Em đọc từ đầu đến cuối và mạo muội góp thêm một số thông tin như sau:
1. Giống cà phê:
Cà phê gồm có 03 dòng (họ) nhưng chỉ phổ biến 02 dòng (họ) như các cụ đã nêu trên. Cụ thể các dòng (họ) cà phê gồm có:
a. Cà phê Robusta (Coffea Canephora) hay còn gọi là cà phê vối
b. Cà phê Arabica (Coffea Arabica) hay còn gọi là cà chề chè
c. Cà phê Liberia (Coffea Excelsa) hay còn gọi là cà phê mít
Còn về giống thì có nhiều giống lắm theo kiểu như gạo tẻ Bắc Hương, Ri, Hải Hậu, ...
Các loại cà phê như Culi, Chồn, Moka, Espresso... chỉ là các sản phẩm của các hãng – thương hiệu cà phê thôi còn cái gốc của nó vẫn sử dụng các dòng (họ) cà phê trên và pa trộn theo tỷ lệ nhất định giữa các loại dòng (họ) cà phê và hương liệu...
Cà phê Chồn, Culi mà các cụ đang uống ở Việt ta không có hàng xin đâu vì sản lượng thấp, giá thành cao do vậy ko có để bán đại trà nên các loại đó chỉ là chế phẩm theo hương vị thôi các cụ nhé và các cụ bị các hãng cà phê móc túi đấy.
2. Chất lượng cà phê thành phẩm:
Để uống được ly cà phê ngon thì kỳ công lắm các cụ ạ vì phải bắt đầu từ lúc trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến... nhưng nhìn chung ở Việt Nam ta thì nó cứ loạn hết cả lên cái vấn đề này do không có quy hoạch và không có quy trình chuẩn từ khi trồng – chăm sóc – thu hoạch...
Nhà cháu chỉ nhắc đến 2 khía cạnh nhỏ đó là việc thu hoạch và sàng thôi nhé đã thấy sự khác biệt về chất rồi
a. Thu hoạch: Cà phê thu hoạch quả chín chất lượng cao hơn cà phê thu hoạch quả xanh mà ở Việt Nam mình đến lúc thu hoạch mà không thu hoạch nhanh thì trộm nó vặt hết cả xanh lẫn chín nên bà con mình cũng thu oạch lẫn lộn hết cả do đó bản thân chất lượng hạt đã kém.
b. Sàng: Thường Cà phê xuất khẩu được chia thành 4 loại sàng là 13 – 14 – 16 – 18 nhưng của ta thì có hẳn TCVN 4913 : 2005 quy định thông số các cỡ hạt liên quan đến các sàng như sau:
- Sàng 20: đường kính lỗ sàng 8.00mm
- Sàng 19: đường kính lỗ sàng 7.50mm
- Sàng 18: đường kính lỗ sàng 7.10mm
- Sàng 17: đường kính lỗ sàng 6.70mm
- Sàng 16: đường kính lỗ sàng 6.30mm
- Sàng 15: đường kính lỗ sàng 6.00mm
- Sàng 14: đường kính lỗ sàng 5.60mm
- Sàng 13: đường kính lỗ sàng 5.00mm
- Sàng 12: đường kính lỗ sàng 4.75mm
- Sàng 10: đường kính lỗ sàng 4.00mm
- Sàng 07: đường kính lỗ sàng 2.80mm
Song Việt Nam ta thường xuất khẩu các loại như sau:
Sàng càng cao thì giá càng đắt và Arbica thì đắt hơn Robusta
3. Rang và xay:
Cái này nhà cháu không chém được vì không chuyên về cái này nhưng mỗi một thương hiệu, mỗi một sản phẩm có công thức pha trộn, cách thức rang xay khác nhau để tạo ra các sản phẩm đặc trưng theo phong cách riêng của mình.
Do cà phê Robusta tỷ lệ Caffein cao còn Arabica thì tỷ lệ Caffein thấp nên Việt Nam ta hoặc uống 100% Robusta không thì pha Arabica vào Robusta còn thằng Tây thì nó làm ngược lại ạ!
Do vậy đối với cà phê (tạm gọi là sạch – mộc - nguyên chất) các cụ đang đề cập thì các cụ cứ trộn các tỷ lệ theo loại SÀNG – dòng (họ) cà phê thì nó đã ra bao nhiêu vị khác nhau.
Nhà cháu mạo muội nhờ các cụ chém hộ xem là hiện nay các cụ đang uống loại nào???
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Nhà cháu dự là KHÔNG CÓ đáp án nào đâu kể cả các cụ tự tay các cụ TRỒNG – CHĂM SÓC – THU HOẠCH – PHÂN LOẠI – RANG – XAY thì mỗi cụ sẽ ra một sản phẩm theo ý và gu thưởng thức riêng của mình.
P.S: Cháu bonus các cụ công dụng và liều dùng theo Đông y (nguồn: www.duoclieu.org):
1. Cà phê sống: Giã nát ngâm rượu uống chữa tê thấp
2. Cà phê rang xay: Pha nước uống có tác dụng kích thích thần kinh, trợ tim và lợi tiểu. Có thể ngậm để làm tinh thần sảng khoái, minh mẫn và chống buồn ngủ.
3. Lá: Sắc nước uống 20gr – 40gr/ngày chữa phù thũng, giúp ăn uống mau tiêu.
4. Cafein (chiết xuất từ cà phê, chè, hạt cola, hạt cacao): là chất không gây nghiện có tác dụng:
- Trợ tim.
- Gây lợi tiểu nhẹ
- Kích thích thần kinh và cơ trong các trường hợp suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh.
- Dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn (viêm phổi, thương hàn), ngất, phù thũng, suy tim.
Liều lượng (Uống hoặc tiêm dưới da nhiều lần/ngày):
- Người lớn dùng từ 0.25gr đến 1.5gr/ngày.
- Trẻ em dùng từ 0.02 đến 0.05gr/ngày