- Biển số
- OF-626585
- Ngày cấp bằng
- 24/3/19
- Số km
- 8,426
- Động cơ
- 310,264 Mã lực
Các vol trước đã giới thiệu một số công ty và thuật toán, sản phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo của Nga, đặc biệt trong lĩnh vực computer vision (thị giác máy tính) nói chung, và nhận dạng khuôn mặt nói riêng, đạt được các giải thưởng quốc tế tổ chức ở Hoa Kỳ (do viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ NIST (National Institute of Standards and Technology) tổ chức, và 1 số cuộc thi khác nữa ở Hoa Kỳ), etc. và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Và bây giờ thì là ứng dụng ở Việt Nam
Chương trình nhận dạng người của Nga ‘đảm bảo an ninh’ tại Hải Phòng
Ảnh minh họa. Một số chương trình nhận dạng người trong video của Đại Học Nga Tomsk được ứng dụng ở Hải Phòng
Một số chương trình nhận dạng người trong video của Đại Học Nga Tomsk được ứng dụng ở Hải Phòng, Việt Nam vừa nhận được bằng sáng chế.
Tin vừa nêu được Mirage News, một trang chuyên đăng thông cáo báo chí của cơ quan chức năng, các chính quyền, loan đi ngày 15 tháng 1.
Tin dẫn thông cáo báo chí của trường Đại học Tomsk. Theo đại học này thì những sản phẩm phần mềm hiện được sử dụng tại thành phố cảng Hải Phòng là cho mục đích đảm bảo an ninh và trật tự nơi công cộng.
Tin cũng cho biết kỹ sư Semyon Klestove thuộc phòng thí nghiệm giáo dục về các phương pháp đo lường tại Khoa Công nghệ Sáng tạo và sinh viên tiến sĩ Nguyễn Thế Khê Kyong, từ Việt Nam đã góp phần phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin nêu trên.
----------------------
Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Nga
Làm thế nào để xác định ngay lập tức người nào đang ở bên trong chiếc xe chạy ở tốc độ tối đa, ngay cả khi cửa sổ xe dán kính màu? Làm thế nào để nhận dạng tên khủng bố, tên cướp, kẻ côn đồ, kẻ nguy hiểm tiềm ẩn trong đám đông, ngay cả trong mưa và sương mù?
Các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Tomsk (TGU), trung tâm giáo dục, khoa học và đổi mới lâu đời nhất ở Siberia của Nga, đang thực hiện thành công nhiệm vụ này. Trường được cấp hai bằng sáng chế cho các chương trình cho phép nhận dạng khuôn mặt người trong dòng chuyển động và ở trạng thái tĩnh.
“Các chương trình của chúng tôi dựa trên hệ thống thị giác kỹ thuật và các thuật toán mạng nơ-ron mà trường tham gia chế tạo và phát triển. Bộ công cụ này được sử dụng trong lĩnh vực chế tạo rô bốt và cơ điện tử, đặc biệt, nó giúp rô bốt và máy bay không người lái xác định địa hình và hoạch định tuyến đi” - giáo sư TGU Vladimir Syryamkin cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
Chương trình nhận dạng khuôn mặt FindFace của công ty NtechLab của Nga (công ty này đã được giới thiệu ở các vol trước. Thuật toán FindFace đã giành được giải thưởng ở các cuộc thi ở Mỹ, do viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ NIST (National Institute of Standards and Technology) tổ chức, và 1 số cuộc thi khác nữa ở Hoa Kỳ
“Chương trình thứ nhất được cấp bằng sáng chế của chúng tôi có tác dụng phát hiện người đang chuyển động, phân biệt nhanh chóng và chính xác khuôn mặt người thuộc các chủng tộc khác nhau với độ chính xác ít nhất 90%, kể cả lúc hoàng hôn và trời mưa. Chương trình thứ hai tiết lộ các tính năng đặc trưng của người ở trạng thái tĩnh - kích thước, ngoại hình của anh ta. Để đảm bảo trật tự và an toàn công cộng, điều quan trọng là phải có hệ thống thông minh có thể nhận dạnh những người nguy hiểm, tham gia vào quá trình tìm kiếm họ, đồng thời cung cấp sự bảo vệ an toàn, tiếp nhận người ra vào các doanh nghiệp, cơ quan hoặc cơ sở trẻ em khép kín. Về mặt đảm bảo an ninh, các chương trình của chúng tôi có triển vọng lớn: nhận dạng người qua khuôn mặt, màu da, quốc tịch, dáng người, dáng đi. Chúng tôi có thể đưa vào chương trình chân dung, dấu hiệu thông tin về những người mà chúng tôi quan tâm, hoặc dữ liệu về những người bị truy nã."
