Thế nào là "Đường đôi (có Dải phân cách giữa)", "Đường 2 chiều", "Đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới?

0912419219

Xe máy
Biển số
OF-79918
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
51
Động cơ
416,710 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Đúng là không phải ai cũng hiểu được hết biển báo.
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,828
Động cơ
508,223 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
"Một làn đường" hay "hai làn đường" ở đây là chỉ tính làn đường của dòng phương tiện đi cùng chiều thôi, ko ai tính cộng làn đường của chiều ngược lại cả, tại Luật ko cho phép đi trong làn của dòng xe ngược chiều.

Nói như cụ thì cầu Chương Dương mặc dù có biển "Cấm vượt xe" thì vẫn có thể vượt đc ah? Vì ở đấy có vạch chia làn và có 2 làn xe?
Cầu Chương Dương có biển cấm vượt và vạch liền cụ nhé
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,491
Động cơ
356,832 Mã lực
(Tiếp 1...)


A- Đường đôi, có giải phân cách giữa:

Quy chuẩn 41 "Điều lệ Báo hiệu đường bộ" định nghĩa như sau:

4.15 Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;

- Định nghĩa " Đường đôi" trong Quy chuẩn 41 "Điều lệ Báo hiệu đường bộ", như sau:

"4.15 Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;"

- Định nghĩa "Đường đôi" trong TT91:
"Đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng giải phân cách giữa";

'Giải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, giải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng hoặc dải đất dự trữ).

Trong Thông tư 91/2015 đã gạt bỏ yếu tố "các vạch dọc liền" ra khỏi định nghĩa về đường đôi.

Như vậy,
Để được coi là "đường đôi, có gpc giữa", như nêu tại TT91, con đường đó phải đáp ứng ít nhất 2 tiêu chí sau đây (xin xem Hình #4 minh hoạ QL5 đính kèm)

1- Đó phải là một tuyến đường đôi đúng nghĩa, như QC41 quy định, tức là phải là một tuyến đường đôi, với các yếu tố và chức năng của một tuyến đường đôi, bắt đầu từ khâu thiết kế, đến khâu xây dựng, lắp đặt và cuối cùng là khâu vận hành, phân cấp cho cơ quan cụ thể quản lý bảo trì bảo dưỡng.

2- Tuyến đường đôi đó phải có Giải phân cách giữa, như trong TCVN về thiết kế đường giao thông cũng như trong TT91 này quy định.
Hình thức của giải phân cách này có thể là bó vỉa, con lươn bằng bê tông, hộ lan tôn sóng, dải đất giữa đường có trồng hoa, cây cối, hoặc đất trống không trồng gì cả, v.v...

Khi đáp ứng đủ 2 tiêu chí trên, tuyến đường sẽ được coi là ""đường đôi (có giải phân cách giữa )", cho dù có những vị trí giải phân cách giữa bị bỏ mở để làm chỗ cho phương tiện quay đầu.
Đoạn đường đôi có giải phân cách giữa bị bỏ mở đó vẫn là đường đôi có giải phân cách giữa, vẫn được lưu thông thông suốt theo mức vận tốc giống như đoạn phía trước và phía sau nó.
(Xem Hình #5, QL2A)

Ngược lại, nếu chỉ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí trên, thì không được coi là "đường đôi (có giải phân cách giữa )" như nêu trong TT91 về tốc độ tối đa cho phép đối với loại đường này, kể cả trường hợp trên tuyến đường 2 chiều có gắn một đoạn giải phân cách tạm trước khi vào giao cắt, hoặc đường đôi nhưng chỉ được kẻ vạch liền giũa đường.


Ví dụ, các trường hợp sau đây không phải là "đường đôi (có giải phân cách giữa )", không thuộc nhóm đường được lưu thông với tốc độ cao hơn theo Thông tư 91/2015.

a- Tuyến đường, được thiết kế theo tầm nhìn lâu dài, nhưng hiện tại chỉ được xây dựng phân kỳ, nên giải phân cách giữa chưa được xây dựng, hoặc xây dựng chưa hoàn chỉnh, phương tiện vẫn có thể đột ngột cắt ngang đường;

b- Tuyến đường hoặc đoạn đường, được thiết kế và xây dựng như một tuyến đường hai chiều, dùng chung cho cả 2 chiều đi và về, nhưng, tại một vài vị trí tiềm ẩn nguy hiểm thì được gắn giải phân cách tạm ở giữa đường, như: trước giao cắt, tại đoạn khuất tầm nhìn;...

c- Các tuyến đường mà, chiểu theo QC41 vẫn đáp ứng đủ tiêu chuẩn là đường đôi, nhưng hai chiều đi và về lại chỉ được phân biệt bằng vạch kẻ dọc liền (vạch liền đơn, vạch liền đôi, hoặc vạch đôi một bên liền một bên đứt), thì loại đường đôi này KHÔNG đáp ứng tiêu chí thứ 2, không có giải phân cách giữa;
v.v...

Vì vậy, chúng ta không thể đơn thuần vì thấy một trên đường hai chiều bỗng nhiên xuất hiện một đoạn ngắn giải phân cách giữa đường, rồi vội vàng suy diễn đoạn đường ngắn ngủn đó là "đường đôi (có giải phân cách giữa )" được. (xin xem Hình #6, minh hoạ về đường Trần quang Khải, Q.1, Tp. HCM bên dưới), hoặc thấy nó là đường đôi nhưng chỉ có vạch kẻ liền giữa 2 chiều xe ngược nhau,mcguws không phải là giải phân cách cứng giũa đường.


