[Funland] Thảo luận về "lũ chồng lũ" do thủy điện

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Quốc hội nóng nên em mở thớt mời các cao nhân vào cùng thảo luận.


chuyên gia thủy điện Nguyễn Tài Sơn

đợt mưa lũ vừa qua ở miền Trung, nước đổ về thủy điện Quảng Trị là 1.400 m3/s, hồ Quảng Trị cắt được 296 m3 (21% lũ).
Thủy điện Hương Điền (Thừa Thiên Huế) cắt được 2.052 m3/s trên lưu lượng đổ về 4.552 m3/s, cắt được 45% lũ
Thủy điện Đắk Mi 4 cắt được 2.353 m3/s trên lưu lượng đổ về 3.149 m3/s. cắt được 74% lũ

thủy điện không bao giờ làm gia tăng lũ, vì trên một dòng sông có 1 trận lũ do thiên nhiên gây ra, thủy điện cắt lũ được 1 lượng nhất định còn vẫn phải trả lại dòng sông. Sau khi hồ thủy điện đầy thì thủy điện không thể tiếp tục cắt lũ được nữa mà chỉ xả đúng lưu lượng nước lũ đang chảy vào hồ.


TS Nguyễn Ngọc Chu cho rằng

"Mọi người cứ hình dung trên một dòng sông, nếu như không có đập thủy điện thì nước thượng nguồn cứ đều đều đổ về hạ du. Bây giờ chúng ta chặn dòng sông lại, tạo một hồ thủy điện lớn ở đây có độ cao lên, sau đó mình mới xả nước ra thì tổng lượng nước cuối cùng đổ xuống hạ du không thay đổi, nhưng thời gian xả và tốc độ xả rất nhanh khiến sức tàn phá của nước lũ lớn hơn", TS Nguyễn Ngọc Chu phân tích.

Quan điểm của cá nhân em:

1. Thủy điện ko gây thêm lũ, lũ là nước, thủy điện ko tạo nước nên không thể tạo ra lũ.

2. Thủy điện cũng không thể tích nước trước đó rồi nhăm nhe đợi lũ về thì xả cạn nước mình tích trước đó để "lũ chồng lũ". Đơn giản về nươc trong hồ thủy điện là để phát điện thu tiền. Hết nước thì thủy điện phải đóng cửa nên chỉ có những lều báo ngồi phòng máy lạnh tưởng tượng ra thồi

3. Giải thích câu hỏi: hồ thủy điện cắt được lũ mà hạ du vẫn khốn đốn thế? . Có 2 nguyên nhân chính:

- Hồ thủy điện chỉ là hồ tạo ra để phát điện, không phải hồ thủy lợi mà có chức năng cắt lũ. Do vậy, gán ghép chức năng cắt lũ cho thủy điện là giống như trò bắt mèo trông nhà thay chó. Tiếp theo, do hồ được thiết kế chức năng phát điện cho nên dung tích của hồ được tính toán theeo việc trữ nước và phát điện theo công suất nhà máy hoàn toàn không tính đến yếu tố cắt lũ. Từ yếu tố này, hồ thủy điện sẽ có dung tích nhỏ hơn dung tích cần thiết để cắt lũ. Chi phí làm hồ sẽ nhỏ hơn để đảm bảo chí phí sản xuất điện thấp và có giá điện rẻ cho người dân tiêu dùng. Do đó, việc gán ghép chức năng cắt lũ cho hồ thủy điện không khác gì bắt một chiếc xe tải 1 tấn phải đi chở 10 tấn khi có lũ to.