Việt Nam bắt đầu quan tâm đến các phát triển của các nhà khoa học Tomsk. Cách đây 5 năm, đoàn đại biểu Việt Nam từng đến thăm trường TGU và thỏa thuận về hợp tác. Và bây giờ có hai bạn trẻ Việt Nam đang học tại trường này.
Người Việt Nam tích cực tham gia nghiên cứu khoa học
Trả lời phỏng vấn Sputnik, một trong số hai người đó là Nguyễn Văn Cương cho biết anh tốt nghiệp Đại học Hàng hải Việt Nam, tốt nghiệp cao học tại Tomsk, nhận bằng tốt nghiệp quyền giảng dạy hệ Cao học, xuất bản hơn 10 bài báo khoa học và hiện đang làm luận án Tiến sĩ. Sau khi về nước, anh dự định sẽ làm việc tại Đại học Hàng hải để thúc đẩy việc thực hiện chương trình an ninh được mà anh tham gia phát triển ở Tomsk.
Còn Bùi Đức Hoàng thì đang học năm thứ tư tại TGU. Anh dự định sẽ làm luận án Tiến sĩ về tự động hóa công việc của cảng biển Hải Phòng, đặc biệt là triển khai tại đó các chương trình trí tuệ của Đại học Tomsk.
Các chương trình Tomsk đang hoạt động một cách hoàn hảo
Giáo sư Syryamkin nói tiếp:
“Chúng tôi không chỉ đào tạo các chuyên gia trẻ của Việt Nam mà cùng với họ phát triển sản phẩm phần mềm dựa trên máy tính và máy ảnh màu vô tuyến. Nhiệm vụ của nó là, bất kể người ở đâu, di chuyển như thế nào trong không gian, xác định xem anh ta có gây nguy hiểm cho một đối tượng cụ thể hay không. Hoặc, ví dụ, để xác định trong đám đông một người cần thiết, có dữ liệu được tải sẵn vào chương trình. Thiết bị nhận dạng có thể lắp đặt ở cửa ra vào bất kỳ đối tượng nào, ở lối vào bất kỳ lãnh thổ nào, tại các đèn giao thông đường phố - bất cứ nơi nào mà chính quyền mong muốn để đảm bảo an toàn tính mạng cho cơ sở hoặc khu định cư cụ thể.”
Giáo sư đưa ra một ví dụ về việc thực hiện chương trình Tomsk trong khi cung cấp dịch vụ ra vào cho tổ hợp giáo dục hoặc khu vực sản xuất. Khi đó hệ thống đa kênh được sử dụng. Thông qua một kênh, tại rào chắn, hệ thống sẽ kiểm tra biển số và cấu tạo xe, và nếu cần thiết sẽ mời tài xế và hành khách ra khỏi xe để quét khuôn mặt. Sau đó, một kênh khác kiểm tra tại lối vào tòa nhà cụ thể. Việc lắp đặt mỗi hệ thống được thực hiện theo từng giai đoạn. Tất cả các giai đoạn có thể được sử dụng trong suốt cả năm. Hệ thống được thiết kế để đảm bảo rằng kẻ khủng bố tiềm năng không có cơ hội lọt vào bên trong cơ sở.
