Nghĩ lại bây giờ sống mũi còn cay cụ nhỉE nhớ hồi bé thỉnh thoảng lại thích ốm (tuy thích nhưng vẫn ko đc ốm) vì lúc ấy có cơ may đc ăn 1 chén đường đỏ hoặc đau bụng thì đc uống 1 cốc nước đường nóng
Nghĩ lại bây giờ sống mũi còn cay cụ nhỉE nhớ hồi bé thỉnh thoảng lại thích ốm (tuy thích nhưng vẫn ko đc ốm) vì lúc ấy có cơ may đc ăn 1 chén đường đỏ hoặc đau bụng thì đc uống 1 cốc nước đường nóng
Với em thời bao cấp nó cũng không có gì gọi là khó khăn vất vả gì cả. Em không phải làm những việc chân tay như các cụ mợ, cũng chưa phải ăn uống thiếu thốn bữa nào ( ngược lại là khác), các cụ tin hay không thì tuỳEm nhớ bóc lạc em toàn kẹp vào tay, đau muốn chết. Tối đến mùa hè này toàn ra đường vồ cào cào rồi đi đổi ở hàng xén lấy mấy quả roi xanh chát xít, ăn trong hân hoan sung sướng bác ạ. Sau này về Nam Định em vẫn đi bộ từ nhà em (Hoàng Hoa Thám) ra Ngã 6, đi trên vỉa hè khu nhà máy Dệt, ngửi mùi thuốc nhuộm nồng nồng cảm giác thân quen lắm í, ko thấy ghê gì cả.
Bếp mùn, bếp trấu, bếp củi, bếp dầu, bếp rơm em kinh qua hết. Em còn nhớ cái thùng trấu trong bếp, em chui vào đó ngồi xong bị dặm ngứa hết cả body Băm bèo nấu cám thì cứ về quê là phải làm. Ở thành phố thì ông bà ngoại em cũng nuôi nhợn, chiều nào 2 dì em cũng dắt em đi cùng để đi vớt trộm bèo, nhiều lần ăn chưởi vuốt mặt ko kịp
Hồi từ học lớp 4 trở xuống là nhà mình ở khu tập thể Văn Chương, có cái hồ Văn Chương ở đó => mấy người buôn vật liệu XD hay tôi vôi ven hồ Văn ChươngKẹo lạc, kẹo gừng toàn cho lọ thuỷ tinh dưới lót mấy cục như đá vôi để hút ẩm, trên lót tờ giấy rồi mới đến kẹo. Nói đến đá vôi ngày xưa xây nhà toàn tôi vôi trong thùng phuy hoặc xây 1 cái bể to, cho đá vôi vào rồi đổ nước. Cả cái bể sôi ùng ục. Có bao vụ rơi xuống bể vôi tôi này tưởng nguội mà bên dưới vẫn nóng tuột da.
Tôi xong cả thãng vẫn rất nóng cụ ạ. Xóm trước đây có đứa tí chết vì bỏng vôi.Hồi từ học lớp 4 trở xuống là nhà mình ở khu tập thể Văn Chương, có cái hồ Văn Chương ở đó => mấy người buôn vật liệu XD hay tôi vôi ven hồ Văn Chương
Gặp nhiều trường hợp phỏng vôi lắm => trông thì nguội mà lọt xuống đó phỏng be bét
Bây giờ gia đình ấy ra sao rồiEm lại nhớ chuyện nhà hàng xóm sát vách nhà em hồi trước mà buồn cười. Nhà ấy có 4 con, 3 trai, 1 gái, cách đều nhau 2 tuổi, cu út bằng tuổi em. Trong nhà anh em xưng hô, chửi nhau thì loạn xạ cả lên, bố mẹ thì cứ hề hề như ko, cùng lắm lại mắng chửi vài câu, mà cái kiểu vừa chửi vừa cười ấy. Đến bữa ăn nghe mới hài, cứ Con mời bố mẹ bụp cơm, em mời anh/chị hốc cơm cứ loạn xà ngầu
Ngày xưa cứ nghe đài báo gió mùa là cả nước ngao ngán. Nhà cửa thì tềnh toàng chắp vá, quần áo, giầy dép thì không đủ ấm, ăn uống thì thiếu thốn làm mùa đông thời bao cấp lạnh thấu xương. Mặc dù nhiệt độ không thấp lắm nhưng thường gặp những người co ro đi ngoài đường hoặc xúm vào một chỗ nào đó về mùa đông. Thế mới sinh ra thế hệ 6x, 7x, kể cả đầu 8x còi cõm về thể chất, bạc nhược về tinh thần sau này .... Đội 9x, 0x về sau đời sống đầy đủ lên một chút là thể chất, chiều cao tinh thần khác hẳn ngay ......Các cụ nghĩ thế nào về đêm đông những năm 1980 trở về trước? Với em cũng rất đáng nhớ. Co ro vì lạnh, cái lạnh từ trong ra do đói protein, lipid và lạnh từ ngoài vào do quần áo không đủ ấm, phần lớn không có tất mà xỏ vào, nhà cửa, trường học thì trống huếch, trống hoác nên gió lùa thông thống. Bao trùm là một bầu không khí tối đen, rét mướt nhưng rất trong lành. Thường thì buổi tối mùa đông, trẻ con thường túm tụm nhau lại nói chuyện bâng quơ, nghe kể chuyện ma hoặc về nhà chui vào chăn nghe chuyện cảnh giác tối thứ bảy.
