[Luật] Thế nào là "Đường đôi (có Dải phân cách giữa)", "Đường 2 chiều", "Đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới?

andang112

Xe tăng
Biển số
OF-102929
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,854
Động cơ
413,596 Mã lực
cụ sgb345 giải thích câu này rõ nghĩa hơn được ko ạ?
theo ý nghĩa đoạn in đậm thì tiêu chuẩn được gọi là "Đường đôi" là bao gồm "phân biệt bằng dải phân cách" hoặc "các vạch dọc liền", tức là chỉ có ý thứ 1, hoặc chỉ có ý thứ 2, hoặc là bao gồm cả 2 ý (theo như cách hiểu của Toán học về chữ "hoặc" ).
em thấy các ý của cụ nêu đa phần tập trung vào ý "phân biệt bằng dải phân cách cố định", cái này thì chuẩn rồi; nhưng còn ý "các vạch dọc liền" chưa thấy cụ nói rõ lắm. Khi có vạch này thì xếp vào "đường 2 chiều" hay "đường đôi" ạ?
Rất cám ơn cụ! :)
em cũng thắc mắc giống cụ này. Rất nhiều đường 2 chiều ngăn chia bằng vạch liền đơn (hoặc đôi) ở tim đường và Mỗi chiều đi lại có 2 làn đường. Như vậy có được áp dụng như giải phân cách cứng không cụ? e thấy hoang mang
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hai cái hình này máy em không lên/. :(

Ha ha,

Máy nhà cháu cũng chưa lên, kụ TONGIA à.

Hình như mấy hình đó đang đi lạc đường. Nhà cháu đang đi tìm. Không biết tối nay đã tìm thấy chưa đây.

.
Cụ #sbg345 cho em hỏi với:
Với đoạn đường như đường Trần quang Khải, Q.1, Tp HCM thế này em nghĩ là vẫn đủ 2 tiêu chí chứ? 1.Đây là 1 đường đôi! 2.Đường này có giải phân cách giữa! bởi vì theo luật chỉ nói là "Có gải phân cách" chứ có phân biệt "tạm thời" hay "cố định" đâu?
Thêm nữa em hỏi luôn ví dụ trong trường hợp đường này mỗi bên có 2 làn trở lên được phân biệt bằng vạch rõ ràng thì sao?
Thanks cụ
Không, đường TQK không phải là "đường đôi (có giải phân cách giữa), kụ à.

Cái giải ngăn cách bằng sắt như trên đường TQK, Q1 chỉ là "dải ngăn cách tạm", chứ không phải là "giải phân cách giữa" như luật quy định.

Còn thế nào là "giải phân cách giữa" theo luật định, thì mời kụ xem giải thích tại Hình #8 ở phía trên. Về kích thước, chiều rộng của dải phân cách thì mời kụ xem Hình #9 ở dưới đây.
Thông thường, kích thước của "giải phân cách giữa" được phán thành 2 loại. Loại giải phân cách giũa có chiều rộng B, từ 3-4.5m và loại có chiều rộng dưới 3m.

---------------

Hình 9: Cấu tạo của giải phân cách giữa.






Thêm nữa em muốn hỏi:
Theo QC41-2012 có định nghĩa thế này:
Theo điều " 4.15 : Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền. "
Theo điều "4.18 : Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc phần đường nhiều loại xe khác nhau."
Như vây với tuyến đường có ở giữa có 2 vạch song song màu trắng (Cách nhau khoảng 20~30cm) chia 2 chiều đi và về ---> Thì 2 vạch này có thể coi là Giải phân cách và tuyến đường đó có thể coi là "đường đôi có giải phân cách" được không?
Thanks cụ
em cũng thắc mắc giống cụ này. Rất nhiều đường 2 chiều ngăn chia bằng vạch liền đơn (hoặc đôi) ở tim đường và Mỗi chiều đi lại có 2 làn đường. Như vậy có được áp dụng như giải phân cách cứng không cụ? e thấy hoang mang

Nhà cháu thấy vạch kẻ liền KHÔNG phải là giải phân cách cứng, các kụ à. Các kụ xem Hình #8 và #9 ở trên sẽ thấy tại sao.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