B- "Đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên" và "Đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới"


(Xin xem Tiếp 2...)


----------------

Hình minh hoạ:

Hình #4: QL5 - một tuyến đường đoi có giải phân cách giữa, "trong Khu đông dân cư" và "ngoài khu đông dân cư"




Hình #5: QL2A - đây là tuyến "đường đôi (có giải phân cách giữa )", kể cả đoạn đường tại Km21 có giải phân cách bị bỏ mở để làm chỗ cho phương tiện quay đầu.





Hình #6: Đường Trần quang Khải, Q.1, Tp HCM không phải là "đường đôi (có giải phân cách giữa )"

Em xin phép đưa ra một thông tin mới (nhưng thực chất cũng không mới) về khái niệm đường đôi.

1- Dự thảo báo hiệu đường bộ mới đã có khái niệm về đường đôi giống như với TT91 đã ban hành:






2- Trong dự thảo này có nhấn mạnh dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được. Vạch kẻ liền rõ ràng là dễ bị xe đè qua.

3- Thông tư 91 được chuẩn bị, xin ý kiến gần như cùng thời điểm với QC41 nhưng được ban hành trước.

Như vậy, khi QC mới được ban hành thì có sự thống nhất giữa TT91 và chính QC mới về vấn đề đường đôi. Khi đó thì không còn có vướng mắc gì. Các cụ cũng không thấy "dức đầu" :D.

Lúc đó chắc cũng không cần có thớt mới :D.

Có lẽ là QC mới cũng sắp được ban hành rồi.
 

ly_phi_tieu

Xe hơi
Biển số
OF-29786
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
128
Động cơ
483,280 Mã lực
Em đánh dấu để đọc
 

bubi

Xe buýt
Biển số
OF-444
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
650
Động cơ
582,542 Mã lực
Xin hỏi bác chủ thớt là trong khu vực đông dân cư "Đường 2 chiều không có giải phân cách giữa được chạy 50 k/h", còn Đường 2 chiều giải phân cách giữa thì được chạy bao nhiêu: 60 k/h hay chỉ 50 k/h thôi?
 

mia2015

Xe hơi
Biển số
OF-383095
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
129
Động cơ
243,612 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Nội
Website
mnvietuc.com
Mỗi topic mới là e lại biết thêm nhiều điều hữu ích.
Theo e hiểu thì làn xe bé hơn làn đường.
Làn đường phải rộng ít nhất cho 1 làn xe chạy.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,491
Động cơ
356,832 Mã lực
Mỗi topic mới là e lại biết thêm nhiều điều hữu ích.
Theo e hiểu thì làn xe bé hơn làn đường.
Làn đường phải rộng ít nhất cho 1 làn xe chạy.
Có loại xe to hơn cả bề rộng một làn đường tiêu chuẩn đấy cụ ợ. Không tin cụ cứ hỏi người ở Cẩm Phả nhé.
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
bubi nói:
Xin hỏi bác chủ thớt là trong khu vực đông dân cư "Đường 2 chiều không có giải phân cách giữa được chạy 50 k/h", còn Đường 2 chiều có giải phân cách giữa thì được chạy bao nhiêu: 60 k/h hay chỉ 50 k/h thôi?
Theo em nên quy chuẩn bỏ mịa cái biển khu đông dân cư đi. Thay bằng biển cấm tốc độ và biển vàng nguy hiểm. Cái biển liên quan đến cấm mà ông dùng biển xanh là bẫy người ta rồi. Biển xanh chỉ phù hợp cho ai cần đọc. Ví dụ cụ chả có việc gì cần đọc biển xanh ở KV đó mà cứ căng mắt ra soi thì chết vì mất tập trung.
 

Cabi

Xe hơi
Biển số
OF-386769
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
110
Động cơ
240,800 Mã lực
Website
www.facebook.com
Cám ơn cụ, bữa trước thông tin báo đài từ 1/3 thay đổi tốc độ, giờ cháu mới ngó được.
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Em thấy nhiều cụ thớt này không chịu khó đọc luật và hay thắc mắc những điều không cần thiết. Luật đường bộ đã quy định người tham gia giao thông phải chấp hành các hệ thống báo hiệu đường bộ. Vì vậy TT91 có quy định gì thì tại đâu đó có biển báo khác đi chúng ta đều phải chấp hành biển báo (các cụ xem lại Điều 11 Luật ĐB). Thắc mắc tại sao chả giải quyết được vấn đề gì, cứ chấp hành cho nó nhanh. Luật đường bộ nói riêng, cả hệ thống luật nói chung, VN nói riêng, thế giới nói chung có rất nhiều trường hợp luật không thể hoặc chưa thể quy định chi tiết. Các nước văn minh thường quy định giải thích luật trong những trường hợp đó phải theo hướng có lợi nhất cho đương sự. Còn đối với em, ở VN, em cứ giải thích theo hướng bất lợi nhất để mà tránh (trường hợp giải phân cách - các cụ có gắng nhanh hơn được 10km/h trong những trường hợp này cũng chả mấy ý nghĩa, mà rủi ro lại cao.)
 