Sau này thì đỡ hơn vì có hàng rét từ Đông Âu gửi về, và nghề dệt len hộ gia đình nhỏ lẻ nở rộ. Năm nào cận Tết mà rét, ngoài cái nạn rửa là dong gói bánh chưng, đãi gạo nếp bằng nước lạnh thì có một niềm vui cực kỳ đáng nhớ là ngồi trông nồi bánh chưng và ăn khoai vùi trong tro nóng.
Sao cụ lại dùng từ bạc nhược về tinh thần, chắc cụ có ý khác phỏng ạ? Theo em tinh thần phải vững vàng và đoàn kết thì thế hệ bấy giờ mới vượt qua mọi thử thách, khó khăn vất vả. Nhờ vậy mà thế hệ ngày nay mới đc thừa hưởng thành quả tốt đẹp như bây giờNgày xưa cứ nghe đài báo gió mùa là cả nước ngao ngán. Nhà cửa thì tềnh toàng chắp vá, quần áo, giầy dép thì không đủ ấm, ăn uống thì thiếu thốn làm mùa đông thời bao cấp lạnh thấu xương. Mặc dù nhiệt độ không thấp lắm nhưng thường gặp những người co ro đi ngoài đường hoặc xúm vào một chỗ nào đó về mùa đông. Thế mới sinh ra thế hệ 6x, 7x, kể cả đầu 8x còi cõm về thể chất, bạc nhược về tinh thần sau này .... Đội 9x, 0x về sau đời sống đầy đủ lên một chút là thể chất, chiều cao tinh thần khác hẳn ngay ......
Cụ thấm nhuần hơn hẳn bọn em.Sao cụ lại dùng từ bạc nhược về tinh thần, chắc cụ có ý khác phỏng ạ? Theo em tinh thần phải vững vàng và đoàn kết thì thế hệ bấy giờ mới vượt qua mọi thử thách, khó khăn vất vả. Nhờ vậy mà thế hệ ngày nay mới đc thừa hưởng thành quả tốt đẹp như bây giờ
Tiếc quá, e vừa đi Hải Thịnh mà ko biết ghé quaMua mang về HN làm quà bác ah. Rượu nếp các cụ ấy ủ kỹ cả năm trở lên, em mua biếu người quen, ai cũng khen uống rất êm
Nhà bác ấy chuyển về quê HY từ hồi đấy nên em cũng ko rõ, nghe mọi người nói các anh chị cũng làm ăn buôn bán cũng khá. Thỉnh thoảng mẹ em vẫn nhắc lại câu bà vợ nói với mẹ em "Như như cái bọn nhà này thì đánh bả dễ lắm cô N. ạ" (cô vợ nói hơi lắp).Bây giờ gia đình ấy ra sao rồi
Giờ gọi là thả thính phỏng mợ ?Nhà bác ấy chuyển về quê HY từ hồi đấy nên em cũng ko rõ, nghe mọi người nói các anh chị cũng làm ăn buôn bán cũng khá. Thỉnh thoảng mẹ em vẫn nhắc lại câu bà vợ nói với mẹ em "Như như cái bọn nhà này thì đánh bả dễ lắm cô N. ạ" (cô vợ nói hơi lắp).
