[Funland] Thành ngữ giải- thích

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,358
Động cơ
231,010 Mã lực
" Một người lo hơn cả kho người làm"

Cả một kho người (khéo hơn cả ngàn người), trong đó có nhiều chuyên gia, nhiều lính đặc nhiệm từ nhiều nơi trên thế giới, đến cứu hộ bon trẻ kẹt trong hang ở Thailand cứ tập chung LÀM tại hiện trường mà mãi chưa tìm ra phương án giải cứu.

Một (vài) ộp phơ ở Việt Nam, chỉ cần LO sợt mạng mà đã ra cả hàng chục phương án khác nhau.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
10. Xấu như ma lem
Thành ngũ này có điển tích gốc Hán
Ở Trung Quốc ngày xưa có 4 người đẹp và 5 người xấu được ghi trong sử sách đó là:

Bốn người đẹp : Tây Thi (đòi Xuân Thu), Chiêu Quân (đời Hán), Điêu Thuyền (đời Tam Quốc), Dương Quý Phi (đời Đường).

Năm người xấu nhất: Mô Mẫu (vợ hoàng đế Trung Hoa cổ đại)

Chung Vô Diệm (vợ vua Tề Tuyên Vương thời Chiến Quốc).

Mạnh Quang (vợ danh sĩ Lương Hồng đời Hậu Hán)

Nguyên nữ (vợ danh sĩ Hứa Doãn đời Đông Tấn).

Hoàng Thi (vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng).

Trong số này, Chung Vô Diệm là xấu nhất. Bà chính họ là Chung Li, tên là Xuân, người đất Vô Diệm, tỉnh Sơn Đông (chính bà này được người đời gọi xấu như ma lem).Sách xưa ghi lại hình dáng bà như sau : tóc đỏ, mắt xanh, môi dày, miệng rông, bụng phệ, lưng gù, da sạm.

Tại sao Tề Tuyên Vương lại lấy bà này làm chính phi ? Bà rất tài trí tinh thông văn võ. Năm 40 tuổi, bà xin gặp mặt vua. Chỉ trong một buổi đối thoại, Tề Tuyên Vương đã bị thuyết phục. Khi nhà vua hỏi về việc nước: “Nước Tề bị nước Tấn uy hiếp ở phía tây, nước Sở uy hiếp ở phía nam, đó là nguy cơ thứ nhất. Nhà vua làm nhọc sức dân, hao tiền tốn của, đó là nguy cơ thứ hai/ Trong triều hiếm người hiền, trọng kẻ nịnh, đó là nguy cơ thứ ba. Đấng quân vương ham mê tửu sắc, không sửa sang chính trị trong nước, đó là nguy cơ thứ tư”.

Trước những lời thẳng thắn, cương trực của Chung Li, Tề Tuyên Vương đã bừng tỉnh và nói : “Nếu không có lời nói của nhà ngươi thì quả nhân không bao giờ biết được lỗi lầm của mình”. Vua liền lập Chung Vô Diện làm chính phi để giúp mình trông coi việc nước.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,022
Động cơ
551,235 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
"Dán bùa *** mèo" là thế nào bác Doctor76?

Em đọc được cái giảng nghĩa này cũng đến ba chục năm rồi. Đại loại là cái nhà gianh nhà ngói ở ta thì hai cái đầu hồi đều hình tam giác, thợ mộc xưa hay gọi là cái ***. Lâu dần dân gian dùng *** để chỉ cái tam giác ẩm thấp - cơ quan sinh thực khí nữ.

