[Funland] Thảo luận về Nước Nga

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,048
Động cơ
317,708 Mã lực
Nokia cũng từng là một đế chế tưởng chừng là không thể gục ngã, nhưng rồi nó vẫn gục ngã như thường. Không có gì là vĩnh cửu đâu cụ ạ.
Thực ra Nokia nó chỉ chết mảng điện thoại di động thôi. Còn hệ thống mạng lõi nó vẫn sống nhăn răng đấy cụ. Cái đấy cũng là phần công nghệ lõi nên khó chết lắm :D
Ông Táo thì chủ yếu sống bằng tâm lý người dùng, khi người dùng mà chán ông Táo thì có thể chuyển qua thằng khác và ông Táo nguy cơ tèo rất cao. Còn phần lõi mạng viễn thông như ông Nokia thì không được phép chán, vì chán là người dùng tèo :))
Cũng như Huawei, có thể chết mảng điện thoại, nhưng hệ thống lõi của 5G của nó thì khó chết lắm, bởi vì nó tham gia vào bộ tiêu chuẩn 5G của toàn cầu rồi, không phải của riêng HW nữa!
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Các cụ có theo dõi Army game 2020 Nga tổ chức này không, đang bắt đầu thi đấu đấy. VN cũng tham gia 11 môn.

Em hóng xem vòng "đối đầu" khi đội Việt nam vs với đội Trung quốc xem ai bắn trúng trước. Các bạn Nga đứng ngoài vỗ tay vang trời.
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Nga đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm radar quang tử để tìm kiếm mục tiêu tàng hình.
ROFAR - Công nghệ mới sẽ làm giảm kích thước của radar đường không của máy bay và tàu, cũng như tăng độ chính xác và phạm vi phát hiện các mục tiêu tàng hình.
"Dựa trên kết quả thử nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả cho phép chúng tôi nói về triển vọng sử dụng ROFAR như một phần của công nghệ hàng hải, hàng không và vũ trụ mới nhất, bao gồm cả trong các tổ hợp khảo sát radar "

Ông cũng nhấn mạnh rằng công nghệ mới sẽ cho phép tích hợp bộ thu phát sóng vào da tàu, máy bay hoặc vệ tinh, cũng như tăng trường quan sát của radar. Cũng cần phải nói rằng ROFAR được tạo ra trên cơ sở nền tảng thành phần trong nước .

Nhớ lại rằng các báo cáo đầu tiên về sự phát triển của một trạm radar mới về cơ bản dựa trên công nghệ quang tử vô tuyến đã xuất hiện vào năm 2018.

"Trên màn hình radar, không phải dấu mục tiêu sẽ xuất hiện, mà là hình ảnh của nó, điều mà radar cổ điển không thể đạt được. Nghĩa là, người điều khiển, thay vì điểm sáng thông thường, sẽ nhìn thấy những gì thực sự đang bay - một chiếc máy bay, tên lửa, đàn chim hay thiên thạch , thậm chí cách xa hàng nghìn km từ radar."
https://yandex.ru/video/touch/preview/?filmId=11240635323389740344&url=http://frontend.vh.yandex.ru/player/13303792889025353649&text=В России завершены испытания фотонного радара для поиска стелс-целей / Новости от...&path=sharelink
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Thực ra Nokia nó chỉ chết mảng điện thoại di động thôi. Còn hệ thống mạng lõi nó vẫn sống nhăn răng đấy cụ. Cái đấy cũng là phần công nghệ lõi nên khó chết lắm :D
Ông Táo thì chủ yếu sống bằng tâm lý người dùng, khi người dùng mà chán ông Táo thì có thể chuyển qua thằng khác và ông Táo nguy cơ tèo rất cao. Còn phần lõi mạng viễn thông như ông Nokia thì không được phép chán, vì chán là người dùng tèo :))
Cũng như Huawei, có thể chết mảng điện thoại, nhưng hệ thống lõi của 5G của nó thì khó chết lắm, bởi vì nó tham gia vào bộ tiêu chuẩn 5G của toàn cầu rồi, không phải của riêng HW nữa!
Vấn đề là Huawei chỉ nắm được công nghệ mạng 5G, còn chế tạo thiết bị sử dụng cho nó thì lại là 1 công nghệ hoàn toàn khác mà cả TQ hiện nay không nắm được, vì thế nên Mỹ sử dụng cái này để đánh.
Chiến luợc của TQ đó là, nếu TQ được xây dựng mang 5G theo công nghệ của mình trên khắp thế giới, thì Mỹ cũng có lợi lớn, vì Mỹ và các nước phương Tây bán được thiết bị, nhưng con bài cầm trịch ở đây là TQ. Mỹ hưởng lợi nhưng chỉ là ăn theo. Đây là điều Mỹ không chấp nhận. Hơn nữa, theo thời gian, nếu chiến lược made in China 2025 của TQ thành công, TQ nắm được công nghệ va hệ thống sản xuất thiết bị cho mạng 5G của mình, thì vai trò của Mỹ càng thấp hơn nữa. Thậm chí TQ dần chả cần Mỹ. Cái này cũng đúng với cả các lĩnh vực khác.
Đây chính là điều tôi nói, nếu thế giới cứ phát triển theo kiểu như cũ, thì Mỹ dần dần sẽ bị rút ruột, nên Mỹ phải đánh ngay khi TQ chưa nắm được hết công nghệ, nhưng đánh thì lại đau, nên mới ngần ngừ, dù cái đau này chỉ là tiền bạc

Trái lại, Nga không làm hại Mỹ theo kiểu đó, nhưng k đem lại nhiều lợi ích tức thời về kinh tế như TQ, nên mới ăn đòn

Ý của Mỹ bây giờ là Huawei không được xây mạng 5G nữa, mà chỉ dừng lại ở việc R/D và tham gia bán bằng sáng chế kiếm tiền thôi, tức là bán chất xám kiếm ăn ấy. Giống như các hãng của Nga làm R/D, thiết kế, cho hãng Mỹ để kiếm tiền, tham gia phát triển các lõi core sản phẩm cho Mỹ để kiếm tiền mà tôi đã post.
Các hãng Mỹ chưa từng làm thế này với TQ, nhưng vì 5G TQ đã đi trước Mỹ, nên Mỹ phải chấp nhận chuyện này, trong linh vuc nay. Có điều bán chất xám kiếm tiền thì không thể có quyền lực được
 
Chỉnh sửa cuối:

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Vấn đề là Huawei chỉ nắm được công nghệ mạng 5G, còn chế tạo thiết bị sử dụng cho nó thì lại là 1 công nghệ hoàn toàn khác mà cả TQ hiện nay không nắm được, vì thế nên Mỹ sử dụng cái này để đánh.
Chiến luợc của TQ đó là, nếu TQ được xây dựng mang 5G theo công nghệ của mình trên khắp thế giới, thì Mỹ cũng có lợi lớn, vì Mỹ và các nước phương Tây bán được thiết bị, nhưng con bài cầm trịch ở đây là TQ. Mỹ hưởng lợi nhưng chỉ là ăn theo. Đây là điều Mỹ không chấp nhận. Hơn nữa, theo thời gian, nếu chiến lược made in 2025 của TQ thành công, TQ nắm được công nghệ va hệ thống sản xuất thiết bị cho mạng 5G của mình, thì vai trò của Mỹ càng thấp hơn nữa. Thậm chí TQ dần chả cần Mỹ. Cái này cũng đúng với cả các lĩnh vực khác.
Đây chính là điều tôi nói, nếu thế giới cứ phát triển theo kiểu như cũ, thì Mỹ dần dần sẽ bị rút ruột, nên Mỹ phải đánh ngay khi TQ chưa nắm được hết công nghệ, nhưng đánh thì lại đau, nên mới ngần ngừ, dù cái đau này chỉ là tiền bạc

Trái lại, Nga không làm hại Mỹ theo kiểu đó, nhưng k đem lại nhiều lợi ích tức thời về kinh tế như TQ, nên mới ăn đòn

Ý của Mỹ bây giờ là Huawei không được xây mạng 5G nữa, mà chỉ dừng lại ở việc R/D và tham gia bán bằng sáng chế kiếm tiền thôi, tức là bán chất xám kiếm ăn ấy. Giống như các hãng của Nga làm R/D, thiết kế, cho hãng Mỹ để kiếm tiền, tham gia phát triển các lõi core sản phẩm cho Mỹ để kiếm tiền mà tôi đã post.
Các hãng Mỹ chưa từng làm thế này với TQ, nhưng vì 5G TQ đã đi trước Mỹ, nên Mỹ phải chấp nhận chuyện này, trong linh vuc nay. Có điều bán chất xám kiếm tiền thì không thể có quyền lực được
Hôm trước tôi vừa đọc ở đâu đó, thì theo thử nghiệm mới nhất, tốc độ mạng 5G của Mỹ là chậm nhất so với tất cả các hãng còn lại, chỉ nhanh hơn 4G có 1 tẹo. Mỹ bị tụt hậu so với các nước khác về mảng 5G này rồi.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Nhân vụ khủng hoảng Belarus, cũng nói thêm chút. Tuy nền quốc phòng Belarus không có ảnh hưởng nhiều đến nền quốc phòng Nga như Ukraine, nhưng cũng có 1 số. Nổi bật nhất chính là Nhà máy Máy kéo bánh lốp Minsk (MZKT) chuyên sản xuất các khung gầm xe cho các hệ thống tên lửa với các bệ phóng cơ động.
Nga nhiều lần tỏ ý muốn mua một nửa cổ phần công ty này, nhưng Belarus không chịu, vì nó tạo nên giá trị của họ với Nga.
Trong chương trình thay thế nhập khẩu, hiện nhà máy ô tô Bryansk (BAZ) sẽ nhận nhiệm vụ chế tạo khung gầm cho các hệ thống tên lửa phòng không hiện có như "Triumph" (S-400) và trong tương lai là "Prometheus" (S-500).
Cái này có vẻ tiến triển tốt, nhưng nhà máy KamAZ, nhà máy sản xuất ô tô Kazan-ND chịu trách nhiệm chế tạo khung gầm cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga thì có vẻ chưa tiến triển được mấy.
Các bác ở Nga có tin gì về tiến độ thì báo cho biết nhé


Có một vài nhận xét sau khi xem về các công ty nằm trong danh sách các công ty chiến lược của Nga. Các bác ở Nga hoặc hiểu về Nga có thể tư vấn thêm.