Tien.sda

Xe máy
Biển số
OF-400560
Ngày cấp bằng
10/1/16
Số km
85
Động cơ
231,550 Mã lực
E cũng mới đi hôm qua, đường này mặc dù là đường đôi có giải phân cách giữa vẫn bị táng biển 80km là sao nhỉ.
Cụ nào thông thái giải đáp em biết với.
Các cụ lưu ý không vẫn bị xxx dừng xe. Một số đoạn đường trên cao tốc vẫn cắm biển hạn chế tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa, vì:
1. Nếu biển cắm bên phải đường, gần đến lối rẽ vào, ra cao tốc, thì chi giới hạn tốc độ làn ngoài cùng để ra hoặc vào cao tốc
2. Nếu biển treo trên cao theo từng làn (khỏi phải bàn) hoặc cắm bên lề phải đường mà không thấy có biển báo lối ra cao tốc thì phải giảm ga ngay. Vì có thể là hạn chế tạm thời do đường xấu hoặc đang sửa chữa.
Em nội suy như vậy vì cũng gặp mấy cái trên cao tốc CG-NB. Có gì không đúng mong các cụ chỉ giáo thêm
 
Biển số
OF-410927
Ngày cấp bằng
17/3/16
Số km
148
Động cơ
225,580 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội.
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,

Như chúng ta đều biết, kể từ ngày 1/3/2016 Thông tư 91/2015 của Bộ Gtvt bắt đầu có hiệu lực. Thông tư này quy định một số thay đổi về tốc độ tối đa cho phép đối với phương tiện giao thông lưu thông trên đường.

Về mức tốc độ tối đa cho phép, trong Thông tư 91 có 2 điểm mới như sau:

1- Trong khu đông dân cư, cho phép xe con và xe mô tô và của các phương tiện cơ giới khác có cùng mức tốc độ tối đa cho phép.

2- Cùng một loại phương tiện, Phân biệt 2 nhóm đường khác nhau được lưu thông với 2 mức Tốc độ tối đa cho phép khác nhau.
Cụ thể,
- Nhóm đường thứ nhất (tốc độ thấp hơn) là: đường 2 chiều không có giải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
- Nhóm thứ hai (tốc độ cao hơn) là: đường đôi (có giải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên.

3- Đưa ra các Định nghĩa mới cho các khái niệm "Đường đôi", "Đường hai chiều", và quy định cụ thể hơn về "Giải phân cách giữa",

Vì có nhiều kụ mợ băn khoăn, không hiểu đường như thế nào thì được TT91 coi thuộc nhóm lưu thông với tốc độ thấp hơn (đường 2 chiều, đường một chiều chỉ có 1 làn xe cơ giới), đường thế nào sẽ được coi thuộc nhóm lưu thông với tốc độ cao hơn (đường đôi có GPC giữa , đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên), nhà cháu xin lập thớt này để trao đổi cùng các kụ mợ.

Trước hết, xin nói sơ qua về mức tốc độ tối đa nêu trong TT91 (Hình #1).

Các kụ mợ nào chỉ quan tâm đến tốc độ tối đa cho phép áp dụng cho xe con đến 9 chỗ ngồi và cho xe mô tô dung tích từ 50 phân khối trở lên, xin mời tham khảo phiên bản rút gọn của quy định mới, như trong Hình #2 và 3 dưới đây).




---------------

Minh hoạ:

Hình #1: Bảng tốc độ tối đa cho phép có hiệu lực từ 1/3/2016






Hình #2: Hình minh hoạ tốc độ tối đa cho phép đối với xe con (dưới 9 chỗ ngồi)




Hình #3: Hình minh hoạ tốc độ tối đa cho phép đối với mô tô trên 50cm3





(Xin xem Tiếp 1...)

.
Hóng các cụ ạ.
Em cũng mập mờ vụ này lắm...
Nên cứ đô thi là 50 cho chắc...
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,225 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
"Một làn đường" hay "hai làn đường" ở đây là chỉ tính làn đường của dòng phương tiện đi cùng chiều thôi, ko ai tính cộng làn đường của chiều ngược lại cả, tại Luật ko cho phép đi trong làn của dòng xe ngược chiều.

Nhà cháu xin lỗi kụ Bopbi trước vì câu nói thẳng dưới đây.

Mỗi khi đọc những còm kiểu "cố tình nhét chữ vào thớt của người khác", mà không có minh hoạ trích luật kiểu như này, nhà cháu chỉ biết thở dài.

Vì sao nhà cháu gọi là "cố tình nhét chữ"?
Vì, với thời gian gần chục năm tham gia trao đổi chuyên môn trên OF và trên OS, cá nhân nhà cháu có đủ kinh nghiệm, để có thể chỉ đọc qua một hai còm là nhận diện được ai là người thực tâm muốn trao đổi chuyên môn để tìm ra cái đúng cái sai, ai là người chỉ muốn cố tình nhét chữ vào thớt với mục đích riêng mà chẳng cần quan tâm cái chữ mình ném vào thớt có chính xác hay không, theo kiểu ném đá hội nghị.