Cây này cũng lâu lắm rồi e ko còn nhìn thấy, may đợt tết vừa rồi có a bạn mời về quê khánh thành nhà thờ và có đánh đc ở đâu đó cây Nóng này, cây này thuộc dạng to hiếm, ngày xưa cũng ít gặp. Chắc do mới nên cũng chưa có quảXin hỏi các cụ ở bắc bộ, ngày bé em vẫn thường ăn 1 loại quả (gọi là quả nóng), quả này phải luộc lên xiên que 3-4 quả 1 xiên. Vỏ xanh và có hạt như trái hồng xiêm,… chát chát, bùi bùi hơi vị chua. Nhai 1 hồi còn 1 cục nhựa như kẹo cao su. Giờ lớn rồi mà ko bao giờ thấy nó nữa, tra google cũng không đươc.
_______________Ngày xưa có 2 thứ thỉnh thoảng ăn vặt, k biết có Cụ Mợ nào cũng thế k?
2. Hạt bàng: Quả bàng chín vàng rụng xuống hoặc dùng sào chọc rụng, lấy hòn gạch đập ra, trong có nhân trắng ăn bùi bùi kiểu hạt sen...
Đúng là nghèo cả XH, thiếu ăn thiếu mặc nên j cũng ngon.
_________Giờ em tiệt ko thấy có quả phượng nữa các cụ ạ. Nhớ hồi xưa cứ bắt đầu nghỉ hè thì cũng là lúc phượng chuẩn bị đơm quả, quả dài như thanh kiếm, đập đập bóc bóc gỡ ra cái hạt giòn giòn ngọt ngọt, ăn ngon thật. Hoa phượng 1 bông có 5 cánh gì đó thì có 1 cánh có cánh hoa có màu đỏ pha trắng, bọn em gọi là cánh sữa, toàn ngắt cánh sữa đó để ăn.
Chếch cửa nhà em là 1 cây bàng, mà chẳng mấy khi đợi được bàng chín, vì khi bàng xanh, những quả trong tầm với đã bị vặt xừ mất rồi. Bàng xanh chát xin xít vẫn ăn mới tài chứ. Còn những quả trên cao có chín và tự rụng, rụng choẹt xuống sân là dập nát mà trẻ con bọn em vẫn nhao vào vồ lấy ăn. Phố nhà em còn có hàng cây cơm nguội, quả cơm nguội từng chùm lúc lỉu, chua chua chát chát cũng thành món trái cây ăn vặt
Ngoài ra còn có cây gì mà quả nó nhỏ xíu, bóp ra có chất như keo dính dính, bọn con giai phố em toàn lấy để dán diều. Giờ em ko nhớ tên cây đó nữa.
________________Nhớ lại vụ này, bọn em lại còn có trò, cứ ra cái ao cạnh gốc dừa (trên đấy bám nhiều dơi) xuống mò hạt bàng dưới ao lên đập lấy xích ăn. Thế mà chả thằng nào bị đau bụng. Hồi xưa có vẻ miễn nhiễm các thứ bệnh linh tinh các cụ nhẩy. À có thò lò mũi xanh với nẻ chân nẻ tay chảy máu thì hầu như năm nào cũng bị!
Ngày bé, đi học về ngày nào cũng phải rẽ qua tổng hợp để ngửi mùi mắm và xem bút máy Hồng hà (chỉ phân phối, không bán) và qua hiệu sách xem các đầu sách, nhăm nhăm mượn sách để đọc tại chỗ. Hồi đó trên kệ sách bán các loại Búp sen xanh, Đảo giấu vàng, Cuộc sống và sự nghiệp và nhiều truyện tranh lịch sử (món này cực hấp dẫn mà bi giờ sau chả thấy có lại).
____________________Quả cậy mợ ah. Quả xanh vị chát như quả hồng xanh, muốn ăn thì phải ngâm trong nước tro bếp hoặc nước vôi như ngâm hồng ngâm ấy. Nhưng quả cậy thì ít người ăn mà dùng để làm keo dán, cậy giã ra cho vào chum chắt lất nước làm keo dán quạt giấy, quạt to dùng quạt thóc lúa, dán diều... phương ngữ quê mình gọi là " phất quạt", " phất diều"...
