát nổ nếu so sánh sơ đồ biến dạng vật chất.
Giai đoạn 4. Các hạt micro nước dưới áp lực của nước ở xung quanh dồn về tâm của parabol. Đây chính là tiêu điểm của vụ nổ lõm. Ở tiêu điểm vụ nổ áp suất của nó là đạt biên độ cực đại.
Giai đoạn 5. Các hạt micro nước dồn lại tạo thành cột nước đi nhanh lên phía trên bề mặt với tốc độ cao nhất. Đó chính là hiện tượng nổ lõm với luồng xuyên và nhiệt độ. Luồng xuyên đột phá vỏ giáp thép của xe tăng. Đường kính của lỗ nhỏ hơn nhiều lần so với đường kính của đầu đạn. cột nước cũng có đường kính nhỏ hơn nhiều lần so với đường kính của hố nước dạng phễu parabol.
Giai đoạn 6: Nhưng hạt micro nước nằm ở vị trí phía trên của cột nước nhận được động năng lớn nhất và bay cao lên phía trên. Hình thành hạt nhân xuyên phá. Quan sát hiện tượng hạt mưa rơi, chúng ta sẽ thấy hạt nước tách ra từ cột nước bay lên khá cao khỏi vị trí mà hạt nước rơi xuống.
Giai đoạn 7. Giai đoạn cuối cùng, hạt nhân xuyên phá tiếp tục bay lên, các hạt micro nước sau khi mất dần động năng, rơi xuống phía dưới và tan vào mặt nước.

Từ thí nghiệm trên ta thấy: Luồng xuyên bằng lửa và nhiệt độ cao tồn tại rất ngắn thời và tự tan ra, Do đó, nếu trên đường đi của đầu đạn có tấm chắn, luồng xuyên không đủ năng lượng đột phá giáp thép, nhưng khoảng cách rất ngắn không đủ để hình thành hạt nhân xuyên phá. Nhưng nếu vụ nổ được hình thành trên khoảng cách xa hơn so với tấm chăn và giáp thép xe tăng, thì hạt nhân xuyên phá dễ dàng xuyên thấu qua tấm chắn và giáp thép xe tăng.


Vũ khí tấn công thân xe.


Từ hiệu ứng nổ lõm và hạt nhân xuyên phá, hình thành các loại vũ khí tấn công xe tăng, xe thiết giáp với tầm phóng ngang thân xe. Một trong những loại vũ khí đó là mìn chống tăng tấn công thân xe. Hay còn gọi là mìn chống tăng tấn công sườn xe.


Vũ khí hạt nhân xuyên phá
Các loại mìn tấn công thân xe tăng, thiết giáp phía bên sườn sử dụng hiệu ứng nổ lõm và hạt nhân xuyên phá. Trên kinh nghiệm tác chiến, mìn được trang bị thiết bị trinh sát bằng các bộ phận cảm ứng nhiệt, âm thanh và áp lực, thiết bị radar theo dõi mục tiêu. Các lớp mìn này là loại mìn cơ động mang vác, có thể sử dụng để chống trực thăng bay thấp.

Hiệu ứng hạt nhân xuyên phá được sử dụng để chế tạo các loại mìn chống tăng thế hệ mới với hiệu quả tác chiến rất cao.


Ví dụ đầu tiên của loại mìn tấn công sườn xe bằng hiệu ứng hạt nhân xuyên phá, có thể là loại mìn TM-83. Mìn nặng 28,1kg. khối nổ TG-40/60 là 9,6 kg.


