Hii, nếu hiểu đơn giản về công thức tính lưu lượng dòng chảy thì Lưu lượng Q = VxA trong đó V là vận tốc dòng nước , A là Diện tích mặt cắt dòng chảy. Với lưu lượng Q không đổi, Vận tốc dòng chảy tăng lên khi và chỉ khi A (tiết diện mặt cắt dòng chảy) giảm đi. Nói nôm na kiểu như cùng 1 lưu lượng nước thì nước chảy trong ống nhỏ có vận tốc lớn hơn nước chảy trong ống lớn.
Nói cách khác, nếu hiểu mực nước tăng cực nhanh là vận tốc dòng chảy lớn với cùng 1 lưu lượng thì nguyên nhân chỉ tới do tiết diện dòng chảy bị thay đổi, thu hẹp. Đây là nguyên nhân chủ yếu, và nguyên nhân này đến từ vùng hạ du.
Trở lại vấn đề này, Thủy điện chặn dòng nước lại, tích trong hồ và xả ra các cửa xả làm quay tuốc bin . Dòng nước này sẽ có vận tốc lớn hơn dòng chảy thông thường khi ko có thủy điện với cùng một lưu lượng.
Trường hợp chưa có thủy điện, lưu lượng dòng chảy giả định là Q(a) được phân bố đều trong năm hoặc trong mùa mưa. Khi có lũ được bổ sung thêm lưu lượng Q'. Lưu lượng Q(a) và Q' cùng được đổ về hạ lưu. Cái này gây ngập lụt như bao năm về trước nhưng do chưa có thủy điện nên diện tích dòng chảy lớn, tốc độ nước chậm nên dồn về hạ lưu chậm.
Trường hợp có thủy điện, lưu lượng dòng chảy Q(a) được giữ lại ở hồ chứa và chỉ xả về hạ lưu một lưu lượng Q(b) <Q(a) vì còn tích nước để phát điện. Lượng nước xả đi nhỏ hơn làm tích lũy lại trong hồ một lượng nước q= Q(a)-Q(b), việc này khiến mực nước ở hạ lưu thấp do lưu lượng về bị giữ lại. Khi có lũ, việc tích nước phát điện đã đáp ứng đủ, thủy điện sẽ xả toàn bộ lưu lượng nước nhận được nhưng với vận tốc lớn hơn (do diện tích mặt cắt bị thu hẹp tại các cửa xả). Vì vậy, nước tới vùng hạ lưu nhanh hơn. Khi đó, ở hạ lưu, những khu vực không thoát nước kịp (mặt cắt dòng chảy nhỏ) sẽ tích tụ lưu lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó gây ngập lụt nhanh hơn.
Em tư duy như vậy.
Nói tóm lại, có hiện tượng đó nhưng nếu viết như bài báo trên thì rất không có lý ạ