[Luật] Thế nào là "Đường đôi (có Dải phân cách giữa)", "Đường 2 chiều", "Đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,050 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Căn cứ vào đâu mà cụ nói là hình #20 là đường hai chiều có hai làn xe, một làn cho chiều đi, một làn cho chiều về (dù không có vạch kẻ chia làn)? Cụ trích quy định cho e xem với?

"Làn xe" thì phải có vạch chia làn thì mới gọi là làn xe chứ, vạch kẻ xác định phần đường xe chạy cũng ko có; Đường đấy chỉ đc gọi là đường hai chiều thôi, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình.
Nhờ kụ trích dẫn điều luật cụ thể nào quy định "Làn xe thì phải có vạch chia làn thì mới gọi là làn xe", như kụ khẳng định ở trên.

Ở còm phía trên, nhà cháu đã trích dẫn Định nghĩa về "Làn xe" của QC41 và Công ước Viên. Không biết kụ đã đọc các định nghĩa đó hay chưa.

Trong 2 định nghĩa hiẹn hành đó đều không có câu nào nói rằng "Làn xe thì phải có vạch chia làn thì mới gọi là làn xe" như kụ nghĩ cả.

.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
413,704 Mã lực
Nhờ kụ trích dẫn điều luật cụ thể nào quy định "Làn xe thì phải có vạch chia làn thì mới gọi là làn xe", như kụ khẳng định ở trên.

Ở còm phía trên, nhà cháu đã trích dẫn Định nghĩa về "Làn xe" của QC41 và Công ước Viên. Không biết kụ đã đọc các định nghĩa đó hay chưa.

Trong 2 định nghĩa hiẹn hành đó đều không có câu nào nói rằng "Làn xe thì phải có vạch chia làn thì mới gọi là làn xe" như kụ nghĩ cả.

.
E trích Luật GTĐB, Điều 13. Sử dụng làn đường:

"Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn".

Theo Luật GTĐB là xe phải đi trong MỘT LÀN ĐƯỜNG (nếu như đường có làn đường). Thế trong ảnh #20 của cụ thì xe đi thuận chiều thì đi làn đường nào? Còn xe đi chiều ngược lại thì đi làn đường nào?

Trong Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT chỉ nói "Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn" chứ có nói là cứ có đường xe chạy đủ rộng cho xe chạy an toàn là LÀN ĐƯỜNG đâu? Thế ko có vạch kẻ đường thì lấy cái j để chia theo chiều dọc của đường, cái j để chia phần đường xe chạy và lề đường hoặc phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ? (làn đường phải đc giới hạn bởi 2 vạch kẻ)
 
Chỉnh sửa cuối:

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,658
Động cơ
-163,880 Mã lực
Cảm ơn bác thớt đã cụ thể hóa :D
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,050 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
E trích Luật GTĐB, Điều 13. Sử dụng làn đường:

"Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn".

Theo Luật GTĐB là xe phải đi trong MỘT LÀN ĐƯỜNG (nếu như đường có làn đường). Thế trong ảnh #20 của cụ thì xe đi thuận chiều thì đi làn đường nào? Còn xe đi chiều ngược lại thì đi làn đường nào?

Trong Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT chỉ nói "Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn" chứ có nói là cứ có đường xe chạy đủ rộng cho xe chạy an toàn là LÀN ĐƯỜNG đâu? Thế ko có vạch kẻ đường thì lấy cái j để chia theo chiều dọc của đường, cái j để chia phần đường xe chạy và lề đường hoặc phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ? (làn đường phải đc giới hạn bởi 2 vạch kẻ)
Kụ ví dụ không đúng vấn đề rồi.

Để nhà cháu diễn giải lại cùng kụ, từng ví dụ một nhé.

1- "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép..."

Đây là điều luật nói về "sử dụng làn đường và chuyển làn đường trên đường có nhiều làn cùng chiều di chuyển". Kụ xem lại phàn chữ in nghiêng ở trên nhé.
Việc kụ lấy một quy định cho các làn đường cùng chiều để phản biện cho đường ngược chiều nhau, về hình thức là không phù hợp. Đó là chưa nói, về nội dung cũng không phù hợp.