- Việc ha du khốn đốn do lũ còn có một nguyên nhân cực lớn do chính hạ du lấn dòng sông. Các con sông ở miền Trung do địa hình có độ dốc lớn, cho nên các con sông thường ngắn và dốc để lượng nước từ thượng nguồn đổ về hạ du rất nhanh và rất lớn. Trong khi đấy, hạ du lại thường là các khu đô thị lớn, việc lấn dòng chảy của sông và mùa khô khi nước cạn xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng. Do đó khi nước lũ về thì hạ du rất nhanh bị chìm ngập trong nước.
không nói thuỷ điện tạo lũ nhưng em muốn đặt vấn đề nếu tính đúng đủ toàn bộ chi phí khôi phục, trồng lại rừng, tái định cư... thì liệu thuỷ điện có rẻ thực sự không?
! điều chắc chắn là tác động của 1 dự án thuỷ điện lên toàn bộ hệ sinh thái khu vực là không thể cân đếm được mà chỉ sau vài chục năm người ta mới nhận ra. Như có trường hợp người ta phải nghiên cứu làm đường khác cho các giống cá bơi ngược lên thượng nguồn để sinh sản chẳng hạn
 

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
476
Động cơ
285,620 Mã lực
Vậy thôi ko bàn nữa, em cứ tưởng cụ lấy của nhà máy TĐ nào chứ.
Là quy trình vận hành của nhà máy thuỷ điện đã được Bộ công thương phê duyệt mà em không tiện nói ra. Để đối chứng cụ có thể Google hàng trăm cái tương tự, vấn đề là cụ có thấy cái biểu đồ nó sai chỗ nào không?
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Là quy trình vận hành của nhà máy thuỷ điện đã được Bộ công thương phê duyệt mà em không tiện nói ra. Để đối chứng cụ có thể Google hàng trăm cái tương tự, vấn đề là cụ có thấy cái biểu đồ nó sai chỗ nào không?
Oh, em ko phải dân thủy điện hay thủy lợi, nhưng về mặt toán học thì em thấy ko hiểu lắm. Hai trục x, y là hai biến thời gian và lưu lượng, thêm cái biến mực nước hồ nữa thì em chệu. Nếu vẽ riêng 1 cái đồ thị khác t, h thì dễ coi hơn.
 

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
476
Động cơ
285,620 Mã lực
không nói thuỷ điện tạo lũ nhưng em muốn đặt vấn đề nếu tính đúng đủ toàn bộ chi phí khôi phục, trồng lại rừng, tái định cư... thì liệu thuỷ điện có rẻ thực sự không?
! điều chắc chắn là tác động của 1 dự án thuỷ điện lên toàn bộ hệ sinh thái khu vực là không thể cân đếm được mà chỉ sau vài chục năm người ta mới nhận ra. Như có trường hợp người ta phải nghiên cứu làm đường khác cho các giống cá bơi ngược lên thượng nguồn để sinh sản chẳng hạn
[/QUOT

không nói thuỷ điện tạo lũ nhưng em muốn đặt vấn đề nếu tính đúng đủ toàn bộ chi phí khôi phục, trồng lại rừng, tái định cư... thì liệu thuỷ điện có rẻ thực sự không?
! điều chắc chắn là tác động của 1 dự án thuỷ điện lên toàn bộ hệ sinh thái khu vực là không thể cân đếm được mà chỉ sau vài chục năm người ta mới nhận ra. Như có trường hợp người ta phải nghiên cứu làm đường khác cho các giống cá bơi ngược lên thượng nguồn để sinh sản chẳng hạn
Vấn đề trồng lại rừng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư thì thuỷ điện nào cũng phải thực hiện cụ ạ
Còn vấn đề tác động xấu đến môi trường sinh thái thì đương nhiên là có, nhưng đây là vấn đề lâu dài và không đến nỗi cấp bách nên phải chấp nhận để đổi để phát triển kinh tế.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,441
Động cơ
434,773 Mã lực
Màu đỏ chứng tỏ cụ không biết đọc biểu đồ, giải thích để cụ hiểu: thay vì trong cùng một thời gian, cùng một chậu nước ta lật ngay ngay chậu nước sẽ làm ngập sàn nhà tắm, còn khi ta nghiêng đều chậu nước thì nước sẽ thoát hết xuống lỗ thoát sàn.
Màu xanh là cụ cố chấp câu chữ, thông thường người ta chỉ quan tâm đến lũ lên chứ ai để ý đến lũ giảm.
Thôi ông muốn nói gì thì nói, tôi tin tiến sĩ hơn. Đợi trận lũ sau ta bàn tiếp hỉ, còn gì hay ho nữa đâu.
P.S: thôi nói nốt một câu, lật nhanh hay lật từ từ mà nó vẫn vượt khả năng xả lỗ thoát thì với cùng lượng nước trong chậu nó vẫn ngập như nhau và chắc chắn ngập nhanh hơn khi chỉ để vòi hoa sen không có chậu.
 

