[Funland] Thành ngữ giải- thích

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Câu này cháu tưởng là:
Làm trai cho đáng nên trai
Lên Đông, Đông tĩnh, xuống Đoài, Đoài yên. Câu này lên cặp với xuống, tĩnh cạp với yên cháu nghĩ hợp lý hơn Đánh Đoài Đoài Tan cụ ạ.

Ngoài ra cũng có nhiều biến thể câu này như: làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuyên đã trải, Đồng Nai cũng từng. Hay fun hơn thì: Làm trai cho đáng nên trai, đi đâu cũng có bộ bài lận lưng. He he.
Vâng, dĩ nhiên là có nhiều biến thể cụ ạ.
Em thì chọn câu nào theo văn bản cổ nhất ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách Tàu ghi " Tử bất hiềm mẫu xú, khuyển bất hiềm gia bần" đại ý là con không chê mẹ xấu, chó không oán chủ nghèo. Như thế thật chí lý và chân xác.


Thế mà đám hủ nhu bên ta xuyên tác j thành " con không chế cha mẹ khó", một sự xuyên tạc không phải cho tròn mồm vần điệu mà là làm sai lệch và méo mó cả mối quan hệ rường mối xã hội. Thế nên, nước mình học Tàu mà học vào phái ngu xuẩn không tự nghĩ được.
Cái này gọi là vận- dụng sáng -tạo chứ cụ, cá nhân em thấy nghèo đối với khó nó hay hơn, haha.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,127
Động cơ
548,287 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cái này gọi là vận- dụng sáng -tạo chứ cụ, cá nhân em thấy nghèo đối với khó nó hay hơn, haha.
Với đứa trẻ con thì không ai đẹp bằng mẹ, đấy là tình cảm yêu thương bản năng. Còn sự nghèo khó thì số khổ phải chịu chứ từ trẻ con đến người gia ai cũng đều phân biệt so bì được cả.


Sự sửa đổi của bên ta biến sự nghèo khó thành ra một cái ách mặc định truyền nối thế hệ.
 

shikari

Xe tải
Biển số
OF-31662
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
419
Động cơ
480,711 Mã lực
Cảm ơn cụ Doctor76, rất hay và sâu sắc vào gốc gác ý nghĩa của thành ngữ
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Rắn giả lươn?

Nghĩa bóng ám chỉ điều gì thì ai cũng hiểu, còn nghĩa đen như nào?
Tính về thực phẩm thì rắn phải đắt hơn lươn chứ?
Thành ngữnRắn giả lươn xuất phát từ câu chuyện này
Một hôm, Bùi Cầm Hổ cùng các nho sinh đi qua Dinh quan Ngự sử, nghe xôn xao vụ án “Vợ giết chồng” vừa mới xử. Dân tình nói rằng người vợ vì thương chồng mà mắc tội. Chị ta thấy chồng đi xa lâu ngày mới về, đã mua lươn nấu cháo cho chồng ăn, người chồng ăn xong thì lăn ra chết. Thế là chị ta mắc tội giết chồng.

Phỏng đoán được tình tiết của nỗi oan này, Bùi Cầm Hổ nói với các đồng môn: “Án này, nếu tôi là pháp ty, ắt xử ra”. Lời ấy đến tai quan hữu ty.

Đang rối như canh hẹ không biết làm sao cho tỏ, quan hữu ty lập tức vời ông đến giao cho xem xét. Bùi Cầm Hổ “dựng lại hiện trường”, cho người đi các chợ mua gom loại lươn sắc vàng lẫn đen mà cổ có chấm lốm đốm, lại hay ngóc đầu lên ba đến bốn tấc thì mua đem về, nấu một nồi cháo lươn và xin cho một tử tù ăn. Tử tù vừa nuốt xong mắt đã trợn trừng chết ngay.

Bằng hiểu biết từ thực tế, Bùi Cầm Hổ cho mọi người hay rằng, có một loại rắn độc rất giống lươn, thường lẫn vào lươn mà khó phân biệt, cả người bán và người mua đều bị nhầm.

