[Funland] Thành ngữ giải- thích

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Xưa em cũng nuôi gà mãi,gà choai thường phải cắt đuôi cho nó khỏi vượt rào, cánh có thể không cắt nhưng đuôi mà cụt thì chịu phép không bay nhảy được.

Nhưng em nhớ, câu khẩu ngữ các tiền bối hay nói thì là vọc niêu tôm chứ không phải mọc đuôi tôm.
Trong quyển "Thành ngữ tiếng Việt" của nhà xuất bản KHXH năm 1978 thì ghi nhận cả hai và "vọc niêu tôm" là trong ngoặc đơn, tức là biến thể.
 

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,443
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Em chẳng thấy xuyên tạc j. Ngày xưa khốn khó, ăn chẳng có thì cái khó mới là cái đáng bàn, nó giống với câu sau là nghèo, bần.
Chắc nguyên gốc nghĩa của nó cũng tương tự chứ chả phải xấu đẹp.
Sách Tàu ghi " Tử bất hiềm mẫu xú, khuyển bất hiềm gia bần" đại ý là con không chê mẹ xấu, chó không oán chủ nghèo. Như thế thật chí lý và chân xác.


Thế mà đám hủ nhu bên ta xuyên tác j thành " con không chế cha mẹ khó", một sự xuyên tạc không phải cho tròn mồm vần điệu mà là làm sai lệch và méo mó cả mối quan hệ rường mối xã hội. Thế nên, nước mình học Tàu mà học vào phái ngu xuẩn không tự nghĩ được.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,337 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em chẳng thấy xuyên tạc j. Ngày xưa khốn khó, ăn chẳng có thì cái khó mới là cái đáng bàn, nó giống với câu sau là nghèo, bần.
Chắc nguyên gốc nghĩa của nó cũng tương tự chứ chả phải xấu đẹp.

Em hiểu khác bác thôi, con không chê mẹ xấu là bản năng đương nhiên của những đứa trẻ ngậm vú. Chó không chê chủ nghèo cũng đương nhiên bản năng của chó.


Còn khi nói đến con không chê cha mẹ khó thì là vấn đề ý thức xã hội rồi, nó trở nên có tính răn đời hơn là nói về một hiện tượng mặc định.

Đại ý răn rằng đấy, chó không chê chủ nghèo thì con cái đừng trách cha mẹ mình không giàu. Ở khía cạnh đạo đức xã hội thì cũng tốt, nhưng có hạn chế đến động lực phát triển xã hội. Kiểu nghèo mà bần an hơn giàu mà bất ổn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
cái này liệu có phải là thành ngữ ko cụ, em nghĩ nó chỉ là 1 câu cảm thán bình thường thôi chứ.

Gửi từ SM-N935F của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
Về tiếng Hán thì nó là thành ngữ, nhưng tiếng Việt thì có thể gọi là cảm thán, nhưng cũng đủ thành phần 1 thành ngữ rồi
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,734
Động cơ
3,263,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em quả thực không hiểu hai câu thơ này, mặc dù thể lục bát chắc chắn cho nó cái cuốc tịch Việt Nam. Như em biết xưa nay có mỗi cụ Sào Nam có biên một bài song thất lục bát bằng chữ Hán mà dài quá em quên. Nhưng hai câu này nhất định không trong bài ấy.

Còn cứ dich uất bai uất thì nghe giống như tả đôi cầu vai dân phòng.

Lưỡng là hai biên là vạch, khê là suối mà hác là hang trên có tùng chi là cành tùng.

Câu sau thấy cả nghe cả nhìn cả ve sầu chắc ta đôi ve áo.

:D :D :D
Cũng có ve cụ ạ.

Đây là giai thoại đồ Nghệ (Giai thoại ông đồ - Vũ Ngọc Khánh).