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
476
Động cơ
285,620 Mã lực
không nói thuỷ điện tạo lũ nhưng em muốn đặt vấn đề nếu tính đúng đủ toàn bộ chi phí khôi phục, trồng lại rừng, tái định cư... thì liệu thuỷ điện có rẻ thực sự không?
! điều chắc chắn là tác động của 1 dự án thuỷ điện lên toàn bộ hệ sinh thái khu vực là không thể cân đếm được mà chỉ sau vài chục năm người ta mới nhận ra. Như có trường hợp người ta phải nghiên cứu làm đường khác cho các giống cá bơi ngược lên thượng nguồn để sinh sản chẳng hạn
[/QUOT
Thôi ông muốn nói gì thì nói, tôi tin tiến sĩ hơn. Đợi trận lũ sau ta bàn tiếp hỉ, còn gì hay ho nữa đâu.
P.S: thôi nói nốt một câu, lật nhanh hay lật từ từ mà nó vẫn vượt khả năng xả lỗ thoát thì với cùng lượng nước trong chậu nó vẫn ngập như nhau và chắc chắn ngập nhanh hơn khi chỉ để vòi hoa sen không có chậu.
Vâng, tuỳ cụ ạ.
P/S: Theo em, nếu tiến sĩ toán học mà chém về tình dục thì không chất lượng bằng bác sỹ nam khoa đâu, cụ nên cân nhắc.
 

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
476
Động cơ
285,620 Mã lực
Một thông tin bên lề, em là giáo sư hướng dẫn của T.S kia đấy cụ Bachsima😁
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Nhà e gần sông nên e biết việc xây đập là ko tốt cho sinh thái và ảnh hưởng xấu đến hạ lưu. Rộng hơn thì các cụ nhìn DB SCL thì biết.
Còn lại thì cân đối lợi hại rồi đánh đổi thôi.
Theo em thì ko ảnh hưởng nếu mình là chủ đập.
 

Miyazaki

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-641465
Ngày cấp bằng
25/4/19
Số km
129
Động cơ
112,113 Mã lực
Tuổi
46
Là quy trình vận hành của nhà máy thuỷ điện đã được Bộ công thương phê duyệt mà em không tiện nói ra. Để đối chứng cụ có thể Google hàng trăm cái tương tự, vấn đề là cụ có thấy cái biểu đồ nó sai chỗ nào không?
Vâng, tôi còn lạ gì cái hội đồng duyệt quy trình vận hành hồ thủy điện của Bộ CT nhà các anh nữa. Cụ nào phản biện hăng thì công trình sau k được mời.
 