Model 3D mìn M83 của Liên Xô


Mìn TM83 được trang bị ngòi nổ tổ hợp quang học địa chấn, cảm biết địa chấn BT-02 và cảm biến quang học BT-01. Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng và cấu tạo mìn chống tăng TM-83 nhà xuất bản Bộ quốc phòng CCCP 1984 " Bộ phận đầu đạn của mìn là khối thuốc nổ lõm. Trong mặt lõm hình nón được bọc bằng đồng. Khi mìn nổ sẽ tạo ra áp suất rất mạnh, vật chất bị nén chặt thành hạt nhân xuyên phá, bay với vận tốc 3km/s. Khối lượng thuốc nổ (hỗn hợp TG-40) của bộ phận đầu đạn là 8 kg, khối lượng chung của mìn là 21 kg.
Mìn chống tăng TM 83 được đặt trên khoảng cách từ 5 đến 50 m cách đoạn đường mà xe tăng xe thiết giáp, xe cơ giới có thể đi qua. Và cảm biết quang địa chấn sẽ quyết định hoạt động trực sẵn sàng chiến đấu của mìn chống tăng. Cảm biến mobil được đặt trên mặt đất, cách không xa so với chỗ đặt mìn, trên cảm biết có đèn chiếu xạ hồng ngoại, bên kia đường được đặt thiết bị phản xạ hồng ngoại, thiết bị này được hướng về photo điot đầu thu hồng ngoại trên kíp nổ.
Khi xuất hiện xe tăng địch, cảm biến địa chấn quang học ra mệnh lệnh cho cảm biến hồng ngoại mục tiêu, xác định bức xạ nhiết thoát ra từ động cơ xe tăng, khi xe tăng nằm trong vùng tấn công, ra mệnh lệnh kích nổ mình chống tăng. Hạt nhân xuyên phá có khả năng xuyên giáp đến 100 mm thep trong khoảng cách từ 5 đến 50 m.
Ở phương Tây, loại mìn tương đương là mìn chống tăng của Pháp Mi AC AH F-1, loại mìn có trong biên chế của nước Anh (L14) và Hà Lan (Nr 29). Người Pháp với tư cách là người khám phá ra hạt nhân xuyên phá, lần đầu tiên sử dụng nó trong mìn chống tăng. Mìn chống tăng của Pháp ở khoảng cách 40 m có khả năng xuyên 78 mm thép với góc chạm là 90 độ, hoặc 50 mm thép với góc chạm 40 – 45 độ. Khối nổ nặng 6,5 kg thuốc nổ dẻo đặt trong một ống hình trụ, phía dưới lắp kíp nổ thường hoặc kíp nổ có lắp thiết bị cảm biến hồng ngoại. Phía trên của mìn lắp đèn chiếu xạ hồng ngoại. Đặc điểm chính của mìn là kíp nổ có 2 quả phin Lithia, công suất dự trữ của nó đủ để nuôi thiết bị cảm biến âm thanh và đồng hồ đếm giờ (điếm từ 1 đến 96 giờ hoặc từ 1 đến 30 ngày) Kíp nổ được đóng kín và không bị ngấm nước. Nó có thể được lắp đặt cho các loại mìn và các loại đầu đạn nổ phá mảnh khác.
Quân đội Mỹ sử dụng loại mìn dành cho lực lượng bộ đội đặc nhiệm các loại mìn đa dụng kích thước nhỏ SLAM (Selectable Lightweight Attack Munition) khối lượng 1 kg. Loại mìn này được sản xuất với 2 mẫu M2 và M4. Mẫu M2 cho phép tự làm an toàn cho kíp nổ ( thân mìn sơn mầu xanh với đầu nổ mầu đen) loại tự hủy đươc sơn xanh lá cây với đầu nổ cũng sơn xanh lá cây). Thời gian tự động khóa an toàn kíp nổ và thời gian tự hủy có thể được đặt là 4, 10, 24 giờ. Loại mìn này có kíp nổ cảm biến từ trường và cảm biến hồng ngoại, kíp nổ tự động hoạt động khi ở tiêu điểm nhiệt độ bức xạ nhiệt đột ngột thay đổi khi xe đi qua hoặc trên mặt đất, độ thay đổi từ trường khi xe đè lên mặt trên của mìn. Mục tiêu bị tiêu diệt theo nguyên tắc hạt nhân xuyên phá. Hạt nhân xuyên hình thành trong khoảng cách từ 12,5 cm và giữ được hiệu quả xuyên trên khoảng cách 7,5 m.

Mìn đa nhiệm SLAM


Tính chất đa nhiệm của của mìn thể hiện ở kíp nổ đa năng, có thiết bị đo cảm ứng từ trường, hồng ngoại và đo thời gian.
Loại mìn này được đặt ở chế độ bằng công tắc chuyển đổi, nằm ở phía sau của mìn đa dụng. công tắc cho phép chuyển đổi từ trạng thái tự hủy (mìn M4) sang trạng thái tự khóa an toàn (M2).

