[Funland] Thấy gì về việc đào tạo tiến sỹ siêu tốc trong hơn 2 năm của ĐH Luật nhìn từ trường hợp Thích Chân Quang

emdeplam

Xe tăng
Biển số
OF-435103
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
1,138
Động cơ
246,835 Mã lực
Tuổi
29
Các thầy cô Tôn Sư ( Chân Quang) Trọng Đạo (Phật) y lời cụ nói, cụ còn chê gì nữa.
Không phải tự nhiên người tu hành đến trình nào đó được gọi là Sư, với nghĩa là Thầy, và Phật giáo được gọi là Đạo Phật.
Trong văn hóa Việt nam, Sư và Đạo tồn tại cả ngàn năm rồi.
Chết thật. Giờ lại hiểu Tôn Sư Trọng Đạo theo kiểu này. Hahaha.
 

emtaplai oto

Xe tăng
Biển số
OF-168882
Ngày cấp bằng
28/11/12
Số km
1,652
Động cơ
358,348 Mã lực
Đức Phật đã dạy: Khi bị người ác mắng chửi (hay tìm cớ nói xấu, bịa chuyện, xuyên tạc…), ta không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc!

Hiểu rõ được như vậy, trước những lời thị phi, chúng ta cần bình tâm suy xét, chớ nên vội tin nghe, chớ nên thọ nhận mà cần mau xa lánh và giữ tâm mình an nhiên, vui vẻ.
Chúng ta cũng đều biết rằng khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể dễ dàng tạo ra. Vết thương gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được. Nghiệp lành hay dữ cũng đều từ miệng mà sinh ra cả!

Ở đây chúng ta có mấy ai nghe đủ và nhiều những bài giảng của ông thầy Chân Quang để có căn cứ nhận xét, có mấy ai đủ trình độ về luật để đưa ra những comment về luận văn tiến sĩ luật này…
Hay do mình đã có chủ ý nghĩ xấu trong đầu, hay do đã gặp quá nhiều các giả tăng khác, hay do bị những cơn sóng truyền thông thao túng tâm lý dẫn dắt dư luận mà mình không biết.

Qua tìm hiểu sơ bộ em thấy ông thầy này có một số đặc điểm nổi bật:
1. Giảng dạy về Đạo Pháp
Giảng dạy một cách có hệ thống, logic, khoa học về cốt lõi của Đạo Phật là Tứ Diệu Đế gồm:
Khổ đế: Nhận diện ra vấn đề khổ của kiếp người (What)
Tập đế: Nguyên nhân - Xác định ra nguyên nhân của khổ (Why)
Đạo đế: Bát chánh đạo - Phương pháp thực hành để đạt được mục tiêu (How)
Diệt đế: Kết quả đạt được là 4 cấp bậc thánh quả gồm Tu-đà-hoàn, Nhị quả Tư-đà-hàm, Tam quả A-na-hàm và Tứ quả A-la-hán. Mỗi cấp bậc thánh quả này lại có tiêu chí rõ ràng (Criteria)

Trong phần phương pháp thực hiện (Bát Chánh Đạo) thì có:
Chánh kiến: HIỂU CHO ĐÚNG về các sự vật và hiện tượng. Quan điểm cho đúng, muốn vậy phải có hiểu biết về đạo lý và cuộc đời.
Chánh tư duy: Suy nghĩ, suy ngẫm ĐÚNG về các đạo lý, sự vật và hiện tượng.
Chánh ngữ: Lời nói ra cho ĐÚNG. Đem lại giá trị cho mọi người.
Chánh Nghiệp: Làm những việc đúng đem lại giá trị cho mình và cho người, giảm đa. Giá trị nhất là giáo dục, trong giáo dục thì giá trị nhất là Chánh Pháp của Đức Phật mà cụ thể là Bát Chánh Đạo để người ta biết cuộc đời vui ít khổ nhiều và con đường thoát khổ.
Chánh Mạng: Nghề nghiệp sinh kế, những công việc làm ăn, sản xuất kinh doanh…tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và những người khác.
Chánh tin tấn: Sau khi có phước làm nền tảng thì tập trung tinh tấn tu hành như ngồi thiền…..
Chánh niệm: Chánh niệm không sao lãng….
Chánh định: Nhập các bậc thiền định….Đạt được những đạo quả, diệt trừ được bản ngã để thấy được vô minh, đạt giác ngộ......

