1. Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Thác xuống Âm phủ biết có hay không?
Đây là câu thành ngữ nhằm phản đối triều Nguyễn của dân Bắc.
Đời Lê, sang đến Tây Sơn, trong các loại cỗ cúng đám ma, thì thịt chó vẫn là món cúng bình thường, căn cứ theo " Sách sổ sang chép các việc " của Phê-lip-pê Bỉnh, một giáo sỹ người Việt sống đúng thời ấy, sau sống ở Bồ Đào Nha, thì ở miền Bắc, các đám ma vẫn làm cỗ bằng thịt chó để cúng, và nếu thiếu thì không thể coi là cỗ to.
Sang thời Nguyễn, không rõ vì lý do gì, nhà Nguyễn cấm làm thịt chó cúng, cùng với dụ cấm mặc váy.
Nên dân Bắc làm câu thành ngữ này, nghe kiểu như lời than trách.
than trách
Sống ở trên đời biết miếng dồi chó
Mai này đến đó (đường, niết bàn) biết có hay không
Đất (Trời) sinh voi, lại Trời sinh cỏ
Cỏ để nuôi voi phận định rõ ràng
Múa gậy khắp phương đến thời đếm kiến
Xuân đến xuân đi, kiến vẫn đầy đàn
Mới hay làm người phải răn mình trước
Cứ đi răn người đến nước người “răn”
Thế sự bềnh bồng bất công nào có
Ăn rồi phải trả “gậy ông đập ông”
Từ Hải khi xưa xoay trời đạp đất
Thế sự xoay vần chết đứng như trồng
Từ Hải khi xưa rơi vào trúng kế
Kẻ mạnh thời nay trúng kế hại mình
Bao việc mình làm mấy ai rõ hết
Nhưng bàn tay nào che nổi mặt trời
Bao việc mình làm chỉ mình rõ hết
Hãy lường trước đi! Đếm kiến do mình
Khóc đời bạc tình nước mắt cá sấu
Van xin nào được, họ cũng như mình
Mình nào tha ai, ai tha mình được
Phải tha người trước mới được người tha
Khinh đời đời khinh ở đời luôn vậy
Khi làm điều ác trước nhất hại mình
Người kia chịu họa, chẳng khóc mà khinh
Sợ trời phải hiểu: trước nhất sợ mình
Mình chẳng là trời sao mà phải sợ
Sợ mình làm sai, trời phạt ngục hình
Từ thuở mười ba U này nghĩ vậy
Dạy người thì dễ, khó chỉ răn mình
Vừa lúc bình binh đà vương điều ác
Thì giữ làm sao thiện đến cuối ngày
Cuộc đời khó giữ như nắm bàn tay
Vừa nắm buông ngay để mà gãi ngứa
Hỏi sao mà ngứa do “ăn mặn” thôi
Tiên trách mình đã đừng trách ông trời
Mình làm mình chịu đếm kiến hết đời!!!