SLAM

Phía bên cạnh của vỏ mìn có khoa an toàn, khoa được kết nối với thanh giằng và tay khóa an toàn ở phía bên kia vỏ mìn. Mìn có thể được sử dụng như mìn hẹn giờ với đồng hồ điện tử đặt thời gian là 15, 30,45 và 60 phút. Hoặc có thể ở chế độ điều khiển nổ bằng thiết bị điều khiển bấm nút bằng sóng radio hoặc điều khiển bằng dây dẫn. và kíp nổ điện tử M6 và M7. Phía trước của vỏ hộp mìn có thiết bị đầu thu hồng ngoại, cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách là 7,5 m. Bật pin điện nguồn bằng tay vặn nằm ở phía sau của hộp mìn. Bảng điện tử điều khiển mìn nằm ở bên trong của vách hộp phía sau. Nếu dùng mìn ở chế độ xuyên phá đáy xe, mìn được đặt nằm, chóp lõm elip hướng về phía trên, đóng đầu thu cảm ứng hồng ngoại bằng nắp đậy. Mìn hoạt động ở chế độ từ trường. Vụ nổ xảy ra khi xe đi qua quả mìn. Nêu dùng ở chế độ xuyên ngang sườn, cảm ứng từ trường không hoạt động. Mìn được đặt ở bên cạnh đường, mặt lõm elip hướng về phía đường. Đầu thu hồng ngoại được mở nắp, phản ứng với với bức xạ hồng ngoại phát ra từ động cơ xe tăng, hội tụ tại tiêu điểm của photodiot hồng ngoại và kích hoạt kíp nổ.Trong trường hợp này, kíp nổ điện hóa hồng ngoại dưới tác động của đầu thu photo diot pha lê hữu cơ hồng ngoại đã tạo ra các tín hiệu điện để đóng nguồn điện đến kíp nổ điện.
Giải pháp kích nổ hồng ngoại được gọi là Pyroelectric InfraRed sensor và khác hơn so với các giải pháp khác sử dụng hồng ngoại cho kích nổ mìn bằng phương pháp ngắt nguồn bức xạ hồng ngoại, chiếu xạ từ hướng đối diện bằng gương phản chiếu. Giải pháp mìn hội tụ bức xạ hồng ngoại không cần gương phản chiếu và nguồn chiếu xạ hồng ngoại, với sự hội tụ của bức xạ hồng ngoại phát ra từ mục tiêu, điện trở ở các đèn bán dẫn tăng lên và thiết bị khóa mở ra, đưa nguồn điện kết nối với kíp điện và kích nổ kíp điện.
Với kích thước nhỏ và khối lượng cũng nhỏ của mìn với khả năng xuyên phá rất mạnh đã cho phép loại mìn đa nhiệm này rất cơ động, thuận tiện cho các ổ phục kích trên đường. Đặc biệt là cho các đơn vị đặc nhiệm và phá hoại, bắt cóc các yếu nhân VIP. Loại mìn này cho phép tấn công các xe cơ giới bọc thép mà không phải dùng các loại mìn tấn công to lớn, cồng kềnh, loại mìn nhỏ có thể phá hủy tạm thời các xe bọc thép, bắt cóc các đối tượng đang ngồi trong xe mà không phải tiêu diệt.
Rất thú vị là ngoài các đơn vị đặc nhiệm (SOF), bản thân các lực lượng vũ trang Mỹ không quan tâm lắm đến các loại mìn tấn công cạnh sườn xe tăng xe thiết giáp. Nhưng tính đặc trưng của chiến tranh hiện đại cho thấy, trên chiến trường sẽ không tồn tại các tuyến chiến đấu dầy đặc phân chia ranh giới 2 bên. Các đơn vị tác chiến cơ động của bộ binh cơ giới, binh chủng hợp thành và xe tăng, xe thiết giáp tiến nhanh và sâu vào hậu phương đối phương, đồng thời sẽ hoạt động rất mạnh các lực lượng đặc nhiệm, các đơn vị tác chiến theo mô hình chiến tranh du kích, các lực lượng thực sự rất khó theo dõi, khóa mục tiêu bởi các đòn tấn công của hỏa lực không quân, pháo binh – tên lửa hiện đại và đắt đỏ.
Nước Ý, một nước có tiềm năng xuất khẩu vũ khí cho các cuộc xung đột ở thế giới thứ 3 ( Arập - Aicập) cũng không quan tâm chế tạo các loại mìn sử dụng hiệu ứng hạt nhân xuyên phá này. Cũng hoàn toàn không có thông tin gì về việc Trung quốc có sản xuất các loại mìn này hay không, dù Trung Quốc đang là nước thay thế Ý trên thị trường vũ khí – mìn ở Trung Đông, nhưng cũng hoàn toàn không có gì bảo đảm rằng Trung Quốc không sản xuất các loại mìn có hiệu ứng xuyên phá nhờ sự giúp đỡ của công nghệ nước ngoài, do trên thế giới đã có nhiều mẫu sản phẩm tương tự sử dụng hiệu ứng này như Pháp, Thụy Sỹ, Phần Lan, Bungaria, Austranlia, Nam Phi và Cộng hòa Séc.
Mìn chống tăng tấn công ngang sườn sử dụng hiệu ứng hạt nhân xuyên phá giữ được khả năng xuyên giáp trong khoảng cách từ vài chục mét đến hàng trăm mét khi hạt nhân chạm vỏ giáp xe thiết giáp, điều này phụ thuộc vào đương lượng nổ từ 5kg đến 25 kg, có thể kích nổ bằng các kíp nổ sử dụng hồng ngoại chủ động hoặc thụ động, đồng thời có thể sử dụng điều khiển từ xa. Các loại mìn tương đường được sản xuất tại Austria:AVM 100, AVM 195, ATM 6, ATM 7,SMI 21/11C, SMI 21/3C, SMI 22/7C, Czechoslovakia: PT Mi-K, ở Pháp: MIACAH F-1 ( ở Anh nó mang ký hiệu là L14, ở Netherlands NR29), Mi AP ED1, ở Thụy Điển Sweden : FFV 016,FFV 018, ở Nam Phi là ЮАР:IHM và ở Phần Lan là :ATM-L-84.
Một trong những loại mìn chống tăng rất hiệu quả của Thụy Điển là Bofors FFV 016 nặng 2,6 kg, tấn công hiệu quả ở khoảng cách đến 30 m và khả năng xuyên giáp là 60 mm, loại mìn này có bộ gá lắp ở mặt phẳng đứng, được điều khiển bằng dây dẫn hoặc radio. Đồng thời cũng có thể sử dụng kíp nổ cảm biến hồng ngoại hoặc cảm biến hồng ngoại ngắt mạch chủ động.
Mìn chế tạo theo nguyên tắc có nhiều loại cảm biến được ứng dụng cho các loại mìn của Phần Lan, (KVKM 73, KVKM 81, ATM-L-84), Austra, (ATM-6, ATM-7, SMI 31/7C), Pháp (MiAP ED1), có cấu tạo tương tự như nhau, là một khối nổ với đĩa lõm elip kim loại để tạo thành hạt nhân xuyên phá.
Hiệu ứng các hạt nhân xuyên phá có khả năng tiêu diệt mục tiêu bọc thép trong khoảng cách từ 30 đến 50 m đồng thời cũng tiêu diệt sinh lực, di chuyển trong khoảng cách đó hoặc lớn hơn. Ở Phân lan, các xí nghiệp quân sự chế tạo các khối nổ, sử dụng thuốc nổ công nghiệp loại SICA OY với đương lượng nổ khoảng từ 3,2 kg đến 21,5 kg và cũng tạo ra hạt nhân xuyên giáp hiệu quả.