- Chiến lược thay thế nhập khẩu, để đảm bảo an ninh kinh tế về lâu dài đã có ở Nga từ trước, chứ không phải chỉ tung ra sau khi có khủng hoảng Ukraine.
Ví dụ tập đoàn tôi nói dưới đây, thành lập năm 2013, trước khi có khủng hoảng Ukraine, với nhiệm vụ lâu dài là tiếp tục đảm bảo lâu dài và tăng cường hơn nữa tính độc lập về công nghệ Nga.
Trước đó, Nga cũng đã có nhiều chương trình cho mục tiêu này, ví dụ chế tạo tên lửa Angara từ trước năm 2000 để đảm bảo sự độc lập của ngành tên lửa vũ trụ Nga. Tên lửa này 100% linh kiện nội địa Nga, mà không có tí linh kiện Ukraine nào. Dĩ nhiên, tên lủa này tạo ra không chỉ vì mục tiêu đó, mà còn là một mô hình hoàn toàn mới, tên lửa dùng nhiên liệu sạch, và thiết kế URM (universal missile modules) khiến việc tăng giảm payload dễ dàng, nhưng mục tiêu độc lập là quan trọng nhất.
hay xây mới sân bay vũ trụ Plesetsk của riêng mình để khỏi phải dùng Baikonur ở Kazakhstan. Cả việc chế tạo động cơ cho tàu, máy bay cũng thế.
Khi khủng hoảng Ukraine chỉ là cái cớ để chính thức hóa công bố thôi

- Qua topic trước và topic này, có thể thấy các công ty của Nga (trong mọi lĩnh vực nói chung, và ngành máy công cụ nói riêng) mà tung hoành thế giới, bán hàng khắp nơi toàn cầu (có những công ty vẫn giữ headoffice ở Nga nhưng có công ty thì chuyển sang đặt headoffice ở phương Tây, dù cái lõi công nghệ vẫn ở Nga), lại không được xếp vào dạng công ty chiến lược. Những công ty này giúp nước Nga hưởng nhiều lợi, nhưng nhà nước không xếp họ trong nhóm chiến lược. Dĩ nhiên điều này cũng không có gì lạ cả. Ví dụ Apple giá trị vốn hóa hơn đứt Boeing, General Electricity, Exon Mobile, lợi nhuận và độ phổ biến toàn cầu cũng hơn hẳn, nhưng nhà nước Mỹ không thể dựa vào Apple được, mà phải dựa vào các công ty kia. Apple chỉ là cái để kiếm lợi, không thể có vị thế to lớn như các công ty kia ở góc nhìn kinh tế vĩ mô, không có tính chất cấu trúc kinh tế. Dạng như Apple chỉ có ý nghĩa cho việc đầu tư, chơi cổ phiếu kiếm lời

Những công ty chiến lược được trao những nhiệm vụ cụ thể, chứ không đơn thuần là kinh doanh, và tập trung nhiều vào thị trường trong nước, với nhiệm vụ là giành lợi thế tại thị trường trong nước ở một chuyên ngành hẹp nào đó, chứ không nhắm đến mục tiêu xuất khẩu là chính. Việc xuất khẩu của những công ty này có lẽ sẽ do nhà nước quyết định chính.

- Cái này thì tôi đã nói, Nga mật độ dân thấp trên 1 lãnh thổ khổng lồ, tài nguyên nhiều kinh trong khi lại thiếu nguồn nhân lực, ảnh hưởng của thời kinh tế chỉ huy dẫn đến việc khách hàng chính của các ngành công nghiệp chế tạo nói chung, và ngành chế tạo máy công cụ nói riêng chủ yếu là ngành quốc phòng hoặc các ngành công nghiệp có tính chiến lược như hàng không, không gian, năng lượng, khai khoáng, giao thông vận tải.
Các ngành dân sự và ngành tiêu dùng Nga chưa tạo được nhiều động lực cho sự phát triển của những ngành này. Đây cũng là điều Nga cần cải thiện và có đây có lẽ cũng là 1 trong những mục tiêu mà dự án thay thế nhập khẩu của Nga hướng đến, dù họ có thể không nói ra.
Rup sụt giá khiến cho hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đắt hơn cũng là điều có lợi cho việc này.


Tiếp tục về các nhà chế tạo và dự án chiến lược xây thêm các trung tâm máy CNC (CNC machine center) của Nga.
Với khoản tiền quy đổi ra euros là khoảng 16 triệu (tôi dùng đơn vị euros chứ không dùng USD, vì tôi đọc tin qua tài liệu của Đức, bọn họ toàn tìm cách quy đổi tiền rup ra euros),
tâp đoàn Stankoprom sẽ xây thêm một trung tâm chế tạo máy CNC, chủ yếu là máy tiện và máy phay (lathes and milling machines) ở Rjasan, Nga.
Dự kiên vận hàng: cuối 2020, đầu 2021.
Có dịch Covid này không rõ có bị chậm k? Các bác ở Nga cho biết nhiều hơn về tiến độ của họ nhé

Tập đoàn Stankoprom JSC (thuộc Rostec)
Thành lập năm 2013, là một holding chịu trách nhiệm phối hợp các nhà chế tạo máy công cụ với nhau, một system integrator of the Russian machine-tool industry.
"Stankoprom" có tư cách là tổ chức đứng đầu của Tổng công ty Nhà nước "Rostec" trong lĩnh vực máy công cụ và sản xuất công cụ. Đây cũng là 1 công ty thuộc danh sách chiến lược của Nga.
Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Stankoprom là tiếp tục đảm bảo lâu dài và tăng cường hơn nữa tính độc lập về công nghệ và khả năng cạnh tranh của ngành chế tạo máy Nga thông qua việc tạo ra nhiều hơn nữa các phương tiện nội địa có tính cạnh tranh cao trong ngành sản xuất chế tạo máy.
Tập đoàn đặt mục tiêu chiến lược lâu dài hướng đến 70% thị phần máy cắt kim loại trong nước và sẽ trở thành nhà cung cấp máy công cụ duy nhất cho các doanh nghiệp quốc phòng của Liên bang Nga.
Các bác ở Nga biết nhiều hơn thì cho mình rõ hiện nay họ đã đạt đến mức nào trong mục tiêu này rồi nhé

Để đạt mục tiêu, tập đoàn bao gồm trong nó nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, các nhà chế tạo máy công cụ, chế tạo công cụ, tổng cộng khoảng 14 công ty con.

Chỉ nêu lên vài cái tên

Savelovo Machine Building Plant:
- Phát triển, sản xuất máy công cụ CNC, hiện đại hóa và phục hồi các thiết bị máy công cụ CNC cho ngành hàng không, đóng tàu, săm lốp, ô tô, chế biến gỗ và các ngành công nghiệp khác
- Sản xuất phụ tủng và linh kiện
- Sản xuất các cấu kiện, thành phần của vật liệu composite
- Dụng cụ thủy lực vạn năng.
......


Neftehimautomatika
Thành lập hơn nửa thế kỷ.
Chuyên phát triển và thực hiện các hệ thống điều khiển tự động, đo lường và tin học hóa các quy trình công nghệ và các ngành công nghiệp, sản xuất thiết bị khối, các thiết bị tự động hóa và đo lường.