Như ở thớt bên kia khi đọc lời kụ viết, rằng kụ chỉ quan tâm đến lưu thông tại Vn, kụ chỉ nghiên cứu luật giao thông của Lào và Campuchia, còn luật thế giới hay quy định của Công ước Viên thì kụ chẳng cần để ý đến.
Trong khi nhà cháu thì muốn có đóng góp để luật gtđb ngày càng phù hợp hơn, hoà nhập hơn với luật các nước tiên tiến, với quy định của Công ước Viên.

Vì thế, tại thớt đó, nhà cháu đã nói, một khi mối quan tâm là khác nhau, kiến thức luật pháp khác nhau, cái tâm cũng khác nhau, thì việc trao đổi cùng nhau chẳng đem lại lợi ích gì cả.

Dưới đây là còm cuối cùng của nhà cháu đối với các còm kụ chỉ dùng chữ, không có minh hoạ bằng luật mà kụ luôn dùng để phản bác các trích dẫn luật cụ thể mà nhà cháu đưa ra.

----------------

Quote lại:


"Một làn đường" hay "hai làn đường" ở đây là chỉ tính làn đường của dòng phương tiện đi cùng chiều thôi, ko ai tính cộng làn đường của chiều ngược lại cả, tại Luật ko cho phép đi trong làn của dòng xe ngược chiều.
"Đường có một làn đường", hay "đường có nhiều làn đường" chẳng có gì liên quan đến chiều xe chạy cả.
Cách hiểu "đường có 1 làn xe chạy đi và 1 một làn xe chạy về là đường có 1 làn xe" là khiên cưỡng và sai luật.

Thực ra, Đường có một hay nhiều làn đường là căn cứ trên thực tế "có bao nhiêu làn đường, hoặc làn xe, hoặc có bao nhiêu dòng xe cơ giới (không phải là mô tô) có thể "lưu thông trên toàn bộ phần đường xe chạy" của con đường đó.

- Khi một con đường mà phần đường xe chạy đủ cho 2 dòng xe lưu thông, còn gọi là 2 làn xe lưu thông, thì người ta gọi là "đường có 2 làn xe".

- Khi con đường 2 làn xe đó được tổ chức cho 2 chiều xe lưu thông ngược nhau, một chiều đi, một chiều về, thì luật gọi con đường đó là "đường chỉ có 2 làn xe chạy ngược chiều".


- Khi con đường có 2 làn xe được tổ chức chỉ cho một chiều lưu thông thì được luật gọi là "đường có 2 làn xe cùng chiều"

Hình minh hoạ Trích luật





.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,225 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Mỗi topic mới là e lại biết thêm nhiều điều hữu ích.
Theo e hiểu thì làn xe bé hơn làn đường.
Làn đường phải rộng ít nhất cho 1 làn xe chạy.
Xin cảm ơn kụ.

Nhà cháu thấy, về logic thì nhận xét của kụ có lý, khi trên đường có kẻ vạch chia làn hợp lý đúng luật, thì phần mặt đường mà xe cần để lưu thông trên đó thường nhỏ hơn chiều rộng giữa 2 vạch kẻ gần nhau nhất.
Cụ thể, một chiếc xe (theo luật có chiều rộng max là 2.5m) có thể chỉ cần một dải dọc rộng khoảng 3.0m là lưu thông an toàn, nhưng luật quy định phải kẻ vạch chia làn đường rộng đến 3.5m, để trừ hao phần khoảng trống cho xe nhúc nhích.

Nhưng, về luật mà nói, thì không có sự phân biệt giữa 2 khái niệm "làn xe" và "làn đường". Tiếng Anh chỉ dùng mỗi một từ "Lane" cho cả 2 khái niệm trên. Tiếng Việt thì dùng tự do, không có phân biệt.

Cụ thể,

Trong Luật nhiều nước trên thế giới cũng như trong Công ước Viên chỉ phân biệt giữa 2 khái niệm "làn xe có phân định bằng vạch kẻ chia làn theo chiều dọc đường" và "làn xe không được phân định bằng vạch kẻ chia làn theo chiều dọc đường". Thế thôi.

Nếu trên làn đường được kẻ vạch theo quy chuẩn thiết kế, nghĩa là mỗi làn rộng khoảng 3.5m, vừa đủ để cho 1 dòng xe cơ giới lưu thông được an toàn, thì chúng ta coi 2 khái niệm "làn xe" và "làn đường" là đồng nhất.
Nhưng, khi Sở gtvt lười biếng, không chịu kẻ vạch chia làn đúng luật, mà kẻ vạch chia thành các "làn đường siêu rộng", chiều rộng mỗi làn khoảng 7-9m, quá thừa thãi để 3 dòng xe cùng lưu thông trên "làn đường siêu rộng đó", thì chúng ta thấy 2 khái niệm "làn xe" và "làn đường" không trùng khớp.

Trong trường hợp này, chúng ta phải quay về Luật cơ bản, là Công ước Viên 1968 về Gtđb, để xác định "Làn" là một dải theo chiều dọc trên mặt đường có chiều rộng đủ để một dòng phương tiện cơ giới không phải là mô tô di chuyển trên đó, dù Làn đó có được kẻ vạch theo chiều dọc để chia làn hay không.