Các phân đội đặc nhiệm của (SOF) Mỹ sử dụng loại mìn tấn công điều khiển từ xa М-303 SOFDK (Special Operations Forces Demolition Kit), mìn được nạp chất nổ dẻo Composition C-4, tạo hiệu ứng hạt nhân xuyên phá (Miznay-Shardin effect), loại mìn này sẽ sử dụng làm mìn tấn công bên sườn với cảm biến ngắt mạch hồng ngoại, cảm biến áp lực và cảm biến hồng ngoại thụ động từ mục tiêu, hoặc có thể điều khiển từ xa.
Mìn tấn công bên sườn xe PD Mi-PK. Sử dụng hiệu ứng hạt nhân xuyên phá công suất lớn, mìn được chế tạo ở Czechoslovakia, toàn bộ tổ hợp nặng 333 kg và bản thân mìn nặng 10 kg (đương lượng nổ là hexagonal 8,5 kg) mìn có 5 đĩa hạt nhân xuyên phá thẳng góc với trục của thân mìn. Min được đặt trên giá đỡ 2 chân và có thể điều khiển bằng dây dẫn, hoặc sử dụng cảm biến hồng ngoại, đồng thời có thể sử dụng công tắc nén điện với dây dẫn và cảm biến áp lực đè. Hạt nhân xuyên phá của mìn có hiệu quả đến 30 m và xuyên thép là 20mm. Với hiệu ứng 5 hạt nhân xuyên phá được kích nổ, 5 hạt nhân có khả năng tấn công trên một khoảng không gian rộng, có hiệu quả tác chiến cao hơn loại 1 hạt nhân xuyên phá.
Loại mìn được coi là vũ khí thông minh chính là loại mìn của Nam Phi sử dụng hiệu ứng hạt nhân xuyên phá (Intelligent Horizontal Mine). Mìn được lắp kíp nổ bằng điện, trong cấu tạo của mìn có 2 cảm biến âm thanh mục tiêu, lắp 2 bên sườn vỏ mìn, cảm biến hồng ngoại và blog bộ chíp vi xử lý. Khả năng phát hiện mục tiêu khoảng 100 m.
Sau khi nhận dạng vật chuyển động như mục tiêu, bộ vi xử lý nhận tín hiệu của cảm biến hồng ngoại xác định vị trí trung tâm của thân xe mục tiêu. Bộ vi xử lý hoạt động theo chương trình đã được đặt trước, lựa chọn mục tiêu theo tốc độ từ 3 m/ giây đến 60 m/giây. Theo góc của mục tiêu với trục tâm của mìn, từ 45 đến 90 độ. Theo model xe ( xe tăng, xe bộ binh cơ giới, xe vận tải thông thường. Đồng thời xác định khoảng cách ( 5-25m, 25-50m, 50-70m). Theo số lượng xe ( đến 9 xe). Độ sai lệnh so với tâm mục tiêu là khoảng 1,5m theo chiều ngang, 0,5 theo chiều cao. Ngoài ra có thể tính toán được hướng tiến lùi của xe ( từ bên phải, bên trái, cả hai bên) Hoạt động ở chế độ trực sẵn sàng chiến đấu là 120 ngày. Min được thiết kế với các bộ phận chống gây sự chú ý và chống tháo gỡ mìn. Khối lượng của mìn là 21,5 kg, khối nổ Hexolit là 11 kg.
Công ty Austria "Hirtenberger-AG" đầu tư sản xuất kíp nổ cho mìn cùng loại hạt nhân xuyên phá Dragon. Loại kíp mìn này là tổ hợp của cảm biến ấm thanh và hồng ngoại. Pin điện cho phép duy trì thời gian từ 1 đến 40 ngày trực sẵn sàng chiến đấu, đồng thời trang bị thiết bị lựa chọn nhiều mục tiêu, điều đó cho phép mìn có thể bỏ qua một số lượng mục tiêu tương đương để chọn mục tiêu quan trọng. Kíp mìn có hai micro, tín hiệu từ micro được xử lý bằng bộ vi xử lý có trong mìn. Khi bộ vi xử lý lựa chọn đúng mục tiêu ưu tiên, nó sẽ truyền tín hiệu khởi động cảm biến hồng ngoại và cảm biến hồng ngoại sẽ xác định mục tiên và truyền tín hiệu tấn công. Kíp nổ Dragon có thể sử dụng với nhiều loại mìn và bộc phá khác nhau, nhưng nó chủ yếu được sử dụng cho mìn chống tăng bên sườn, sử dụng hiệu ứng hạt nhân xung kích.
Kíp nổ loại PIAF, có 2 cảm biến âm thanh và cảm biến mục tiêu – quang sợi. Kíp nổ chỉ hoạt động khi cả hai cảm biến âm thanh và hình ảnh mục tiêu đều được xác định. Mìn được trang bị thiết bị tự hủy hoặc tự khóa an toàn, có thể đặt hẹn giờ từ 3, 6, 12, 24, 48, 72 và 96 giờ.
Sự xuất hiện của mìn chống tăng cạnh sườn làm tăng thêm khả năng chống tăng của các loại mìn, đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong các lực lượng trinh sát đặc công luồn sâu. Đồng thời, các chuyên gia quân sự vẫn tiếp tục nghiên cứu chế tạo các loại mìn sử dụng hiệu ứng nổ lõm, hạt nhân xuyên phá. Một trong những phương án tiết kiệm về tài chính, nhưng vẫn có thể tạo ra những loại mìn có khả năng tấn công nguy hiểm đối với các phương tiện xe tăng xe thiết giáp trong điều kiện hiện đại (xe được lắp giáp ER, có hệ thống phòng thủ chủ động kiểu Arena của Nga hay Trophy của Ixraen) đó là cải tiến những khẩu súng chống tăng thế hệ cũ như RPG, M72, Panzerfaust với tầm bắn cận chiến. Đây là phương án khá thuận lợi với mọi nước có Học thuyết quân sự chủ yếu để phòng thủ đất nước, quân số mỏng và kinh phí đầu tư quốc phòng không cao. Về phương diện kỹ thuật, có thiên hướng nghiên cứu sâu về các thiết bị trinh sát điện tử, cảnh báo sớm và tấn công với tầm điều khiển rất xa. Các thiết bị trinh sát điện tử đã có thâm niên áp dụng trên chiến trường và hiện nay được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực kinh tế, đó là các cảm biến địa chấn, cảm biến hồng ngoại, cảm biết âm thanh, thiết bị thu phát ảnh hồng ngoại. Các thiết bị trinh sát ngày nay thông thường có kích thước rất nhỏ, được ngụy trang khéo léo và có khả năng truyền phát tín hiệu rất xa. Vấn đề còn lại là hệ thống quản lý kiểm soát, truyền thông và chỉ huy tác chiến được xây dựng của những phần mềm mô phỏng chiến trường không gian ảo C4ISR ( bản đồ số, hệ thống phần mềm xử lý tín hiệu, hệ thống cảnh báo sớm và mệnh lệnh của người chỉ huy)