Các quan chấp nhận xét xử của Bùi Cầm Hổ, giảm tội chết cho người vợ và tâu vua trọng thưởng. Dân tình thì nức lòng khen anh học trò thông minh, dũng lược.

Bình Định vương Lê Lợi, thấy tấu trình về anh học trò dám cả gan xin xử lại vụ án giết người mà đã xử được, liền vời Bùi Cầm Hổ vào triều trọng thưởng và ban cho chức Ngự sử.
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,244
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
52
Mỗi tuần nộp thuế đôi nháy, lần nào cũng như vắt chanh.

Theo em đây là thành ngũ giời đất hay jav cụ ah :))

Vâng, em nghĩ nó rất hợp lý
Dân gian thường hiểu cách dân dã, dễ hình dung nhất nên chệch sang thành "vắt chanh":D
Không hiểu vắt quả chanh thì tại sao cần phải đều? và như nào mới là đều?
 
Biển số
OF-433032
Ngày cấp bằng
28/6/16
Số km
618
Động cơ
218,349 Mã lực
53. Vắng như chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nội.

Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuệ Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà.

Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đi.

Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ.
Ơ thế chùa bà đanh ở Hà Nam lại khác ah cụ
Cháu quê Hà nam mà thấy hình như ko đúng
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
57. Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
( một câu trong Kiều, cũng cần giải-thích vì nó khá hay ho)

Một số kỹ xảo em không sao giải thích được, chờ cao nhân vậy, hahaha.

Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân :
Tú bà hỏi Kiều: "Tiếp khách thế nào mới lưu được khách?".
Kiều trả lời: "Ngủ với ngươì ta chớ gì?"
Tú bà giẫy nẫy: "Con này mới ngu làm sao ! Nếu con gái nhà thổ cũng như con gái nhà lương gia thì ai buồn chơi. Nghề chơi ở trong còn lắm điều hay, khi khách lên giường, thì mày nhường khách nằm trong, mày nằm ngoài, ngoảnh mặt lại chầu khách; tay khách tất sờ vào mình mày, mày phải sờ hạ thể khách."

Bảy chữ vành ngoài là:

1. Khốc: khóc lóc giả bộ thương yêu, khách quyến luyến không rời được

2. Tiễn: cắt tóc mày và tóc khách, se vào nhau; mỗi người buộc vào cánh tay như thề nguyện kết tóc se tơ.

3. Thích : khi đã thỏa thê tình dục rồi, lấy kim chích tên của khách lên cánh tay hay đùi mày, lấy mực xoa vàọ Khách sẽ trút hết tiền vì nghĩ rằng mày đã chết mê chết mệt nó, mới xăm tên nó lên thân thể mày như vậỵ Khách sau đến, trông thấy ắt phải nghĩ rằng: không biết người đi trước đãi mày thế nào mà mày yêu đến thế. Tất nhiên sau đó sẽ hậu đãi mày để được lòng mày, yêu hơn người trước. Nhân thể phải biết chau mày, nói: khách đi trước đã tiêu phí không biết bao nhiêu tiền mới được lạc thú tuyệt đỉnh, do đó mới xăm tên, nay muốn được thích thú hơn, tất nhiên phải quăng tiền cho mày.

4. Thiêu: là khổ nhục kế, hai đứa đều chích máu trong người ra để thề, phỏng gặp thằng ngu, mày cùng nó đốt huơng thề, như thế thì nó táng gia bại sản cũng đáng đời.

5. Giá: dùng mẹo để lừa, cứ như mong được làm vợ, suốt ngày chỉ nói chuyện mơ ươc về nhà chồng và các điều thề thốt. Hễ nó đã mê, tự nhiên bỏ của ra; tiền đã hết rồi, nó muốn cưới, mày giả đau không dậy, thế thì chẳng phải đợi mày đuổi, nó tự động cũng cút xéo.