Đại để, thầy đồ Nghệ một hôm đi qua suối giữa rừng, gặp một cô gái đẹp. Không biết thầy có buông lời ong bướm gì với cô gái không mà đến chiều bà mẹ cô gái đến chê trách thầy, dọa kiện thầy lên quan. Thầy tức mình làm ra ngay một cái đơn kể đầu đuôi để minh oan cho mình.

Quan huyện nhận đơn, đọc đi đọc lại không làm sao hiểu được. Đơn viết bằng chữ Hán mà lại theo lối thơ lục bát. Hai câu làm quan huyện và đề lại nghĩ bạc đầu cũng không hiểu được là như thế này:

Lưỡng biên khê hác tùng chi
Thùy thiền tử quán quán nghi thần thiền


Nói chung cả bọn xúm xít đoán già đoán non một hồi mà vẫn đành bất lực ~X(, thôi thì đành cho gọi anh đồ lên. Trước công đường, anh chàng ung dung đáp:
- Bẩm câu ấy là con dịch đúng từng chữ theo tiếng Nôm nhà ta, có gì mà khó hiểu ạ?

Loanh quanh trình bày, anh đồ dịch nghĩa câu thơ thế này:

Hai bên khe suối bụi bờ
Ai ve con mụ, mụ ngờ tôi ve!


Thế là cả nhà đã thông chưa ạ :D

Câu trên hay ở chỗ chữ (quán) trong tiếng Nghệ thường không phân biệt dấu ngã và dấu nặng. Mũ cũng đọc là mụ.

P/S: câu chữ Hán em chưa thông chữ chi lắm, nhờ các cụ chỉ giáo thêm, hoặc giả có nhầm lẫn chăng???
 

TungEpu

Xe tải
Biển số
OF-193907
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
311
Động cơ
330,232 Mã lực
Xưa em cũng nuôi gà mãi,gà choai thường phải cắt đuôi cho nó khỏi vượt rào, cánh có thể không cắt nhưng đuôi mà cụt thì chịu phép không bay nhảy được.

Nhưng em nhớ, câu khẩu ngữ các tiền bối hay nói thì là vọc niêu tôm chứ không phải mọc đuôi tôm.
Em vẫn nhớ là “gà vọc niêu tôm” - nhưng nghe trong thớt các cụ lý giải là “mọc đuôi tôm” có phần hợp lý hơn cụ ạh. Vì Thành-Tục ngữ qua nhiều năm có nhiều biến tướng theo cách phát ngôn vùng miền nữa ạh.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,337 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cũng có ve cụ ạ.

Đây là giai thoại đồ Nghệ (Giai thoại ông đồ - Vũ Ngọc Khánh).

Đại để, thầy đồ Nghệ một hôm đi qua suối giữa rừng, gặp một cô gái đẹp. Không biết thầy có buông lời ong bướm gì với cô gái không mà đến chiều bà mẹ cô gái đến chê trách thầy, dọa kiện thầy lên quan. Thầy tức mình làm ra ngay một cái đơn kể đầu đuôi để minh oan cho mình.

Quan huyện nhận đơn, đọc đi đọc lại không làm sao hiểu được. Đơn viết bằng chữ Hán mà lại theo lối thơ lục bát. Hai câu làm quan huyện và đề lại nghĩ bạc đầu cũng không hiểu được là như thế này:

Lưỡng biên khê hác tùng chi
Thùy thiền tử quán quán nghi thần thiền


Nói chung cả bọn xúm xít đoán già đoán non một hồi mà vẫn đành bất lực ~X(, thôi thì đành cho gọi anh đồ lên. Trước công đường, anh chàng ung dung đáp:
- Bẩm câu ấy là con dịch đúng từng chữ theo tiếng Nôm nhà ta, có gì mà khó hiểu ạ?

Loanh quanh trình bày, anh đồ dịch nghĩa câu thơ thế này:

Hai bên khe suối bụi bờ
Ai ve con mụ, mụ ngờ tôi ve!


Thế là cả nhà đã thông chưa ạ :D

Câu trên hay ở chỗ chữ (quán) trong tiếng Nghệ thường không phân biệt dấu ngã và dấu nặng. Mũ cũng đọc là mụ.

