[Funland] Thảo luận về "lũ chồng lũ" do thủy điện

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
275,034 Mã lực
Hii, nếu hiểu đơn giản về công thức tính lưu lượng dòng chảy thì Lưu lượng Q = VxA trong đó V là vận tốc dòng nước , A là Diện tích mặt cắt dòng chảy. Với lưu lượng Q không đổi, Vận tốc dòng chảy tăng lên khi và chỉ khi A (tiết diện mặt cắt dòng chảy) giảm đi. Nói nôm na kiểu như cùng 1 lưu lượng nước thì nước chảy trong ống nhỏ có vận tốc lớn hơn nước chảy trong ống lớn.
Nói cách khác, nếu hiểu mực nước tăng cực nhanh là vận tốc dòng chảy lớn với cùng 1 lưu lượng thì nguyên nhân chỉ tới do tiết diện dòng chảy bị thay đổi, thu hẹp. Đây là nguyên nhân chủ yếu, và nguyên nhân này đến từ vùng hạ du.
Trở lại vấn đề này, Thủy điện chặn dòng nước lại, tích trong hồ và xả ra các cửa xả làm quay tuốc bin . Dòng nước này sẽ có vận tốc lớn hơn dòng chảy thông thường khi ko có thủy điện với cùng một lưu lượng.
Trường hợp chưa có thủy điện, lưu lượng dòng chảy giả định là Q(a) được phân bố đều trong năm hoặc trong mùa mưa. Khi có lũ được bổ sung thêm lưu lượng Q'. Lưu lượng Q(a) và Q' cùng được đổ về hạ lưu. Cái này gây ngập lụt như bao năm về trước nhưng do chưa có thủy điện nên diện tích dòng chảy lớn, tốc độ nước chậm nên dồn về hạ lưu chậm.
Trường hợp có thủy điện, lưu lượng dòng chảy Q(a) được giữ lại ở hồ chứa và chỉ xả về hạ lưu một lưu lượng Q(b) <Q(a) vì còn tích nước để phát điện. Lượng nước xả đi nhỏ hơn làm tích lũy lại trong hồ một lượng nước q= Q(a)-Q(b), việc này khiến mực nước ở hạ lưu thấp do lưu lượng về bị giữ lại. Khi có lũ, việc tích nước phát điện đã đáp ứng đủ, thủy điện sẽ xả toàn bộ lưu lượng nước nhận được nhưng với vận tốc lớn hơn (do diện tích mặt cắt bị thu hẹp tại các cửa xả). Vì vậy, nước tới vùng hạ lưu nhanh hơn. Khi đó, ở hạ lưu, những khu vực không thoát nước kịp (mặt cắt dòng chảy nhỏ) sẽ tích tụ lưu lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó gây ngập lụt nhanh hơn.
Em tư duy như vậy.
Nói tóm lại, có hiện tượng đó nhưng nếu viết như bài báo trên thì rất không có lý ạ
0 điểm về chỗ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Rừng dạng nguyên sinh có nhiều loại rễ đan xen tạo thành một lưới bán thấm như dạng vải địa kỹ thuật cho nước thấm xuống mà khó chảy ngược từ lòng đất ra theo những mạch ngầm đột khởi khi mưa lớn dài ngày. Để lưới này bền phải có những cây cổ thụ rễ sâu vài mét làm đinh giữ. Cứ lý thuyết rễ chỉ ăn vài chục cm bề mặt và giữ nước trong đó thì ... thực tế đã nhìn thấy trạm kiểm lâm 27 bị sao với dòng chảy ngầm ở triền dốc.

Deep Tree Roots:
The mollisols (deep >20 feet [6 meters] prairie soil — all O/A soil horizons) have 2 broadleaf tree root depths in columns #2 & #4: 11 feet (Black Walnut) & 15 feet [4.5 meters] deep (White Oak). Both the Walnut & Oak have the least drought stress. The loams in the Silva Cell are functionally equivalent to mollisols. So, a 4 foot [1.2 meter] deep rooting space in O/A in Silva Cells will easily be utilized by tree roots.
 
