Em phải...nghía trực tiếp. Mới tin được cơCụ dưới đang đòi nấu cao bỏ lọ kìa.
Theo em tự nhận xét là đẹp nhé
... hơn đười ươi nhiều.
Em phải...nghía trực tiếp. Mới tin được cơCụ dưới đang đòi nấu cao bỏ lọ kìa.
Theo em tự nhận xét là đẹp nhé
... hơn đười ươi nhiều.
Vưỡn chén chứ. Bóc da bỏ đi, đầu cổ, nội tạng, phao cáu vứt hết. Còn lại làm sạch kho. Có năm đun 1 lúc 2 nồi. Cho nhà hàng xóm 1 nồi. Nói rõ ràng nha. Nhưng nhà họ cũng khổ. Chẳng có gì ăn. Đưa cho, còn rớt nước mắt. Còn cho thêm bò gạo nấu cháo. Thế là nhà họ có cháo gà ăn. Tối muộn còn sang nói chuyện. Cảm ơn mãi. Mà chẳng ai làm sao. Sống khỏe re.Chén tốt, của đâu mà bỏ phí chứ cụ
Có khả năng chứ.Liệu có khả năng hy hữu là nó quấn chập cả 2 người làm 1 ko cụ?
________________Đấy là cái sáng tạo của các cụ nhà ta, hoàn cảnh nào cũng chế cháo, sáng tạo được.
Còn nghề làm bánh quế giờ cũng không còn.
Liên quan đến lốp thì hồi đó còn có dịch vụ đắp lốp để tăng thời gian sử dụng nữa.
...
Ở quê em còn nghề làm quản bút (quản bút bằng gỗ để cắm ngòi, có thêm cái máy đột cái lõi để chốt ngòi nữa), sơn thước (gỗ hoặc luồng) - giờ hiếm tháy mấy thứ đó.
còn ở Hòa bình hồi đó thì thấy có nghề làm thuốc lá cuộn...
Ngày bé đầu gấu là hay có trò đổ mực xanh vào mực tím của bạn, thế là mực chết, bạn về ấm ức khóc như mưa!
Mơ ước nhỏ nhoi hồi đó là có cái khăn đỏ va li de, cái lọ mực thay cho lọ pê nê xi lin, mơ có cái cặp sách, cái dây lưng dả da...
Ôi, thời đi học của cụ vẫn còn dùng loại lọ mực này cơ à?________________
Cái lọ mưc nhựa, dốc ngược xuống mưc không đổ ra ngoài (đề nằm hoặc nghiêng thì lại có thể đổ mực) => có trò... "đổi trộm" lọ mực của đứa cùng lớp vì mực (tím) của nó đặc hơn => gói mực tím trong có miếng mực to cỡ cái sim điện thoại bây giờ, bỏ vào chai rồi đổ nước hòa mực => đổ dần vào lọ.
Em nhớ, bà em đan cho em cái "rọ" như rọ đựng quả thi để... đựng lọ mực. Do kết cấu cái lọ mực, nên em có quay tít cái rọ mực, mực cũng không bắn ra ngoài.
Thời em đi học, giáo viên thả trực tiếp mấy viên mực vào lọ rồi lắc, cặn đầy ở dưới. Đến giờ viết thì các con giời túm vào bơm mực, xong cặn tắc bút lại vẩy đầy vào áo nhau. Mà dính cái mực tím là khỏi giặt luôn. HaizÔi, thời đi học của cụ vẫn còn dùng loại lọ mực này cơ à?
Loại nọ này ko đổ mực là do nó có 1 cái "phễu" gắn khít vào miệng lọ, đáy "phễu" dài đến sát đáy lọ, giống thiết kế của bình nước cho gà uống trong trại gà ấy nên lượng mực chỉ đủ chấm dù lọ chưa đầy mực. Dù để nghiêng cũng ko cháy ra, còn úp ngược may ra đổ ra ngoài 1 lượng cực ít.
Mực hồi nhà cháu đi học là dạng viên gồm 2 màu xanh dương hoặc tím, thường đc pha sẵn vào chai ngoài, khi lọ gần cạn thì chiết rót vào, chứ nếu thả trực tiếp vào lọ rồi đổ nước vào lắc sẽ còn cặn.