Về nội dung, cần hiểu câu nói đó theo một kiểu khác, của một câu có điều kiện. ví dụ:
a- Nếu trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phán làn đường, thì ... (Phải di chuyển và chuyern làn như quy định trong điều này).

b- Còn nếu trên đường có nhièu làn đường cho xe đi cùng chiều NHƯNG KHÔNG được phâh biệt bằng vạch kẻ đường, thì ... (Thì không phải di chuyển và chuyển làn như quy định trong điều luật này).

c- Vậykhi nào thì điều 2- nói trên xảy ra?

Trả lởi: đó là khi Sở Gtvt lười biếng, không chịu kẻ vạch chia làn đường như luật quy định. Khi đó thì phương tiện đi đứng búa xua, chuyển làn vô tội vạ, như khi các kụ lưu thông trên "Làn đường siêu rộng", cỡ Lê hồng Phong, Bà Triệu đó.


2- Về QC41, kụ hieru chưa đúng rồi. Kụ xem thêm cả định nghĩa của Công ước Viên về làn đường nhà cháu úp ở còm phía trên để hiểu đúng về việc vạch kẻ đường không có chức năng gì trong việc quy định làn đường.
Trong QC41 cũng công nhận tình trạng đoạn đường có nhièu làn cùng chiều, nhưng không được kẻ vạch chia làn đây này (xem Hình #22)

---------------

Hình #22: QC41 cũng công nhận trên thực tế có các đoạn đường mà một chiều di chuyển có nhiều làn đường, nhưng lại không được kẻ vạch chia làn đường.




.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
413,704 Mã lực
Kụ ví dụ không đúng vấn đề rồi.

Để nhà cháu diễn giải lại cùng kụ, từng ví dụ một nhé.

1- "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép..."

Đây là điều luật nói về "sử dụng làn đường và chuyển làn đường trên đường có nhiều làn cùng chiều di chuyển". Kụ xem lại phàn chữ in nghiêng ở trên nhé.
Việc kụ lấy một quy định cho các làn đường cùng chiều để phản biện cho đường ngược chiều nhau, về hình thức là không phù hợp. Đó là chưa nói, về nội dung cũng không phù hợp.

Về nội dung, cần hiểu câu nói đó theo một kiểu khác, của một câu có điều kiện. ví dụ:
a- Nếu trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phán làn đường, thì ... (Phải di chuyển và chuyern làn như quy định trong điều này).

b- Còn nếu trên đường có nhièu làn đường cho xe đi cùng chiều NHƯNG KHÔNG được phâh biệt bằng vạch kẻ đường, thì ... (Thì không phải di chuyển và chuyển làn như quy định trong điều luật này).

c- Vậykhi nào thì điều 2- nói trên xảy ra?

Trả lởi: đó là khi Sở Gtvt lười biếng, không chịu kẻ vạch chia làn đường như luật quy định. Khi đó thì phương tiện đi đứng búa xua, chuyển làn vô tội vạ, như khi các kụ lưu thông trên "Làn đường siêu rộng", cỡ Lê hồng Phong, Bà Triệu đó.


2- Về QC41, kụ hieru chưa đúng rồi. Kụ xem thêm cả định nghĩa của Công ước Viên về làn đường nhà cháu úp ở còm phía trên để hiểu đúng về việc vạch kẻ đường không có chức năng gì trong việc quy định làn đường.
Trong QC41 cũng công nhận tình trạng đoạn đường có nhièu làn cùng chiều, nhưng không được kẻ vạch chia làn đây này (xem Hình #22)

---------------

Hình #22: QC41 cũng công nhận trên thực tế có các đoạn đường mà một chiều di chuyển có nhiều làn đường, nhưng lại không được kẻ vạch chia làn đường.