2. Giảng dạy chi tiết, tỉ mỉ, rõ ràng và khoa học về thiền học, hơi thở, khí công, cơ chế khí lực trong cơ thể… giúp chúng ta hiểu các nguyên lý có cơ thể khỏe mạnh để thực hành thiền cho đúng.

3. Giảng dạy về lịch sử dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, đoàn kết dân tộc. Nhấn mạnh việc bảo vệ tổ quốc, bảo vệ Đạo Pháp, bảo vệ văn hóa dân tộc....

4. Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lịch sử, xây dựng tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc như khóa tu tập hè cho thanh thiếu nhi, lễ cầu quốc thái dân an. Là chùa đầu tiên tổ chức khóa tu mùa hè từ năm 1997, chùa Phật Quang vẫn đều đặn duy trì khóa tu hơn 20 năm qua.

5. Trong những bài giảng ông thầy này luôn dạy ba nền tảng đạo đức căn bản là: Tôn Kính Phật tuyệt đối, huân tập tâm từ bi vô lượng và luôn giữ tâm khiêm hạ đến tột cùng, kiềm thúc giữ mình không được kiêu mạn, luôn hướng về vô ngã. Cái này rất khó vì chúng ta ai cúng thấy mình ngon.
Và vô số những hoạt động khác như bảo vệ môi trường, nhặt rác…..

Một con người như vậy mà chịu bao nhiêu những làn sóng dư luận công kích…..nói xấu, xuyên tạc….mới thấy xã hội Việt Nam mình thật đáng sợ.

Ngoại trừ những người đã có chủ tâm, định kiến công kích người khác mặc dù mình chẳng hiểu gì và chỉ căn cứ và những thông tin mà mình được cho biết.

Trên cõi mạng OF này cũng còn có nhiều CCCM là những người từng trải, kinh nghiệm sống nhiều, khôn ngoan và minh triết…..nên em xin chia sẻ vài thông tin để mọi người tìm hiểu về ông thầy này, trước khi có suy nghĩ, kết luận và bài học cho mình.
Điều quan trọng nhất là mình học được cái gì hay cho mình không và không nên bị cuốn vào những chuyện thị phi này.

Em thấy đáng tiếc là trên kênh Youtube Pháp Quang Sen Hồng của ông thầy này đã không còn thấy những bài giảng về Tứ Diệu Đế, thiền học..... ai biết có nguồn thông tin chính thống nào khác của chùa này thì thông tin cho em xin.

Cảm ơn cccm đã xem.
Đọc cái bài văn mẫu bảo vệ khầy này em vào còm mấy câu.
Theo văn mẫu này thì có vẻ như khầy wang là bậc chân tu, cống hiến hết mình cho Phật pháp. Tuy nhiên em có nghe full 1 số bái khầy giảng để xem có đúng là thiên hạ đổ tiếng ác cho khầy không.