Cái lọ mực nhà cháu vừa kể để dùng loại bút có cán & ngòi (nhiều loại như ngòi bầu, ngòi lá tre...),viết 1-2 chữ là phải chấm mực viết tiếp.Chấm liên tục nên phải thiết kế như vậy để chống đổ nếu lọ bị nghiêng.Thời em đi học, giáo viên thả trực tiếp mấy viên mực vào lọ rồi lắc, cặn đầy ở dưới. Đến giờ viết thì các con giời túm vào bơm mực, xong cặn tắc bút lại vẩy đầy vào áo nhau. Mà dính cái mực tím là khỏi giặt luôn. Haiz
Mọi người kêu là do ai lầm chủ quan kìm hãm sự phát triển, sau bỏ mấy sự kiểm soát lòng vòng chi mô đó thì mới đủ ăn, chứ chửa phải tài giỏi giề.Nhiều cụ chê bôi, chửi bới, cũng có thể đúng vì thời đó khổ quá. Nhưng để thấy là 30 năm sau các cụ đc như bây giờ để ngồi chửi bới thời đó, hay nghĩ lại thấy rùng mình thì mới thấy đất nc thực sự thay đổi quá nhiều. Nằm mơ giấc mơ lạc quan nhất thời đó cũng ko nghĩ đc như hôm nay. VN thay đổi từng ngày, cũng phải ghi nhận, đừng hơi tý chửi bới, so sánh này nọ, muốn hơn nữa cày nhiều vào, cần công sức, thời gian mới pt đc. E thề ngồi chửi bới ko bao h pt đc cả
Hồi cấp 1 em học lọ mực làm bằng nhựa cứng, ngòi bút & quản bút rời. Hôm nào quên ko pha mực đến lớp cắm bút vào lọ xóc xóc để mực bám vào ngòi mới viết được.Cái lọ mực nhà cháu vừa kể để dùng loại bút có cán & ngòi (nhiều loại như ngòi bầu, ngòi lá tre...),viết 1-2 chữ là phải chấm mực viết tiếp.Chấm liên tục nên phải thiết kế như vậy để chống đổ nếu lọ bị nghiêng.
Giải pháp tốt nhất là....chấm ké lọ mực của cô bạn ngồi bên cạnh cụ ạ.Hồi cấp 1 em học lọ mực làm bằng nhựa cứng, ngòi bút & quản bút rời. Hôm nào quên ko pha mực đến lớp cắm bút vào lọ xóc xóc để mực bám vào ngòi mới viết được.
Mình chắc thuộc dạng nhạy cảm, luôn cảm nhận dc khó khăn của bố mẹ. Từ bé luôn kg bao giờ dám đòi hỏi bất kỳ một thứ gì. Các cụ cũng cbcnvc bố mình thậm chí lương cao. Nhưng khổ cái đứa em nó lại ốm. Trong nhà có người ốm kinh niên thời bao cấp nó khổ cỡ nào. Một tháng 20 ngày đi cấp cứu.Có lẽ ngày trước đó thì chỉ có bố mẹ là thấy mệt mỏi, khổ sở thôi, còn trẻ con vô tư có thấy khổ mấy đâu
Giờ nghĩ lại và so sánh thì đúng là thấy khổ thật
Bút Dông đấy cụCái lọ mực nhà cháu vừa kể để dùng loại bút có cán & ngòi (nhiều loại như ngòi bầu, ngòi lá tre...),viết 1-2 chữ là phải chấm mực viết tiếp.Chấm liên tục nên phải thiết kế như vậy để chống đổ nếu lọ bị nghiêng.
Ko hiểu từ "Bút Dông"??? Nhà cháu ở SG gọi loại này chung là bút để tập viết.Bút Dông đấy cụ
Hà nội thì dễ hơn, ko cần xin phép.Cái gì cũng phải xin
Ngày trước còn có loại ngòi bút rất to và bền em hay gọi là bút con trâu.Xưa đi học mà có vài ngòi bút con tôm là sướng lắm, mấy thằng cá biệt nó hay có trò bắt nạt bạn học bằng cách phi cái bút cắm phập xuống mặt bàn gỗ.
Vừa lau nước mắt vừa kỳ cạch nắn lại cho thẳng, mà rõ khổ hai cái đầu ngòi nó tõe ra không cách gì làm chụm lại như cũ.