Chỉnh sửa cuối:

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
275,034 Mã lực
Các cụ cãi nhau khoẻ phết. Tranh luận cái này phải có tí chút chuyên ngành mới thuyết phục được :D:D:D
 

Đậpconmuỗi

Xe đạp
Biển số
OF-709709
Ngày cấp bằng
7/12/19
Số km
47
Động cơ
513,352 Mã lực
Nhìn là biết cụ Teaser bị nick cadan nó thù vì lập những thớt bưng bô mẽo. =))

Chúng nó thù hằn nhỏ nhen thế mà chúng nó cứ đòi hòa giải dân tộc
 
Chỉnh sửa cuối:

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Ô thớt lũ chồng lũ mà có ý kiến về hậu quả của lũ và một kiến giải về lũ thì có sao đâu nhỉ

Đã nói ý kiến của ng khác thì phải trích dẫn tên họ, copy link gôc để biêt họ nói ở đâu

Cũng chưa ở đâu công khai nói rằng tac giả Rừng xà nu là thây ma

Chưa có ai dám phủ nhận báo Văn Nghệ thời Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập là thời kỳ rực rỡ nhất của tờ báo này

Cũng chưa có ai bôi bẩn đich danh cái tên Nguyên Ngọc với tư cách một nhà văn cả

Sách GK thời nay ko biết còn tác phẩm Đât nước đứng lên hay Rừng xà nu không, nhưng các thế hệ học sinh học các tác phẩm sẽ vẫn nhớ

... Dù chả quan tâm tác giả đó sống hay chết

Phủ nhận thực tế khách quan khác nào nhổ bọt lên trời nhỉ, ng đầu tiên hứng nước là ng nhổ bọt thôi
Kiến giải hậu quả kiểu này thì cần tiếp tục kiến giải là chống trượt thì phải ghì chặt như thế này nhé

1605057687271.png
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,248
Động cơ
87,777 Mã lực
Có cụ Nguyên Ngọc mới viết bài này ko rõ chăc phải có căn cứ, dù sao cụ ấy cũng sống gắn bó bao nhiêu năm với Tây Nguyên qua những "Rừng xànu"


Trich:

năm nay không phải là lũ lụt. Năm nay không phải lụt. Cũng không chỉ là lũ, theo nghĩa ta quen gọi.

Giáo sư Nguyên Ngọc Lung, chuyên gia số một về rừng vừa có bài viết nói rõ khi còn rừng tự nhiên thì mưa xuống chỉ có 5% nước chảy trên mặt đất, 95% sẽ ngấm xuống thành nước ngầm, cho nên ta đào giếng ở đâu cũng có nước. Khi mất rừng tự nhiên thì ngược lại, chỉ 5% ngấm xuống thành nước ngầm, hơn 90% sẽ chảy tràn trên mặt đất.

Lụt hiền, lành, và thân thuộc như bạn chung tình mỗi năm một lần trở lại. Tôi ở Hội An, tôi biết, 3 năm qua không có lụt, người ta nhớ và chờ. Lụt rửa sạch ruộng đồng và mang về phù sa.

Lũ là khi đã mất rừng tự nhiên, chỉ còn lơ thơ mấy cây bụi lẹt đẹt, với cỏ, với cao su, keo, cà phê… tràn lan, là các loại cây không có bộ rễ giữ nước (mà các báo cáo với thống kê cứ gọi vống lên một cách gian dối là “độ che phủ”), 95% nước mưa chảy thành thác trên mặt đất quét hết mọi thứ, làng mạc và con người.

Nhưng năm nay khác: Năm nay không chỉ có nước xối xả thành lũ. Năm nay đã diễn ra một điều hoàn toàn khác, mới, và rất cơ bản: NĂM NAY ĐÃ ĐẾN LƯỢT ĐẤT CHẢY.

Tôi chưa có con số thống kê, nhưng số người chết vì đuối nước lũ năm nay thấp hơn rất nhiều số người chết vì bị đất chảy chôn vùi. Cần hết sức chú ý đến hiện tượng mới này.
(Thằng) Giáo sư này có tí kiến thức gì về địa chất không mà nói câu bôi đậm này nhỉ cc. Mang cái mác chuyên gia mà ng thế này thì chết và em càng thông cảm cho cc không có kiến thức khi đọc đoạn tóm tắt này. Ở đời nhiều khi mang cái mác học cao thì người đọc không có chuyên môn người ta tin nhưng kết quả người ta toàn bị các thể loại chuyên gia thế này nhồi sọ. Đất rừng thấm được bao nhiêu lượng mưa xuống hoàn toàn có thể tính toán được khi khảo sát địa chất vì nó chỉ ngấm tối đa được từ mặt đất đến mực nước ngầm. Trong khi các cơn mưa lớn thường xuất hiện vào giữa mùa mưa trở đi thì lúc đó đất rừng đã bão hòa rồi thì ngấm vào mông à? Chưa kể đợt mưa vừa rồi mưa 10 ngày liên tục thì rừng cũng không có tác dụng gì đối với việc giữ nước. Tác dụng lớn nhất của rừng lúc này với mưa lũ chỉ là chống xói lở. Chuyên gia ơi là chuyên gia!
Bão số 12 và xả lũ
Cứ nhè bão mà xả
Lũ về hồ thì không xả thì chứa nước vào đâu cụ? Hay thủy điện sinh ra nước?
Các cụ cãi nhau khoẻ phết. Tranh luận cái này phải có tí chút chuyên ngành mới thuyết phục được :D:D:D
Có tí chuyên ngành thì người ta đã chả phải nói cụ ạ, hiểu cả rồi nói ai nghe. Chết ở cái đội 9 điểm 3 môn cứ đi trích dẫn ý kiến của các (thằng) chuyên gia giả cầy. Có kiến thức thì người ta phân tích, tính toán được đâu cần phải nghe ai!
 