Luật đã quy định "...nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường"; Nhiều làn đường hay ko phải ĐƯỢC PHÂN BIỆT bởi vạch kẻ đường, nếu ko có vạch kẻ đường thì làm sao mà biết đc đường có bao nhiêu làn? Đường có SIÊU RỘNG nhưng ko có vạch kẻ chia làn đường thì cũng ko thể gọi đó là đường có nhiều làn đường đc.

Bản thân cái tên của vạch số 2 của cụ đưa ra làm ví dụ đã là "Vạch chia các làn xe", riêng cái tên nó đã nói nên ý nghĩa sử dụng của nó r; Từ "nên" trong hình #22 của cụ có nghĩa là "cho nên";

Trong QC 41 cũng ghi rõ ý nghĩa sử dụng của vạch hướng dọc tuyến đường là:
1. Là đường tim của đường phân chia hai làn xe chạy ngược chiều;
2. Là đường phân chia các làn xe;
3. Là đường giới hạn mép của mặt đường xe chạy hoặc giới hạn mặt đường với lề đường.

Không có vạch chia làn đường mà cụ biết là đường có từ 2 làn đường trở lên? Chắc cụ thấy đường nó rộng quá nên/cho nên cụ đoán thế? Thế cụ bảo là đường đấy là 2 làn, người khác bảo chỗ đấy phải 5 làn, người khác nữa lại bảo chỗ đấy phải 50 làn cũng đc ah?

Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT ghi "Làn đường là một phần của phần đường xe chạy..."; Hình số #20 của cụ thì phần đường xe chạy còn ko có vậy thì làn đường ở đâu? Làn cho xe đi thuận chiều đâu? Còn đâu là làn cho xe đi ngược chiều? Thế mà cụ khẳng định "Đây là đường 2 chiều, có 2 làn xe. Một cho chiều đi, một cho chiều về"?
 
Chỉnh sửa cuối:

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
8,326
Động cơ
508,868 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Luật đã quy định "...nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường"; Nhiều làn đường hay ko phải ĐƯỢC PHÂN BIỆT bởi vạch kẻ đường, nếu ko có vạch kẻ đường thì làm sao mà biết đc đường có bao nhiêu làn? Đường có SIÊU RỘNG nhưng ko có vạch kẻ chia làn đường thì cũng ko thể gọi đó là đường có nhiều làn đường đc.

Bản thân cái tên của vạch số 2 của cụ đưa ra làm ví dụ đã là "Vạch chia các làn xe", riêng cái tên nó đã nói nên ý nghĩa sử dụng của nó r; Từ "nên" trong hình #22 của cụ có nghĩa là "cho nên";

Trong QC 41 cũng ghi rõ ý nghĩa sử dụng của vạch hướng dọc tuyến đường là:
1. Là đường tim của đường phân chia hai làn xe chạy ngược chiều;
2. Là đường phân chia các làn xe;
3. Là đường giới hạn mép của mặt đường xe chạy hoặc giới hạn mặt đường với lề đường.

Không có vạch chia làn đường mà cụ biết là đường có từ 2 làn đường trở lên? Chắc cụ thấy đường nó rộng quá nên/cho nên cụ đoán thế? Thế cụ bảo là đường đấy là 2 làn, người khác bảo chỗ đấy phải 5 làn, người khác nữa lại bảo chỗ đấy phải 50 làn cũng đc ah?

Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT ghi "Làn đường là một phần của phần đường xe chạy..."; Hình số #20 của cụ thì phần đường xe chạy còn ko có vậy thì làn đường ở đâu? Làn cho xe đi thuận chiều đâu? Còn đâu là làn cho xe đi ngược chiều? Thế mà cụ khẳng định "Đây là đường 2 chiều, có 2 làn xe. Một cho chiều đi, một cho chiều về"?
Em không thuộc luật cho lắm nhưng đường siêu rộng thì đi thế nào vậy cụ, chả lẽ cứ bám lề trái mà rồng rắn chứ không được đi bên phải xe rùa bò sao?
 