Giáo sư Syryamkin cho biết hiện nay Việt Nam đang chuẩn bị cho giai đoạn đầu tiên lắp đặt hệ thống. Đó là chương trình xác định khuôn mặt và dáng đi của người, số hiệu và nhãn hiệu xe hơi. Bước tiếp theo là nhận dạng khuôn mặt người ngay cả trong ô tô có cửa sổ dán kính màu. Hệ thống hoạt động suốt ngày đêm, khi trời mưa và trong sương mù. Trong mọi trường hợp đáng báo động, hệ thống sẽ phát tín hiệu cho cơ quan an ninh.
“Chúng tôi đào tạo các chuyên gia Việt Nam để khi họ trở về quê hương, công việc sẽ bắt đầu ngay. Một khía cạnh quan trọng là dạy người Việt Nam làm việc với chương trình nhận dạng các vật thể trong không gian ba chiều, trong thời gian thực, khi người đứng yên, di chuyển hoặc chạy. Đồng thời nêu bật các tính năng thông tin của người đó, so sánh, nhận biết và đưa ra các quy định cần thiết. Hệ thống dù được lắp đặt đầy đủ cũng sẽ là một hệ thống chết nếu không có các chuyên gia điều khiển nó hoạt động” - nhà khoa học Nga kết luận.
---------------------
Quay lại năm 2019, Huawei cũng đã mua công nghệ nhận dạng khuôn mặt của công ty Vokord của Nga. Dịch vụ giám sát thực hiện bán lẻ BeMyEye có trụ sở tại London cũng mua lại nhà cung cấp dịch vụ nhận dạng hình ảnh của Nga - Streetbee.
Nam 2019: Huawei mua công nghệ nhận dạng khuôn mặt của công ty Nga và cả team đi kèm.
Chinese Tech Giant Huawei Buys Russian Facial Recognition Technology
Theo RT ngày 3-6 đưa tin, Huawei đã mua quyền sở hữu trí tuệ đối với các hệ thống nhận dạng khuôn mặt được phát triển và sản xuất bởi một công ty của Nga.
Một số nhân viên của Vokord có trụ sở tại Moscow cũng sẽ được chuyển sang làm việc cho Huawei như một phần của thỏa thuận trị giá tới 50 triệu USD. Công ty con Huawei tại Nga, cùng với Huawei Digital Technologies có trụ sở tại Hong Kong, sẽ trở thành đồng sở hữu trí tuệ đối với các bằng sáng chế của Vokord, về công nghệ và thiết bị nhận dạng khuôn mặt. Công ty mới thành lập sẽ được gọi là Igl Softlab.
Được thành lập vào năm 1999, Vokord thiết kế các giải pháp phần mềm và lập trình dựa trên tầm nhìn máy tính và thuật toán xử lý video thông minh. Công ty tập trung vào nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng biển số tự động (ALPR), phân tích video, nhận dạng mẫu,... Tính đến năm 2017, doanh thu của công ty khoảng 113,2 triệu rúp (1,75 triệu USD).
Thị trường cho các hệ thống nhận dạng khuôn mặt gần đây đã trở thành một lĩnh vực rất hấp dẫn cho các khoản đầu tư, sáp nhập và tiếp quản. Đầu năm nay, dịch vụ giám sát thực hiện bán lẻ BeMyEye có trụ sở tại London đã công bố kế hoạch mua lại nhà cung cấp dịch vụ nhận dạng hình ảnh của Nga - Streetbee. Vào tháng Tư, Sberbank (ngân hàng nhà nước lớn nhất của Nga và Đông Âu, đồng thời là ngân hàng lớn thứ ba châu Âu) đã đồng ý mua 51% cổ phần của Trung tâm Công nghệ Ngôn ngữ (STC) từ Gazprombank.