Trước tiên em nói cái bài giảng khầy sửa giới luật từ không tà đâm thành không phản bội. Mở đầu khầy cái cắm tình yêu nước, kính Phật, trung thành với tổ quốc nghe khí khái lắm rồi vòng vo tam quốc đến cuối cùng là phải trung thành với khầy, khầy còn to hơn cả cha mẹ, đứa nào mà phản khầy thì không bằng con tró.
Khầy bảo không bao giờ kêu gọi cúng dường trực tiếp. Cái này đúng, nhưng các bài giảng về nhân quả bài nào cũng giông giống ở việc mở đầu là vòng vo tam quốc sống tốt sống đẹp v.v.... nghe cảm động rơi nước mắt nhưng chốt cuối cùng là cúng dường nhiều thì được phước báu lớn. Khầy gợi ý khéo thế thì đệ tử đứa nào chằng tự nguyện móc ví cúng khầy. Ví dụ điển hình là câu chuyện khầy kể phật tử đi rút tiền cúng khầy thì bị kẹt thẻ ATM ở cây, rồi được chư thiên hộ pháp lấy hộ thẻ bỏ vào túi, lí do là phật tử này được phước báu lớn do đã từng cúng dường nhiều :))

Khầy còn nhiều bài giảng vi diệu lắm :)),
em liệt kê sơ sơ vậy đã, bác Emxc xem còn thiếu gì bổ sung giúp em.
 

Hổ Con

Xe tăng
Biển số
OF-4244
Ngày cấp bằng
14/4/07
Số km
1,897
Động cơ
1,566,574 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Cụ phân tích rõ cho em hiểu được không?
Em chưa rõ việc quỳ gối trước một đại diện của Tôn giáo được coi là biểu hiện của thiếu giáo dục là như thế nào.
Ha ha ! Đấy là lễ tri ân của học trò "cuang" với các thầy cô giáo trường "lật" tại quán nhậu. Nhưng đến nơi đứa thầy giáo lại quỳ mọp xuống tặng hoa - nhận hoa tg trò mà cụ thấy là. bình thường. Nếu quỳ ở chùa thì không ai nói vì lúc đó là phật tử quỳ trước thầy chùa nhà họ, kệ họ.
E ngứa mồm biên vài dòng cho đỡ chán, còn cái Tôn Sư Trọng Đạo của cụ mà cụ về dạy con cụ thế thì phúc 70 đời.
 
Chỉnh sửa cuối:

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,742
Động cơ
397,255 Mã lực
Các thầy cô Tôn Sư ( Chân Quang) Trọng Đạo (Phật) y lời cụ nói, cụ còn chê gì nữa.
Không phải tự nhiên người tu hành đến trình nào đó được gọi là Sư, với nghĩa là Thầy, và Phật giáo được gọi là Đạo Phật.
Trong văn hóa Việt nam, Sư và Đạo tồn tại cả ngàn năm rồi.
Các thầy cô Tôn Sư ( Chân Quang) Trọng Đạo (Phật) y lời cụ nói, cụ còn chê gì nữa.
Không phải tự nhiên người tu hành đến trình nào đó được gọi là Sư, với nghĩa là Thầy, và Phật giáo được gọi là Đạo Phật.
Trong văn hóa Việt nam, Sư và Đạo tồn tại cả ngàn năm rồi.
1000000919.jpg

1000000920.jpg

Tôi rất kiên nhẫn với anh bằng cả sự tôn trọng.
Cũng mong anh tự trọng khi chia sẻ tư duy và kiến thức.
Đùa nhiều quá hoá rồ a ạ.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,820
Động cơ
837,760 Mã lực
Các thầy cô Tôn Sư ( Chân Quang) Trọng Đạo (Phật) y lời cụ nói, cụ còn chê gì nữa.
Không phải tự nhiên người tu hành đến trình nào đó được gọi là Sư, với nghĩa là Thầy, và Phật giáo được gọi là Đạo Phật.
Trong văn hóa Việt nam, Sư và Đạo tồn tại cả ngàn năm rồi.
Em nghĩ cụ đang đùa cho vui thôi, quỳ trong các nghi lễ tôn giáo, trong các cơ sở tôn giáo bản chất nó khác với quỳ ở những nơi khác và không phải trong một nghi lễ tôn giáo nào đó. Nếu ai không phân biệt được cứ thấy sư là quỳ thì cần phải xem lại kiến thức của mình.
 