Mìn chống tăng M66 của Mỹ


Trong chiến tranh ở Việt nam từ năm 1968 đã đưa vào biên chế sử dụng loại mìn M24, được dùng cho súng chống tăng M20 cỡ nòng 89mm với thuốc nổ hexolit 850 gram. Ống phóng M143 được kết nối với bộ điều khiển M61, bộ điều khiển này được kết nối với cảm biến mục tiêu khi bị nén M2, bao gồm có 4 công tắc chập có chiền dài 2,6 m. Khi xe tăng đè lên đồng thời 2 công tắc chập mạch, đóng mạch điện khai hỏa, kích hoạt động cơ phản lực tên lửa của đầu đạn, và đạn phóng về phía trước, tấn công cạnh sườn xe tăng. Tầm phóng hiệu quả của mìn chống tăng là khoảng 30 m. Sau này, loại mìn này được thay thế bằng mìn M66, M66 được cải tiến là thay bộ phận kích nổ áp lực bằng bộ phận kích nổ nổ hồng ngoại, kích hoạt khi chùm tia hồng ngoại từ nguồn phát đến đầu thu hồng ngoại bị ngắt. Khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu là 30m. Để tránh xảy ra hiện tượng kíp nổ hoạt động khi người và động vật đi qua có sử dụng thêm bộ cảm biến địa chấn (máy dò âm thanh dưới đất) được kéo ra bên ngoài bằng cáp từ thân của bộ phận kích nổ. Sơ đồ mìn loại này được phát triển rộng rãi do hiệu quả tấn công rất cao và rất bí mật, do sử dụng cảm biến đoản mạch của dây dẫn điện.



Mìn chống tăng TM-73 trên RPG 18

Bộ phận kích nổ hồng ngoại


Trong giai đoạn này, quân đội Liên bang Xô viết phát triển loại mìn TM-73 và được sử dụng đến ngày nay. Kiểu mìn này được xuất phát từ loại súng chống tăng RPG-18 sử dụng hiệu ứng nổ lõm của đầu đạn, sử dụng bộ phân kích nổ MBE – 72 với cảm biến hồng ngoại đoản mạch. Bộ phận kích nổ được gắn trên súng RPG bằng đai băng vải bạt tổng hợp, có bộ gá chân đế phía trước và phía sau để đặt súng trên mặt đất và chốt chặt xuống đất chống giật. Sau khi súng chống tăng đã được gá lắp chặt chẽ trên bộ giá chân đế phía trước và phía sau, bằng tay vặn của chân đế phía trước hướng súng về mục tiêu. Khi hiện tượng cắt mạch của tia hồng ngoại do mục tiêu đi qua, công tắc đoản mạch trong bộ kích nổ sẽ đốt cháy capsun thuốc phóng của bộ phận cò trên khóa an toàn, khí thuốc sẽ nén lên bộ phận cò súng của RPG và súng RPG phóng đạn chống tăng vào mục tiêu.
Các nước khác như Pháp, Đức, Anh cũng phát triển các loại mìn chống tăng bên sườn xe kiểu súng phóng lựu chống tăng Apilas-120A ( phóng lựu chống tăng loại cải tiến nâng cấp Apilas APA), xuất phát từ súng chống tăng cơ bản 120 mm 120 mm Apilas.