Avelynn

Xe tải
Biển số
OF-366819
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
300
Động cơ
257,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Nhà cháu thấy vạch kẻ liền KHÔNG phải là giải phân cách cứng, các kụ à. Các kụ xem Hình #8 và #9 ở trên sẽ thấy tại sao
vậy mà TT91 nó lại kèm thêm cái đoạn "hoặc các vạch dọc liền", làm khó cho mọi người, làm lợi cho các xxx giơ cạp nong khi người tham gia giao thông còn chưa kịp hiểu...:P
 

anhduyqn

Xe máy
Biển số
OF-300572
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
88
Động cơ
308,370 Mã lực
Cụ chủ đưa quả ảnh ở Đồ Sơn quâ chuẩn khú khú :D
Ka ka, lần đầu đưa cả nhà đi Đồ sơn, đang đi trên đường 70km/h, rồi taxi chạy sau còi inh ỏi xin vượt, em rẽ sang đường 50 cho nó vượt, nhưng tốc độ chưa xuống dưới 50, sau đó chuyển lại làn 70. Khoảng 200m sau thì ... toét toét ... phạt !
 

bikini

Xe tải
Biển số
OF-68879
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
200
Động cơ
432,060 Mã lực
Rất ý nghĩa. Tks cụ chủ.
 

dongphong09

Xe tải
Biển số
OF-86338
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
268
Động cơ
411,540 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.phibuiof.cf
mời cụ 1 ly. bài viết nào của cụ cũng rất tỉ mỉ chi tiết và thiết thực. Cụ cứ như "chiên da" ấy
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
- TT 91 được xây dựng căn cứ theo Luật GTDB, không căn cứ theo QC41.
- Các khái niệm Dải phân cách giữa và Đường đôi đều được giải thích riêng.

Có gì phải bàn đâu.
 

Minh Mạng

Xe tải
Biển số
OF-355493
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
220
Động cơ
263,800 Mã lực
Cháu oánh dấu ạ, thông tin rất bổ ích.
 

dinhngo

Xe đạp
Biển số
OF-66988
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
23
Động cơ
433,625 Mã lực
Lâu nay có nhầm lẩn là xe máy Dream, wave, Nouvole( thực chất là Mô tô ) đi trong khu dông dân cư bị phạt 46/40 .
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
vậy mà TT91 nó lại kèm thêm cái đoạn "hoặc các vạch dọc liền", làm khó cho mọi người, làm lợi cho các xxx giơ cạp nong khi người tham gia giao thông còn chưa kịp hiểu...:P

Trong Thông tư 91/2015 của Bộ Gtvt có đưa ra các Định nghĩa mới cho các khái niệm "Đường đôi", "Đường hai chiều", và quy định cụ thể hơn về "Giải phân cách giữa",

theo đó việc tuyến đường đó "có hay không có Giải phân cách giữa" là yếu tố cơ bản và duy nhất quyết định tuyến đường đó là đường đôi hay đường hai chiều.

Như này, có khả năng trong Quy chuẩn sửa đổi bổ sung QC41 cũng sẽ sửa lại các định nghĩa này, như đã nêu trước trong TT91.

Tóm lại, theo định nghĩa mới thì: (xem Hình #10 bên dưới)

1- Đường đôi: là đường ... CÓ giải phân cách giữa, nhằm phân chia 2 chiều xe ngược nhau.

2- Đường 2 chiều: là đường ... KHÔNG có giải phân cách giữa, nhằm phân chia 2 chiều xe ngược nhau.

3- Giải phân cách giữa thường có dạng như: bó vỉa, giải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng, dải đất dự trữ.
Giải phân cách giữa không có hình dạng các vạch kẻ liền, các kết cấu tạm thời bằng nhựa hay hàng rào kim loại mà không thuộc 4 dạng nói trên.


(P/s: nhà cháu đã bổ sung ý này vào còm #1 của thớt)


-----------------

Hình minh hoạ:

Hình #10: Định nghĩa mới về các khái niệm "Đường đôi", "Đường hai chiều", "Giải phân cách giữa".



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin được tiếp tục nhé.
(Còm này cũng đã được cập nhật vào còm #3 ở đầu thớt, để các kụ mợ có thể theo dõi liền mạch)



(Tiếp 2...)