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Em nghĩ cụ đang đùa cho vui thôi, quỳ trong các nghi lễ tôn giáo, trong các cơ sở tôn giáo bản chất nó khác với quỳ ở những nơi khác và không phải trong một nghi lễ tôn giáo nào đó. Nếu ai không phân biệt được cứ thấy sư là quỳ thì cần phải xem lại kiến thức của mình.
Thế mới bị chúng nó bịp.
Tiền không dám ăn tiêu cho kiếp này mà cun cút cúng giường cho kiếp sau sung sướng.
Khầy thì nhận tiền cúng giường ăn chơi phè phỡn cho béo mầm cái thân đã, kiếp sau kệ mẹ, Kkkkk
Thông minh thế còn thông minh thế nào nữa, Kkkkk
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,220
Động cơ
868,503 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Thế mới bị chúng nó bịp.
Tiền không dám ăn tiêu cho kiếp này mà cun cút cúng giường cho kiếp sau sung sướng.
Khầy thì nhận tiền cúng giường ăn chơi phè phỡn cho béo mầm cái thân đã, kiếp sau kệ mẹ, Kkkkk
Thông minh thế còn thông minh thế nào nữa, Kkkkk
Khầy nhận tiền cúng giường ăn chơi phè phỡn vì kiếp trước khầy cúng giường cho khầy khác ăn chơi rồi. Nhân quả là đó chứ đâu.
1000000919.jpg

1000000920.jpg

Tôi rất kiên nhẫn với anh bằng cả sự tôn trọng.
Cũng mong anh tự trọng khi chia sẻ tư duy và kiến thức.
Đùa nhiều quá hoá rồ a ạ.
Em chả đùa. Từ điển của cụ càng chứng minh được tôn "sư" là tôn "ngưòi tu hành đạo Phật ở chùa". Ảnh đúng luôn câu em nói. Còn ảnh từ điển của cụ bảo kiến thức em rồ dại ra sao rất mong cụ chỉ điểm.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,184
Động cơ
479,495 Mã lực
Quản lý thuộc quyền Nhà nước, còn Giáo hội vốn không tự có chức năng ấy. Ở cổng chùa Quán Sứ có đôi câu đối
"Cửa Thiền chung bốn bể một nhà mượn cảnh tu thân quý tiện hiền ngu bình đẳng
Hội Phật đủ mười phương bảy chúng đóng bè tập phúc thân sơ viễn cận tự do "

Giáo hội chỉ là nơi sinh hoạt chung của những người tu hành về mặt chuyên môn kinh luật luận. Nếu có những anh trá hình những anh cơ hội lợi dụng như những con ve con rận ký sinh trên thân con voi thì tự lòi ra, tự phải chịu hậu quả. Nhà chùa vốn có phép hỉ xả bố thí, như công án tượng Phật bố thí mắt ngọc trong truyền thống Đại thừa hay như ví dụ về bát muối và đại dương. Cơ bản là không chấp.
Có đấy anh ạ, cụ thể là trách nhiệm của Hội đồng trị sự:
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
14,682
Động cơ
344,694 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Bộ gd làm việc với trường DHl HN thế nào rồi mà chưa thấy thông tin báo chí nhỉ?
Hay nó cũng khoai như cái đề tài nghiên cứu của anh trọc
Em e khó đấy. Muốn xử lý vấn đề này nghiêm túc phải đảm bảo không có bác to to nào ngày đêm lo cho dân cho nước mà vẫn hoàn thành xuất sắc luận văn tiến sĩ Luật khoa ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Khầy nhận tiền cúng giường ăn chơi phè phỡn vì kiếp trước khầy cúng giường cho khầy khác ăn chơi rồi. Nhân quả là đó chứ đâu.

Em chả đùa. Từ điển của cụ càng chứng minh được tôn "sư" là tôn "ngưòi tu hành đạo Phật ở chùa". Ảnh đúng luôn câu em nói. Còn ảnh từ điển của cụ bảo kiến thức em rồ dại ra sao rất mong cụ chỉ điểm.
Chỗ nào ghi tôn " sư" là tôn "người tu hành đạo Phật ở chùa" vậy?
Chỗ nào?
 