Remos-PM
- Chuyên sửa chữa, hiện đại hóa và bảo trì tất cả các loại máy công cụ. Trong lĩnh vực sửa chữa máy CNC, công ty đã được công nhận là công ty dẫn đầu của khu vực Perm.
- sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn, các linh kiện cho máy công cụ.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
1) Người ta lại kể công ty này, mà k phải công ty khác, là có lý do
2) Cùng tiếp nhận 1 thông tin, nhưng những người khác nhau sẽ nhìn thấy những cái khác nhau




Lần trước có bạn hỏi tại sao quan hệ kinh tế Nga, VN không cao, dù quan hệ 2 nước tốt.
Trong đoạn trích trên, tôi đã lấy ví dụ, quan hệ kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và Nga lớn gấp nhiều lần quan hệ VN, Nga dù bọn họ chẳng phải đồng minh hay bạn bè gì, thậm chí còn mâu thuẫn ở nhiều nơi.
Bây giờ bổ sung thêm, hai nước chắc những quan hệ kinh tế về độ rộng (thể hiện qua lượng tiền và nhiều lĩnh vực), mà còn thể hiên cả ở độ sâu, đó là Nga can thiệp cả vào những ngành chiến lược, đồng thời giúp Thổ phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành hạt nhân, quân sự, năng lượng, giao thông chiến lược (ví dụ công ty xây dựng Mosmetrostroy của Nga đã trúng thầu xây dựng một đường hầm thủy lực dưới eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án ‘Melen’ được thực hiện nhằm cung cấp nước ngọt cho Istanbul)

Đã từ lâu, các nhà phân phối Thổ đã hợp tác với các nhà chế tạo Nga để bán hàng vào Thổ, và dần dần các nhà chế tạo Nga cũng sẽ mở nhà máy, xưởng sản xuất và sửa chữa ở Thổ, quá trình hợp tác cứ lên dần, giúp Thổ công nghiệp hóa đất nước

Đây là 1 ví dụ, tập đoàn thương mại, phân phối Nurzat của Thổ đã ký hợp đồng với một số nhà chế tạo máy của Nga, trong đó có các nhà chế tạo máy công cụ CNC, hay các nhà chế tạo trong các ngành chiến lược, để đưa sản phẩm của các công ty Nga vào thị trường Thổ.
Nhiều công ty Nga cũng thông qua Nurzat để đi vào thị trường Thổ Nhĩ Kỹ, nhưng chúng ta chỉ nói về 2 công ty này dưới đây:
- Tập đoàn luyện kim thép hàng đầu thế giới TMK Group của Nga trong việc chế tạo ống thép cho ngành dầu khí thế giới.
- Công ty chế tạo máy công cụ CNC và linh kiện của máy thuộc hàng lớn nhất Nga

Những gì bạn nào đó đã kể việc việc nhập máy, công ty VN thuần thì chỉ nhập máy TQ, công ty FDI thì họ nhập máy của Nhật, Thổ và 1 số nước khác lại nhập máy Nga. Mọi thứ đều có lý do cả


TMK Group OAO TMK
Công ty luyện kim ống TMK OAO của Nga là một trong top 3 nhà chế tạo và sản xuất ống thép cho ngành công nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới, vận hành 28 cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ, Nga, Canada, Romania , Oman , UAE và Kazakhstan và hai trung tâm R&D ở Nga và Hoa Kỳ.
Trụ sở chính: Moscow (Nga), Houston (Mỹ).

Các thị trường chính của TMK: Nga, Hoa Kỳ, Trung Đông , Châu Âu , Bắc Phi , Nam và Đông Nam Á , và CIS, tổng cộng hơn 80 nước.
Khách hàng: các ông trùm lớn nhất ngành dầu mỏ Nga, phương Tây, Trung Đông, Ấn Độ như Shell, Total, Rosneft, Gazprom, Transneft, Lukoil, Surgutneftegas, Occidental Petroleum, Anadarko Petroleum, Saudi Aramco, AGIP, Wintershall, ONGC, KOC, Repsol, etc.


TMK được thành lập vào năm 2001 tại Nga.
Năm 2002 TMK thành lập Nhà máy ống Volzhsky, Nhà máy ống Seversky và Nhà máy ống Sinarsky, ở Nga
Bắt đầu từ đây, TMK lan ra khắp thế giới: Nga, Trung Đông, Rumani, EU, Đức, Mỹ, Singapore.

TMK cũng mua luôn cả Viện Nghiên cứu Nga về Công nghiệp Ống và Ống (RosNITI), viện nghiên cứu ngành ống lớn nhất của Nga (Russian Research Institute for the Tube and Pipe Industries - RosNITI), để thực hiện nghiên cứu R/D
Công ty có 2 trung tâm R/D: một ở Nga và một cái được được mở ở Texas năm 2012

Các cơ sở sản xuất:
Phần lớn nằm ở Nga (TMK Russian Division) với nhà máy ống và luyện kim và Mỹ (TMK American Division). Còn lại nằm ở các khu vực ước khác trên thế giới (TMK Middle East Division, TMP Europe Division (TMK-Artrom, TMK-Resita))

65% cổ phần của TMK được kiểm soát bởi Dmitry Pumpyansky, một trong những người sáng lập và chủ tịch hội đồng quản trị của công ty . Có 34,76% được lưu hành tự do, trong đó có 29% dưới dạng GDR. Cổ phiếu của công ty được giao dịch trên LSE và Sở giao dịch chứng khoán Moscow [4] .



STAN (CTAH) Limited Company, một trong những nhà chế tạo máy công cụ CNC và linh kiện máy lớn nhất của Nga
STAN và công ty Nurzat đã ký Thỏa thuận hợp tác trong Triển lãm "Công nghiệp gia công kim loại-2017" tại Moscow, để đưa máy CNC của công ty Nga vào Thổ.
Được thành lập vào năm 2012, là một trong những công ty lớn nhất của Nga trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo thiết bị máy công cụ (CNC và manual), linh kiện máy, công cụ bổ sung và các phụ kiện cho máy.
Công ty cũng chế tạo cả các thiết bị điện hóa (Electrochemical equipment)
Danh sách sản phẩm xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua hãng phân phối Nurzat

Công ty có 7 cơ sở sản xuất ở nước Nga
Khách hàng: các công ty sản xuất máy bay, công nghiệp không gian, tên lửa, năng lượng, đường sắt, đóng tàu, các công ty dầu khí, luyện kim, etc.
STAN có hơn 50% thị phần của máy gia công kim loại (metalworking machines) ở Nga.
Công ty đầu tư vào R/D, hợp tác với các trường đại học để nghiên cứu khoa học, xuất bản kết quả nghiên cứu khoa học, và sử dụng nó để chế tạo ra sản phẩm
Ở bài post trước có nói về công ty STAN, bây giờ có lẽ nên gọi là STAN Holding chứ không còn là công ty trách nhiệm hữu hạn nữa, đang xuất khẩu máy công cụ CNC sang Thổ Nhĩ Kỳ một trong những nhà chế tạo máy công cụ CNC và linh kiện máy lớn nhất của Nga. Công ty này sở hữu 7 cơ sở chế tạo, trong đó có NPO Stankostroenie ở Sterlitamak nước cộng hòa Bashkortostan, Nga

là một trong những cơ sở thiết kế, chế tạo sản xuất máy công cụ và thiết bị gia công kim loại lớn nhất Nga. Nhà máy này có 1 trung tâm công nghệ riêng. Nhà máy này sẽ có khoản đầu tư quy đổi ra là trên 12 triệu euros cũng liên quan đến máy CNC mà tôi chưa rõ là gì


Tiếp đến là 1 tập đoàn lâu đời, tồn tại từ thế kỷ 19
Kowrowski Elektromechanitscheski Sawod (KEMP)
Tạp đoàn này là đối tác chiến lược của nhà nước, chuyên chế tạo và sản xuất các loại máy và thiết bị dân dụng: robot dân dụng, máy xúc lật đa năng, máy nâng bánh lốp và xe tải, hộp số thủy tĩnh và bệ thủy lực, etc. Độ bền và chất lượng cao của sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001.
Tập đoàn này không làm về máy công cụ, nhưng sẽ nhận được khoảng tiền quy đổi là trên 15 triệu euros để xây dựng một cụm sản xuất máy tiện và máy phay CNC, dự kiến hoàn thành 2024.
Không hiểu lý do gì? Có lẽ họ sẽ thành khách hàng nữa của các hãng máy công cụ CNC Nga?
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Hôm trước tôi vừa đọc ở đâu đó, thì theo thử nghiệm mới nhất, tốc độ mạng 5G của Mỹ là chậm nhất so với tất cả các hãng còn lại, chỉ nhanh hơn 4G có 1 tẹo. Mỹ bị tụt hậu so với các nước khác về mảng 5G này rồi.
Không phải tụt hậu mà là lựa chọn thôi cụ ạ. Tần số càng cao thì tốc độ càng cao nhưng bán kính phục vụ càng ngắn, và như vậy chi phí đầu tư hạ tầng càng lớn. Em đọc ở đây AT&T 1,3 Gbps thứ nhất, Verizon thứ 1,3 Gbps đứng thứ 2 cụ à: https://www.cnet.com/features/we-ran-5g-speed-tests-on-verizon-at-t-ee-and-more-heres-what-we-found/
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Không phải tụt hậu mà là lựa chọn thôi cụ ạ. Tần số càng cao thì tốc độ càng cao nhưng bán kính phục vụ càng ngắn, và như vậy chi phí đầu tư hạ tầng càng lớn. Em đọc ở đây AT&T 1,3 Gbps thứ nhất, Verizon thứ 1,3 Gbps đứng thứ 2 cụ à: https://www.cnet.com/features/we-ran-5g-speed-tests-on-verizon-at-t-ee-and-more-heres-what-we-found/
Bài viết của cụ nó từ hơn 1 năm trước rồi, lựa chọn với không lựa chọn cái gì? Bài dưới đây cách đây vài hôm thôi.

"5G ở Mỹ đạt trung bình 51Mbps trong khi các nước khác đạt hàng trăm megabit."