Chương trình nhận dạng người của Nga ‘đảm bảo an ninh’ tại Hải Phòng
Ảnh minh họa. Một số chương trình nhận dạng người trong video của Đại Học Nga Tomsk được ứng dụng ở Hải Phòng
Một số chương trình nhận dạng người trong video của Đại Học Nga Tomsk được ứng dụng ở Hải Phòng, Việt Nam vừa nhận được bằng sáng chế.
Tin vừa nêu được Mirage News, một trang chuyên đăng thông cáo báo chí của cơ quan chức năng, các chính quyền, loan đi ngày 15 tháng 1.
Tin dẫn thông cáo báo chí của trường Đại học Tomsk. Theo đại học này thì những sản phẩm phần mềm hiện được sử dụng tại thành phố cảng Hải Phòng là cho mục đích đảm bảo an ninh và trật tự nơi công cộng.
Tin cũng cho biết kỹ sư Semyon Klestove thuộc phòng thí nghiệm giáo dục về các phương pháp đo lường tại Khoa Công nghệ Sáng tạo và sinh viên tiến sĩ Nguyễn Thế Khê Kyong, từ Việt Nam đã góp phần phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin nêu trên.
Chương trình nhận dạng người của Nga ‘đảm bảo an ninh’ tại Hải Phòng
Một số chương trình nhận dạng người trong video của Đại Học Nga Tomsk được ứng dụng ở Hải Phòng, Việt Nam vừa nhận được bằng sáng chế.
www.rfa.org
----------------------
Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Nga
Làm thế nào để xác định ngay lập tức người nào đang ở bên trong chiếc xe chạy ở tốc độ tối đa, ngay cả khi cửa sổ xe dán kính màu? Làm thế nào để nhận dạng tên khủng bố, tên cướp, kẻ côn đồ, kẻ nguy hiểm tiềm ẩn trong đám đông, ngay cả trong mưa và sương mù?
Các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Tomsk (TGU), trung tâm giáo dục, khoa học và đổi mới lâu đời nhất ở Siberia của Nga, đang thực hiện thành công nhiệm vụ này. Trường được cấp hai bằng sáng chế cho các chương trình cho phép nhận dạng khuôn mặt người trong dòng chuyển động và ở trạng thái tĩnh.
“Các chương trình của chúng tôi dựa trên hệ thống thị giác kỹ thuật và các thuật toán mạng nơ-ron mà trường tham gia chế tạo và phát triển. Bộ công cụ này được sử dụng trong lĩnh vực chế tạo rô bốt và cơ điện tử, đặc biệt, nó giúp rô bốt và máy bay không người lái xác định địa hình và hoạch định tuyến đi” - giáo sư TGU Vladimir Syryamkin cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
Chương trình nhận dạng khuôn mặt FindFace của công ty NtechLab của Nga (công ty này đã được giới thiệu ở các vol trước. Thuật toán FindFace đã giành được giải thưởng ở các cuộc thi ở Mỹ, do viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ NIST (National Institute of Standards and Technology) tổ chức, và 1 số cuộc thi khác nữa ở Hoa Kỳ
“Chương trình thứ nhất được cấp bằng sáng chế của chúng tôi có tác dụng phát hiện người đang chuyển động, phân biệt nhanh chóng và chính xác khuôn mặt người thuộc các chủng tộc khác nhau với độ chính xác ít nhất 90%, kể cả lúc hoàng hôn và trời mưa. Chương trình thứ hai tiết lộ các tính năng đặc trưng của người ở trạng thái tĩnh - kích thước, ngoại hình của anh ta. Để đảm bảo trật tự và an toàn công cộng, điều quan trọng là phải có hệ thống thông minh có thể nhận dạnh những người nguy hiểm, tham gia vào quá trình tìm kiếm họ, đồng thời cung cấp sự bảo vệ an toàn, tiếp nhận người ra vào các doanh nghiệp, cơ quan hoặc cơ sở trẻ em khép kín. Về mặt đảm bảo an ninh, các chương trình của chúng tôi có triển vọng lớn: nhận dạng người qua khuôn mặt, màu da, quốc tịch, dáng người, dáng đi. Chúng tôi có thể đưa vào chương trình chân dung, dấu hiệu thông tin về những người mà chúng tôi quan tâm, hoặc dữ liệu về những người bị truy nã."