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
362
Động cơ
274,649 Mã lực
Khầy nhận tiền cúng giường ăn chơi phè phỡn vì kiếp trước khầy cúng giường cho khầy khác ăn chơi rồi. Nhân quả là đó chứ đâu.

Em chả đùa. Từ điển của cụ càng chứng minh được tôn "sư" là tôn "ngưòi tu hành đạo Phật ở chùa". Ảnh đúng luôn câu em nói. Còn ảnh từ điển của cụ bảo kiến thức em rồ dại ra sao rất mong cụ chỉ điểm.
Mạn phép cụ, tôn sư trọng đạo là câu nói dịch từ tiếng Hán qua. Trong tiếng Hán thì sư có nghĩ là người có chuyên môn, thầy giáo, nên tôn sư thường được hiểu là tôn trọng thầy giáo. Tiếng Hán ko dùng sư để chỉ sư sãi như tiếng Việt, họ thường dùng chữ tu sĩ, hòa thượng. Còn đạo là từ có nghĩa rộng, ko chỉ dùng cho đạo Phật. Em chỉ biết qua chữ Hán nên cũng ko dám nói là đúng 100%, để các cụ rành tiếng vào nói thêm.

Trong tiếng Việt đúng là ta dùng chữ sư sãi và người dân, hoặc ít nhất là Phật tử, cũng có thói quen gọi sư là thầy để thể hiện sự tôn trọng. Tuy nhiên hiểu tôn sư trọng đạo là tôn trọng sư sãi và trọng đạo Phật thì nó quá hẹp và khiên cưỡng.
 

langriser

Xì hơi lốp
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
690
Động cơ
578,892 Mã lực
Em chả đùa. Từ điển của cụ càng chứng minh được tôn "sư" là tôn "ngưòi tu hành đạo Phật ở chùa".
Bác ra hỏi mấy đứa con nít xem thử "Tôn sư trọng đạo" có phải được dạy là tôn "ngưòi tu hành đạo Phật ở chùa" không ?
 

emdeplam

Xe tăng
Biển số
OF-435103
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
1,138
Động cơ
246,835 Mã lực
Tuổi
29
Khầy nhận tiền cúng giường ăn chơi phè phỡn vì kiếp trước khầy cúng giường cho khầy khác ăn chơi rồi. Nhân quả là đó chứ đâu.

Em chả đùa. Từ điển của cụ càng chứng minh được tôn "sư" là tôn "ngưòi tu hành đạo Phật ở chùa". Ảnh đúng luôn câu em nói. Còn ảnh từ điển của cụ bảo kiến thức em rồ dại ra sao rất mong cụ chỉ điểm.
Thế "Tầm Sư Học Đạo" cũng là đi kiếm thầy chùa về nghe tụng kinh à ?
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,331
Động cơ
1,012,892 Mã lực
Các thầy cô Tôn Sư ( Chân Quang) Trọng Đạo (Phật) y lời cụ nói, cụ còn chê gì nữa.
Không phải tự nhiên người tu hành đến trình nào đó được gọi là Sư, với nghĩa là Thầy, và Phật giáo được gọi là Đạo Phật.
Trong văn hóa Việt nam, Sư và Đạo tồn tại cả ngàn năm rồi.
Luyên tha luyên thuyên.
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,503
Động cơ
887,429 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mạn phép cụ, tôn sư trọng đạo là câu nói dịch từ tiếng Hán qua. Trong tiếng Hán thì sư có nghĩ là người có chuyên môn, thầy giáo, nên tôn sư thường được hiểu là tôn trọng thầy giáo. Tiếng Hán ko dùng sư để chỉ sư sãi như tiếng Việt, họ thường dùng chữ tu sĩ, hòa thượng. Còn đạo là từ có nghĩa rộng, ko chỉ dùng cho đạo Phật. Em chỉ biết qua chữ Hán nên cũng ko dám nói là đúng 100%, để các cụ rành tiếng vào nói thêm.