 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Thế giới đang vận hành đôi khi oái oăm:


Thực tế, Nga, về lâu dài, không phải kẻ thù chiến lược của phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, mà chỉ là đối thủ cạnh tranh kinh tế, nhưng cũng là 1 đối tác, thậm chí có thể là bạn của phương Tây, nhưng không chịu để cho phương Tây chèn ép mình, đè nén mình, mà muốn phương tây tôn trọng, tính đến lợi ích của mình khi hành động, không muốn trở thành cái mỏ để phương Tây móc.

Ngược lại TQ về lâu dài là đối thủ chiến lược, thực sự là "kẻ thù" của phương Tây, nhưng lại đang làm lợi cho phương Tây.

Vì vậy thế giới nó mới quái gở.

Tại sao lại vậy? Cái này đã từng được bọn tôi nói ở 1 diễn đàn khác.

Nga và phương Tây
Cấu trúc kinh tế Nga trùng với cấu trúc kinh tế Mỹ (công nghệ quân sự, dầu mỏ, không gian, ..) đã dẫn đến sự cạnh tranh.
Nhưng không phải kẻ thù chiến lược về lâu dài? Vì Nga và phương tây hoàn toàn có thể cùng tồn tại, cùng cạnh tranh kinh tế và cùng phát triển, có thể cùng hợp tác trong nhiều dự án chương trình có lợi, những chương trình có tầm vóc nhân loại. Những điều này thực tế hiện nay đã diễn ra, như các dự án năng lượng nhiệt hạch (đã nói ở topic trước và còn có cả 1 topic về ĐIện hạt nhân ở đây), rất nhiều dự án hợp tác trong ngành không gian giữa Nga và EU, Nga và Mỹ (ít hơn).
Sự phát triển của Nga về lâu dài không làm hại phương tây, nhưng vì có cạnh tranh kinh tế, mà phương Tây lại muốn ăn trọn, khống chế Nga hoàn toàn, k muốn cùng Nga tồn tại và phát triển (dù bên ngoài luôn nói ngược lại), nên dẫn đến coi Nga là kẻ thù chiến lược. Còn Nga, bị coi là kẻ thù chiến lược, quyền lợi sát sườn bị đụng chạm, an ninh (cả an ninh kinh tế lẫn quân sự) bị đe dọa, nên đánh trả lại. Sự đánh trả của Nga là sự tự vệ của kẻ yếu hơn (dù sự tự về này là chủ động), nhưng được media Tây mô tả như là kẻ mạnh hung hãn bắt nạt.

Trung Quốc và phương Tây
TQ ngược lại, cấu trúc kinh tế ngược với Mỹ và Nga, nên khi kết hợp với Mỹ hay Nga thì cũng đều là sự bổ sung, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Phương tây vẫn nhìn TQ như anh cửu vạn. Anh cửu vạn này làm việc cho địa chủ Mỹ để cùng có lợi. Nhưng anh cửu vạn này ngày càng lớn mạnh.
Sự lớn mạnh này làm Mỹ dần dần rỗng ruột, khi TQ tìm cách chiếm dần và làm chủ các hệ thống sản xuất và công nghệ cốt lõi trong chuỗi kinh tế.
Vai trò ngày càng đổi ngược, Mỹ từ kẻ dẫn dắt, TQ là kẻ có lợi ăn theo thì đang có nguy cơ bị ngược lại. TQ thành kẻ dẫn dắt và Mỹ thành kẻ ăn theo. Sự phát triển theo mô hình hiện nay ngày càng có lợi cho TQ, và bất lợi cho Mỹ về chiến lược, dù vẫn lợi về tiền. Vì thế Mỹ không chịu và quyết định ra tay ngay. Mỹ chọn thời điểm này là còn kịp vì TQ vẫn chưa nắm được hết các công nghệ lõi, và Mỹ đã tận dụng cái này để đánh TQ.

Tuy vậy khi đánh TQ thì Mỹ cũng đau, do ràng buộc kinh tế chặt. Sự ràng buộc này rộng và chặt về tiền bạc, thể hiện ở khối lượng tiền lớn hằng trăm tỷ USD, nhưng không có độ sâu (ví dụ, không có chuyện các công ty trọng yếu, ví dụ như phần mềm thiết kế bo mạch tich hợp có chip của Mỹ hay phương tây nói chung lại để cho TQ can thiệp, R/D, và phát triển core lõi sản phẩm cho họ như với Nga, không có chuyện Boeing hay Airbus thuê công ty TQ làm R/D, thiết kế như với Nga, khetc.), do vậy đánh TQ thì Mỹ chỉ thiệt về tiền, chứ không mất mát gì về cơ thể (bí kíp công nghệ, etc.). Dĩ nhiên là xót tiền, nhưng cơ thể không tàn phế. Nói cách khác, chúng ta mất tiền chúng ta xót, nhưng vẫn ít đau hơn là phải chặt đi 1 bộ phận cơ thể, để sau đó dặt dẹo hoặc thậm chí k sống nổi.

Như vậy Mỹ có thể cấu trúc lại hình thái chính trị trên thế giới, từ đó tạo ra một cấu trúc hợp tác kinh tế mới để có thể quan hệ được với Nga chống TQ không ? Đây là vấn đề phải xem. Vì tâm lý hệ thống lãnh đạo Mỹ thực ra vẫn là nhóm người từ thời chiến tranh lạnh, và họ vẫn hy vọng có thể nuốt chửng Nga, thay vì cùng sống hòa bình với Nga, cùng cạnh tranh và phát triển. Nga lại k đem lại nhiều lợi ích tức thời như TQ, do có cạnh tranh kinh tế, nên dễ bị đánh. TQ lâu dài là hại cho Mỹ, nhưng trước mặt lại là lợi quá lớn về tiền bạc, nên mới ngần ngừ
Bài viét này mình gõ nhầm chút, ý là Boeing, Airbus, etc. chưa từng thuê công ty TQ làm R/D, thiết kế như với công ty Nga. Thêm chút tin:


Vào ngày chủ nhật 30/8/2020, ngay sau 19:00 buổi tối, ROSENERGOATOM đã báo cáo rằng lò phản ứng hạt nhân mới nhất của Nga , Leningrad II-2, đã đạt được trạng thai critical đầu tiên. Điều này có nghĩa là lò phản ứng bây giờ đã bắt đầu n phản ứng dây chuyền️ và lò phản ứng đang hoạt động. Với việc sắp khởi động điện, tổ máy tổng thể sẽ từng bước được đưa vào vận hành.
Việc khởi động Leningrad II-2 đánh dấu sự kết thúc của chương trình chế tạo hoàn chỉnh đầu tiên sau thoi Liên Xô của bốn chiếc VVER-1200 đầu tiên tại Leningrad II và Novovoronezh NPP II. Hai nhà máy điện này không chỉ mang den VVER-1200 mà ngành công nghiệp hạt nhân của Nga cũng đang trở lại với thị phần cao nhất trên thế giới - để bán các lò phản ứng Thế hệ III + trong số tất cả các ngành công nghiệp hạt nhân khác trên toàn cầu (hiện Nga đã xây xong 1 lò thế hệ IV và đang xây lò tiếp theo, như các post trưóc đã nói)

Hiện nay Nga đang tiến hành làn sóng đóng mới hạt nhân tiếp theo️ với việc xây dựng hai tổ máy đầu tiên của Kursk NPP II, tổ máy thứ ba và thứ tư tại Leningrad II và hai tổ máy đầu tiên của Smolensk NPP II. Tất cả các tổ máy sẽ thay thế các nhà máy hạt nhân cũ thuộc loại # RBMK-Type, sẽ bị loại bỏ dần vào những năm 2030 và do đó được thay thế bằng các tổ máy #VVER mới.


bây giờ xe tu lái cua Yandex di vào đuờng phố thực ở Michigan mà không có ngưòi lái thực sự. Trước đó tở Las Vegas, Tel aviv tuy tự động nhưng vẫn có nguời ngồi giám sát
Khac với ở Nga, nơi phần mềm AI của Nga chạy với Toyota, lần này chạy với Huyndai của Hàn Quốc. Nhưng hãng Huyndai này cũng hợp tác với Cognitive Plot (Cognitive Technologie) để làm xe tự lái mà, có lẽ nó làm với cả 2. Bác nào ở Nga cho biét rõ hơn.
Như vậy cũng như Cognitive Plot, độ tự động của Yandex cũng là thế hệ 4


Yandex bắt đầu thử nghiệm ô tô tự lái ở Michigan
Công ty công nghệ khổng lồ Yandex hôm nay thông báo đã mở rộng thử nghiệm xe tự lái tới Michigan. Một đội xe không người lái của Yandex gần đây đã xuất hiện trên các đường phố của thành phố Ann Arbor, bao gồm cả chiếc Hyundai Sonatas tự lái thế hệ thứ tư của công ty Yandex hợp tác với Hyundai Mobis.


Yandex cho biết môi trường pháp lý “tiến bộ” và “hỗ trợ” của Michigan sẽ cho phép phát triển và thăng tiến “nhanh chóng”. Đó là bởi vì không giống như Moscow, Tel Aviv và Las Vegas, nơi Yandex cũng tiến hành thử nghiệm, Ann Arbor cho phép người vận hành tự chủ - những chiếc xe không người lái không bắt buộc phải có người lái an toàn ngồi sau tay lái. Thị trấn Innopolis, trường đại học miền trung nước Nga, nơi Yandex điều hành dịch vụ taxi robot, là địa điểm duy nhất trên cả nước cho phép ô tô tự lái vận chuyển hành khách mà không cần người lái.

