- Biển số
- OF-196395
- Ngày cấp bằng
- 30/5/13
- Số km
- 223
- Động cơ
- 328,530 Mã lực
cám ơn cụ đã chia sẻ kinh nghiệm cho những tay lái mới nha!
em là em ứ hiều mấy về hướng dẫn của cụ...Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ khủng khiếp làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:
1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.
2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.
3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật nhanh, nhạy khi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.
4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng tổng hợp cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.
5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua tay áo): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.
6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà.
(Theo A.T.G.T)
Cũng không hẳn cụ ạ,vấn đề là làm chủ tốc độ thôi,chủ động điều chỉnh số.Em lên số nào thì xuống số âý 1-2
Leo dốc Đào Tấn vào giờ cao điểm là phải luyện, tay nghề phải ngon ngon một chút. Một đứa bạn em nhà gần đó kể: kêu taxi đi về nhà, phải qua dốc ĐT, chú taxi tới gần dốc thì bảo khách xuống đi xe khác với lý do: tắc đường, leo dốc không nổi !! Đứa bạn cáu quá bảo: chú cứ đi đi, phải đi rồi mới học được. Thế rồi cũng qua được và mồ hôi ướt đầm lưng áo. !. Tóm lại là phải luyện và luyện mà thôi.Các cụ cho hỏi 2 trường hợp hay gặp nhất khi giờ cao điểm ạ :
Như leo dốc Đào Tấn giờ cao điểm đấy ạ. Tắc đường kinh khủng, phanh liên tục. mà depart ngang dốc hoài sao được. Nhà cháu thấy khó quá không dám đi luôn ạ.
Với khi xuống dốc thì xe có bao giờ bị chết máy không ạ. vì nhiều khi đi số thấp, xuống dốc cháu thấy tốc độ rất thấp rồi, nhưng lại sợ chết máy nên cũng hay mớm nhẹ chân côn ạ
À. Còn 1 cái nữa ạ. Dốc cua tay áo là sao ạ?? 1 dốc xoắn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều thì cái nào là đúng ạ?? Theo chiều nào thì cũng đi sát bên phải ạ ???
Thế nên nhiều khả năng là vỡ hộp số + đứt trục cát đăng = nguy hiểm hơn.Các bác cho em hỏi lại khúc này với, tắt máy mà còn số và không đạp côn thì xe giật đùng đùng chứ các bác. *-) *-) :^) :^)
Đúng là đi đường dốc như đường ĐT mà trong giờ cao điểm thì không ai sử dụng phanh tay để dừng xe, mà thường là dùng phanh chân. Vì vậy phải phối hợp côn ga tốt mới lên được dốc mà không bị chết máy ( cái này phải luyện nhiều mới làm được ). Cụ thử cách này xem sao nhé?Các cụ cho hỏi 2 trường hợp hay gặp nhất khi giờ cao điểm ạ :
Như leo dốc Đào Tấn giờ cao điểm đấy ạ. Tắc đường kinh khủng, phanh liên tục. mà depart ngang dốc hoài sao được. Nhà cháu thấy khó quá không dám đi luôn ạ.
Với khi xuống dốc thì xe có bao giờ bị chết máy không ạ. vì nhiều khi đi số thấp, xuống dốc cháu thấy tốc độ rất thấp rồi, nhưng lại sợ chết máy nên cũng hay mớm nhẹ chân côn ạ
À. Còn 1 cái nữa ạ. Dốc cua tay áo là sao ạ?? 1 dốc xoắn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều thì cái nào là đúng ạ?? Theo chiều nào thì cũng đi sát bên phải ạ ???
Phương án của Cụ thì đúng rồi ! tuy nhiên còn phải bổ sung thêm là số phải để ở số 1, nếu không Cụ đề pa giỏi đến mấy cũng sẽ bị chết máy đấy !Đúng là đi đường dốc như đường ĐT mà trong giờ cao điểm thì không ai sử dụng phanh tay để dừng xe, mà thường là dùng phanh chân. Vì vậy phải phối hợp côn ga tốt mới lên được dốc mà không bị chết máy ( cái này phải luyện nhiều mới làm được ). Cụ thử cách này xem sao nhé?
- Nhả ( nới ) bàn đạp côn đến điểm tiếp giáp ( côn vừa bám tới nghe tiếng máy hơi lịm đi hoặc thấy xe hơi bị rung ) thì giữ chân côn lại, nhanh chóng chuyển chân phải từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga ( đặt gót chân giữa bàn đạp phanh và ga để chuyển cho nhanh), ga nhẹ đồng thời nới nhẹ bàn đạp côn thêm khoảng 0,5cm cho xe từ từ nhích lên phía trước. Chú ý, khi điều khiển côn ga nhiều hay ít phụ thuộc vào tải, sức kéo của động cơ, độ dốc.
Nếu cụ thấy được thì mời Vodka nhé
không được đạp côn và cắt côn là 2 hành động trái ngược nhau bác ah"Théc méc" tý ở mấy chỗ bôi đậm:
1/ Thả côn được hiểu là không được đạp côn, cắt côn bác nhẩy. Đang xuống dốc mà cắt côn thì xe lao ầm ầm.
2/ Kinh nghiệm thực tế khi vào cua tay áo thì nên đi đúng phần đường. Nếu bám sát vào lề phải rất hay bị trơn trượt bởi sỏi nhỏ (hàng ngày xe chạy qua sẽ dồn sỏi nhỏ vào ven đường) -> mất lái -> trượt ra ngoài luôn.