[Funland] Thành ngữ giải- thích

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,741
Động cơ
757,491 Mã lực
"Bằng tuổi ngồi duỗi mà ăn". Em thấy câu này không đúng. Nam, nữ cùng năm sinh thì một người thuộc đông, một người thuộc tây tứ trạch. Phối ngẫu với nhau thì như dựa lưng vào nhau nhìn về hai hướng vậy...
đông trạch với tây trạch thì úp mặt vào nhau chứ nhỉ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,191
Động cơ
698,327 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
28. Ngựa quen đường cũ
Thành ngữ này gốc Hán, nguyên bản là “Lõa mã thức đồ”

Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa Xuân, lúc trở về đã là mùa Đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản Trọng bèn tâu :

– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.

Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa : người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc, nay nó mang nghĩa xấu.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,741
Động cơ
757,491 Mã lực
Tiếng Việt ta xưa thường gọi cỏ tranh là cỏ gianh ạ. ( tương tự như gọi Trời là Giời, con trai là con giai...".
Như vậy thì cụm từ " vắt tranh" ( từng nắm cỏ tranh ) có lẽ chưa ổn Cụ ạ.
cái này thường là phía Bắc thôi ah, Trung và Nam không có cách nói trại như thế.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,741
Động cơ
757,491 Mã lực
em thêm tí: từ kinh tế là chiết ra từ Kinh Bang Tế Thế

em đố/hỏi các cụ: nguyên nhân của cụm từ "con ông cháu cha"
em thì tự cho rằng: "con ông" là ông này ông nọ theo nghĩa thông thường, "cháu cha" là cha đạo, cha cố, mà cha đạo cha cố thì không có con mà chỉ có cháu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,191
Động cơ
698,327 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
29. ANh hùng nhất khoảnh
Khoảnh chữ Hán nghĩa là là một vùng, một địa phận, khu vực (chỉ không gian).
Thành ngữ nói kẻ chỉ (dám) xưng hùng, xưng bá, làm mưa làm gió trong một khu vực nhất định mà thôi.
 
Biển số
OF-537907
Ngày cấp bằng
20/10/17
Số km
56
Động cơ
166,300 Mã lực
Thớt hay quá, bao nhiêu câu chỉ biết dùng mà không hiểu sao lại thế, giờ vỡ ra khối >:D<
 

hungold

Xe buýt
Biển số
OF-324533
Ngày cấp bằng
23/6/14
Số km
987
Động cơ
295,907 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế cụ giải thích hộ em từ " Kén " trong kén rể, kén vợ, kén người tài........ với ạ.

7. Già kén kẹn hom
Đúng ra là : già kén chẹn hom
Chẹn tiếng Việt cổ là tên 1 loại bệnh, chẹn hom, là bênh khi sinh nở lần đầu, xương hom – không giãn nở to, khó sinh và dễ chết cả mẹ lẫn con.
Câu này có nghĩa là già kén (kén chồng) thì lấy chồng muộn (vãn hôn) và dễ mắc bệnh chẹn hom. Vì vậy, ngày trước có bài thuốc chữa bệnh chẹn hom để làm cho dây chằng dễ giãn khi đẻ.
Cũng còn có cách giải thích khác : Kén là kén tằm (danh từ) nếu để kén đã bị bướm cắn thủng (già kén) thì khó kéo tơ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,191
Động cơ
698,327 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
30. Áo cứ chàng, làng cứ xã
Đúng ra là: Áo cứ tràng, làng cứ xã
“Tràng” đây là cái cổ áo, bộ phận quạn trọng nhất của cái áo. Cũng như “xã” (xã trưởng,) là nhân vật chủ chốt, quan trọng nhất của làng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,191
Động cơ
698,327 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,741
Động cơ
757,491 Mã lực
Miền bắc chệch âm đầu: Trời - giời; Trăng - giăng... miền trung chệch âm giữa: Đường - Đàng; Được - Đặng... và miền nam chệch âm cuối: Sài Gòn - Sài Gòng... cái này bình thường, sách vở nói nhiều
Câu "đều như vắt tranh" là có nghĩa và hạp lý
em giật áo Lão cái:
em cho rằng phía Bắc nói trời-giời, giàu-giầu là cách nói dễ dãi lười uốn lưỡi dẫn đến lệch âm. Cái này hiện nay em vẫn nghe một số cụ phía Bắc phát âm dễ dãi kiểu chữ "ch" ra chữ "x": chơi = xơi
Còn dẫn chứng như cụ là đường với đàng là cách tránh phạm húy thời Nguyễn (cái này em vẫn cho rằng phía miền Trung và Nam trọng nhà Nguyễn nên tuân thủ nguyên tắc tránh kỵ húy liên quan đến nhà Nguyễn Thớii_thái, sinh-sanh, nhơn-nhân ... trong khi phía ngoài Bắc không thích tránh cái kỵ húy này trong văn nói, văn viết thì đương nhiên thời đấy phải tuân thủ rồi)
Sài gòn với Sài gòng là cách phát âm sai của phía miền Nam
......



hehe, em múa rìu tí.
 