Yandex cho biết họ đã lên kế hoạch cung cấp các chuyến taxi tự hành của mình ở Detroit trong Triển lãm ô tô quốc tế Bắc Mỹ (NAIAS), dự kiến diễn ra vào tháng 6 (do dich Covid). Công ty đã thực hiện một lượng lớn công việc chuẩn bị vào giữa mùa xuân, vì vậy khi NAIAS bị hủy bỏ vào tháng 4, Yandex bắt đầu tìm kiếm một địa điểm ở Michigan để tạo điều kiện cho việc thử nghiệm thương mại lâu dài hơn.

Michigan cũng cho phép các công ty thử nghiệm những chiếc xe không cần người lái điều khiển như vô lăng và bàn đạp. Ngoài ra, tiểu bang cho phép bán công khai các phương tiện tự lái sau khi chúng đã được kiểm tra và chứng nhận.

Hạm đội lái xe Yandex đã giành được hơn 3 triệu dặm tự lai. Những chiếc Sonat được trang bị thêm nói trên chịu trách nhiệm về một phần trong số đó, cùng với hơn 100 chiếc Toyota Priuses tự lái của công ty. (Năm ngoái, Yandex và Hyundai đã ký một biên bản ghi nhớ về kiến trúc hệ thống điều khiển cho ô tô cấp 4 và cấp 5, các hạng mục tự động hóa được Hiệp hội Kỹ sư Ô tô xác định là yêu cầu hạn chế hoặc không có sự can thiệp của con người.) Yandex dự kiến sẽ bổ sung thêm 100 Sonatas vào việc triển khai o Innopolis trong những tháng tới để nâng tổng quy mô đội tàu lên hơn 200 chiếc vào năm 2021.



Trong vòng 4 năm, Yandex dự định chế tạo một chiếc ô tô không cần vô lăng có khả năng lái “ngang người” ở một số thành phố nhất định. Nhưng đại dịch đe dọa sẽ đẩy những kế hoạch đó lùi xa trong tương lai, như đối với các đối thủ cạnh tranh. Các công ty sản xuất xe tự hành, bao gồm Waymo, Cruise, Uber và Lyft, đã buộc phải tạm dừng các nỗ lực thương mại và thử nghiệm do kết quả của các đơn đặt hàng tại chỗ. Một số đã hoạt động trở lại , nhưng các chuyên gia tin rằng sự gián đoạn - và suy thoái kinh tế - có khả năng ảnh hưởng đến các chiến lược tiếp cận thị trường.

https://venturebeat.com/2020/08/06/yandex-begins-testing-self-driving-cars-in-michigan/
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Bài viét này mình gõ nhầm chút, ý là Boeing, Airbus, etc. chưa từng thuê công ty TQ làm R/D, thiết kế như với công ty Nga. Thêm chút tin:


Vào ngày chủ nhật 30/8/2020, ngay sau 19:00 buổi tối, ROSENERGOATOM đã báo cáo rằng lò phản ứng hạt nhân mới nhất của Nga , Leningrad II-2, đã đạt được trạng thai critical đầu tiên. Điều này có nghĩa là lò phản ứng bây giờ đã bắt đầu n phản ứng dây chuyền️ và lò phản ứng đang hoạt động. Với việc sắp khởi động điện, tổ máy tổng thể sẽ từng bước được đưa vào vận hành.
Việc khởi động Leningrad II-2 đánh dấu sự kết thúc của chương trình chế tạo hoàn chỉnh đầu tiên sau thoi Liên Xô của bốn chiếc VVER-1200 đầu tiên tại Leningrad II và Novovoronezh NPP II. Hai nhà máy điện này không chỉ mang den VVER-1200 mà ngành công nghiệp hạt nhân của Nga cũng đang trở lại với thị phần cao nhất trên thế giới - để bán các lò phản ứng Thế hệ III + trong số tất cả các ngành công nghiệp hạt nhân khác trên toàn cầu (hiện Nga đã xây xong 1 lò thế hệ IV và đang xây lò tiếp theo, như các post trưóc đã nói)

Hiện nay Nga đang tiến hành làn sóng đóng mới hạt nhân tiếp theo️ với việc xây dựng hai tổ máy đầu tiên của Kursk NPP II, tổ máy thứ ba và thứ tư tại Leningrad II và hai tổ máy đầu tiên của Smolensk NPP II. Tất cả các tổ máy sẽ thay thế các nhà máy hạt nhân cũ thuộc loại # RBMK-Type, sẽ bị loại bỏ dần vào những năm 2030 và do đó được thay thế bằng các tổ máy #VVER mới.


bây giờ xe tu lái cua Yandex di vào đuờng phố thực ở Michigan mà không có ngưòi lái thực sự. Trước đó tở Las Vegas, Tel aviv tuy tự động nhưng vẫn có nguời ngồi giám sát
Khac với ở Nga, nơi phần mềm AI của Nga chạy với Toyota, lần này chạy với Huyndai của Hàn Quốc. Nhưng hãng Huyndai này cũng hợp tác với Cognitive Plot (Cognitive Technologie) để làm xe tự lái mà, có lẽ nó làm với cả 2. Bác nào ở Nga cho biét rõ hơn.
Như vậy cũng như Cognitive Plot, độ tự động của Yandex cũng là thế hệ 4


Yandex bắt đầu thử nghiệm ô tô tự lái ở Michigan
Công ty công nghệ khổng lồ Yandex hôm nay thông báo đã mở rộng thử nghiệm xe tự lái tới Michigan. Một đội xe không người lái của Yandex gần đây đã xuất hiện trên các đường phố của thành phố Ann Arbor, bao gồm cả chiếc Hyundai Sonatas tự lái thế hệ thứ tư của công ty Yandex hợp tác với Hyundai Mobis.


Yandex cho biết môi trường pháp lý “tiến bộ” và “hỗ trợ” của Michigan sẽ cho phép phát triển và thăng tiến “nhanh chóng”. Đó là bởi vì không giống như Moscow, Tel Aviv và Las Vegas, nơi Yandex cũng tiến hành thử nghiệm, Ann Arbor cho phép người vận hành tự chủ - những chiếc xe không người lái không bắt buộc phải có người lái an toàn ngồi sau tay lái. Thị trấn Innopolis, trường đại học miền trung nước Nga, nơi Yandex điều hành dịch vụ taxi robot, là địa điểm duy nhất trên cả nước cho phép ô tô tự lái vận chuyển hành khách mà không cần người lái.

Yandex cho biết họ đã lên kế hoạch cung cấp các chuyến taxi tự hành của mình ở Detroit trong Triển lãm ô tô quốc tế Bắc Mỹ (NAIAS), dự kiến diễn ra vào tháng 6 (do dich Covid). Công ty đã thực hiện một lượng lớn công việc chuẩn bị vào giữa mùa xuân, vì vậy khi NAIAS bị hủy bỏ vào tháng 4, Yandex bắt đầu tìm kiếm một địa điểm ở Michigan để tạo điều kiện cho việc thử nghiệm thương mại lâu dài hơn.

Michigan cũng cho phép các công ty thử nghiệm những chiếc xe không cần người lái điều khiển như vô lăng và bàn đạp. Ngoài ra, tiểu bang cho phép bán công khai các phương tiện tự lái sau khi chúng đã được kiểm tra và chứng nhận.

Hạm đội lái xe Yandex đã giành được hơn 3 triệu dặm tự lai. Những chiếc Sonat được trang bị thêm nói trên chịu trách nhiệm về một phần trong số đó, cùng với hơn 100 chiếc Toyota Priuses tự lái của công ty. (Năm ngoái, Yandex và Hyundai đã ký một biên bản ghi nhớ về kiến trúc hệ thống điều khiển cho ô tô cấp 4 và cấp 5, các hạng mục tự động hóa được Hiệp hội Kỹ sư Ô tô xác định là yêu cầu hạn chế hoặc không có sự can thiệp của con người.) Yandex dự kiến sẽ bổ sung thêm 100 Sonatas vào việc triển khai o Innopolis trong những tháng tới để nâng tổng quy mô đội tàu lên hơn 200 chiếc vào năm 2021.