Theo quy định này, nếu một phần đường xe chạy, dù có vạch kẻ chia làn đường hay không, hay có vạch kẻ sai luật, quá thừa thãi cho từ 2 dòng xe cơ giới trở lên lưu thông như cac "làn đường siêu rộng" ở Hn chẳng hạn, đều được Công ước Viên coi là phần đường có từ 2 làn cơ giới trở lên.
.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,812 Mã lực
Nhà cháu xin lỗi kụ Bopbi trước vì câu nói thẳng dưới đây.

Mỗi khi đọc những còm kiểu "cố tình nhét chữ vào thớt của người khác", mà không có minh hoạ trích luật kiểu như này, nhà cháu chỉ biết thở dài.

Vì sao nhà cháu gọi là "cố tình nhét chữ"?
Vì, với thời gian gần chục năm tham gia trao đổi chuyên môn trên OF và trên OS, cá nhân nhà cháu có đủ kinh nghiệm, để có thể chỉ đọc qua một hai còm là nhận diện được ai là người thực tâm muốn trao đổi chuyên môn để tìm ra cái đúng cái sai, ai là người chỉ muốn cố tình nhét chữ vào thớt với mục đích riêng mà chẳng cần quan tâm cái chữ mình ném vào thớt có chính xác hay không, theo kiểu ném đá hội nghị.

Như ở thớt bên kia khi đọc lời kụ viết, rằng kụ chỉ quan tâm đến lưu thông tại Vn, kụ chỉ nghiên cứu luật giao thông của Lào và Campuchia, còn luật thế giới hay quy định của Công ước Viên thì kụ chẳng cần để ý đến.
Trong khi nhà cháu thì muốn có đóng góp để luật gtđb ngày càng phù hợp hơn, hoà nhập hơn với luật các nước tiên tiến, với quy định của Công ước Viên.

Vì thế, tại thớt đó, nhà cháu đã nói, một khi mối quan tâm là khác nhau, kiến thức luật pháp khác nhau, cái tâm cũng khác nhau, thì việc trao đổi cùng nhau chẳng đem lại lợi ích gì cả.

Dưới đây là còm cuối cùng của nhà cháu đối với các còm kụ chỉ dùng chữ, không có minh hoạ bằng luật mà kụ luôn dùng để phản bác các trích dẫn luật cụ thể mà nhà cháu đưa ra.

----------------

Quote lại:




"Đường có một làn đường", hay "đường có nhiều làn đường" chẳng có gì liên quan đến chiều xe chạy cả.
Cách hiểu "đường có 1 làn xe chạy đi và 1 một làn xe chạy về là đường có 1 làn xe" là khiên cưỡng và sai luật.

Thực ra, Đường có một hay nhiều làn đường là căn cứ trên thực tế "có bao nhiêu làn đường, hoặc làn xe, hoặc có bao nhiêu dòng xe cơ giới (không phải là mô tô) có thể "lưu thông trên toàn bộ phần đường xe chạy" của con đường đó.

- Khi một con đường mà phần đường xe chạy đủ cho 2 dòng xe lưu thông, còn gọi là 2 làn xe lưu thông, thì người ta gọi là "đường có 2 làn xe".

- Khi con đường 2 làn xe đó được tổ chức cho 2 chiều xe lưu thông ngược nhau, một chiều đi, một chiều về, thì luật gọi con đường đó là "đường chỉ có 2 làn xe chạy ngược chiều".


- Khi con đường có 2 làn xe được tổ chức chỉ cho một chiều lưu thông thì được luật gọi là "đường có 2 làn xe cùng chiều"

Hình minh hoạ Trích luật

Cụ nói e ko trích dẫn Luật bằng hình ảnh là ko đúng nhé, e đã trích dẫn Luật quy định về việc xe ko đc đi vào làn xe của dòng xe ngược chiều rồi, cụ cũng đã cám ơn e về sự trích dẫn đầy đủ về vấn đề đấy rồi; Nếu cụ yêu cầu thì e sẽ chụp lại phần đấy cho cụ xem.

E phải công nhận là cụ "quan tâm" đến e quá nhiều khi cụ yêu cầu: còm nào của e cũng phải trích dẫn Luật bằng hình ảnh; Cụ thử xem trong thớt này, đây là còm số #116, vậy có bao nhiêu còm có "trích dẫn Luật bằng hình ảnh"?

E đang tranh luận về cách hiểu "Cấm vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe" và "Cấm dừng xe và đỗ xe tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe"; Và e nói "một làn xe/làn đường" ở đây là chỉ tính làn đường của dòng phương tiện đi cùng chiều thôi, ko ai tính cộng làn đường của chiều ngược lại cả, tại Luật ko cho phép đi trong làn của dòng xe ngược chiều. Như e đã nói ở trên là e đã trích dẫn và cụ đã cám ơn e về việc trích dẫn là Luật ko cho phép xe đi ở làn đường của dòng xe ngược chiều rồi.