Chỉnh sửa cuối:

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,190
Động cơ
320,739 Mã lực
Đều như vắt tranh lão anh đã giải thích
"Còn Bố vợ phải đấm" nghe chừng chưa thông lắm
Em đọc ở đâu đó lâu lắm rồi, họ nói đã phải đấm thì vênh làm sao được
Mà là "khố rợ phải lấm"
Lấm bùn, khi bùn khô thì cong lại, khố cong vênh theo
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
19. Cữ gió tuần mưa
Ngày xưa các cụ chia thời gian như sau:
+ Một cữ là 7 ngày
+ Một tuần là 10 ngày, nói “Chị ấy mới ở cữ”, tức mới sinh con được một vài cữ.
+ Một tháng chia ra ba tuần : thượng thần (10 ngày đầu tháng), trung tuần (10 ngày giữa tháng), hạ tuần (10 ngày cuối tháng).

Câu này nói ý nhớ người thân đi xa vất vả.
cữ gió tuần mưa lấy điển tích từ Truyện Kiều
Não người cữ gió tuần mưa
Một ngày nặng gánh tương tư một ngày .
 

Shou Shou

Xe đạp
Biển số
OF-577258
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
26
Động cơ
140,410 Mã lực
em thêm tí: từ kinh tế là chiết ra từ Kinh Bang Tế Thế

em đố/hỏi các cụ: nguyên nhân của cụm từ "con ông cháu cha"
em thì tự cho rằng: "con ông" là ông này ông nọ theo nghĩa thông thường, "cháu cha" là cha đạo, cha cố, mà cha đạo cha cố thì không có con mà chỉ có cháu.
Cụ hơi nhầm chút, cha đạo cha cố đặc biệt lại có rất nhiều con ( chiên )
 

Levo1993

Xe buýt
Biển số
OF-459422
Ngày cấp bằng
6/10/16
Số km
764
Động cơ
208,490 Mã lực
Tuổi
31
" Rối như mớ bòng bong".
Các Cụ còn nhớ loại cây bòng bong không ( cây dây leo thân mỏng như sợi tơ hồng và lá hơi giống lá cây dương xỉ)

mớ bòng bong của cụ đây, h nó thành hoa cao cấp rồi nhé
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,741
Động cơ
757,491 Mã lực
EM vẫn bảo lưu ý của em.
Vì gà nó đâu có thích ăn tôm? hơn nữa vọc có nghĩa là " thò tay hay chân"
cái này em cùng ý với cụ chủ, thi Trúc xanh hay Olympia hay Chiếc nón kỳ diệu gì gì đó cũng có sai sót do quan điểm chủ quan của người xây dựng chương trình.
cái ý nghĩa "gà mọc đuôi tôm " = bọn trẻ- người làm công không tuân thủ quy tắc, lễ nghĩa, quậy phá ... em nghe giải thích 1 lần trong chương trình của đài BBC tiếng Việt khi em còn bé tí.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
3. Nghèo rớt mùng tơi
Mùng tơi đây không phải là canh hay cây mùng tơi.
Mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi được khâu cẩn thận hơn, ngày xưa các cụ chưa có ao mưa như bây giờ. Áo tơi thường làm bằng lá cọ hoặc lá đót. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi vẫn không có tiền mua áo khác, chứng tỏ nghèo lắm.
Đúng ra là mồng tơi,phần trên để che vai của cái cái áo tơi và tách riêng với phần thân.
Cây mùng tơi có lá giống bộ phận đó của ao tơi
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Đanh đá cá cày.
Cày chìa vôi ( loại trâu bò kéo) có cái then vát gọi là cá cày.... nhưng tại sao lại ví người con gái đanh đá như cái cá cày thì cháu chịu
Cá cày: là cái "cá" (làm bằng tre hoặc gỗ, to bằng cái cán dao, hình như con cá) dùng để nâng bắp cày lên xuống khi muốn cày nông hoặc sâu. Cá cày tuy nhỏ nhưng điều khiển được cả lưỡi cày.
đanh đá cá cày là chỉ phụ nử tuy nhỏ bé nhưng cứng cỏi có thể điều khiển được chồng hay cả 1 cơ nghiệp
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
5. Mỏng mày hay hạt
Mày hạt xuất phát từ việc chọn giống của nhà nông.
Mày là cái vảy dính ở gốc hạt lúa, hạt ngô. Hễ mỏng mày là hạt chắc, nếu dùng làm hạt giống rất tốt. Từ đó người phụ nữ mỏng mày hay hạt cũng hứa hẹn tương lai sẽ phát triển nòi giống tốt, ngoài các đức tính khác như đảm đang, tháo vát
Cũng đúng, nhưng nếu dính đến phụ lữ thì...eo ơi, khác lắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top