Trong vòng 4 năm, Yandex dự định chế tạo một chiếc ô tô không cần vô lăng có khả năng lái “ngang người” ở một số thành phố nhất định. Nhưng đại dịch đe dọa sẽ đẩy những kế hoạch đó lùi xa trong tương lai, như đối với các đối thủ cạnh tranh. Các công ty sản xuất xe tự hành, bao gồm Waymo, Cruise, Uber và Lyft, đã buộc phải tạm dừng các nỗ lực thương mại và thử nghiệm do kết quả của các đơn đặt hàng tại chỗ. Một số đã hoạt động trở lại , nhưng các chuyên gia tin rằng sự gián đoạn - và suy thoái kinh tế - có khả năng ảnh hưởng đến các chiến lược tiếp cận thị trường.

https://venturebeat.com/2020/08/06/yandex-begins-testing-self-driving-cars-in-michigan/
Hiện mới chỉ có yandex mới được cấp phép thử nghiệm trên đường thực ở Nga thôi bác, công ty kia thì chưa. Và thông tin thêm, dự án này do Yandex và Uber cùng hợp tác, Yandex nắm 62% cổ phần, Uber 38%.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Hiện mới chỉ có yandex mới được cấp phép thử nghiệm trên đường thực ở Nga thôi bác, công ty kia thì chưa. Và thông tin thêm, dự án này do Yandex và Uber cùng hợp tác, Yandex nắm 62% cổ phần, Uber 38%.
Cam on bac, k vodka cho bac duoc. Nhung phan khuc cua ho khac nhau ma
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Cam on bac, k vodka cho bac duoc. Nhung phan khuc cua ho khac nhau ma
Vâng, thằng kia cũng có tham gia vào mảng xe cá nhân tự hành, nhưng mới thực nghiệm trong sa hình thôi, thế mạnh của nó là trong mảng tự hành trong nông nghiệp, nên cũng có nhưng không cạnh tranh được với yandex. Yandex thì mạnh hơn, vì yandex hiện là hãng có công ty con về mảng taxi lớn mạnh nhất Nga, chính Uber ở thị trường Nga đã bị yandex nuốt chửng, chính vì vậy nó mới sinh ra cái liên minh 62 và 38 như tôi nói ở trên, và đi kèm theo nó luôn là cái dự án xe tự hành này.
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,009
Động cơ
515,904 Mã lực
Nga và tiềm lực nền kinh tế của họ có những đặc thù riêng, mọi người đọc bài này sẽ hiểu phần nào
" ....GDP của Nga không bằng tỉnh Quảng Đông, vì sao dám tiến vào Syria không sợ Mỹ?



Đại Dương (theo Sina) Thứ ba, ngày 17/04/2018 18:32 PM (GMT+7)
Aa Aa+

Về GDP, Nga không bằng tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nhưng lại sở hữu những lợi thế về tài nguyên giúp Nga không ngán bất cứ nước nào, kể cả Mỹ. Đó là lý do vì sao Nga dám tiến quân vào Syria, nơi mà Mỹ và EU cho là “điểm nóng” cần phải tiêu diệt.






Tối 13.4 theo giờ địa phương, Donald Trump tuyên bố đã hạ lệnh cho quân đội Mỹ liên hợp với Anh và Pháp tiến hành “tấn công chính xác” vào các căn cứ quân sự của chính phủ Syria. Phía Mỹ thông báo ba nước Mỹ Anh Pháp thông qua 9 nền tảng vũ khí đã phóng vào Syria 105 quả tên lửa hành trình. Phía Nga nói Mỹ phóng 107 quả thì có 71 quả bị chặn. Phía Syria nói đã có 110 quả tên lửa bay đến. Đối với hành động quân sự lần này, Syria là một bên trong trận chiến nhưng gần như không được mọi người chú ý. Ngược lại, người ta chú ý đến việc quan hệ giữa Nga với Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang căng thẳng hơn.
Đại sứ Nga tại Mỹ nói cảnh báo của Nga không được chú ý, xúc phạm Tổng thống Nga là không thể chấp nhận được. Trong phát biểu của Putin, ông cho biết Nga cực lực lên án việc tấn công Syria. Nga đang triệu tập hội nghị khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ, để thảo luận về hành vi xâm lược của Mỹ và đồng minh. Một mặt khác, sau hành động tấn công vũ lực, Mỹ đã lập tức bắt đầu chiến tranh kinh tế: Tiến hành một đợt trừng phạt kinh tế mới với Nga vì hành động ủng hộ Syria.
Do mâu thuẫn cơ bản giữa Mỹ - Nga trên mặt chiến lược, sự trừng phạt của Mỹ đối với Nga có thể nói thỉnh thoảng lại có một đợt. Từ bên ngoài nhìn vào nước Nga thấy rằng thực lực kinh tế không thể so sánh với Mỹ, thậm chí con số GDP của Nga cũng chỉ tương đương GDP của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Một quốc gia như vậy, tại sao lại dám cạnh tranh với Mỹ ở hải ngoại? Trừng phạt kinh tế của Mỹ liệu có thật sự tiêu diệt được lý tưởng chiến lược của Nga không?
Năm 2017 GDP của Nga chỉ đạt 1,46 ngàn tỷ USD, đứng ở vị trí 12 thế giới. Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc năm 2017 GDP đạt 1,43 ngàn tỷ USD. Như vậy hai bên thực sự không hơn kém nhau bao nhiêu. Nhưng GDP là một chỉ số lưu lượng, biểu thị trong một năm, một quốc gia đã làm ra thêm được bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ. Nói đơn giản nó là năng lực sinh sản sự giàu có mới trong năm. Nhưng một quốc gia không chỉ có lượng tăng trưởng mà còn có lượng tồn trữ. Thực lực kinh tế ngoài GDP ra còn gồm cả tổng lượng tài nguyên thiên nhiên, tích lũy nhân lực và tư bản.
Nga là một quốc gia có tích lũy tồn trữ cực lớn. Mặc dù Nga bán dầu và tài nguyên thiên nhiên bị cho là việc làm mất mặt, nhưng tài nguyên của Nga cơ bản do quốc gia kiểm soát, Chính phủ Nga có vai trò chi phối thị trường trong lĩnh vực năng lượng và các tài nguyên khác. Cho nên có thể tự lựa chọn phương hướng thị trường, đối tượng giao dịch và giá cả giao dịch. Đây chính là cơ sở đối kháng giữa Nga với nước ngoài. Nói nôm na trong tay có lương thực thì lòng không hoảng sợ. Huống chi Nga trong tay có năng lượng, bất kỳ lúc nào đào ra là có thể dùng.
Đối kháng quân sự cần sự tiếp tay cực lớn của kinh tế, đây là sự thực ai cũng biết. Tuy nhiên lợi thế của Nga là dựa vào lượng tồn trữ lớn. Ví dụ Nga sử dụng máy bay ném bom cỡ lớn, tàu sân bay, tàu ngầm, có cái thuộc về di sản công nghệ chế tạo từ thời Liên Xô, có cái trực tiếp kế thừa từ Liên Xô. Bởi thế trên phương diện này, họ tiết kiệm được tiền nghiên cứu phát triển.




Trên mặt tiêu dùng, Nga vốn là nước có lượng dầu khí lớn nên về sử dụng nhiên liệu cũng không lo lắng sự phong tỏa và trừng phạt kinh tế. Đương nhiên bản thân hành động quân sự là một sự tiêu phí kinh tế cực lớn, nhưng Syria nằm trong cự ly chỉ vài trăm km tính từ Hắc Hải của Nga và với việc sử dụng lực lượng quân sự hữu hạn hợp lý, cũng không gây ra những ảnh hưởng không thể chịu đựng cho kinh tế Nga.
Ngay đối với dân chúng phổ thông của Nga, GDP 1,46 ngàn tỷ USD và trừng phạt kinh tế của phương Tây cũng không phải là thảm họa. So với các nước phát triển phương Tây, mức sinh hoạt của dân chúng Nga còn có một khoảng cách nhưng lượng “tồn trữ” của Nga chỉ ra rằng tiêu chuẩn sinh hoạt của dân chúng Nga rất khó có thể suy giảm đến mức sụp đổ. Ngay cả khi đồng Rúp mất giá cũng không ảnh hưởng đến thu nhập và phúc lợi của bình dân. Hơn nữa từ khi Putin chấp chính đến nay, chính trị ổn định, lại tăng cường được sự ủng hộ của dân chúng đối với mình. Thực tế là sự trừng phạt kinh tế có kết quả rất hạn chế đối với mục đích sát thương kinh tế Nga, ức chế hành động quân sự của Nga hay ảnh hưởng đến ổn định chính trị của Nga.
Do vậy, nếu chỉ dựa trên con số GDP 1,46 ngàn tỷ USD mà phán đoán thực lực kinh tế Nga thì không chuẩn xác. Những nước có GDP cao hơn Nga có Italia, Canada, Hàn Quốc còn sau Nga có Australia, Tây Ban Nha, Mexico. Nhưng thực lực kinh tế thực sự của những nước này, hoàn toàn không thể so sánh với Nga. Đặc biệt là trên khía cạnh ứng phó các nguy cơ đặc thù như trừng phạt kinh tế, chiến tranh cục bộ, những nước nói trên khả năng cao sẽ nhanh chóng phải hiện nguyên hình nhưng Nga thì sẽ an nhiên không việc gì. Do vậy những cái gọi là GDP kinh tế quốc gia chỉ là một con số mà thôi.
Đương nhiên, tồn trữ lớn cũng không có nghĩa là Nga có thể kê cao gối không lo. Nga dựa vào xuất khẩu năng lượng, chỉ là kế quyền nghi mà thôi. Nếu Nga không thể tìm được một cách nào để tăng trưởng GDP, tất sẽ không thể phục vụ cho việc thực thi chiến lược của quốc gia. Trên vũ đài quốc tế Nga sẽ chỉ có thể làm một nước lớn đặc thù mà tồn tại. Và nếu mất đi một nhân vật mạnh mẽ như Putin, Nga sẽ bị rơi vào tình thế càng khó khăn, thậm chí sẽ phát sinh biến động chính trị lớn.
Từ góc độ phương Tây cũng không nghĩ sử dụng trừng phạt kinh tế có thể hãm Nga vào đường cùng. Họ không phải không có cách. Chẳng hạn Anh - Mỹ đang cân nhắc loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán điện tử SWIFT, tức là dùng thủ đoạn cô lập về tài chính. Việc này trong quá khứ là một thủ đoạn sát thủ nhưng hiện tại hệ thống thanh toán qua biên giới của đồng Nhân dân tệ hoàn toàn có thể thay thế hệ thống kia. Trung Quốc cũng đang thực thi thanh toán dầu khí bằng Nhân dân tệ. Điều này chỉ ra rằng Anh - Mỹ thực thi chiến tranh kinh tế càng mạnh thì Nga càng ngả về hướng Trung Quốc. Đây là điều mà các nước phương Tây tuyệt đối không mong đợi.