Việt Nam bắt đầu quan tâm đến các phát triển của các nhà khoa học Tomsk. Cách đây 5 năm, đoàn đại biểu Việt Nam từng đến thăm trường TGU và thỏa thuận về hợp tác. Và bây giờ có hai bạn trẻ Việt Nam đang học tại trường này.
Người Việt Nam tích cực tham gia nghiên cứu khoa học
Trả lời phỏng vấn Sputnik, một trong số hai người đó là Nguyễn Văn Cương cho biết anh tốt nghiệp Đại học Hàng hải Việt Nam, tốt nghiệp cao học tại Tomsk, nhận bằng tốt nghiệp quyền giảng dạy hệ Cao học, xuất bản hơn 10 bài báo khoa học và hiện đang làm luận án Tiến sĩ. Sau khi về nước, anh dự định sẽ làm việc tại Đại học Hàng hải để thúc đẩy việc thực hiện chương trình an ninh được mà anh tham gia phát triển ở Tomsk.
Còn Bùi Đức Hoàng thì đang học năm thứ tư tại TGU. Anh dự định sẽ làm luận án Tiến sĩ về tự động hóa công việc của cảng biển Hải Phòng, đặc biệt là triển khai tại đó các chương trình trí tuệ của Đại học Tomsk.
Các chương trình Tomsk đang hoạt động một cách hoàn hảo
Giáo sư Syryamkin nói tiếp:
“Chúng tôi không chỉ đào tạo các chuyên gia trẻ của Việt Nam mà cùng với họ phát triển sản phẩm phần mềm dựa trên máy tính và máy ảnh màu vô tuyến. Nhiệm vụ của nó là, bất kể người ở đâu, di chuyển như thế nào trong không gian, xác định xem anh ta có gây nguy hiểm cho một đối tượng cụ thể hay không. Hoặc, ví dụ, để xác định trong đám đông một người cần thiết, có dữ liệu được tải sẵn vào chương trình. Thiết bị nhận dạng có thể lắp đặt ở cửa ra vào bất kỳ đối tượng nào, ở lối vào bất kỳ lãnh thổ nào, tại các đèn giao thông đường phố - bất cứ nơi nào mà chính quyền mong muốn để đảm bảo an toàn tính mạng cho cơ sở hoặc khu định cư cụ thể.”
Giáo sư đưa ra một ví dụ về việc thực hiện chương trình Tomsk trong khi cung cấp dịch vụ ra vào cho tổ hợp giáo dục hoặc khu vực sản xuất. Khi đó hệ thống đa kênh được sử dụng. Thông qua một kênh, tại rào chắn, hệ thống sẽ kiểm tra biển số và cấu tạo xe, và nếu cần thiết sẽ mời tài xế và hành khách ra khỏi xe để quét khuôn mặt. Sau đó, một kênh khác kiểm tra tại lối vào tòa nhà cụ thể. Việc lắp đặt mỗi hệ thống được thực hiện theo từng giai đoạn. Tất cả các giai đoạn có thể được sử dụng trong suốt cả năm. Hệ thống được thiết kế để đảm bảo rằng kẻ khủng bố tiềm năng không có cơ hội lọt vào bên trong cơ sở.
Giáo sư Syryamkin cho biết hiện nay Việt Nam đang chuẩn bị cho giai đoạn đầu tiên lắp đặt hệ thống. Đó là chương trình xác định khuôn mặt và dáng đi của người, số hiệu và nhãn hiệu xe hơi. Bước tiếp theo là nhận dạng khuôn mặt người ngay cả trong ô tô có cửa sổ dán kính màu. Hệ thống hoạt động suốt ngày đêm, khi trời mưa và trong sương mù. Trong mọi trường hợp đáng báo động, hệ thống sẽ phát tín hiệu cho cơ quan an ninh.