Trong tiếng Việt đúng là ta dùng chữ sư sãi và người dân, hoặc ít nhất là Phật tử, cũng có thói quen gọi sư là thầy để thể hiện sự tôn trọng. Tuy nhiên hiểu tôn sư trọng đạo là tôn trọng sư sãi và trọng đạo Phật thì nó quá hẹp và khiên cưỡng.
Giải thích "tôn sư trọng đạo" dưới đây có lẽ tương đối đầy đủ và có nguồn gốc.

Trở lại với thành ngữ TÔN SƯ TRONG ĐẠO 尊師重道, thành ngữ nầy có xuất xứ từ 後漢書·孔僖傳:“臣聞明王聖主,莫不尊師重道。” Hậu Hán Thư. Khổng Hi Truyện: "Thần văn minh vương thánh chúa, mạc bất tôn sư trọng đạo"(Thần nghe nói rằng những bậc minh vương thánh chúa, không ai là không Tôn Sư Trọng Đạo cả!). Vậy TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là gì?

Trước tiên ta thấy thành ngữ nầy được thành lập bởi 2 Động từ là TÔN và TRỌNG, hợp cùng với 2 Danh từ làm Túc từ là SƯ và ĐẠO. Cho nên nghĩa đã khá rõ ràng rồi:
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là "Tôn kính người thầy đã dạy ta học, và Trân trọng cái đạo lí mà thầy đã dạy cho ta". ĐẠO LÝ ở đây bao gồm cả Kiến Thức, Đạo Đức và cả Đạo Nghĩa làm người nữa!

Một điều cần đề cập nữa là: Muốn cho người học trò biết Tôn Sư Trọng Đạo, thì Ông thầy phải cho ra thầy, phải sống mẫu mực và phải biết Tôn Sư Trọng Đạo trước đã, nghĩa là phải Dĩ Thân Tác Tắc 以身作則, tức là phải lấy bản thân mình làm gương cho học trò noi theo. Cái nếp sống mẫu mực của người thầy gọi là nếp sống Sư Phạm đó vậy!

Đỗ Chiêu Đức

CCCM muốn xem giải thích chữ hán đầy đủ hơn thì xem cả bài viết:

 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,970
Động cơ
2,048,366 Mã lực
Mạn phép cụ, tôn sư trọng đạo là câu nói dịch từ tiếng Hán qua. Trong tiếng Hán thì sư có nghĩ là người có chuyên môn, thầy giáo, nên tôn sư thường được hiểu là tôn trọng thầy giáo. Tiếng Hán ko dùng sư để chỉ sư sãi như tiếng Việt, họ thường dùng chữ tu sĩ, hòa thượng. Còn đạo là từ có nghĩa rộng, ko chỉ dùng cho đạo Phật. Em chỉ biết qua chữ Hán nên cũng ko dám nói là đúng 100%, để các cụ rành tiếng vào nói thêm.

Trong tiếng Việt đúng là ta dùng chữ sư sãi và người dân, hoặc ít nhất là Phật tử, cũng có thói quen gọi sư là thầy để thể hiện sự tôn trọng. Tuy nhiên hiểu tôn sư trọng đạo là tôn trọng sư sãi và trọng đạo Phật thì nó quá hẹp và khiên cưỡng.
Bác ra hỏi mấy đứa con nít xem thử "Tôn sư trọng đạo" có phải được dạy là tôn "ngưòi tu hành đạo Phật ở chùa" không ?
Các cụ bị tay đấy nó dắt đi chỗ khác r, chệch hướng của Thớt đề nghị lái đúng hướng nội dung của Thớt. :D tay đấy cứ giả vờ lơ nga lơ ngơ khách quan, tìm hiểu kiến thức phổ thông :)).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top