6. Tẩu: khách chơi đã hết của, mày phải đuổi nó ra khỏi cửạ Nếu nó vẫn đeo, thì vờ hẹn nó đến một nơi nào đó, rồi nắm áo lại, dọa sẽ tri hô lên cho quan đến bắt kẻ lưu manh có ý cưỡng bức màỵ Tự khắc nó phải bỏ mày.

7. Tử: dẫu biết nó có vợ có hầu, mày vẫn thế thốt sống chết nếu không được sống chung thì tự vẫn; vậy nó có tiêu pha hết của cho mày thì cũng phải.

Bảy chữ mới chỉ là mánh khóe bên ngoài để dụ dỗ khách. Còn khi hành lạc, thì vành trong phải đủ tám nghề:

1. Với khách có hạ thân nhỏ thì dùng phép "đánh trống giục hoa" (kích cổ thôi hoa).

2. Với khách có hạ thân lớn thì dùng phép "sen vàng khóa xiết" (kim liên song tỏa).

3. Nếu khách hối hả, lụp chụp thì dùng phép "mở cờ đánh trống" (đại chiến kỳ cổ)

4. Nếu khách khoan thai thì dùng phép "đánh chậm gõ sẽ" (mạn đả khinh sao)

5. Với người mới " vỡ lòng "thì dùng phép "ba bậc đổi thế" (khẩn thuyên tam trật).

6. Gặp khách sành sỏi thì dùng phép "tỏa tâm truy hồn"

7. Gặp khách tay ngang thì dùng phép "tả chi hữu chì"

8. Đối với khách đam mê nhan sắc thì dùng phép "dềnh dàng hớp vía" (nhiếp thần phiến tỏa).
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Em đọc Tạ Đại Chí trường cuốn Thần và người đất Việt thấy ô ta giải thích rất kĩ về chùa Bà đanh.
Ở Nam Đàn Nghệ An gần nhà ô Hồ cg có chùa bà Đanh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
58. Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Thành ngữ gốc Hán.


Nguyên trong kinh Lễ có câu "Từ hồ khấu đầu hồi khưu, nhân dã"

Nghĩa là: cáo chết quay đầu về gò, là nơi ở khi cáo còn sống, nhân gian cũng như vậy, chỉ sự thương nhớ, mong mỏi về cố hương.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
59. Ông Tơ bà Nguyệt
Thành ngữ gốc Hán
Nguyên văn: Nguyệt Lão

Sách Tục U quái lục có chép:

Đời nhà Đường, Vi Cố đến Nam Điện ở Tống thành, thấy ông già xem sách dưới trăng. Vi Cố hỏi sách gì? Ông già đáp: Sổ hôn nhân thiên hạ. Vi Cố hỏi hôn nhân của mình thì ông lão bảo: ở chợ có bà già chột mắt bồng đứa bé 3 tuổi; đứa bé ấy sau là vợ.

Vi Cố ra chợ bắt gặp người đàn bà như lời ông lão nên tức giận mướn người giết con bé ấy. May mắn, người đàn bà bồng đứa bé chạy thoát.

Đứa bé chỉ bị thương xoàng. Mười bốn năm sau, Thứ Sử đất Dương Châu là Vương Thái gả con cho Vi Cố. Thiếu nữ ấy rất đẹp, nhưng cuối mày có một vết thẹo nhỏ. Cố hỏi nguyên cớ. Nàng trả lời: hồi lên 3 tuổi, người vú họ Trần bồng đi chợ bị một tên côn đồ đâm trúng. Cố hỏi người vú họ Trần có chột mắt không. Nàng nói có rồi kể lại chuyện cũ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
60. Bãi bể nương dâu

Thành ngữ gốc Hán
Nguyên văn : Tang Hải thương Điền.

Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu".


Tương truyền rằng, ở thời Đông Hán có ông Phương Bình, học giỏi tài cao, thi đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan. Sau một thời gian thi thố với đời, Phương Bình đã bỏ quan đi tu. Ông đắc đạo và trở thành Phật. Một lần Phật Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán) cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô bảo với Phương Bình rằng:

Tiếp thị dĩ lai dĩ kiến
Đông hải tam vi tang điền

nghĩa là "Từ khi hầu chuyện với ông, tôi đã thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu".