Dán bùa (phù) *** là thủ tục của mấy anh thầy cúng khi làm lễ tân gia, lấy cái bùa dán vào đầu hồi nhà người ta. Về sau dân gian lại sáng tác ra câu dán phù *** mèo để chỉ sự cẩu thả lỏng lẻo. Vì dán vào *** mèo thì làm sao mà chắc bền được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
11. Xập xí xập ngầu
Đây là thành ngữ gốc tiếng Quảng Đông
Đọc theo âm Hán Việt là “thập tứ thập ngũ” (mười bốn mười lăm).
Nghĩa của thành ngữ này là : mười bốn nói là mười lăm, mười lăm nói là mười bốn, không minh bạch rõ ràng.
 

vu tuan ky nam

Xe buýt
Biển số
OF-313634
Ngày cấp bằng
28/3/14
Số km
571
Động cơ
302,176 Mã lực
Tuổi
49
Dán bùa luồn kèo,ý nói là qua quýt,quấy quá
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,319
Động cơ
1,392,276 Mã lực
Hay nhỉ?:) thế mà trước giờ em vẫn nghĩ Lang Bạt Kỳ Hồ nó chỉ tương đương với Nay Đây Mai Đó!:))
(Tình cảnh không tệ như các Cụ diễn giải.)
Bây giờ người ta dùng theo nghĩa nay đây mai đó, không chốn cố định mà. Lý do tại sao lại dùng nghĩa này mà không phải nghĩa gốc là đây ạ.
Học giả An Chi: Nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ” [狼跋其胡] trong tiếng Hán hoàn toàn không giống với nghĩa của nó trong tiếng Việt. Đó là câu đầu tiên của một bài ca dao trong “Kinh Thi”, nguyên văn như sau:

1. Lang bạt kỳ hồ, 狼跋其胡、

Tái trí kỳ vĩ. 載疐其尾。

Công tốn thạc phu 公孫碩膚、

Xích tích kỷ kỷ. 赤舄几几。

2. Lang trí kỳ vĩ, 狼疐其尾,

Tái bạt kỳ hồ. 載跋其胡。

Công tốn thạc phu, 公孫硕膚,

Đức âm bất hồ (hà). 德音不瑕?

Sau đây là phần chú thích theo truyền thống về từ, ngữ: – Bạt = đạp lên; – Hồ = miếng da thòng dưới cổ (cái yếm) một vài loài động vật; – Tái = thì, ắt; – Trí = vấp; – Công = chỉ Chu Công; Tốn = khiêm nhường; – Thạc = to lớn; – Phu = đẹp; – Xích tích = giày đỏ trong lễ phục; – Kỷ kỷ = dáng tự tại, đĩnh đạc; – Đức âm = Tiếng tốt; – Hà (đọc “hồ” cho hợp vận) = tì vết.

Nghĩa của mỗi đoạn (cũng theo cách hiểu truyền thống) là: Con sói đạp phải yếm của nó thì lại vấp phải đuôi (Ý chỉ sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng sắc màu đôi hài đỏ (của ông) vẫn rờ rỡ (đoạn 1). Con sói vấp phải đuôi của nó thì lại đạp phải cái yếm (cũng là sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng tiếng tốt (của ông) thì không mảy may bị tì vết (đoạn 2).

Vậy “lang bạt kỳ hồ” chỉ đơn giản có nghĩa là “con sói giẫm lên cái yếm cổ của nó” (nên lúng túng không đi tới được). Ít nhất thì đây cũng là một cách hiểu gần như độc tôn cho đến nay. Nhưng một thân hữu trong giới ngữ học đã nói với chúng tôi rằng trước đây nhà giáo Nguyễn Can Mộng lại giảng khác. Vị giáo sư này đã giảng rằng “lang” là một con vật có hai chân trước ngắn và hai chân sau dài còn “hồ” là một con vật ngược lại, có hai chân trước dài và hai chân sau ngắn nên hai con vật này phải nương tựa vào nhau thì mới cùng nhau đi tới được. Nhưng bất kể lời giảng này có đích thực là của tác giả Nguyễn Can Mộng hay không (?), nó cũng hoàn toàn không phù hợp với chữ nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ”.