Tin tài trợ
 

VietCup

Xe máy
Biển số
OF-741173
Ngày cấp bằng
29/8/20
Số km
98
Động cơ
62,380 Mã lực
Tuổi
45
Gấu Nga kể cả nửa tỉnh nửa mê thì nó mà tát phát nào cũng vêu mồm phát ấy các cụ nhỉ?
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Không phải là muốn thắng thua với cụ, nhưng cũng cần làm rõ thêm vài điều. Em chưa bao giờ nói là có chất xám hay không, cũng chưa bao giờ nói là nhiều hay ít (định lượng), mà em chỉ chú ý đến hàm lượng, tức là tỉ trọng. Không có số liệu chính xác nhưng chúng ta có thể hình dung được rằng tỉ lệ chất xám (quy ra tiền) trong giá thành/giá bán1 tấn than hoặc trong một máy xúc quặng chắc chắn ít hơn rất nhiều so với một sản phẩm phần mềm (kể cả gia công của VN), dù là hệ điều hành, diệt virus hay app smartphone. Chưa kể giá thành vận chuyển, ví dụ cũng 1 tấn than, một máy xúc từ Mỹ qua Úc so với chuyển 1 phần mềm cũng 1 khoảng cách địa lý đó, càng chênh nhau nhiều lắm.
Đó là cụ chưa rõ trình độ đào xúc hút của các đại ca. Trình độ Nga Mỹ Pháp đào xúc hút đúng chuẩn làm từ gốc tới ngọn luôn.
Ví Dụ: Trong mỏ quặng sắt hoặc đồng ko chỉ có sắt hay đồng. Nó có lẫn các kim loại quý khác. Nga Mỹ Pháp họ có công nghệ tách từng nguyên tố ra bán. Thậm chí làm thành sản phẩm như thép cán, thép ống, dây đồng... là những sản phẩm công nghiệp nhẹ (sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng như quạt điện, ô tô, máy giặt) coi như nguyên liệu đầu vào để sản xuất.
Trên đây đã có nguồn nói Nga hiện nay đứng đầu thế giới trong việc xuất khẩu các kim loại quý hiếm. Trình độ để lọc các kim loại quý trong đất mỏ ở quy mô công nghiệp, rẻ ko phải nước nào cũng làm được.
Một ví dụ thực tế hơn như lọc dầu. Từ dầu thô ra vô vàn sản phẩm dầu mỏ: xăng, dầu máy bay, nhựa đường, nến, dầu nhớt...
Từ khí thiên nhiên ko chỉ đem đốt phát điện mà còn làm ra phân đạm, nhựa, sợi tổng hợp...
Chất xám nhất trong ngành xúc hút của Nga hiện nay là công nghệ phân tách các đồng vị hạt nhân. Để làm chủ công nghệ hạt nhân phải biết phân tách vô vàn đồng vị phóng xạ. Độ khó của việc phân tách các đồng vị này ở quy mô công nghiệp khó gấp nhiều lần việc làm giầu U hay Pu. Nga hiện nay cũng là trùm cung cấp cho thế giới.
Một công nghệ chất xám của Nga đang trên đỉnh phù vân là công nghệ chế các nam châm bằng vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ tương đối cao. Chúng ta biết Mỹ Nhật cũng làm được vật liệu siêu dẫn nhưng toàn ở nhiệt độ gần mức 0 tuyệt đối. Nga làm ở nhiệt độ cao hơn nhiều.
Bằng chứng là lò hạt nhân hợp hạch Tomarak cả thế giới góp tiền làm ơ Pháp. Cái bộ nam châm do Nga làm. Mỹ Nhật Pháp ko đủ tuổi. Trên các vệ tinh Nga cũng phổ biến vật liệu siêu dẫn. Châu Âu mua các thiết bị động lực vệ tinh Nga lắp cho vệ tinh, các tầu thăm dò của họ.
Nga kết hợp công nghệ siêu dẫn với công nghệ Plasma (biến vật chất thành Plasma để tăng tốc độ, giảm khối lượng vật chất tiêu hao khi đẩy vệ tinh, phi thuyền). Bộ đẩy của Nga vừa ít tốn điện, vừa ít tốn nhiên liệu. Cực kỳ ưu thế trên vũ trụ.
Anh Musk cũng đang mua bộ ghép nối tự động của Nga cho phi thuyền anh ấy. Thực tế Nga dùng phi thuyền tự động ghép nối từ thời máy tính còn chạy chậm như rùa bò, camera kỹ thuật số mới có 1 chấm. Thế mà đến giờ phương Tây vẫn chưa làm chủ được công nghệ ghép nối tự động trong ko gian. Toàn làm bằng tay.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Đó là cụ chưa rõ trình độ đào xúc hút của các đại ca. Trình độ Nga Mỹ Pháp đào xúc hút đúng chuẩn làm từ gốc tới ngọn luôn.
Ví Dụ: Trong mỏ quặng sắt hoặc đồng ko chỉ có sắt hay đồng. Nó có lẫn các kim loại quý khác. Nga Mỹ Pháp họ có công nghệ tách từng nguyên tố ra bán. Thậm chí làm thành sản phẩm như thép cán, thép ống, dây đồng... là những sản phẩm công nghiệp nhẹ (sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng như quạt điện, ô tô, máy giặt) coi như nguyên liệu đầu vào để sản xuất.
Trên đây đã có nguồn nói Nga hiện nay đứng đầu thế giới trong việc xuất khẩu các kim loại quý hiếm. Trình độ để lọc các kim loại quý trong đất mỏ ở quy mô công nghiệp, rẻ ko phải nước nào cũng làm được.
Một ví dụ thực tế hơn như lọc dầu. Từ dầu thô ra vô vàn sản phẩm dầu mỏ: xăng, dầu máy bay, nhựa đường, nến, dầu nhớt...
Từ khí thiên nhiên ko chỉ đem đốt phát điện mà còn làm ra phân đạm, nhựa, sợi tổng hợp...
Chất xám nhất trong ngành xúc hút của Nga hiện nay là công nghệ phân tách các đồng vị hạt nhân. Để làm chủ công nghệ hạt nhân phải biết phân tách vô vàn đồng vị phóng xạ. Độ khó của việc phân tách các đồng vị này ở quy mô công nghiệp khó gấp nhiều lần việc làm giầu U hay Pu. Nga hiện nay cũng là trùm cung cấp cho thế giới.
Một công nghệ chất xám của Nga đang trên đỉnh phù vân là công nghệ chế các nam châm bằng vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ tương đối cao. Chúng ta biết Mỹ Nhật cũng làm được vật liệu siêu dẫn nhưng toàn ở nhiệt độ gần mức 0 tuyệt đối. Nga làm ở nhiệt độ cao hơn nhiều.
Bằng chứng là lò hạt nhân hợp hạch Tomarak cả thế giới góp tiền làm ơ Pháp. Cái bộ nam châm do Nga làm. Mỹ Nhật Pháp ko đủ tuổi. Trên các vệ tinh Nga cũng phổ biến vật liệu siêu dẫn. Châu Âu mua các thiết bị động lực vệ tinh Nga lắp cho vệ tinh, các tầu thăm dò của họ.
Nga kết hợp công nghệ siêu dẫn với công nghệ Plasma (biến vật chất thành Plasma để tăng tốc độ, giảm khối lượng vật chất tiêu hao khi đẩy vệ tinh, phi thuyền). Bộ đẩy của Nga vừa ít tốn điện, vừa ít tốn nhiên liệu. Cực kỳ ưu thế trên vũ trụ.
Anh Musk cũng đang mua bộ ghép nối tự động của Nga cho phi thuyền anh ấy. Thực tế Nga dùng phi thuyền tự động ghép nối từ thời máy tính còn chạy chậm như rùa bò, camera kỹ thuật số mới có 1 chấm. Thế mà đến giờ phương Tây vẫn chưa làm chủ được công nghệ ghép nối tự động trong ko gian. Toàn làm bằng tay.
Cảm ơn bác, vấn đề là nhiều người chỉ nói đến cái mà ngưòi ta muốn cho mình xem thôi.
phân tách vô vàn đồng vị phóng xạ là việc rất khó, nhưng cũng không biết có khó hơn so với chế tạo máy làm giàu nhiên liệu hạt nhân không? Mỗi cái khó 1 kiểu. Thực sự chế tạo máy làm giàu khó, mà ngay cả vận hành nó để làm giàu cũng k dễ. Còn việc phân tách dĩ nhiên khó rồi

Ở topic trưóc đã nói đén việc Nga chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị siêu dẫn cho buồng giam plasma của dự án nhiệt hạch lớn nhất thế giới ITER ở Pháp. Nhưng Nga không chỉ cung cấp chất siêu dẫn,mà còn cung cấp các equipment rất quan trọng khác như con quay hồi chuyển, thiết bị điện, thiết bị bảo vệ và chẩn đoán. Lấy 1 vài ví dụ đồ của Nga cung cấp cho ITER chơi:

- dây siêu dẫn (superconducting wires) của Nga cho nam châm, do các cơ quan sau hợp tác: Nhà máy Cơ khí Chepetsky (Chepetsky Mechanical Plant, sản xuất sợi); Viện Bochvar (Bochvar Institute xác minh sợi); Công ty cổ phần VNIIKP (JSC VNIIKP, cáp); Viện Vật lý Năng lượng Cao (Institute for High Energy Physics, thuc hien jacketing); và Viện Kurchatov (Kurchatov Institute, thử nghiệm rò rỉ toàn cầu và thử nghiệm cơ học của vật liệu phóng điện).