Tổ hợp mìn chống tăng dùng súng chống tăng Apilas-120A


Quân đội Hoàng gia Anh cũng phát triển loại mìn chống tăng APAJAX với bộ phận kích nổ bằng âm thanh và hồng ngoại AJAX. Cảm biến âm thanh mục tiêu của bộ phận kích nổ xác định xe tăng đối phương đang tiến lại gần, sẽ bật thiết bị phát xạ hồng ngoại và đầu thu, khi xe tăng đi ngang, tia hồng ngoại sẽ kích hoạt bộ phận kích nổ. Người ta có thể thay thế cảm biến hồng ngoại bằng cảm biến đoản mạch hồng ngoại.
Tương tự như nước Anh, quân đội Pháp cũng chế tạo loại mìn tấn công sườn xe kiểu ACL 89, phía bên ngoài rất giống với mìn chống tăng Apilas-120A. Nó được chế tạo dựa trên cơ sở sử dụng súng phóng lựu AB-92.
Quân đội Đức đưa vào biên chế mìn chống tăng Panzerfaust 3 trên cơ sở súng và đạn chống tăng sử dụng một lần đồng thời quân đội Anh cũng sử dụng loại mìn tấn công bên sườn xe Addermine trên cơ sở đạn chống tăng hiệu ứng nổ lõm 94 mm LAW-80. Các loại mìn mới hơn tương tự như mìn chống tăng MINOS, được phát triển bởi quân đội Đức, cảm biến âm thanh mục tiêu còn được bổ xung thêm cảm biến địa chấn, nhằm ngăn chặn khả năng kích hoạt ngẫu nhiên mìn chống tăng cho các phương tiện chiến tranh không phải là xe tăng, xe thiết giáp do bật tín hiệu hồng ngoại khi xe mồi, (không phải xe thiết giáp nhưng sử dụng âm thanh thiết giáp làm mồi nhử mìn chống tăng).
Nhưng không phải tất cả các loại mìn kiểu hiệu ứng nổ lõm tấn công sườn xe đều được phát triển từ súng phóng lựu chống tăng. Mìn chống tăng của Đức DM-12 (loại cải tiến là PARM, PARM-1 và PARM-2), đặt trên giá 3 chân được thiết kế một loại đạn phản lực đặc biệt. Mìn chống tăng PARM có khả năng xuyên giáp đồng chất rất cao (600 và 750 mm) thép đồng chất. Đặc biệt, nếu PẢM sử dụng công tắc chập mạch kiểu dây cáp, thì PARM-1 sử dụng cảm biến hồng ngoại thụ động và bộ vi xử lý, có khả năng phát hiện và định vị tới 3 mục tiêu và lựa chọn 1 trong 3 mục tiêu đó để tấn công với tầm bắn lên đến 50m, còn PARM-2 được thiết kế với bộ phận kích nổ chủ động và thụ động hồng ngoại SAPIR, bộ phận kích nổ có chíp vi xử lý này có thể phát hiện cùng 1 lúc 10 mục tiêu và tấn công mục tiêu quan trọng nhất trên khoảng cách đến 100 m ở mọi hướng.


PARM

Một trong những loại mìn tấn công sườn xe hiệu quả cao và tương đối giống loại mìn PARM của Đức là loại mìn chống tăng châu Âu có tên là ARGES(Automatic Rocket Guardian with Electronic Sensor), được phát triển vào cuối những năm 90x do tổ hợp các công ty đồng đầu tư sản xuất như công ty Giat Industries của Pháp, Hunting Eng của Anh, Dynamit Nobel và Honexwell Regel System của Đức. Trong loại mìn này có bộ phận kích nổ là tổ hợp các cảm biến âm thanh, đầu thu cảm ứng hồng ngoại và đầu thu laser. Thông tin nhận được từ các bộ đầu thu cảm biến này được đưa vào xử lý trong bộ vi xử lý, bộ vi xử lý sẽ lựa chọn mục tiêu theo chương trình đã lập sẵn và phóng đạn chống tăng với đầu nổ lõm kép (tandem warhead), tầm bắn lên đến 100 m.
Trong sự phát triển tự do của thị trường vũ khí, các loại mìn rẻ, cơ động và hiệu quả này bất cứ một quốc gia, một tổ chức hoặc một cá nhân nào đều có thể mua được, chế tạo được nếu có đủ điều kiện tài chính để đáp ứng giá thành và phí hỗ trợ huấn luyện đi cùng. Loại mìn tấn công bên sườn với hiệu ứng hạt nhân xuyên phá và hiệu ứng nổ lõm phát triển từ các loại súng chống tăng thế hệ 7x tương đối rẻ, đơn giản và hoạt động rất ổn định, phù hợp với các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, chiến tranh nhân dân, đồng thời, có một số lượng rất lớn các loại mìn này không nằm trong quy định cấm mìn sát thương của quốc tế, chỉ là sự phát triển của tổ hợp súng chống tăng tự động. Do đó trong thời gian tới, nhu cầu và xu hướng hiện đại hóa về các loại mìn này sẽ ngày càng phát triển.