Liên quan đến động vật, ta có 5 chữ “hồ”: [狐], [猢], [蝴], [鶘] và [鰗]. Chữ thứ nhất có nghĩa là cáo; chữ thứ hai đi với “tôn” thành “hồ tôn” [猢猻] chỉ một loài khỉ; chữ thứ ba, đi với chữ “điệp” thành “hồ điệp” [蝴蝶] là con bướm; chữ thứ tư đi sau chữ “đề” thành “đề hồ” [鵜鶘] là tên một loài chim còn chữ thứ năm thì đi với chữ “di” thành “hồ di” [鰗鮧] là tên một loài cá. Chẳng có con vật nào có tên đồng âm với tên những con vật trên đây (hồ) mà lại có hai chân trước dài hơn hai chân sau. Huống chi, chữ “hồ” trong câu “lang bạt kỳ hồ” thì lại có tự dạng là [胡], xưa nay chưa bao giờ bị dân Tàu xác định là tên của bất cứ một loài động vật nào.

Nhưng ở bên Tàu hiện nay, một số tác giả đã bày tỏ thái độ đối với cách hiểu truyền thống về câu “lang bạt kỳ hồ”, đặc biệt là về chữ “hồ” mà chúng tôi muốn nhân tiện bàn thêm. Tác giả Trần Lương Dục [陈良煜], GS Đại học Sư phạm Thanh Hải cho rằng, trong câu này, “kỳ” [其] là con mồi bị con sói săn được còn “hồ” [胡] là cổ họng của con vật bị săn (“lạp vật đích hầu lung” [猎物的喉咙]). Chúng tôi cho rằng ý kiến này rất có lý, đặc biệt là nếu xét theo góc nhìn từ nguyên học. Nếu người ta thường nói rằng tiếng Việt còn lưu giữ được nhiều yếu tố Hán cổ đã tuyệt tích giang hồ trong tiếng Hán hiện đại thì đây là một minh chứng rất đẹp cho nhận định đó. “Hồ” [胡] là một chữ hình thanh mà nghĩa phù là “nhục” [月] (đây là “nhục” - không phải “nguyệt”) còn thanh phù là “cổ” [古]. Cái chữ có thanh phù mà âm Hán Việt là “cổ” [古] lại có nghĩa là “cổ (họng)” thì còn gì thú vị cho bằng! Huống chi chuyện đâu có phải chỉ do một mình Trần Lương Dục khảo chứng ra mà còn được ghi nhận trong từ điển trước cả họ Trần nữa. Hình âm nghĩa tổng hợp đại từ điển của Cao Thụ Phiên đã cho cái nghĩa thứ 8 của danh từ “hồ” [胡] là “nhân cảnh viết hồ” [人頸曰胡] (cổ người gọi là “hồ”). Vậy thì ta có thêm một cách hiểu nữa về chữ thứ tư của câu “lang bạt kỳ hồ”: “hồ” là “cổ”.

Về câu này, trên Kiến thức ngày nay số 125 (1/12/1993), chúng tôi đã theo truyền thống mà giải thích như sau:

“Lang bạt kỳ hồ” là một câu trong “Kinh Thi” của Trung Hoa. “Lang” là chó sói, “bạt” là giẫm đạp, “kỳ” là một đại từ thay thế cho danh từ “lang” còn “hồ” là cái yếm da dưới cổ của một số loài thú. Vậy “lang bạt kỳ hồ” là con chó sói giẫm lên cái yếm của chính nó (nên không thể bước tới được). Hán ******** từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng và chú như sau: “Con chó sói giẫm lên cái phần da cổ của nó, lúng túng không biết làm sao. Chỉ sự lúng túng khó xử. Ta lại hiểu là sống trôi dạt đây đó (không rõ tại sao)”.