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
475
Động cơ
285,817 Mã lực
1605067854041.png

Em đưa tạm một cái đồ thị điều tiết lũ của hồ chứa để các cụ thẩm ạ
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,501
Động cơ
133,572 Mã lực
Em đưa tạm một cái đồ thị điều tiết lũ của hồ chứa để các cụ thẩm ạ
Cụ nhón tay thêm cái biểu đồ accumulative lượng nước về hạ lưu để các cụ kia rõ có thuỷ điện thì lũ về nhanh hay chậm ạ. Đội ơn cụ.
 
  • Vodka
Reactions: A98

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Cụ nhón tay thêm cái biểu đồ accumulative lượng nước về hạ lưu để các cụ kia rõ có thuỷ điện thì lũ về nhanh hay chậm ạ. Đội ơn cụ.
Vô vọng thôi cụ ơi. Có khối mà biết đọc biểu đồ.
 

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
475
Động cơ
285,817 Mã lực
Cụ nhón tay thêm cái biểu đồ accumulative lượng nước về hạ lưu để các cụ kia rõ có thuỷ điện thì lũ về nhanh hay chậm ạ. Đội ơn cụ.
Thôi cụ ạ, nếu khách quan thì chỉ nhìn vào biểu đồ là rõ rồi cụ ạ. Nếu cố tình không hiểu thì có bổ đầu nhét vào cũng không được đâu.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Một bài viết về cách phòng lũ về đập
1605069661401.png

Điện bậc thang là giải pháp tốt cho việc tăng khả năng phòng lũ, ít ảnh hưởng đến tự nhiên, môi trường. Thế đếch nào mà qua miệng mấy nhà báo với chuyên gia, nó thành "băm nát dòng sông"
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Cụ giáo sư này còn bảo mưa 100mm /1-2 giờ là mưa bình thường kìa cụ. Em cười từ hôm qua đến giờ cụ ạ.
Thôi cụ ơi.
Cụ đừng Cười vào sự Ngủ xuẩn của Giáo sư nữa.
Nhưng em thấy dường như cái sự học đang bị vị giáo sư kia Sỉ nhục :(
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Vô vọng thôi cụ ơi. Có khối mà biết đọc biểu đồ.
Cái biểu đồ trên dễ hiểu mà.
Nó biểu thị mối tương quan giữa 3 yếu tố: nước vào, ra cùng mực nước hồ theo thời gian.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Các cụ ba môn vô số điểm đâu í nhỉ, hình như "lũ trùng lũ" là có thật nhỉ, ít ra là tại cửa xả và ở giờ thứ 40 tính từ gốc đồ thị.
Vô vọng rồi ;))
 

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
475
Động cơ
285,817 Mã lực
TỪ giờ thứ 40 cái Q xả chấm chấm nó cao hơn Q đến đường liền các cụ nhỉ, thế là máy nó vẽ sai hay thủy đọi nó ... thọi them nước vào hạ lưu ạ ? ;))
Dạ thưa cụ, khi cái đường chấm chấm cắt cái đường liền nét là lúc Q xả=Q lũ đến ạ. Và cụ nhìn tổng thể xem Q xả so với Q đến tương quan ra sao?
 

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
475
Động cơ
285,817 Mã lực
Em diễn nôm thế này các cụ thẩm giúp em:
Khi lũ về, nước được tích vào hồ chứa làm mực nước hồ dâng lên, cùng lúc đó thì lưu lượng xả qua công trình cũng tăng theo mực nước hồ chứa. Do lưu lượng xả phụ thuộc vào mực nước hồ chứa nên bao giờ cũng nhỏ hơn lưu lượng lũ đến. Phần chênh lệch giữa lưu lượng lũ đến và lưu lượng lũ xả người ta gọi là khả năng cắt lũ của hồ chứa. Tuỳ vào dung tích của hồ mà khả năng này lớn hay nhỏ, nhưng hồ nào cũng có khả năng cắt lũ dù ít hay nhiều. Khi đã cắt được lũ thì đương nhiên sẽ giảm mực nước lũ cho hạ du.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top