P/S: câu chữ Hán em chưa thông chữ chi lắm, nhờ các cụ chỉ giáo thêm, hoặc giả có nhầm lẫn chăng???
Em dự là thầy Vũ Ngọc Khánh - cầu Thánh A la phù hộ cho thầy - em dự là thầy bịa ra thôi. Vì thời thởi ở Việt Nam chưa có trò ghẹo chữ kiểu "No Star Where". Vả lại, dí dỏm loanh quanh trong xóm mấy anh mí nhau không sao, lên quan mà thế nó oánh cho thì mông chả còn đủ ngồi mà răng chả còn đủ nhai. Chủ yếu là vì không hay, tối nghĩa và khiên cưỡng.


Thời nay ta hay có câu "Nịnh *** lắm nạc", gốc nó cũng từ thầy đề thầy lại. Các thầy ấy xưa là ở cùng trong phủ với gia đình nhà quan như kẻ ăn người làm. Một bữa bà huyện mót tiểu ra vườn đóng thủy lợi phí, thế nào thầy đề đương ngủ gật gốc chuối quay lại nhìn thấy giật mình, vội cũng phải chào lấy một tiếng, mà trót thấy hết cả rồi nom thâm thâm nâu nâu thế mới chào là: "Bà đi giải đấy ạ! Gớm sao của bà nạc thế!". Bà huyện chả biết nói làm sao, lại thấy nó bảo thế đâm cũng tò mò, về phòng cứ luồn mãi cái gương xuống kiểm tra rồi buột mồm "Ừ nhỉ! Nạc thế chứ đâu có mỡ trắng ởn ra, kinh chết đi được!"
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
68. Sáng nắng chiều mưa

Thành ngữ gốc Hán

Nguyên văn: Triều tam mộ tứ

Triều: nghĩa là buổi sáng
Mộ: nghĩa là buổi chiều

Nghĩa gốc của câu này là nói về mánh khóe lừa gạt mà người khác không biết

Vào thời Chiến Quốc , có ông già rất thích khỉ , ông nuôi cả bầy khỉ . Do hàng ngày ông tiếp xúc với khỉ , cho nên ông có thể hiểu được tính tình của khỉ , những con khỉ cũng hiểu được lời của ông .Những con khỉ mỗi ngày đều phải ăn rất nhiều thức ăn . Thời gian lâu dần , ông lão không nuôi nổi những con khỉ này nữa , phải giảm số lương thực của khỉ , nhưng mà lại sợ khỉ không vui . Ông nghĩ đi nghĩ lại ,ra được cách hay , ông với những con khỉ : “ Ta rất thích các ngươi , nhưng các ngươi ăn quá nhiều , tuổi của ta cũng cao , không có cách kiếm tiền , cho nên bắt đầu từ hôm nay , ta phải giảm bớt lương thực của các ngươi rồi . Mỗi buổi sáng chỉ có thể cho các ngươi bốn hạt dẻ , buổi tối cho các ngươi ba hạt dẻ “.

Bầy khỉ vừa nghe ông lão đòi giả bớt lương thực , rất không vui , nhảy loạn cả lên . Ông lão nhanh chóng : ‘ Thôi được , thôi được như vậy , buổi sáng ta cho các ngươi ba cái, buổi tối cho các ngươi bốn cái như thế được rồi chứ “
Bầy khỉ vừa nghe buổi tối cho chúng thêm bốn cái đều rất vui mà nhảy cả lên.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
69. Nồi da xáo thịt

Khoảng đầu năm 1787 Nguyễn Huệ viết hịch kể tội Nguyễn Nhạc và mang 6 vạn quân nam tiến vây thành Quy Nhơn.

Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống. Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn.
Nguyễn Nhạc bị vây bức quá, cho gọi Nguyễn Lữ đến và viết thư cho Nguyễn Huệ, trong thư có câu:
– Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?!
Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em nào nỡ?!