Biên dịch: Trịnh Thái Bằng. Tech.edu
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,870
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em cảm thấy tác giả bài trên dùng những khái niệm hơi xa lạ với VN. Khái niệm Mìn có lẽ là Warhead - đầu đạn có lẽ hợp lý hơn. Vì vậy những khái niệm như hạt nhân xuyên phá chắc chắn xa lạ với chúng ta.
Về giáp phản ứng nổ, ta thấy phổ biến trên xe tăng Nga và Ukraine trông như cái lò gạch. Chúng được coi là bẻ gãy thanh xuyên của đạn Sabot và làm lệch luồng phụt của đạn Heat. Để chế ngự điều nay người Nga chế ra đầu đạn tandem tức là đạn có 2 ngòi nổ kế tiếp nhau. Ngòi nổ đầu sẽ phá giáp phản ứng nổ,ngòi thứ hai xuyên giáp chính. Hiệu quả của đạn tandem thì chưa biết nhưng xe tăng lò gạch vẫn bị bắn tan tành từ đủ loại vũ khí khác nhau.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,667
Động cơ
451,275 Mã lực
Vấn đề xem ra cũng phức tạp các cụ nhỉ? Nhưng theo bài của cụ pháo thì hạt nhân xuyên phá và hiệu ứng nổ lõm thì đều là từ nổ lõm mà ra.
Việc nữa là đầu nổ lõm có thể không cần màng chắn tích năng lượng bằng đồng đỏ vẫn có tác dụng nhưng nếu bổ sung màng chắn nói trên thì hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Thật ra tài liệu về nổ lõm này trên mạng rất mơ hồ, kể cả bài cụ pháo nêu trên cũng nhiều cái chưa khẳng định được như hiệu ứng plasma gì đó.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,079
Động cơ
73 Mã lực
Em cảm thấy tác giả bài trên dùng những khái niệm hơi xa lạ với VN. Khái niệm Mìn có lẽ là Warhead - đầu đạn có lẽ hợp lý hơn. Vì vậy những khái niệm như hạt nhân xuyên phá chắc chắn xa lạ với chúng ta.
Về giáp phản ứng nổ, ta thấy phổ biến trên xe tăng Nga và Ukraine trông như cái lò gạch. Chúng được coi là bẻ gãy thanh xuyên của đạn Sabot và làm lệch luồng phụt của đạn Heat. Để chế ngự điều nay người Nga chế ra đầu đạn tandem tức là đạn có 2 ngòi nổ kế tiếp nhau. Ngòi nổ đầu sẽ phá giáp phản ứng nổ,ngòi thứ hai xuyên giáp chính. Hiệu quả của đạn tandem thì chưa biết nhưng xe tăng lò gạch vẫn bị bắn tan tành từ đủ loại vũ khí khác nhau.
Thì trong cái video cụ @thanhgamo post lên bên thớt máy bay rụng mh17 có nói đến cái này, nếu nói đến miếng tích trữ năng lượng bằng đồng nóng chảy thành dạng lỏng để xuyên giáp thì không đúng vì mìn chống tank cũng dùng màng bằng đồng và đặt ở khoảng cách xa tới hàng chục mét.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,667
Động cơ
451,275 Mã lực
Em cảm thấy tác giả bài trên dùng những khái niệm hơi xa lạ với VN. Khái niệm Mìn có lẽ là Warhead - đầu đạn có lẽ hợp lý hơn. Vì vậy những khái niệm như hạt nhân xuyên phá chắc chắn xa lạ với chúng ta.
Về giáp phản ứng nổ, ta thấy phổ biến trên xe tăng Nga và Ukraine trông như cái lò gạch. Chúng được coi là bẻ gãy thanh xuyên của đạn Sabot và làm lệch luồng phụt của đạn Heat. Để chế ngự điều nay người Nga chế ra đầu đạn tandem tức là đạn có 2 ngòi nổ kế tiếp nhau. Ngòi nổ đầu sẽ phá giáp phản ứng nổ,ngòi thứ hai xuyên giáp chính. Hiệu quả của đạn tandem thì chưa biết nhưng xe tăng lò gạch vẫn bị bắn tan tành từ đủ loại vũ khí khác nhau.
Đúng rồi cụ, do đặc tính giáp phản ứng nổ là nó sẽ nổ khi đầu đạn áp nhiệt chạm vào tạo khoảng cách giữa giáp chính và đầu đạn lõm làm mất tác dụng áp nhiệt của đầu đạn lõm, do vậy đầu đạn nổ kép được sinh ra phá cái giáp phản ứng nổ này bằng cách nổ trước một đầu đạn để phá giáp phản ứng nổ, đầu đạn chính sau khi tiếp xúc với giáp chính sẽ nổ và xuyên thủng vỏ thép.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,304
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
cái loa đồng chỉ có tác dụng nhất định với lượng thuốc nổ không lớn khi mà quá trình tạo nên plasma chưa xảy ra khi thuốc nổ cháy với lượng nhỏ ban đầu và thuóc nổ không tốt .
với 1 lượng thuốc nổ đủ lớn thì cái lõi đồng có cũng đc không có chả sao bởi luồng xuyên đủ áp và nhiệt độ để làm chảy thép nhanh và dùng chính lượng thép ấy để tạo nên vật dẫn động năng và nhiệt độ.
việc cụ Nghĩa gồi xưa dùng phễu đồng đơn giản chỉ vì thuốc nổ kém và thiếu
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,304
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Các cụ hình dung là quả đạn B41/Rpg7 bay với vận tốc khá thấp. Khi chạm vào vỏ giáp xe làm kíp điện nổ, khối nổ định hướng đốt nóng khối đồng trong đầu đạn tạo thành dòng chảy đồng ép qua lỗ nhỏ trên đầu đạn khoan thủng xe.
Ngày nay có nhiều loại đạn hiện đại hơn như Javelin đánh nóc xe. Quả đạn chỉ bay trên nóc xe mà không lao xuống nhưng liều nổ của nó vẫn thổi dòng đồng nóng chảy vào nóc xe và phá hủy nó.
bác xem lại hộ em cái chứ không đúng hướng thì luồng nổ lõm chả có tác dụng gì cả
Top attack


direct attack
 

titi_oto

Xe tăng
Biển số
OF-164201
Ngày cấp bằng
29/10/12
Số km
1,320
Động cơ
358,454 Mã lực
nhìn kho vũ khí của Nga mà thấy tiếc quá :-s
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
17,398
Động cơ
545,060 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, có chống thì có phá he he he.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,079
Động cơ
73 Mã lực
Bên trong xưởng xẻ thịt xe tăng khổng lồ ở Đức