Còn thực tế nếu mà tính cả làn xe ngược chiều thì có mấy đường mà có một làn xe? đường hai chiều thì đương nhiên là phải ít nhất có 2 làn xe rồi. Đường một chiều thì cũng đa phần là có 2 làn xe. (Vấn đề ở đây là cách đọc và hiểu thôi)

Cái j cũng có luật chơi của nó cả! Khi tham gia GT tại VN thì mình phải tuân thủ Luật GTĐB của VN, dù Luật GTĐB của Mỹ hay Đức có hơn thì mình cũng ko thể áp dụng đc. Khi tranh luận các tình huống GT tại VN thì cũng thế, mình chỉ dựa theo Luật GTĐB của VN thôi; Còn cụ thì trong khi tranh luận các tình huống tại VN hơi tý là lôi Luật của Mỹ, Đức hay Công ước GTĐB ra; Như thế là làm loãng chủ đề, "Đánh trống lảng" và là "Gọi người thân trợ giúp" rồi ;)); Thế thì e mới "trêu" cụ là e đang ngiên cứu Luật GTĐB của Lào và Campuchia, các cụ có hứng thú thì e đưa lên để "Tham khảo" ;))

Bây giờ mà nói theo yêu cầu của cụ trong thớt "Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?" là còm nào cũng phải có "trích dẫn Luật bằng hình ảnh" thì e đảm bảo là các cụ ấy CHẠY HẾT ;)) ko trích dẫn đc coi như là "CỐ TÌNH NHÉT CHỮ VÀO THỚT NGƯỜI KHÁC" ;)) (nghe có vẻ "Điêu ngoa" nhỉ)

Còn một câu hỏi ở hình số #20 của cụ, cụ chưa trả lời nhé? (cụ cứ thấy mình sai là "LỜ ĐI" ;)))
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,491
Động cơ
356,832 Mã lực
Cụ nói e ko trích dẫn Luật bằng hình ảnh là ko đúng nhé, e đã trích dẫn Luật quy định về việc xe ko đc đi vào làn xe của dòng xe ngược chiều rồi, cụ cũng đã cám ơn e về sự trích dẫn đầy đủ về vấn đề đấy rồi; Nếu cụ yêu cầu thì e sẽ chụp lại phần đấy cho cụ xem.

E phải công nhận là cụ "quan tâm" đến e quá nhiều khi cụ yêu cầu: còm nào của e cũng phải trích dẫn Luật bằng hình ảnh; Cụ thử xem trong thớt này, đây là còm số #116, vậy có bao nhiêu còm có "trích dẫn Luật bằng hình ảnh"?

E đang tranh luận về cách hiểu "Cấm vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe" và "Cấm dừng xe và đỗ xe tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe"; Và e nói "một làn xe/làn đường" ở đây là chỉ tính làn đường của dòng phương tiện đi cùng chiều thôi, ko ai tính cộng làn đường của chiều ngược lại cả, tại Luật ko cho phép đi trong làn của dòng xe ngược chiều. Như e đã nói ở trên là e đã trích dẫn và cụ đã cám ơn e về việc trích dẫn là Luật ko cho phép xe đi ở làn đường của dòng xe ngược chiều rồi.

Còn thực tế nếu mà tính cả làn xe ngược chiều thì có mấy đường mà có một làn xe? đường hai chiều thì đương nhiên là phải ít nhất có 2 làn xe rồi. Đường một chiều thì cũng đa phần là có 2 làn xe. (Vấn đề ở đây là cách đọc và hiểu thôi)

Cái j cũng có luật chơi của nó cả! Khi tham gia GT tại VN thì mình phải tuân thủ Luật GTĐB của VN, dù Luật GTĐB của Mỹ hay Đức có hơn thì mình cũng ko thể áp dụng đc. Khi tranh luận các tình huống GT tại VN thì cũng thế, mình chỉ dựa theo Luật GTĐB của VN thôi; Còn cụ thì trong khi tranh luận các tình huống tại VN hơi tý là lôi Luật của Mỹ, Đức hay Công ước GTĐB ra; Như thế là làm loãng chủ đê, "Đánh trống lảng" và là "gọi người thân trợ giúp" rồi ;)); Thế thì e mới "trêu" cụ là e đang ngiên cứu Luật GTĐB của Lào và Campuchia, các cụ có hứng thú thì e đưa lên để "tham khảo" ;))

Bây giờ mà nói theo yêu cầu của cụ trong thớt "Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?" là còm nào cũng phải có "trích dẫn Luật bằng hình ảnh" thì e đảm bảo là các cụ ấy CHẠY HẾT ;)) ko trích dẫn đc coi như là "CỐ TÌNH NHÉT CHỮ VÀO THỚT NGƯỜI KHÁC" ;)) (nghe có vẻ "Điêu ngoa" nhỉ)

Còn một câu hỏi ở hình số #20 của cụ, cụ chưa trả lời nhé? (cụ cứ thấy mình sai là "LỜ ĐI" ;)))
Khú.

Em đã nêu rồi, sgb345 hình như chưa bao giờ nhận là mình sai.

Chỉ có người khác nhầm thôi :D.

---

Quy chuẩn mới có lẽ sắp được ban hành. Lúc đó nhiều nội dung trong thớt này sẽ không còn phù hợp, cụ cứ vui vẻ mà tham gia diễn đàn :D.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,812 Mã lực
Khú.

Em đã nêu rồi, sgb345 hình như chưa bao giờ nhận là mình sai.

Chỉ có người khác nhầm thôi :D.