Các dây siêu dẫn đảm bảo sự lưu thông liên tục của dòng điện cường độ cao cần thiết cho hoạt động là một trong những hệ thống có tầm quan trọng sống còn của ITER Tokamak, đó là máu trong hệ thống mạch máu của cỗ máy khổng lồ này. Se co bai gioi thieu rieng ve cai nay mot chut. Yêu cầu đối với sản xuất chất siêu dẫn đặc biệt nghiêm ngặt. Chất siêu dẫn dành cho ITER là một sản phẩm cáp độc đáo có chứa hơn mười nghìn sợi rất mỏng, thường dày không quá 2 đến 6 micron. Trong khi đó, tóc của con người dàiykhoảng 40 đến 110 micron.
Để cho công tâm, tôi cũng nói rõ không chỉ Nga đưọc giao nhiệm vụ làm dây siêu dẫn cho ITER, mà còn 5 quốc gia nữa cũng đưọc tin tưỏng làm cái này. Cũng chỉ có 6 quốc gia này đủ khả năng làm cái này, nhưng Nga sẽ cung cấp nhiều nhất



- Bus dòng điện một chiều làm mát bằng nước bằng nhôm cho trường cực, hệ thống điện cuộn dây điều chỉnh và bộ điện từ trung tâm; khe co giãn nhiệt và các bộ phận khác của hệ thống thanh cái DC (DC bus systems) nối các cuộn dây siêu dẫn của hệ thống điện từ tokamak với nguồn cung cấp điện của chúng; cũng như các phần của điện trở hoạt động cho hệ thống khởi động phóng điện plasma.

- Thiết bị đóng cắt, thanh góp và điện trở hấp thụ điện để cung cấp điện và bảo vệ hệ thống nam châm siêu dẫn Iter được sản xuất bởi Viện nghiên cứu khoa học về thiết bị điện tử D V Efremov ở St Petersburg (Efremov Scientific Research Institute of Electrophysical Apparatus - NIIEFA, được công nhận là một world-recognized expertise).Việc chế tạo và cung cấp thiết bị chuyển mạch, thanh góp và điện trở hấp thụ năng lượng để cung cấp điện và bảo vệ hệ thống từ trường siêu dẫn là đắt nhất - và là một trong những hệ thống phức tạp nhất - trong số 25 hệ thống. Chúng thuộc phạm vi trách nhiệm của Nga chế tạo để cung cấp cho ITER

- thanh cái (busbar) dòng điện cao cho hệ thống cung cấp điện của nam châm, để cung cấp điện cho chất siêu dẫn
Hơn năm km thanh cái bằng nhôm bọc thép cách điện trong bọc epoxy và được làm mát tích cực bằng dòng nước có áp suất không đổi được yêu cầu để cung cấp nguồn DC cho nam châm ITER. Mạng thanh cái, cùng với các đơn vị mạng chuyển mạch và phóng điện nhanh, gần như sẽ chiếm trọn hai tầng của Tòa nhà chẩn đoán. Theo các điều khoản của Thỏa thuận Mua sắm được ký năm 2011, Viện Efremov sẽ sản xuất và giao hàng khoảng 5,4 km thanh cái với tổng trọng lượng vượt quá 500 tấn.

- Các thiết bị chuyển mạch, điện trở hấp thụ năng lượng và giá đỡ điều khiển

- Sáu cuộn dây trường poloidal (Poloidal Field Coils, từ PF1 đến PF6) được đặt nằm ngang xung quanh bình chân không ITER và các cuộn dây trường hình xuyến hình chữ D sẽ giúp định hình plasma và giữ nó ở trạng thái lơ lửng cách xa các bức tường. Cuộn dây trường cực đỉnh (PF1, top poloidal field coil) quan trọng nhất sẽ do Nga chế tạo; năm cuộn dây vòng dưới thuộc trách nhiệm của Châu Âu. Bốn trong số này sẽ được sản xuất tại chỗ. (Cuộn cuối cùng PF6 sẽ do Trung Quốc sản xuất theo hợp đồng với Châu Âu.)
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Các bác có thấy ở Nga có những điều khác hoặc ít phổ biến với logic phương tây không?
- Viện nghiên cứu cũng có cơ sở chế tạo và sản xuất.
- Các cơ sở sản xuât, nhà máy cũng có trung tâm nghiên cứu khoa học
- Không ít công ty full cycle làm từ A đến Z, từ R/D, thiết kế, đến chế tạo, sản xuất, OEM, gia công. Thưòng ở phương tây những khâu này tách ra thành công ty riêng. Dĩ nhiên Nga cũng thế, nhưng có nhiều full cycle
- Có những khu vực, cả thành phố đều làm 1 thứ, và nhiều công ty lại đưọc công nhận là resident của một khu vực kinh tế đặc biệt nào đó
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhiều viết bài dài, có thông tin, nhưng em vẫn thấy có gì đó chưa ổn.

Tỷ như các cụ nêu lý do Mỹ đánh Tàu, theo em câu chuyện nó đã bắt đầu khi Mỹ đánh Anh bằng việc tấn công vào đồng bảng, kênh đào Suez năm 1956 lúc đó như tự nhiên, Mỹ là cường quốc, Anh rớt đài. Tiếp theo, khi ba tay phát xít Ý, Japan, Đức mạnh lên, nó lại bắt bắt ký hiệp ước là phải tăng đồng nội tệ 3 nước này lên. Khi tăng lên, người ta kể là người Nhật trở nên giàu, dân mua sắm, xk kém đi, chính phủ cố kéo vãn lại gây ra khủng hoảng.

Lần này Mỹ ép Tàu tăng đồng quan, nhưng Tàu không chịu, cực chẳng đã nó phải đánh vỗ mặt như vừa rồi.

Những dân tộc như nhóm phát xít, Nga ngố, Tàu,...hay cả VN khi cho nó tham gia vào thị trường toàn cầu thì nó sẽ giàu thôi.Không có gì lạ cả. Nhưng sự giàu có là từ Mỹ chứ không phải từ những nước này. Vì đơn giản là bọn Mĩ tạo ra hệ thống chuẩn, thị trường, ...và sự sáng tạo. Jpan, Nam Hàn, hay VN giàu lên do Mĩ chứ ko phải do Trung Quốc. Nga ngố GDP có những năm lên vèo vèo,nhưng lại sụt thảm vì đơn giản là Mĩ nó không cho tham gia vào thị trường toàn cầu. Bất kỳ nước nào cũng vậy, hình ảnh của Triều Tiên, Nga ngố, hay sắp tới là Tàu đều có kịch bản giống nhau:Duyệt binh, độc tài, ...vì nó như con chó bị nhốt cũi thôi, hung hăng.
Thị trường toàn cầu nói nghe sang mồm nhưng cụ tỷ nó lợi cho đại gia hay lợi cho giớ làm công cổ xanh và cổ trắng, đó mới là vấn đề.
Tham gia thị trường toàn cầu đến vỡ nợ như Hy lạp vì không có sản phẩm tự thân thì thà ngồi xó nhà xơi organic tự trồng cho lành.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Các bác có thấy ở Nga có những điều khác hoặc ít phổ biến với logic phương tây không?
- Viện nghiên cứu cũng có cơ sở chế tạo và sản xuất.
- Các cơ sở sản xuât, nhà máy cũng có trung tâm nghiên cứu khoa học
- Không ít công ty full cycle làm từ A đến Z, từ R/D, thiết kế, đến chế tạo, sản xuất, OEM, gia công. Thưòng ở phương tây những khâu này tách ra thành công ty riêng. Dĩ nhiên Nga cũng thế, nhưng có nhiều full cycle
- Có những khu vực, cả thành phố đều làm 1 thứ, và nhiều công ty lại đưọc công nhận là resident của một khu vực kinh tế đặc biệt nào đó
Trước Mỹ có Detroit big three đã làm kiểu thành phố-tổ hợp công nghiệp như Nga, thế nhưng đến thập niên 80 thì vỡ trận do làm xe tốn nhiên liệu quá thì phải, để Nhật lấy hết thị phần xe thành thị. Không rõ về xe đầu kéo thì ra sao.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top