Người Bình Định đem lời nói đó diễn bằng câu ca dao:
“Lỗi lầm anh vẫn là anh,
Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?”.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,734
Động cơ
3,263,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lạy cụ :)) thế thì có mà nạc hết
Em dự là thầy Vũ Ngọc Khánh - cầu Thánh A la phù hộ cho thầy - em dự là thầy bịa ra thôi. Vì thời thởi ở Việt Nam chưa có trò ghẹo chữ kiểu "No Star Where". Vả lại, dí dỏm loanh quanh trong xóm mấy anh mí nhau không sao, lên quan mà thế nó oánh cho thì mông chả còn đủ ngồi mà răng chả còn đủ nhai. Chủ yếu là vì không hay, tối nghĩa và khiên cưỡng.


Thời nay ta hay có câu "Nịnh *** lắm nạc", gốc nó cũng từ thầy đề thầy lại. Các thầy ấy xưa là ở cùng trong phủ với gia đình nhà quan như kẻ ăn người làm. Một bữa bà huyện mót tiểu ra vườn đóng thủy lợi phí, thế nào thầy đề đương ngủ gật gốc chuối quay lại nhìn thấy giật mình, vội cũng phải chào lấy một tiếng, mà trót thấy hết cả rồi nom thâm thâm nâu nâu thế mới chào là: "Bà đi giải đấy ạ! Gớm sao của bà nạc thế!". Bà huyện chả biết nói làm sao, lại thấy nó bảo thế đâm cũng tò mò, về phòng cứ luồn mãi cái gương xuống kiểm tra rồi buột mồm "Ừ nhỉ! Nạc thế chứ đâu có mỡ trắng ởn ra, kinh chết đi được!"
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,337 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
69. Nồi da xáo thịt

Khoảng đầu năm 1787 Nguyễn Huệ viết hịch kể tội Nguyễn Nhạc và mang 6 vạn quân nam tiến vây thành Quy Nhơn.

Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống. Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn.
Nguyễn Nhạc bị vây bức quá, cho gọi Nguyễn Lữ đến và viết thư cho Nguyễn Huệ, trong thư có câu:
– Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?!
Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em nào nỡ?!

Người Bình Định đem lời nói đó diễn bằng câu ca dao:
“Lỗi lầm anh vẫn là anh,
Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?”.

Có một dị bản khác, bài thơ ông Mú dích gửi cho ông Li li là:


Ngã ký sinh tiền nhĩ hậu sinh
Nhĩ ứng vi đệ ngã vi huynh
Lý ưng cộng hưởng trân cam vị
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình

Ông Li li nghe bài thơ phát ứa nước mắt hiu chiến luôn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có một dị bản khác, bài thơ ông Mú dích gửi cho ông Li li là:


Ngã ký sinh tiền nhĩ hậu sinh
Nhĩ ứng vi đệ ngã vi huynh
Lý ưng cộng hưởng trân cam vị
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình

Ông Li li nghe bài thơ phát ứa nước mắt hiu chiến luôn.
Cái này hình như là vua Tự Đức với anh mình là Hồng Bảo chứ???
Haha
 

chinsu1989

Xe hơi
Biển số
OF-167663
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
138
Động cơ
346,631 Mã lực
- Thứ 7 máu chảy về tim là sao ? em vẫn ko thấy có sự liên quan với việc đi chơi vào thứ 7 ?
 