Mr Handsome

Xe buýt
Biển số
OF-310166
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
563
Động cơ
304,310 Mã lực
Nơi ở
Tp Phan Rang - Tháp Chàm
Trên đường mà TT91 cho phép đi tốc độ cao, nhưng gặp biển hạn chế tốc độ, thì chúng ta phải tuân thủ hiệu lực của biển hạn chế tốc độ đó. Hiệu lực của biển được tính đến ngã tư ngay sau biển, đến biển hạn chế tóic độ mới, hoặc đến biern hết miọ lệnh cấm.


Cụ @sbg345 cho e hỏi: Mấy cái biển trong hình nằm ở quy chuẩn nào mà cụ nói anh em phải tuân thủ?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
413,704 Mã lực
Em không thuộc luật cho lắm nhưng đường siêu rộng thì đi thế nào vậy cụ, chả lẽ cứ bám lề trái mà rồng rắn chứ không được đi bên phải xe rùa bò sao?
Đường siêu rộng, cụ mà vượt bên phải xe khác là xxx vịn cụ ngay. Nhiều cụ trên này đã bị xxx Hải Dương vịn vì lỗi như vậy r. Gặp đường như vậy, muốn vượt thì cứ xi nhan, bấm còi, nháy pha liên tục mà xin vượt thôi, biết làm thế nào đc ;))
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
8,326
Động cơ
508,868 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Đường siêu rộng, cụ mà vượt bên phải xe khác là xxx vịn cụ ngay. Nhiều cụ trên này đã bị xxx Hải Dương vịn vì lỗi như vậy r. Gặp đường như vậy, muốn vượt thì cứ xi nhan, bấm còi, nháy pha liên tục mà xin vượt thôi, biết làm thế nào đc ;))
Cụ nói vậy em không phục, đường 5 em đi thế suốt đoạn từ cầu TT về cầu chui, rồi đường HN toàn làn siêu rộng cụ ợ
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
Em xin phép góp ý với cụ chủ thớt (dù biết trước cụ chủ thớt không phản hồi) nhưng em vẫn cứ góp ý vì nó có ảnh hưởng tới ví xiền của khá nhiều người.

Cụ chủ thớt có nhầm đôi chút ở chỗ này:

(trích từ còm #1)



Vế đầu trong điểm mới số 1 kể trên là đúng. Vế còn lại (được gạch chân màu đỏ và màu xanh) là không đúng.

Các phương tiện cơ giới khác theo trích dẫn của cụ chủ thớt được hiểu thành tất cả các phương tiện cơ giới trừ xe con và xe mô tô.

Với cách hiểu này, thì xe gắn máy được chạy 50 hoặc 60 km/h trong khu đông dân cư. Đây là cái không đúng, dẫn đến dễ bị phạt nếu làm theo.


Lý giải: Điều 6 và điều 8 thông tư 91 quy định:



Như vậy, tốc độ tối đa cho phép của xe gắn máy trong khu đông dân cư chỉ là 40 km/h hoặc theo biển báo, vẫn kém hơn so với xe con và xe mô tô.

Bổ sung: Dù xe gắn máy chạy trên một con đường trong khu đông dân cư, có biển hạn chế 50 nhưng vẫn chỉ được phép chạy với tốc độ tối đa 40 km/h.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
413,704 Mã lực
Cụ nói vậy em không phục, đường 5 em đi thế suốt đoạn từ cầu TT về cầu chui, rồi đường HN toàn làn siêu rộng cụ ợ
Cụ đi như thế chưa bị xxx vịn là một chuyện, còn đúng luật hay ko hoặc xxx có thể xử lý lỗi vi phạm hay ko lại là chuyện khác cụ ah.

Ở HN, đường Nguyễn Trãi là tiêu biểu cho đường siêu rộng, các xe vẫn vượt phải thường xuyên, nhưng do là đoạn đường đang thi công dở dang nên bên GTVT chưa kẻ vạch chia làn và xxx HN cũng chưa xử lý lỗi vượt phải ở những chỗ như vậy. Nhưng cụ đi các tỉnh khác xem, vd như Hải Dương chẳng hạn, các xxx chỉ rình để bắt những lỗi như vậy ở chỗ đấy thôi.