Trong thơ văn Trung Quốc, hình ảnh "bãi bể nương dâu" trở thành tứ cho nhiều câu thơ, bài thơ nổi tiếng, ví như trong thơ Tô Thức đời Tống có câu "Bất kinh bột giải tang điền biến", có nghĩa là: "Không sợ bể Đông biến thành ruộng dâu". Cũng nhờ câu chuyện trên mà dần dà trong tiếng Hán xuất hiện thành ngữ "thương hải tang điền". Thành ngữ này được mượn vào tiếng Việt theo lối mượn ý dịch lời. Về ý nghĩa, "bãi bể nương dâu" thường nói đến sự đổi thay thế sự với bao nỗi nuối tiếc, ngậm ngùi.


Trong cách dùng, dân ta thường rút gọn "bãi bể nương dâu" thành "bể dâu" hay "dâu bể".


Gần nghĩa với "bãi bể nương dâu" trong tiếng Việt còn có các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn". Các thành ngữ này đều nói về sự thay đổi lớn lao của cuộc đời, của sự thế, nhưng không có sắc thái ngậm ngùi, nuối tiếc như thành ngữ "bãi bể nương dâu".
 

Ale ale

Xe máy
Biển số
OF-553077
Ngày cấp bằng
2/2/18
Số km
81
Động cơ
156,040 Mã lực
Của người phúc ...
Câu này em cũng hiểu nôm na như ý cụ. Của người Bồ Tát: ý nói của người khác thì đem phân phát thoải mái, như kiểu của chùa. Của mình lạt buộc: ý nói của mình thì sử dụng chặt chẽ, không tùy tiện.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Sách Tàu ghi " Tử bất hiềm mẫu xú, khuyển bất hiềm gia bần" đại ý là con không chê mẹ xấu, chó không oán chủ nghèo. Như thế thật chí lý và chân xác.



Thế mà đám hủ nhu bên ta xuyên tác j thành " con không chế cha mẹ khó", một sự xuyên tạc không phải cho tròn mồm vần điệu mà là làm sai lệch và méo mó cả mối quan hệ rường mối xã hội. Thế nên, nước mình học Tàu mà học vào phái ngu xuẩn không tự nghĩ được.
Thế bác có nghĩ Tàu nó vác của mình ko ? Hay là cứ mặc định hở mấy a sùng Tàu ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
61. Sư Tử Hà Đông
Thành ngữ gốc Hán
Nguyên văn : Hà Đông Sư tử

Tất nhiên là không phải Hà Đông của Vn,con gái Hà Đông cũng không ghê gớm lắm.

Điển cố như sau:

Trần Tạo tự Quý Thường, người đời nhà Tống, quê ở Vĩnh Gia. Vợ của Trần họ Liễu vốn có tính ghen dữ ghê gớm.

Quý Thường rất sợ vợ nhưng rất có lòng tôn sùng đạo Phật. Hằng ngày ngồi đọc kinh, vợ lấy làm bực, la hét om sòm, nhưng Trần vẫn điềm nhiên, không dám cự một tiếng.

Tính của Trần cũng hào hoa, bằng hữu nhiều, nên ở nhà thường có yến tiệc. Để tăng phần hứng thú, long trọng của buổi tiệc, Trần chiều khách, mời kỹ nữ xướng ca. Liễu Thị trong phòng mượn điều này, điều nọ, quát tháo om sòm. Trần có lúc hốt hoảng, cầm gậy nơi tay bỏ rơi mất gậy.

Bạn thân của Trần là nhà thơ nổi tiếng Tô Đông Pha, nhân đó làm một bài thơ đùa cợt:

Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền,
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên.
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên.


Tạm dịch:

Ai hiền bằng thầy đồ Long Khâu,
Đọc kinh thuyết pháp suốt đêm thâu,
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu.