“Chúng tôi đào tạo các chuyên gia Việt Nam để khi họ trở về quê hương, công việc sẽ bắt đầu ngay. Một khía cạnh quan trọng là dạy người Việt Nam làm việc với chương trình nhận dạng các vật thể trong không gian ba chiều, trong thời gian thực, khi người đứng yên, di chuyển hoặc chạy. Đồng thời nêu bật các tính năng thông tin của người đó, so sánh, nhận biết và đưa ra các quy định cần thiết. Hệ thống dù được lắp đặt đầy đủ cũng sẽ là một hệ thống chết nếu không có các chuyên gia điều khiển nó hoạt động” - nhà khoa học Nga kết luận.
Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Nga
Làm thế nào để xác định ngay lập tức người nào đang ở bên trong chiếc xe chạy ở tốc độ tối đa, ngay cả khi cửa sổ xe dán kính màu? Làm thế nào để nhận dạng tên khủng bố, tên cướp, kẻ côn đồ, kẻ nguy hiểm tiềm ẩn trong đám đông, ngay cả...
vn.sputniknews.com
---------------------
Quay lại năm 2019, Huawei cũng đã mua công nghệ nhận dạng khuôn mặt của công ty Vokord của Nga. Dịch vụ giám sát thực hiện bán lẻ BeMyEye có trụ sở tại London cũng mua lại nhà cung cấp dịch vụ nhận dạng hình ảnh của Nga - Streetbee.
Nam 2019: Huawei mua công nghệ nhận dạng khuôn mặt của công ty Nga và cả team đi kèm.
Chinese Tech Giant Huawei Buys Russian Facial Recognition Technology
Chinese Tech Giant Huawei Buys Russian Facial Recognition Technology
The Chinese tech giant has purchased the intellectual property rights to facial recognition systems designed by a Russian developer and manufacturer of high-tech security technology.
equalocean.com
Theo RT ngày 3-6 đưa tin, Huawei đã mua quyền sở hữu trí tuệ đối với các hệ thống nhận dạng khuôn mặt được phát triển và sản xuất bởi một công ty của Nga.
Một số nhân viên của Vokord có trụ sở tại Moscow cũng sẽ được chuyển sang làm việc cho Huawei như một phần của thỏa thuận trị giá tới 50 triệu USD. Công ty con Huawei tại Nga, cùng với Huawei Digital Technologies có trụ sở tại Hong Kong, sẽ trở thành đồng sở hữu trí tuệ đối với các bằng sáng chế của Vokord, về công nghệ và thiết bị nhận dạng khuôn mặt. Công ty mới thành lập sẽ được gọi là Igl Softlab.
Được thành lập vào năm 1999, Vokord thiết kế các giải pháp phần mềm và lập trình dựa trên tầm nhìn máy tính và thuật toán xử lý video thông minh. Công ty tập trung vào nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng biển số tự động (ALPR), phân tích video, nhận dạng mẫu,... Tính đến năm 2017, doanh thu của công ty khoảng 113,2 triệu rúp (1,75 triệu USD).
Thị trường cho các hệ thống nhận dạng khuôn mặt gần đây đã trở thành một lĩnh vực rất hấp dẫn cho các khoản đầu tư, sáp nhập và tiếp quản. Đầu năm nay, dịch vụ giám sát thực hiện bán lẻ BeMyEye có trụ sở tại London đã công bố kế hoạch mua lại nhà cung cấp dịch vụ nhận dạng hình ảnh của Nga - Streetbee. Vào tháng Tư, Sberbank (ngân hàng nhà nước lớn nhất của Nga và Đông Âu, đồng thời là ngân hàng lớn thứ ba châu Âu) đã đồng ý mua 51% cổ phần của Trung tâm Công nghệ Ngôn ngữ (STC) từ Gazprombank.