---

Quy chuẩn mới có lẽ sắp được ban hành. Lúc đó nhiều nội dung trong thớt này sẽ không còn phù hợp, cụ cứ vui vẻ mà tham gia diễn đàn :D.
Cũng phải thông cảm cho cụ đấy, "NHÀ LÀM LUẬT" mà sai thì rất khó "Làm luật"; Nhưng e nói thật, nếu mình sai thì mình cứ "Nói một câu" cho nó "Đàn ông", cụ nhỉ ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,491
Động cơ
356,832 Mã lực
Cũng phải thông cảm cho cụ đấy, "NHÀ LÀM LUẬT" mà sai thì rất khó "Làm Luật"; Nhưng e nói thật, nếu mình sai thì mình cứ "Nói một câu" cho nó "Đàn ông", cụ nhỉ ;))
:D Em không có ý kiến gì thêm ạ ngoài mỗi một ý (mà em đã nêu rồi): Theo tinh thần OF, những gì không đúng quy chuẩn thì không tuân thủ.

Do vậy, có một số đường như chủ thớt đã phân tích (hai chiều có dải phân cách hiện nay không đúng tiêu chuẩn, 1 chiều không gắn biển đúng quy chuẩn) thì ... :D em vẫn phải chạy tốc độ dư trước đây (?!) :D - cho đến lúc bên GTCC cắm lại, sửa lại ...

(À, em thêm chút về đường 1 chiều đúng nghĩa theo phân tích của chủ thớt: khi đi vào em chỉ nhìn thấy mỗi cái biển báo đường 1 chiều, em phải đi bộ đến tận đầu đàng kia để nhìn thấy biển cấm đi một chiều, khẳng định đường 1 chiều đúng chuẩn, sau đó em đi bộ quay lại xe, lên xe và phóng với tốc độ lớn hơn trước đây 10 km/h :D).

Chúc cụ ngày thứ 7 vui vẻ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,225 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ nói e ko trích dẫn Luật bằng hình ảnh là ko đúng nhé, 1- e đã trích dẫn Luật quy định về việc xe ko đc đi vào làn xe của dòng xe ngược chiều rồi, cụ cũng đã cám ơn e về sự trích dẫn đầy đủ về vấn đề đấy rồi; Nếu cụ yêu cầu thì e sẽ chụp lại phần đấy cho cụ xem.

E phải công nhận là cụ "quan tâm" đến e quá nhiều khi cụ yêu cầu: còm nào của e cũng phải trích dẫn Luật bằng hình ảnh; Cụ thử xem trong thớt này, đây là còm số #116, vậy có bao nhiêu còm có "trích dẫn Luật bằng hình ảnh"?

2- E đang tranh luận về cách hiểu "Cấm vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe" và "Cấm dừng xe và đỗ xe tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe"; Và e nói "một làn xe/làn đường" ở đây là chỉ tính làn đường của dòng phương tiện đi cùng chiều thôi, ko ai tính cộng làn đường của chiều ngược lại cả, tại Luật ko cho phép đi trong làn của dòng xe ngược chiều. Như e đã nói ở trên là e đã trích dẫn và cụ đã cám ơn e về việc trích dẫn là Luật ko cho phép xe đi ở làn đường của dòng xe ngược chiều rồi.

3- Còn thực tế nếu mà tính cả làn xe ngược chiều thì có mấy đường mà có một làn xe? đường hai chiều thì đương nhiên là phải ít nhất có 2 làn xe rồi. Đường một chiều thì cũng đa phần là có 2 làn xe. (Vấn đề ở đây là cách đọc và hiểu thôi)

[4- Cái j cũng có luật chơi của nó cả! Khi tham gia GT tại VN thì mình phải tuân thủ Luật GTĐB của VN, dù Luật GTĐB của Mỹ hay Đức có hơn thì mình cũng ko thể áp dụng đc. Khi tranh luận các tình huống GT tại VN thì cũng thế, mình chỉ dựa theo Luật GTĐB của VN thôi; Còn cụ thì trong khi tranh luận các tình huống tại VN hơi tý là lôi Luật của Mỹ, Đức hay Công ước GTĐB ra[/b]; Như thế là làm loãng chủ đề, "Đánh trống lảng" và là "Gọi người thân trợ giúp" rồi ;)); Thế thì e mới "trêu" cụ là e đang ngiên cứu Luật GTĐB của Lào và Campuchia, các cụ có hứng thú thì e đưa lên để "Tham khảo" ;))

Bây giờ mà nói theo yêu cầu của cụ trong thớt "Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?" là còm nào cũng phải có "trích dẫn Luật bằng hình ảnh" thì e đảm bảo là các cụ ấy CHẠY HẾT ;)) ko trích dẫn đc coi như là "CỐ TÌNH NHÉT CHỮ VÀO THỚT NGƯỜI KHÁC" ;)) (nghe có vẻ "Điêu ngoa" nhỉ)

Còn một câu hỏi ở hình số #20 của cụ, cụ chưa trả lời nhé? (cụ cứ thấy mình sai là "LỜ ĐI" ;)))
Nhà cháu trả lời từng mục của kụ, theo số 1, 2, 3... nhé.

Nhưng trước khi trả lời, nhà cháu xin khẳng định lại, lĩnh vực quan tâm của kụ với lĩnh vực quan tâm của nhà cháu là hoàn toàn khác nhau, cách suy nghĩ của kụ với của nhà cháu cũng hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, Nhà cháu thấy có trao đổi cùng kụ đến vài trăm còm nữa cũng chẳng đem lại kết quả gì. Chúng ta nên dừng tại đây.