“Điều mà quyển từ điển trên ghi “không rõ tại sao” chung quy cũng là do từ nguyên dân gian mà ra. Không biết được ý nghĩa đích thực của câu đang xét, người ta đã liên hệ các thành tố của nó với những yếu tố mà mình đã biết: “lang” với “lang thang”, “bạt” với “phiêu bạt”, “hồ” với “giang hồ”, chẳng hạn. Thế là thành ra cái nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó”. Chẳng những thế, người ta còn lược bỏ hai tiếng “kỳ hồ” mà nói gọn thành “lang bạt” để diễn đạt cái nghĩa trên đây. Quả vậy, Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi nhận: “lang bạt: sống nay đây mai đó ở những nơi xa lạ”. Nhiều quyển từ điển khác cũng làm như thế vì hai tiếng “lang bạt” đã trở thành một đơn vị từ vựng thông dụng trong tiếng Việt”.

Chúng tôi đã viết như thế trên Kiến thức ngày nay số 125 nhưng xin nhấn mạnh rằng, đó chỉ là một cái nghĩa méo mó so với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Trong tiếng Hán thì hai từ “lang bạt” tuy ít được dùng nhưng hễ được dùng thì nó lại có nghĩa là “lúng túng” (“dụ gian nan quẫn bách” [喻艰难窘迫]). Và bất kể ta hiểu chữ “kỳ” và chữ “hồ” theo nghĩa nào trong phạm vi của tiếng Hán thì sang đến tiếng Việt, từ nguyên dân gian đã đưa hai tiếng “lang bạt” và cả câu “lang bạt kỳ hồ” đi xa hàng dặm so với nghĩa gốc của nó trong tiếng Hán.
 

vu tuan ky nam

Xe buýt
Biển số
OF-313634
Ngày cấp bằng
28/3/14
Số km
571
Động cơ
302,176 Mã lực
Tuổi
49
Em đọc được cái giảng nghĩa này cũng đến ba chục năm rồi. Đại loại là cái nhà gianh nhà ngói ở ta thì hai cái đầu hồi đều hình tam giác, thợ mộc xưa hay gọi là cái ***. Lâu dần
dân gian dùng *** để chỉ cái tam giác ẩm thấp - cơ quan sinh thực khí nữ.

Dán bùa (phù) *** là thủ tục của mấy anh thầy cúng khi làm lễ tân gia, lấy cái bùa dán vào đầu hồi nhà người ta. Về sau dân gian lại sáng tác ra câu dán phù *** mèo để chỉ sự cẩu thả lỏng lẻo. Vì dán vào *** mèo thì làm sao mà chắc bền được.
Câu này nguyên bản là:Dán bùa luồn kèo
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,373 Mã lực
"Bằng tuổi ngồi duỗi mà ăn". Em thấy câu này không đúng. Nam, nữ cùng năm sinh thì một người thuộc đông, một người thuộc tây tứ trạch. Phối ngẫu với nhau thì như dựa lưng vào nhau nhìn về hai hướng vậy...
 
Biển số
OF-540278
Ngày cấp bằng
5/11/17
Số km
735
Động cơ
169,140 Mã lực
Em có đọc được câu thành ngữ này mà không biết nên hiểu như thế nào, mong cụ doctor76 và cccm giảng nghĩa giúp:

Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại
Em hiểu là con của chồng nó có quyền thừa kế , và có thể nó sẽ phụng dưỡng mình.
Cháu ngoại thì gần gũi thật nhưng mang họ khác của gia đình khác rồi ợ.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,340
Động cơ
2,950,392 Mã lực
Nơi ở
Internet
Theo Cụ đốc thì: "Đều như vắt tranh" hay "đều như vắt chanh" mới là đúng?
"Bố vợ phải đấm" hay "khố rợ phải nấm" đúng hơn?
Em nghĩ câu "Đều như vắt chanh" là câu nói mới hình thành, có lẽ cũng giống như câu "Đều như rang lạc", dạng câu nói cho vui mồm, không có ý nghĩa sâu xa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
12. Dùi đục chấm mắm cáy
Đúng ra là: Bồ ( bầu) dục chấm mắm cáy.
Bồ dục ( lợn) được coi là món ăn ngon của các nhà giàu có ngày xưa.
Mắm cáy là loại mắm không ngon, nặng mùi.
Bồ dục mà chấm mắm cáy thì ăn mất hết ngon đi.
Nhưng giờ thì ta toàn nói: dùi đục chấm mắm cáy, câu này vô nghĩa nhưng nói chung ai cũng hiểu là chỉ hạng người thô lỗ, bỉ lậu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
13. Thủ đoạn
Gốc tiếng Hán.
Lúc đầu, thành ngữ này có nghĩa là người có tài, có nhiều phương pháp, cách thức để hoàn thành công việc.
Sau này ta dùng với nghĩa xấu.
 