B- "Đường 1 chiều"

- Định nghĩa về "Đường một chiều" trong Quy chuẩn 41 "Điều lệ Báo hiệu đường bộ":
4.13 Đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều;

- Định nghĩa về "Đường một chiều" trong TT91:
Đường một chiều là những đường chỉ cho đi một chiều;

Như vậy,

Để được coi là đường một chiều, một tuyến đường, tuyến phố phải đáp ứng 2 tiêu chí sau:

1- Nơi lối vào phải có đặt biển báo số 407a "Đường một chiều", nhằm quy định tuyến đường đó chi được lưu thông theo một chiều, là chiều xe đi nhìn thấy biển 407a đó ở bên tay phải chiều đi;

2- Nơi lối ra phải có đặt biển báo số 102 "Cấm đi ngược chiều", nhằm quy định cấm phương tiện lưu thông theo chiều ngược lại với chiều lưu thông thuận chiều của biển 407a.

(Xin xem Hình #11, #12, #13 bên dưới)

Nếu một tuyến đường, tuyến phố chỉ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí trên, thì tuyến đường, tuyến phố đó không phải là tuyến "đường 1 chiều".

Ví dụ: trên các tuyến đường đôi, có hay không có giải phân cách giữa, các nhà quản lý giao thông của chúng ta thường gắn biển 102 "cấm đi ngược chiều" trên giải phân cách hoặc trên vạch giữa tim đường, với mục đích cấm phương tiện lưu thông sang các làn đường bên trái ở phía sau biển 102 đó.

Trong trường hợp này, các làn đường bên trái ở phía sau biển 102 đó KHÔNG phải là "đường một chiều" (xin xem Hình #14).

Xin nói ngoài lề một chút về biển số 102 "Cấm đi ngược chiều".'
Nhà cháu thấy trong luật hiện hành quy định chỉ gắn biển 102 "Cấm đi ngược chiều" ở lối ra của các tuyến đường một chiều, gắn cùng với viển 407a "Đường một chiều" ở lối vào của tuyến đường một chièu đó.
Nhưng ở Vn, các bác nhà mình gắn biển 102 một cách vô tội vạ, gắn sai luật, chẳng theo quy định nào cả.
Nhà cháu có mở một thớt trên OF, tiêu đề "Thế nào là một biển "Cấm đi ngược chiều" gắn đúng luật?". Kụ mợ nào quan tâm thì xin mời ghé thăm thớt, theo link sau nhé:
http://www.otofun.net/threads/the-nao-la-mot-bien-102-cam-di-nguoc-chieu-duoc-gan-dung-luat.926339/



C- "Đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên", "Đường một chiều có 1 làn xe cơ giới" và "Đường hai chiều không có giải phân cách giữa"


[xin xem Tiếp 3...]

---------------

Hình minh hoạ:

Hình #11: Đường 1 chiều là đường ở lối vào có gắn biển báo số 407a "Đường một chiều", còn ở lối ra phải có gắn biển báo số 102 "Cấm đi ngược chiều".



Hình #12: Sơ đồ mô tả Đường một chiều đặc trưng




Hình #13: Hình ảnh một tuyến phố là Đường một chiều




Hình #14: Đây không phải là Đường một chiều, cho dù có gắn biển báo số 102 "Cấm đi ngược chiều"




.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ chủ.

Xin cụ chủ vui lòng giải thích dòng chữ dưới đây (được ghi trong chính Thông tư 91):



và dòng chữ sau đây:



Hy vọng rằng cụ chủ có một lý giải thấu đáo và chuẩn xác.

Trân trọng!

1- Nick thì có nhiều, kụ có cần thiết phải chọn một cái nick giống gần như 100% với nick của nhà cháu, dễ gây nhầm lẫn như vậy hay không?

2- Nhà cháu đề nghị kụ Xehoi_Option và Ban điều hành xem xét, yêu cầu thay đổi nick của thành viên sgb354 này, vì nó gây nhầm lẫn với nick sgb345 của nhà cháu đang dùng, sẽ gây bối rối cho nhiều kụ OF, về lâu dài không có ích gì cho diễn đàn.

Mới đọc còm của kụ này, nhà cháu giật mình, tự hỏi tại sao mình lại úp bài tự hỏi mình như này? Nhưng khi nhìn kỹ lại thì thấy đó là nick clone.


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top