Này thì Caugigu
Link:http://www.gutenberg.org/cache/epub/12410/pg12410.html
Lược dịch 1 đoạn:
KHÁM PHÁ TỈNH CAUGIGU
..M. Garnier nói với tôi rằng ông có bằng chứng rằng thủ đô của Papesifu vào thời điểm này là Muang-Yong , một chút về phía đông nam của Kiang-Tung, nơi ông đã nhìn thấy tàn tích của nó. Rất chắc chắn rằng những người được gọi là Papesifu thuộc chủng tộc lớn của người Lào, Sháns, hoặc Thái Lan.
...Vương quốc Xieng-mai [Kiang-mai] của Lào cũ, được người Pa-y gọi là Mường-Yong , là nơi sinh sống của người Pa-pe Si-fu hay Bát-bá Túc-phu, các cư dân tự gọi mình là Thai-niai hoặc người Thái lớn.
...M. Georges Maspero, L'Empire Khmèr , tr. 77 n., Cho rằng Canxigu = Luang Prabang ...
Tuy nhiên, tục xăm mình thì đúng là thời nhà Trần rất phổ biến (chi tiết duy nhất có vẻ giống VN)
Đại để, nếu VN thời đó có TP lớn (hoặc thương cảng) thì chắc chắn sẽ được Marco Polo mô tả - nhưng tịnh chả thấy dòng nào (khi đó VN chắc chỉ đến Quảng bình)
Hình như cụ trích dẫn mà ko đọc thì phải trong đó nghi ngờ Lào hoặc Miến cũng xăm mình đầy dẫy ra đó , hoặc chưa đi qua nhưng nghe kể .
Chứ thấy mô ta chính xác đến VN đâu cu.
Mà cụ cũng quên tìm hiều trước khi bị cụ Lê Thánh Tông đánh sập mặt , Champa là trùm buôn bán và hải tặc biển đông đó .
Cụ nghĩ hải quân nhà Trần thế nào , nhà Nguyên toàn bị úp đường biển , có hải quân tất có cảng mà nhà Trần mà yếu thì bị đánh sập mặt liền ,
Xin hỏi các cụ, nhỏ đối với cc là thế nào ? Cụ đến Huế hay nghiên cứu kĩ chưa, mà có những phát ngôn như vậy ?
Đối với em Huế và Di sản triều Nguyễn là vĩ đại.
Nhỏ là nhỏ với kinh thành Thăng Long đó cụ chứ triều Nguyễn tất nhiên cũng để di sản lại nhưng mà nó tạo suy nghĩ cho đa số các triều trước đều xây nhỏ .
1- Nhà sàn lớn thời Đông Sơn.
2- Điện Trường Xuân, gác Đồ Long. Xây vào đầu thời Lý dưới thời vua Lý Thái Tông. Gồm 2 công trình, phía dưới là điện Trường Xuân, phía trên là gác Đồ Long, tổng cộng có 4 tầng, ước tính cao 25m. Không rõ thời điểm bị phá hủy, có thể vào cuối thời Trần hoặc thời Hồ.
3- Tháp Báo Thiên. Xây năm 1057. Gồm 12 tầng (có tài liệu khác viết là 30 tầng), cao hơn 20 trượng (75-85m). Đứng đầu trong Thiên Nam Tứ Đại Khí, đệ nhất kì quan của Đại Việt thời phong kiến. Bị quân Minh phá năm 1427.
4- Đại điện chùa Quỳnh Lâm. Xây đầu thế kỉ 12. Cao 7 trượng (28-30m). Bên trong là Đại tượng phật cao gần 6 trượng (>20m), đứng thứ 2 trong Thiên Nam Tứ Đại Khí. Bị quân Minh phá năm 1427.
5- Cửu Trùng Đài. Xây dựng năm 1516. Gồm 9 tầng, ước tính cao 65-70m. Bị đốt năm 1517 khi sắp hoàn thành.
6- Lâu Ngũ Long. Xây năm 1644. Gồm 5 tầng đặt trên 1 bệ đài lớn. Cao khoảng 120 thước (50-55m). Là công trình chỉ huy quân sự, tổ chức các sự kiện quan trọng. Bị đốt cùng phủ chúa Trịnh năm 1787.
7- Cột cờ Hà Nội. Xây năm 1805. Toàn phần xây từ đế đến cột trụ cao 33,4 m gồm 3 tầng đế cao 12 m, cột trụ cao 18,2 m, lầu thượng 3,3 m. Nếu tính cả cột treo cờ thì là 40 m. Suýt bị phá năm 1894 nhưng sau được người Pháp giữ lại để làm đài xem đua ngựa.
8- Lâu Minh Viễn. Xây năm 1827. Cao 15,8m. Là công trình cao nhất Tử cấm thành Huế. Bị phá bỏ năm 1876 dưới thời vua Tự Đức.
9- Hiển Lâm Các. Xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822. Công trình có 3 tầng, xây trên bệ thềm cao 1,5m. Tổng chiều cao của công trình là 17m, là công trình cao nhất Hoàng thành Huế.
10- Ngọ Môn Huế. Xây năm 1833. Cao khoảng 15,5m, rộng 57,77m.
11- Khuê Văn Các, xây năm 1805 tại Quốc Tử Giám Hà Nội cao hơn 8m và Tháp rùa Hồ Gươm, xây dựng năm 1886 cao gần 9m.
12- Chùa Một Cột phiên bản hiện tại được xây dựng lại năm 1955 theo kiến trúc thời nhà Nguyễn cao khoảng 4m, nếu tính cả phần chìm dưới nước ước tính khoảng 7m. Công trình nguyên bản xây năm 1049 dưới thời nhà Lý ước tính cao khoảng 14,5m.
Nguồn ảnh lấy từ fb Hiệu sicula, Sên, Viện KHCN Xây Dựng, sưu tầm trên mạng…