Những lúc cụ "đi như thế suốt", e hỏi cụ là có xxx đứng ở đấy ko? Cụ đi như vậy ngay trước mắt xxx? hay là những lúc cụ đi như thế nhưng ko có xxx ở đấy?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
Góp ý thứ hai của em là cần phân biệt rõ ràng khái niệm làn xelàn đường.

1. Trong văn bản cao nhất tại Việt nam về giao thông đường bộ là Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì:

a. Cụm từ "làn xe" chỉ xuất hiện 2 lần.

Lần thứ nhất:
Cấm vượt: b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
Lần thứ hai:
Cấm dừng đỗ: i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
b. Trong luật không định nghĩa/nêu khái niệm làn xe.

c. Cụm từ "làn đường" xuất hiện 19 lần.

d. Khi không có khái niệm làn xe trong luật thì công dân VN được quyền hiểu theo nghĩa thông thường.

- Nếu có làn xe ô tô 5 chỗ thì làn xe này có bề rộng khoảng 1,7 mét đến 1,8 mét, cần một phần đường có bề rộng tương ứng để lưu thông an toàn. Nếu đặt làn xe này vào 1 làn đường thông thường (rộng 3,5 mét) thì vừa đủ.

- Nếu làn xe là 2b (bề rộng từ 0,8 đến 1 mét) thì trên một làn đường có thể xếp được 2 đến 3 làn xe!
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
8,326
Động cơ
508,868 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Cụ đi như thế chưa bị xxx vịn là một chuyện, còn đúng luật hay ko hoặc xxx có thể xử lý lỗi vi phạm hay ko lại là chuyện khác cụ ah.

Ở HN, đường Nguyễn Trãi là tiêu biểu cho đường siêu rộng, các xe vẫn vượt phải thường xuyên, nhưng do là đoạn đường đang thi công dở dang nên bên GTVT chưa kẻ vạch chia làn và xxx HN cũng chưa xử lý lỗi vượt phải ở những chỗ như vậy. Nhưng cụ đi các tỉnh khác xem, vd như Hải Dương chẳng hạn, các xxx chỉ rình để bắt những lỗi như vậy ở chỗ đấy thôi.

Những lúc cụ "đi như thế suốt", e hỏi cụ là có xxx đứng ở đấy ko? Cụ đi như vậy ngay trước mắt xxx? hay là những lúc cụ đi như thế nhưng ko có xxx ở đấy?
Em đi ngay trước mặt không phải 1 lần mà là hàng ngày cụ nhé, nhiều con đường siêu rộng chứ đâu phải mỗi NT là đang làm đâu, ví dụ NCT chẳng hạn. Còn về HD thì em va chạm với xxx HD nhiều, tranh luận chán, còn nhớ mặt nhớ tên em kìa :D
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
413,704 Mã lực
Góp ý thứ hai của em là cần phân biệt rõ ràng khái niệm làn xelàn đường.

1. Trong văn bản cao nhất tại Việt nam về giao thông đường bộ là Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì:

a. Cụm từ "làn xe" chỉ xuất hiện 2 lần.

Lần thứ nhất:
Cấm vượt: b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
Lần thứ hai:
Cấm dừng đỗ: i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
b. Trong luật không định nghĩa/nêu khái niệm làn xe.

c. Cụm từ "làn đường" xuất hiện 19 lần.

d. Khi không có khái niệm làn xe trong luật thì công dân VN được quyền hiểu theo nghĩa thông thường.

- Nếu có làn xe ô tô 5 chỗ thì làn xe này có bề rộng khoảng 1,7 mét đến 1,8 mét, cần một phần đường có bề rộng tương ứng để lưu thông an toàn. Nếu đặt làn xe này vào 1 làn đường thông thường (rộng 3,5 mét) thì vừa đủ.