Inocent

Xe buýt
Biển số
OF-86133
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
805
Động cơ
416,244 Mã lực
Cụ dịch em phát :)
Lưỡng biên khê hác tùng chi
Thùy thiền tử quán quán nghi thần thiền
2 đại cao nhân giải thích hộ mấy cái này thì liên quan gì đến câu của cụ Trạng trên kia. Đầy câu đơn giản nhưng các cụ cứ mang 1 thành ngữ có ý tương tự trong tiếng Hán ra giải thích là sao. Câu: "Yêu nhau..." kia chẳng hạn, cụ doc đưa ra 1 điển chả ăn nhập lắm, sau lại kêu là mang tính giải thích là chính.
à, mà câu "yêu nhau..." nếu gọi là thành ngữ thì cũng không hẳn.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,734
Động cơ
3,263,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Liên quan chứ cụ. Truyện Trạng đây: Chúa vị thị thần viết: Vi cốt tứ địch, vi cốt tứ địch. Thị thần quy nhị tấu viết: Thần phùng chỉ phát, thần phùng chỉ phát”.
Chi tiết cụ gúc nhé.
Còn câu kia thì nó cũng same same kiểu uốt bai uốt Hán Nôm.

Kiểu No star where bây giờ.

2 đại cao nhân giải thích hộ mấy cái này thì liên quan gì đến câu của cụ Trạng trên kia. Đầy câu đơn giản nhưng các cụ cứ mang 1 thành ngữ có ý tương tự trong tiếng Hán ra giải thích là sao. Câu: "Yêu nhau..." kia chẳng hạn, cụ doc đưa ra 1 điển chả ăn nhập lắm, sau lại kêu là mang tính giải thích là chính.
à, mà câu "yêu nhau..." nếu gọi là thành ngữ thì cũng không hẳn.
 

Scooterman

Xe điện
Biển số
OF-155723
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
2,052
Động cơ
368,622 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Ngày xưa e hay đi cày e biết. Cái cá cày tuỳ theo cái cày hoặc vùng miền mà nó không có rãnh hoặc có rãnh để giữ cho bắp cày nằm không trượt đc ra ngoài. Nhưng cũng phải đủ lỏng chút để có độ đàn hồi, khi cày hết một đường cày, thợ cày phải ‘ném cày’ để quay lại tiếp tục đường cày khác, đó là một động tác rats khoẻ và khéo, vì nếu ko cứ hết một đuòng cày mà lại vác cả cái cày quay lại thì rats mệt, chính vì ném vậy nên cá cày dễ rơi ra ngoài, lại phải dừng tra lại.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
69. Nồi da xáo thịt

Khoảng đầu năm 1787 Nguyễn Huệ viết hịch kể tội Nguyễn Nhạc và mang 6 vạn quân nam tiến vây thành Quy Nhơn.

Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống. Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn.
Nguyễn Nhạc bị vây bức quá, cho gọi Nguyễn Lữ đến và viết thư cho Nguyễn Huệ, trong thư có câu:
– Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?!
Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em nào nỡ?!

Người Bình Định đem lời nói đó diễn bằng câu ca dao:
“Lỗi lầm anh vẫn là anh,
Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?”.
Nguyên văn câu nồi da nấu thịt là thế này cụ ạ
tỉnh Bình Định, mỗi khi người ta đi săn được hươu nai gì thì lột da ra làm nồi mà nấu thịt. Do đó ca dao Bình Định có câu:
Da nai mà nấu thịt nai,
Việc đời như thế không ai động lòng.
Thịt nai mà chín bên trong,
Da nai cũng cháy còn mong nỗi gì!
 

Scooterman

Xe điện
Biển số
OF-155723
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
2,052
Động cơ
368,622 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Đúng ra là mồng tơi,phần trên để che vai của cái cái áo tơi và tách riêng với phần thân.
Cây mùng tơi có lá giống bộ phận đó của ao tơi
Đúng ra là thế này ạ: cái mồng tơi ko phải là cái áo tơi mà là cái mùng màn làm bằng lá cọ, treo trên nóc giường ngủ nhằm giúp cho bụi, hoặc thậm chí nước mưa ko làm bẩn ướt giường ngủ. Cái này ngày xưa nhà tranh vách đất hayt có, nhất là ngay làm trong phòng cưới cho các cặp đôi. Ý câu này tức là nghéo đến nỗi nhà cửa dột nát, còn có mỗi cái mùng tơi che để ngủ mà còn bị rơi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top