"Hà Đông sư tử" chỉ người đàn bà ghen dữ- tợn.

Tô Đông Pha dùng hai tiếng "Hà Đông" là mượn câu thơ của Đỗ Phủ:

"Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu" (cô gái Hà Đông người họ Liễu)

Vì vợ của Quý Thường cũng họ Liễu.

Và tiếng "Sư tử" do lời trong kinh Phật: sư tử là chúa loài thú, mỗi khi rống lên thì các thú vật đều khiếp đảm để vừa chỉ tính ghen dữ dội của Liễu Thị, vừa chỉ Quý Thường là một tín đồ đạo Phật.


Thật thâm- thúy biết bao.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
62. Cuộc đời đen bạc

Nguyên văn : đen như hạc, hoặc đen như gặp hạc

Điển cố như sau:


Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u. Đời nhà Trần, Hồ (1225-1407) có một tiều phu ẩn cư ở đấy. Người ta gọi là Hoàng My tiên sinh.

Một hôm Hồ Hán Thương đi săn đến đấy, bỗng gặp một lão tiều phu vừa đi vừa hát:

Na chi sơn hữu thạch toàn ngoan
Thụ thương thương
Yên tịch mịch
Thủy sàn sàn
Triêu hề ngô xuất
Mộ hề ngô hoàn
Hữu y hề chế kỹ,
Hữu bội hề nhận lan
Thát bài thanh hề bình hiểu chướng,
Điền hộ lục hề chẩm tình than.
Nhậm tha triều thị
Nhậm tha sa mã
Tri trần bất đáo thử giang san,
U thảo Tống triều cung kiếm
Cổ khâu Tấn đại y quan.
Vương Tạ phong lưu
Triệu Tào sự nghiệp,
Toán vãng cổ lai kim khanh tướng
Trạch triện đài man
Tranh như ngã trạo đầu nhất giác
Hồng nhật tam can.

Tạm dịch: (Bản dịch của Trúc Khê)

Núi Na đá mọc chênh vênh,
Cây tùm um, nước long lanh khói mờ.
Đi về hôm sớm thẩn thơ,
Mình dư áo lá, cổ thừa chuỗi hoa.
Non xanh bao bọc quanh nhà,
Ruộng đem sắc biếc xa xa diễu ngoài.
Ngựa xe võng lọng thây ai,
Nước non riêng chiếm, bụi đời khôn vương.
Áo đai đời Tấn gò hoang,
Kiếm cung triều Tống dưới làn cỏ xanh
Sự đời bao xiết mong manh,
Phong lưu Vương, Tạ, công danh Triệu, Tào
Từ xưa khanh tướng ngôi cao,
Đá mờ rêu phủ đã bao nhiêu rồi.
Sao bằng ta được thảnh thơi,
Giấc mai bừng tỉnh, mặt trời lưng không.

Hán Thương nghe hát cho đó là một vị ẩn giả, bèn truyền thị thần đi theo vào động. Thấy trên vách đá có đề hai khúc ca "Ái miên" (Thích ngủ) và khúc "Ái kỳ" (Thích đánh cờ), thị thần xin mời tiều phu về triều.

Tiều phu không bằng lòng nói:

- Nghiêm Tử Lăng không lấy chức Gián nghị ở Đông Đô mà đổi cái thú yên ba sông Đồng Lại. Khương Bá Duy không vì họa đồ của Thiên tử mà làm nhơ cái cảnh sơn thủy Bành Thành.

Sứ thần về tâu lại, nhưng Hán Thương bảo đi mời một lần nữa, mang theo một cỗ an xa, quyết mời cho kỳ được. Nhưng đến nơi chỉ thấy cửa động rêu mọc phủ cả, gai góc lấp mất đường đi, trên vách đá có hai câu thơ đề bằng nhựa cây:

Kỳ La hải khẩu ngâm hồn đoạn,
Cao Vọng đầu khách tứ sầu

Nghĩa:

Cửa biển Kỳ La hồn sẽ dứt,
Đầu non Cao Vọng khách đeo sầu.