  • Vang
Reactions: SVC

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
476
Động cơ
285,620 Mã lực
Vâng, tôi còn lạ gì cái hội đồng duyệt quy trình vận hành hồ thủy điện của Bộ CT nhà các anh nữa. Cụ nào phản biện hăng thì công trình sau k được mời.
Cụ có thể chỉ ra giúp em cái biểu đồ nó sai chỗ nào không?
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,360
Động cơ
112,373 Mã lực
Oh, em ko phải dân thủy điện hay thủy lợi, nhưng về mặt toán học thì em thấy ko hiểu lắm. Hai trục x, y là hai biến thời gian và lưu lượng, thêm cái biến mực nước hồ nữa thì em chệu. Nếu vẽ riêng 1 cái đồ thị khác t, h thì dễ coi hơn.
Có 2 trục Y khác đơn vị chồng lên nhau. Chú thích đơn vị của trục Y thứ 2 ở bên phải đó cụ. Chồng lên thế để nhìn được mối tương quan giữa 2 lưu lượng vào ra và mực nước hồ, cho đỡ tốn chỗ, và cho nó lâm li như chuyện 3 người ạ :D
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Ối giời ơi, đổ cả chậu đi thì khác gì vỡ hết thành đập. Cụ phải ví dụ mở vòi sen thẳng xuống sàn, với mở vòi sen vào chậu hứng. Thẳng xuống sàn thì thì nước xả tới đâu thoát theo ống xả tới đó ngay từ khi mở vòi. Hứng chậu thì mất một thời gian nước trữ đầy chậu, sau đó thì nước tràn qua miệng chậu bằng lượng nước xả từ vòi sen xuống sàn rồi thoát ra ống xả.
Gọi là đập vỡ đập
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Hii, nếu hiểu đơn giản về công thức tính lưu lượng dòng chảy thì Lưu lượng Q = VxA trong đó V là vận tốc dòng nước , A là Diện tích mặt cắt dòng chảy. Với lưu lượng Q không đổi, Vận tốc dòng chảy tăng lên khi và chỉ khi A (tiết diện mặt cắt dòng chảy) giảm đi. Nói nôm na kiểu như cùng 1 lưu lượng nước thì nước chảy trong ống nhỏ có vận tốc lớn hơn nước chảy trong ống lớn.
Nói cách khác, nếu hiểu mực nước tăng cực nhanh là vận tốc dòng chảy lớn với cùng 1 lưu lượng thì nguyên nhân chỉ tới do tiết diện dòng chảy bị thay đổi, thu hẹp. Đây là nguyên nhân chủ yếu, và nguyên nhân này đến từ vùng hạ du.
Trở lại vấn đề này, Thủy điện chặn dòng nước lại, tích trong hồ và xả ra các cửa xả làm quay tuốc bin . Dòng nước này sẽ có vận tốc lớn hơn dòng chảy thông thường khi ko có thủy điện với cùng một lưu lượng.
Trường hợp chưa có thủy điện, lưu lượng dòng chảy giả định là Q(a) được phân bố đều trong năm hoặc trong mùa mưa. Khi có lũ được bổ sung thêm lưu lượng Q'. Lưu lượng Q(a) và Q' cùng được đổ về hạ lưu. Cái này gây ngập lụt như bao năm về trước nhưng do chưa có thủy điện nên diện tích dòng chảy lớn, tốc độ nước chậm nên dồn về hạ lưu chậm.
Trường hợp có thủy điện, lưu lượng dòng chảy Q(a) được giữ lại ở hồ chứa và chỉ xả về hạ lưu một lưu lượng Q(b) <Q(a) vì còn tích nước để phát điện. Lượng nước xả đi nhỏ hơn làm tích lũy lại trong hồ một lượng nước q= Q(a)-Q(b), việc này khiến mực nước ở hạ lưu thấp do lưu lượng về bị giữ lại. Khi có lũ, việc tích nước phát điện đã đáp ứng đủ, thủy điện sẽ xả toàn bộ lưu lượng nước nhận được nhưng với vận tốc lớn hơn (do diện tích mặt cắt bị thu hẹp tại các cửa xả). Vì vậy, nước tới vùng hạ lưu nhanh hơn. Khi đó, ở hạ lưu, những khu vực không thoát nước kịp (mặt cắt dòng chảy nhỏ) sẽ tích tụ lưu lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó gây ngập lụt nhanh hơn.
Em tư duy như vậy.
Nói tóm lại, có hiện tượng đó nhưng nếu viết như bài báo trên thì rất không có lý ạ
Nhanh ở cửa xả nhưng bình thường sau hòa dòng vào hạ lưu. Cụ đã phân tích ống to ống nhỏ rồi mà lại nghĩ xa nhanh gây lụt
 