Một xưởng ở Đức tháo, dỡ 15.000 xe tăng và xe bọc thép từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước theo thỏa thuận từ những năm cuối Chiến tranh Lạnh.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, xưởng GmbH Koch ở Đức trở thành nơi hóa kiếp cho hàng ngàn xe tăng và xe bọc thép trong biên chế quân đội Đức, Áo, Pháp và các quốc gia châu Âu khác. Người ta loại bỏ chúng theo Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu nhằm giới hạn số lượng và chủng loại thiết bị quân sự. Các nước ký kết hiệp ước trong những năm cuối cùng Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, vào năm 2007, Nga tuyên bố rút khỏi hiệp ước sau khi NATO liên tiếp mở rộng ảnh hưởng ở Đông Âu cùng với kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ tại Ba Lan.
Xe tăng và xe bọc thép là loại phương tiện chiến tranh cồng kềnh và chắc chắn nên quá trình tháo dỡ chúng đòi hỏi nhiều thời gian. Vật dụng hữu ích nhất để các công nhân tháo dỡ xe tăng là đèn khò. Chúng sinh ra nhiệt lớn, giúp công nhân nung chảy những mảng sắt dày cấu thành nên thân xe tăng.
Các công nhân tháo dỡ xe tăng theo từng phần để tận dụng sắt. Những chiếc xe tăng khổng lồ sẽ biến thành đống kim loại sau quá trình tháo dỡ.
Thiết bị nâng giúp công nhân di chuyển trục bánh của xe tăng.
Công nhân dùng đèn khò để cắt nhỏ những chi tiết khác của một xe tăng Gepard từng thuộc biên chế quân đội Đức.
Với thiết bị tương tự, các công nhân cắt rời phần tháp pháo của một xe tăng khác.
Những chi tiết nhỏ trong khu vực điều khiển hỏa lực của chiếc xe tăng cũng bị tháo rời.
Không gian làm việc chật hẹp buộc các công nhân phải thao tác bằng tay.
Nhóm công nhân cải tiến một chiếc xe tăng thành thiết bị kéo, giúp họ hỗ trợ di chuyển những phương tiện khác.


Hồng Duy - Kim Ngân
Ảnh: Getty Images

http://news.zing.vn/Ben-trong-xuong-xe-thit-xe-tang-khong-lo-o-Duc-post411376.html
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
14,401
Động cơ
473,842 Mã lực
bác xem lại hộ em cái chứ không đúng hướng thì luồng nổ lõm chả có tác dụng gì cả
Top attack


direct attack
Ngoài đúng hướng phải đúng tầm nữa, như xe có cái chuồng gà (trung đông), hoặc diềm xích(Israel), hoặc giáp hộp (Đức) thì khi đạn chống tăng chạm vào chuồng gà này sẽ bị nổ sớm, lúc đó điểm hội tụ năng lượng sẽ cách xa giáp chính ở trong nên không phá được giáp.
 
Chỉnh sửa cuối:

Warrior

Xe hơi
Biển số
OF-329461
Ngày cấp bằng
1/8/14
Số km
104
Động cơ
284,450 Mã lực
Nơi ở
Em ở quê!
Bên trong xưởng xẻ thịt xe tăng khổng lồ ở Đức

Một xưởng ở Đức tháo, dỡ 15.000 xe tăng và xe bọc thép từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước theo thỏa thuận từ những năm cuối Chiến tranh Lạnh.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, xưởng GmbH Koch ở Đức trở thành nơi hóa kiếp cho hàng ngàn xe tăng và xe bọc thép trong biên chế quân đội Đức, Áo, Pháp và các quốc gia châu Âu khác. Người ta loại bỏ chúng theo Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu nhằm giới hạn số lượng và chủng loại thiết bị quân sự. Các nước ký kết hiệp ước trong những năm cuối cùng Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, vào năm 2007, Nga tuyên bố rút khỏi hiệp ước sau khi NATO liên tiếp mở rộng ảnh hưởng ở Đông Âu cùng với kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ tại Ba Lan.
Xe tăng và xe bọc thép là loại phương tiện chiến tranh cồng kềnh và chắc chắn nên quá trình tháo dỡ chúng đòi hỏi nhiều thời gian. Vật dụng hữu ích nhất để các công nhân tháo dỡ xe tăng là đèn khò. Chúng sinh ra nhiệt lớn, giúp công nhân nung chảy những mảng sắt dày cấu thành nên thân xe tăng.
Các công nhân tháo dỡ xe tăng theo từng phần để tận dụng sắt. Những chiếc xe tăng khổng lồ sẽ biến thành đống kim loại sau quá trình tháo dỡ.
Thiết bị nâng giúp công nhân di chuyển trục bánh của xe tăng.
Công nhân dùng đèn khò để cắt nhỏ những chi tiết khác của một xe tăng Gepard từng thuộc biên chế quân đội Đức.
Với thiết bị tương tự, các công nhân cắt rời phần tháp pháo của một xe tăng khác.
Những chi tiết nhỏ trong khu vực điều khiển hỏa lực của chiếc xe tăng cũng bị tháo rời.
Không gian làm việc chật hẹp buộc các công nhân phải thao tác bằng tay.
Nhóm công nhân cải tiến một chiếc xe tăng thành thiết bị kéo, giúp họ hỗ trợ di chuyển những phương tiện khác.


Hồng Duy - Kim Ngân
Ảnh: Getty Images

http://news.zing.vn/Ben-trong-xuong-xe-thit-xe-tang-khong-lo-o-Duc-post411376.html
Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra cụ nhỉ. Phí quá, phí quá
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,079
Động cơ
73 Mã lực
Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra cụ nhỉ. Phí quá, phí quá
Nó hết hạn sử dụng với lại lạc hậu rồi thì phải bỏ thôi mà cụ, mà trong số đó hình như có cả xe chết trận đấy.
 

Warrior

Xe hơi
Biển số
OF-329461
Ngày cấp bằng
1/8/14
Số km
104
Động cơ
284,450 Mã lực
Nơi ở
Em ở quê!
Nó hết hạn sử dụng với lại lạc hậu rồi thì phải bỏ thôi mà cụ, mà trong số đó hình như có cả xe chết trận đấy.
Vâng cụ. Nhưng mấy a tư bản , nhà có điều kiện hàng ngon mà mới hết hạn sd đã cho vứt xó. Tiếc quá cụ ah. Cua đồng nhà mình vẫn bóng bẩy chán, dạo này camo mới nhìn vẫn phê.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top