Sứ thần về kể lại; Hán Thương nổi giận, khiến người đến đốt núi ấy. Chỉ thấy một con hạc đen từ trong núi bay bổng lên, liệng múa giữa không trung, mà không thấy giấu tích tiều phu đâu cả.

Về sau, hai cha con họ Hồ là Quý Ly và Hán Thương đều bị xảy ra tai họa đúng như hai câu thơ báo trước của lão tiều phu.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Thì ô cg mang dẫn chứng đi. Cứ sỉ nhục mình là hay ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
63. Múa rìu qua mắt thợ

Thành ngữ gốc Hán

nguyên văn: Ban môn lộng phủ

Ban: tên người thợ khéo tay nổi tiếng Lỗ Ban

Lỗ Ban là người nước Lỗ , thời Xuân Thu. Theo truyền thuyết ông là thợ thủ công giỏi, rất giỏi kiến trúc và điêu khắc ,kì nghệ tuyệt thế vô song . Mọi người đều tôn ông làm tổ sư nghề thợ mộc

Nhà Thơ LÝ Bạch nổi tiếng đời Đường , tự Thái Bạch hiệu là Thanh Liêm Cư Sĩ ,người Miên Châu, Xương Long .

Từ nhỏ ông đã có kiến thức rất phong phú, ngoài kinh điển nho gia, sách sử nổi tiếng , ông còn đọc sách của bách gia tri tử và yêu thích thích kiếm thuật . Ông rất tin vào đạo giáo , thích ẩn cư , học thuật cầu tiên,. Đồng thời lại mang hoài bão góp sức cho nước nhà.

Đưòng Huyền Tông từng có lời thề trở thành ông vua anh minh đã cho triệu tập nhân tài.Trong dịp này Lý Bạch cho rằng chơ hội thi thố tài năng đã đến . Đường Huyền Tông thấy ông có tài ngang dọc , giỏi thơ văn lại có vẻ bề ngoài tuấn tú bèn cho làm quan ở Hàn Lâm Viện .MỘt thời gian sau Vương công , quý tộc quan lại hiển đạt đua nhâu kết thân với LÝ Bạch .

Do tính tình ông cương trực , không a dua nịnh hót, thường phản bác những lời lẽ rèm pha nên chưa đầy 2 năm sau ông bị cách chức ,đuổi ra khỏi kinh thành .

Theo kể lại , vào một đêm ,khi Lý Bạch trèo thuyền đi dạo trên hồ , thăm Thái Thạch Cơ , ông đã uống rất say, nhìn thấy trăng dưới nước ông nhảy xuống mò nên bị chết đuối .
Cũng có ý kiến cho rằng : Lý Bạch cố tình nhảy xuống sông tự vẫn ( lý do này có lý hơn bởi có nhiều nhà văn,nhà thơ tài ba tìm con đường giải thoát mình bằng cách tự vẫn .)

Người ta an táng ông tại Thái Thạch Cơ. Từ đó Thái Thạch Cơ trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng .

Mấy thế kỷ sau nhà thơ đời nhà MInh , Mai Chi Hoán đến Thái Thạch Cơ làm bài điếu trước mộ Lý Bạch .Khi đứng trước mộ Thi Tiên Lý Bạch ,ông vô cùng ngạc nhiên và tực giận khi thấy những chỗ nào có thể viết chữ trên bia mộ thì mọi người đã viết cả . Những tác giả này văn thơ chẳng ra sao , đề loạn lên bài tiên thơ của LÝ Bạch, những câu thơ đó mà lại viết lên mộ của Lý Bạch thật là nực cười !

Ông cảm thấy thật không phải với Lý Bạch, bèn đem bút viết :

Thái Thạch giang biên nhất đống thổ
Lý Bạch chi danh cao thiên cổ
Lai lai võng võng nhất thủ thơ
Lỗ Ban môn tiền lộng đại Phủ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top