Cái này mình đồng ý này. Còn việc chính sách cứ để chính phủ cân nhắc sao cho tối ưu.
Chả đâu xa, chính bản thân mình suy ra. Những năm đầu đi làm, trong lúc mình + bạn mình có thu nhập tương đương nhưng mình chi tiêu ít trong khi ông bạn lại mua sắm khá thoải mái. sau 7 năm đi làm mình tích được tiền khoảng nửa cái nhà, bố mẹ cho thêm, vay mượn người thân để mua và trả mất thêm hơn 2 năm mới xong. Khi đó ông bạn vẫn ở cùng bố mẹ, Vậy là sau ~ 9 năm đi làm được sự giúp đỡ của gia đinh mình cơ bản sở hữu được ngôi nhà đầu tiên và một anh bạn học cùng chơi cùng mua được 1 cái ô tô. Rồi sau đó anh bạn cũng thăng tiến và mình thì xin ra ngoài tự làm. Chơi với nhau từ bé nên vẫn trao đổi gặp gỡ thì đến giờ anh bạn đó thu nhập cũng ổn và cũng đã mua nhà chung cư. Nhưng xe đổi vài lần mất khá nhiều tiền, còn cái nhà mình chỉ tương đương cái xe của anh bạn mình mua hiện nay đã có giá ~12 tỷ trong khi cái xe anh bạn dưới 1 tỷ. Và sau khi ra ngoài làm, mình có thể tạo được các tài sản khác nữa vì nghỉ nhà nước cũng nhiều năm rồi. Nói ra để thấy chỉ 2 cách hành xử tài chính khác nhau thì có kết quả rất khác nhau mặc dù mình và anh bạn kia cơ bản là giống nhau về thu nhập trong 9-10 năm đầu đi làm. Sau khi mọi thứ vững vàng hơn mình mới mua xe ô tô với nguyên tắc chỉ dùng <5% tổng tài sản để mua xe. Giai đoạn sau 10 năm có thể thu nhập của mình và anh bạn khác nhau nên mình đã có thêm nhiều khoản đầu tư và tài sản khác nên đã được ở trong Biệt thự tầm trung; căn nhà đầu tiên nay ~12 tỷ vẫn để đó cho thuê lấy dòng tiền và làm tài sản cầm cố vay bank (nó đã mang lại ước tính >12 lần hiệu quả hơn việc mua xe kia)
Nếu việc đánh thuế của chính phủ không hợp lý nó sẽ làm giảm động lực lao động, làm việc, học tập và nỗ lực của rất nhiều cá nhân!!!