a_bờ_cờ

Xe tải
Biển số
OF-20393
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
410
Động cơ
504,117 Mã lực
Nơi ở
ở trọ
sáng nay em vừa nghe luận giải về thuật ngữ "con tườu". Em không tiện giải thích ở đây vì nó là xách ngữ, nhưng nó có liên quan tới 1 vùng đất ở phía Bắc, không rõ có đúng không cụ?!
 

xe cup teo

Xe buýt
Biển số
OF-550959
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
769
Động cơ
162,360 Mã lực
Lang: sói
Bạt: dẫm, đạp
Kỳ : đại từ chỉ chính con sói
Hồ: cái yếm
Như vậy " lang bạt kỳ hồ" là tình cảnh con sói đạp lên chính cái yếm của nó nên loay hoay không bước tiến lên được
Cho em hỏi tí, nếu lang có nghĩa là con sói, vậy phiền cụ giải thích giúp em câu này "Lòng lang dạ sói"
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
sáng nay em vừa nghe luận giải về thuật ngữ "con tườu". Em không tiện giải thích ở đây vì nó là xách ngữ, nhưng nó có liên quan tới 1 vùng đất ở phía Bắc, không rõ có đúng không cụ?!
Không đâu cụ
Con tườu là phát âm khác của con Tiêu, tiếng Hán chỉ con khỉ thôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
14. Lòng Lang dạ Sói
Thành ngữ gốc Hán: “lang tử dã tâm” (lang: sói; tử: bao tử, dạ dày; dã: thú; tâm: tim,)

Theo sách Tả truyện :
vợ của viên quan Tư Mã Tử Lang (vào đời vua nước Lỗ bên Trung Quốc) sinh hạ được một đứa bé đặt tên là Việt Tiêu. Nhưng viên quan lệnh doãn Tử Văn trong triều, một lần đến chơi nhà, bất chợt trông thấy đứa bé liền nói: “Thằng bé này có khuôn mặt giống hổ gấu. Tiếng khóc của nó lại giống tiếng của lang sói kêu. Thế này là dở lắm”. Dẫn lại câu ngạn ngữ “Lang tử dã tâm. Thị nải lang dã, kì khả súc hồ”, có nghĩa là “Lòng lang dạ thú. Nó là loài lang sói không nuôi được đâu”, ông bèn khuyên Tư Mã tử Lang đem giết đứa bé đi, kẻo không sau này có ngày nó sẽ làm hại cả họ như chơi.
Nghe nói sau đó, vì mê tín và quá tin lời quan lệnh doãn mà gia đình Tư Mã Tử Lang đã nhẫn tâm đem bỏ chết con ruột của mình ở trong rừng. Mọi người trong thiên hạ biết tin này ai cũng thương cảm xót xa.
 

xe cup teo

Xe buýt
Biển số
OF-550959
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
769
Động cơ
162,360 Mã lực
"Bằng tuổi ngồi duỗi mà ăn". Em thấy câu này không đúng. Nam, nữ cùng năm sinh thì một người thuộc đông, một người thuộc tây tứ trạch. Phối ngẫu với nhau thì như dựa lưng vào nhau nhìn về hai hướng vậy...
Em cũng nghe câu " Cùng tuổi lủi thủi mà làm", hồi trước đi làm cô bạn đồng nghiệp có bẩu là cùng tuổi lấy nhau thì giàu hoặc nghèo , chứ không có làng nhàng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top