- Nếu làn xe là 2b (bề rộng từ 0,8 đến 1 mét) thì trên một làn đường có thể xếp được 2 đến 3 làn xe!
"Làn xe" ở đây chính là "Làn đường cho xe chạy", chỉ là một thôi, đó chỉ là cách gọi thôi. Chả lẽ trên cầu có một làn xe mà lại có 2 hoặc nhiều làn đường? Hay một làn đường nhưng lại có nhiều làn xe?

Nói như cụ thì làm j có lỗi vượt xe "Trên cầu hẹp có một làn xe" vì đương nhiên là khi vượt thì phải đủ rộng cho cả xe vượt và xe bị vượt r? (nói như cách của cụ là có 2 làn xe r)
 
Chỉnh sửa cuối:

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
413,704 Mã lực
Em đi ngay trước mặt không phải 1 lần mà là hàng ngày cụ nhé, nhiều con đường siêu rộng chứ đâu phải mỗi NT là đang làm đâu, ví dụ NCT chẳng hạn. Còn về HD thì em va chạm với xxx HD nhiều, tranh luận chán, còn nhớ mặt nhớ tên em kìa :D
Riêng ở HN các xe "vượt phải" thường xuyên luôn, nhưng đúng Luật hay ko lại là chuyện khác, có nên "áp dụng" rộng rãi hay ko lại là chuyện khác nữa!

Ra các tỉnh, nhiều xe "vượt phải" bằng cách chạy ở làn bên phải còn bị xxx vịn nữa là.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
Em xin phép có ý kiến tiếp về làn đường và làn xe.

2. Trong QC41 hiện hành hiện đang có sự "lẫn lộn" giữa làn đường và làn xe. Điều này đã được nêu ra trong đợt góp ý QC41 của OTV (công ty chủ quản diễn đàn otofun.net).

3. Về khái niệm/tên gọi bằng tiếng Anh:

Theo trang web: http://www.thefreedictionary.com thì:


traffic lane - a lane of a main road that is defined by painted lines; "that car is in the wrongtraffic lane"
- bus lane - a traffic lane intended for buses only
- fast lane - the traffic lane for vehicles that are moving rapidly
- highway, main road - a major road for any form of motor transport
- lane - a well-defined track or path; for e.g. swimmers or lines of traffic
- slow lane - the traffic lane for vehicles that are moving slowly


lane
1.

a. A narrow country road.
b. A narrow way or passage between walls, hedges, or fences.
2. A narrow passage, course, or track, especially:
a. A prescribed course for ships or aircraft.
b. A strip delineated on a street or highway to accommodate a single line of vehicles: abreakdown lane; an express lane.
c. Sports One of a set of parallel courses marking the bounds for contestants in a race,especially in swimming or track.
d. Sports A wood-surfaced passageway or alley along which a bowling ball is rolled.
e. Sports An unmarked lengthwise area of a playing field or ice rink viewed as the main playingarea for a particular position, such as a wing in soccer.
f. Basketball The rectangular area marked on a court from the end line to the foul line.

Như vậy, có thể hiểu, làn xe là một khái niệm không có từ tương thích trong tiếng Anh (?!).

4. Kết quả tìm kiếm lần lượt trên Google với 3 cụm từ khóa: lane; lane of road(s); traffic lane đều trả về kết quả tương tự nhau, trong đó đều xuất hiện khái niệm Lane của trang wiki.

Kết quả tìm kiếm với cụm từ vehicle lane hoặc lane of vehicle lại trả về làn đường dành riêng cho một số phương tiện, ví dụ như làn xe buýt, làn HOV.

5. Trong công ước Viên về giao thông đường bộ, cụm từ traffic lane chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần ở điều 25:


Mà điều 25 này lại quy định về việc lưu thông trên đường cao tốc (đường cấm người đi bộ, xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy). Điều này thể hiện traffic lane không tương thích với làn xe.

- Các cụm từ vehicle(s) lane(s) hoặc lane(s) of vehicle(s) không hề tồn tại trong công ước.

