67. Tan xác pháo
Thành ngữ này liên quan đến bài : " Vịnh Cái Pháo" của Nguyễn Hữu Chỉnh
Nguyễn Hữu Chỉnh, còn gọi là Cống Chỉnh ( do đỗ Hương Cống) hoặc Quận Bằng, là một tướng tài của nhà Lê, sau theo Tây Sơn.
Chỉnh là tướng tài, đặc biệt là có tài thủy chiến, do vậy mà hải tặc TQ gọi Chỉnh là " Hải Điêu" ( con Cắt biển).
Nguyễn Hữu Chỉnh người làng Ðông Hải, huyện Chân Phúc (nay thuộc Nghi Lộc), trấn Nghệ-an, sinh năm 1741.
Hữu Chỉnh là người tài-hoa, giỏi cả Hán lẫn Nôm, dung mạo tuấn tú, là một tay anh hùng thời loạn, Chỉnh là người xui Nguyễn Huệ ra BẮc " Phò Lê diệt Trịnh" sắp đặt cho Nguyễn Huệ lấy Công chúa Ngọc Hân.
Chỉnh có nhiều tham vọng, và, đã không quan được mắt Nguyễn Huệ, khi bảo Huệ: " BẮc Hà thật không còn tướng tài nào, tướng quân không lo"
Huệ cười nham hiểm: " tôi đây chỉ lo mình ông mà thôi" Chỉnh nghe nói mặt tái mét.
Chỉnh nhờ Tây Sơn lấy được Bắc Hà, có ý lấn át vua Lê ( Chiêu Thống), chuyên quyền, sống xa hoa. Chỉnh đi đêm với cả Huệ và Nhạc, mưu đồ riêng.
Nguyễn Huệ sau khi hạ Nguyễn Nhạc, sai Vũ Văn Nhậm ra trị tội Chỉnh, Nhậm với CHỉnh vốn có hiềm khích.
Các giáo sỹ Tây kể rõ:
Quân của Nhậm giết Lê Duật, trấn thủ Thanh Hoa rồi kéo thẳng ra Thăng Long. Chỉnh đang ăn cơm hay tin quăng đũa, sai con là Du đi trước ứng chiến, tự mình cầm quân tiếp viện. Tháng 12 năm 1788, Du thua ở sông Thanh Quyết, hai cha con rút về Thăng Long, Chỉnh đem theo vua Lê Chiêu Thống ,ý Vua muốn chạy về Thanh Hoa, nhưng Chỉnh tâu nên chạy lên phía Bắc có Nguyễn Cảnh Thược, trấn thủ Kinh Bắc, có thế lực, và cho Du đi trước hộ giá.
Nguyễn Cảnh Thược cáo ốm không ra, Chỉnh phải thân đến quở trách, Thược mới chịu ra.
Thược ra, thấy Lê Chiêu Thống và đoàn tùy tùng có độ 30 người, mang theo nhiều đồ đạc quý, Thược sai quân lột hết quần áo của Chiêu Thống, rồi lấy hết cải của Vua mới thả cho chạy đi.
Ngày 9/1/1788, Nhậm kéo quân vào Thăng Long, thấy kho tàng rỗng tuếch, cho quân đi cướp của dân, ai ta thán đem chém.
Ngày 12 tháng 1 năm 1788, Bộ tướng của Nhậm là Nguyễn Văn Hòa đuổi theo Chỉnh, Du ra nghênh chiến, bị chém đầu tại chỗ, Chỉnh ngã ngựa bị bắt sống. Chỉnh xin được gập Nhậm nói một câu, Nhậm không cho, cho quân cắt lưỡi Chỉnh, sai người kể tội rồi chặt chân tay, phanh thây vứt cho chó ăn, ở cửa Ðông.
Chỉnh bị bêu đầu ngày 15/1/1788, tức là tháng chạp năm Ðinh Mùi (vì năm Mậu Thân chỉ bắt đầu từ ngày 7/2/1788).
Nguyễn Hữu Chỉnh sinh năm 1741, mất năm 1788, thọ 47 tuổi.
Ngày Tết Chỉnh theo cha đi mừng tuổi Thầy Ðồ, Thầy bảo vịnh cái pháo, Chỉnh ứng khẩu làm bài thơ sau đây:
" Xác không vốn những cậy tay người,
Bao nả công trình, tạch cái thôi !
Kêu lắm lại càng tan tác lắm,
Thế nào cũng một tiếng mà thôi"
Thầy nghe xong, phán: " lời thơ có chí khí, sau này cậy nhờ người mà làm lên nghiệp Công Hầu, nhưng e lành ít dữ nhiều"