minhvmu

Xe buýt
Biển số
OF-453007
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
615
Động cơ
212,533 Mã lực
Các cụ tranh luận làm gì, cứ nhìn bức tranh dưới đây thì biết tại sao có lũ & sạt lở đất; rừng phá nết cmnr. Bên Lào với Cam còn xanh rì, bên Việt Nam thì thành đồi trọc...:((
FF09610C-0A29-4799-B310-A61956EE492D.jpeg
Cụ đã mất công dùng gmap thì chịu khó zoom thật to chỗ đấy lên, xem bên dưới người ta đang làm gì. Cụ cũng bớt chút time kéo map lên phía bắc ven theo biên giới với Lào, zoom mạnh vào cụ ạ. Ngoài vấn đề độ phủ rừng giữa Lào và VN cụ sẽ thấy nhiều điểm khác biệt hay ho nữa.
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
không nói thuỷ điện tạo lũ nhưng em muốn đặt vấn đề nếu tính đúng đủ toàn bộ chi phí khôi phục, trồng lại rừng, tái định cư... thì liệu thuỷ điện có rẻ thực sự không?
! điều chắc chắn là tác động của 1 dự án thuỷ điện lên toàn bộ hệ sinh thái khu vực là không thể cân đếm được mà chỉ sau vài chục năm người ta mới nhận ra. Như có trường hợp người ta phải nghiên cứu làm đường khác cho các giống cá bơi ngược lên thượng nguồn để sinh sản chẳng hạn
Cũng câu hỏi đó dành cho điện mặt trời, phong điện có thực sự bảo vệ môi trường không nếu tính đúng đủ toàn bộ các khâu từ sản xuất thiết bị đến lúc sử dụng hết và tiêu hủy. Liệu điện tái tạo có thực là bảo vệ môi trường không

1 điều chắc chắn là hiện nay các hoạt động sản xuất ra pin mặt trời và các thiết bị phong điện là cực kỳ ô nhiễm. Việc tiêu hủy chúng khi hết hạn sử dụng cũng để lại hậu quả môi trường cho hàng chục năm sau.

Trong khi đó điện tái tạo là đắt gấp 3-4 lần điện thông thường. Với chênh lệch chi phí đó hoàn toàn đủ để điện thông thường xây dựng lại các môi trường bị phá vỡ
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Thôi ông muốn nói gì thì nói, tôi tin tiến sĩ hơn. Đợi trận lũ sau ta bàn tiếp hỉ, còn gì hay ho nữa đâu.
P.S: thôi nói nốt một câu, lật nhanh hay lật từ từ mà nó vẫn vượt khả năng xả lỗ thoát thì với cùng lượng nước trong chậu nó vẫn ngập như nhau và chắc chắn ngập nhanh hơn khi chỉ để vòi hoa sen không có chậu.
Cụ sai rồi, vì cụ nghĩ lũ chỉ như vòi hoa sen trong khi cụ mênh mông như cái toa lét. Lúc đó thì chậu hay không quan trọng gì

Trong thực tế lũ to như cái vòi nước cứu hỏa phụt mạnh thì chỉ cần có cái có cái téc nước 1 khối thì cũng đủ vài giây cho cụ chảy khỏi cái toa lét sắp lụt đấy
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Có 2 trục Y khác đơn vị chồng lên nhau. Chú thích đơn vị của trục Y thứ 2 ở bên phải đó cụ. Chồng lên thế để nhìn được mối tương quan giữa 2 lưu lượng vào ra và mực nước hồ, cho đỡ tốn chỗ, và cho nó lâm li như chuyện 3 người ạ :D
Thanks cụ khai sáng, em xưa đi học đại số cao cấp tính thạo cả đến 3 con giun mà chưa thấy ai vẽ cái đồ thị gộp như này cả!
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,441
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhanh ở cửa xả nhưng bình thường sau hòa dòng vào hạ lưu. Cụ đã phân tích ống to ống nhỏ rồi mà lại nghĩ xa nhanh gây lụt
Đương nhiên nhanh gây lụt hạ lưu, không thì Quan Công không đắp đập bắt Bàng Đức, cụ Phan Đình Phùng không đắp đập thổi trôi lính Pháp ở Vụ Quang. Nếu chuẩn hơn thì ghi chú thêm là khi hạ lưu có địa hình đã từng chịu lũ tự nhiên trước đó.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top