Cây cậy khá là to và thường trồng ở đầu lối, có tán tỏa bóng mát. Có 1 vế đối liên quan đến " cậy" , " hồng" của nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm mà cụ Quỳnh phải chịu không đối lại được, chuyện rằng: Vào một buổi trưa cụ Quỳnh ngồi vắt vẻo trên cây cậy gần nhà Bà Điểm để chờ bà đi ra mà buông lời tán tỉnh, ra vế đối trêh hoa ghẹo nguyệt.... Bà Điểm đi ra thấy cụ Quỳnh bận quần đùi ( loại ống rộng như quần đùi bộ đội ấy) lộ cả 2 trái gì như 2 trái vải, bà bèn ra câu đối :" Trạng Quỳnh ngồi trên cây cậy, d.ái đỏ hồng hồng"
Cụ Quỳnh nghĩ mãi không ra vế đối lại , bèn xin thua tụt xuống và đi về.
Một số cây có quả ăn được bây giờ hiếm có như : Chay, cậy, vam, ( vam mùi vị giống thị, nhưng quả nhỏ ) , quả sắn thuyền ( cây này người ta lấy vỏ giã ra để trám khe các mảnh gỗ ghép thân thuyền gỗ để chống rò nước, gọi là sắn thuyền), dâu da..
__________________Vâng Favorit rất nhẹ và bền. Đặc biệt là bộ moay ơ vô đối luôn. Nhà em hiện còn 2 con, 1 nam, 1 nữ đã "xuống khung". Còn các thể loại cụ kể ở trên cho ra đồng nát hết rồi kể cả em mini nhật nội địa 3 tốc độ, gảy số ở ghi đông, moai ơ to. Đồ tăng giảm số và môayo ống phay trong cn cao đều của hãng Sumanto chứ danh chỉ vì nó nặng quá và đứt cáp nảy số không có thay
À nếu xe nhà cụ còn giữ được bộ đèn thì tuyệt vời. Củ với bóng pha của con favorit này nếu nguyên bản xưa đi đường tối nó sáng chả kém Simson. Lại còn rất cute nữa.
Vâng, ngày xưa các cụ nhai trầu nên nhà thường trồng cây chay, các cụ đẽo vỏ ở thân cây chay để nhai với trầu. Quả chay để chín ăn ngọt, quả chay xanh có vị chua nhẹ, dùng để nấu canh riêu cá hoặc cắt lát mỏng kho với tép đồng rất ngon bác ah____________________
Em nhớ những cây chay quả có ruột màu hồng đào, gần như đỏ, ngọt... nhức răng. Hạt chay (nhỏ bằng 1/2, 1/3 hạt lạc) phơi khô ăn rất bùi.
Tiếc quá, cụ mà giữ được bộ gác đờ bu, gác đờ xen và cụm phanh thì mới chất vì mấy thứ này rất độc và đẹp. Nhưng công nhận chả mấy con favorit còn giữ được gác ba ga với củ đèn. Đơn giản là gac ba ga xe đẹp nhưng khá yếu, không trâu bò bằng loại tự chế made in vn = thép 8, thép 10. Còn củ thì đa phần bẻ ra cho nó " đỡ hại lốp". Với cả 2 cột đỡ của gac ba ga cắt ra cũng được cỡ 4 cái ....nòng "súng bắn diêm". Em cũng bị lằn mông vì cái tội này, giờ nghĩ lại vẫn cảm giác ...rát rát mít.__________________
Rất tiếc là không giữ lại được bộ đèn (củ + bóng); Ngoài ra, một số chi tiết cũng là.. xiu-tầm để dựng lại thành cái xe hoàn hảo (chứ xe từ 1978, đâu nguyên vẹn được, phỏng ạ): xích, líp; 2 chắn bùn; phóc-ba-ga (đèo hàng); cụm phanh (tay phanh còn nguyên); bộ đùi đĩa, bàn đạp; bọc lại yên;
Cơ mà... CHẤT. Đặc biệt xe nhẹ (trong lượng), đạp nhẹ, em cực thích.
_______________________Thời bao cấp
Em nhớ có chương trình " Những bông hoa nhỏ" và phải nhòm nhờ nhà hàng xóm thôi.
Chả thấy khổ gì cả, chỉ thấy vui thôi. Chẳng phải học, suốt ngày lếch thếch với trẻ con cả khu đi hái trộm, mót ngô... Chơi chán rồi về nhà ngủ một giấc sau lại lang thang ngoài đường cả ngày