Do vậy, nhà cháu xin lỗi trước khi nói rằng, nếu kụ có quan điểm của riêng kụ, xin mời kụ cứ việc lập thớt khác trên OF, nhà cháu sẽ không vào để làm phiền, gây loãng thớt của kụ đâu.

Còn đúng sai thế nào, cứ để các kụ OF đọc, tự cảm nhận và rút ra kết luận. Cứ khăng khăng nhét chữ vào thớt người khác làm gì. Xin để cho thớt nhà cháu được yên, được trong.


1- Ở thớt kia, nhà cháu cám ơn kụ (kèm lời phân tích cái không hợp lý trong ý kiến đó), vì kụ có ý kiến minh hoạ cụ thể cho quan điểm đó. Lời cảm ơn đó không có nghĩa là nhà cháu công nhận quan điểm đó của kụ là đúng.

2- Kụ đang tranh luận về Cấm vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe? Nhà cháu không được đọc các còm đó.
Có lẽ kụ đang tranh luận với 1 trong 2 kụ OF nằm trong danh sách Ignore của nhà cháu chăng?
Nếu đúng vậy, xin mời các kụ vô tư mở thớt khác tranh luận với nhau. Các kụ được Ignore kéo nhau vào thớt nhà cháu mở để còm, người tung kẻ hứng, thì đối với nhà cháu, còm của các kụ ý chỉ như của người tàng hình mà thôi.
Nhà cháu chẳng nhìn thấy gì các kụ ý viết, và cũng không có hứng đọc hay trả lời.

Nhà cháu chỉ đọc được mỗi một câu trớt quớt của kụ. Kụ gộp tất cả các đường 2 chiều có 2 làn xe, rồi kết luận đường 2 chiều có 2 làn xe là đường có 1 làn xe. Điều này chẳng đúng luật chút nào.

3- Luật coi đường có bao nhiêu làn xe, là tính cả các làn cho chiều đi và chiều về. Không thể vì thấy đường 1 làn xe còn tồn tại quá ít, mà khiên cưỡng gọt chân cho vừa giày. Không thể cố tình ép buộc để biến các đường có 2 làn xe thành đường có một làn xe cho đủ thành phần, để lấy cớ mà hiểu sai luật, để lấy cớ mà phạt sai luật.

4- kụ nói, "khi tham gia giao thông tại Vn thì mình phải tuân thủ luật gtđb Vn", và không đồng ý khi thấy nhà cháu trích dẫn luạt của các nước khác và Công ước Viên để gợi ý cách hiểu đúng luật. Ý kiến đó của kụ đúng, nhưng chưa đủ. Vì kụ chỉ quan tâm đến cái trước mắt, cái tại chỗ, nên không muốn nhìn xa hơn cái miệng giếng Vn.

Nhà cháu xin lưu ý kụ đến nghĩa vụ của Vn phải thay đổi luật, cho phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Vn đã ký kết tham gia. Nếu kụ chưa biết điều này, thì kụ hãy tham khảo. Khi đã biết rồi, đề nghị kụ chẳng nên phản ứng như đỉa phải vôi mỗi khi đọc các dẫn chứng từ Công ước Viên của nhà cháu nữa. (Xem hình minh hoạ về Luật Điều ước Quốc tế kèm bên dưới).

Theo Luật ký kết điều ước quốc tế, Vn phải sửa luật để phù hợp với các quy định tại các điều ước quốc tế mà Vn đã ký kết. Công ước Viên 1968 là một điều ước quốc tế về Gtđb mà Vn đã ký kết tham gia.

Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ Vn có nghĩa vụ phải sửa luật Gtđb và các văn bản luật pháp liên quan cho phù hợp với Công ước Viên 1968 này. Đó là lý do tại sao chúng ta cần hiểu về Công ước Viên.


Xin mời kụ xem phần gạch dưới màu đỏ số ③ trong trích luật này nhé.

Lời kết:
Nhà cháu xin nói lại, vì sự quan tâm và cách suy nghĩ của kụ, và của hai kụ nằm trong danh sách Ignore của nhà cháu, hoàn toàn khác với sự quan tâm và cách suy nghĩ của nhà cháu, nên có trao đổi thêm cả trăm còm nữa cũng chẳng đi đến đâu, chỉ tổ gây bất hoà giữa các thành viên. Nhà cháu chẳng có ý muốn để ý đến kụ nhiều làm gì. Chỉ mong kụ tôn trọng thớt của nhà cháu lập ra với mục đích nêu quan điểm cá nhân của nhà cháu.
Ở thớt này, cũng như các thớt khác nhà cháu mở ra, nhà cháu chẳng có mục đích tranh luận với bất kỳ ai, đặc biệt là với những người có mối quan tâm và cách suy nghĩ khác hẳn với nhà cháu.

Nhà cháu chỉ mong các kụ lập thớt mới, tự do nêu ý kiến của các kụ trong thớt của các kụ, và để cho thớt nhà cháu được yên bình. Như vậy, nhà cháu cũng xin cảm ơn các kụ nhiều lắm rồi.


----------------

Minh hoạ: Về nghĩa vụ của Vn phải sửa luật cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Vn đã ký kết.


 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top