---------------------
Như vậy, việc sử dụng từ làn xelàn đường là cần phải cẩn trọng!
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
"Làn xe" ở đây chính là "Làn đường cho xe chạy", chỉ là một thôi, đó chỉ là cách gọi thôi. Chả lẽ trên cầu có một làn xe mà lại có 2 hoặc nhiều làn đường? Hay một làn đường nhưng lại có nhiều làn xe?

Nói như cụ thì làm j có lỗi vượt xe "Trên cầu hẹp có một làn xe" vì đương nhiên là khi vượt thì phải đủ rộng cho cả xe vượt và xe bị vượt r? (nói như cách của cụ là có 2 làn xe r)
Vâng, cụ vui lòng để ý các cầu treo ở khu vực miền núi ạ. Cho 1 ô tô con đi qua thì sát sàn sạt với thành cầu. Cho 2b đi qua thì khi tránh nhau còn phải ne né. Vượt thì dễ bay xuống sông, xuống suối ạ.

Còn mấy cái cầu bê tông xi măng, cho dù có biển báo cầu hẹp nhưng có vạch kẻ tim đường (vạch đứt) thì nó là cầu hẹp có 2 làn đường, hoàn toàn vượt được ạ.

Trong còm em vừa post có khẳng định cần cẩn trọng khi sử dụng làn xe và làn đường rồi đấy ạ.

------

Bổ sung: Có một số cầu hẹp mà ô tô đi chung với xe lửa, chiều lưu thông là lần lượt, ví dụ cầu gì đó em quên tên rồi (đầu tp Hải dương đi HP), cầu Tào (Thanh Hóa) trước đây, ... thì rõ ràng là vượt là cực khó rồi, nên người ta phải cấm vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe thôi.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
413,704 Mã lực
Vâng, cụ vui lòng để ý các cầu treo ở khu vực miền núi ạ. Cho 1 ô tô con đi qua thì sát sàn sạt với thành cầu. Cho 2b đi qua thì khi tránh nhau còn phải ne né. Vượt thì dễ bay xuống sông, xuống suối ạ.

Còn mấy cái cầu bê tông xi măng, cho dù có biển báo cầu hẹp nhưng có vạch kẻ tim đường (vạch đứt) thì nó là cầu hẹp có 2 làn đường, hoàn toàn vượt được ạ.

Trong còm em vừa post có khẳng định cần cẩn trọng khi sử dụng làn xe và làn đường rồi đấy ạ.

------

Bổ sung: Có một số cầu hẹp mà ô tô đi chung với xe lửa, chiều lưu thông là lần lượt, ví dụ cầu gì đó em quên tên rồi (đầu tp Hải dương đi HP), cầu Tào (Thanh Hóa) trước đây, ... thì rõ ràng là vượt là cực khó rồi, nên người ta phải cấm vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe thôi.
"Một làn đường" hay "hai làn đường" ở đây là chỉ tính làn đường của dòng phương tiện đi cùng chiều thôi, ko ai tính cộng làn đường của chiều ngược lại cả, tại Luật ko cho phép đi trong làn của dòng xe ngược chiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

wtpwt

Xe điện
Biển số
OF-32285
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
3,558
Động cơ
503,841 Mã lực
Đường Phạm Văn Đồng lên 60km/h các cụ nhỉ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
"Một làn đường" hay "hai làn đường" ở đây là chỉ tính làn đường của dòng phương tiện đi cùng chiều thôi, ko ai tính cộng làn đường của chiều ngược lại cả, tại Luật ko cho phép đi trong làn của dòng xe ngược chiều.

Nói như cụ thì cầu Chương Dương mặc dù có biển "Cấm vượt xe" thì vẫn có thể vượt đc ah? Vì ở đấy có vạch chia làn và có 2 làn xe?
Bác nên phân biệt rõ ràng về việc không được vượt:

- nơi có biển cấm

- nơi không có biển cấm nhưng lại có vạch cấm, đường cong, ... Và cầu hẹp có một làn xe.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top