[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
109
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
E ko phản đối nên đi du học hay ko , e chỉ muốn nói chúng ta hãy thận trọng trước khi quyết đinh cho con đi du học, chúng ta phải xác định kỹ về thực lực , ý thức và mong muốn của các cháu trước . Cụ thể là hoàn cảnh của e , e học o Việt Nam nhưng cũng học thày tây , cũng từng đi làm tập đoàn nhà nước , cũng mở doanh nghiệp riêng và làm với nước ngoài . Trong quá trình đó e thấy học cái tốt của đồng nghiệp, đối tác nước ngoài nhiều hơn là Việt Nam! Rồi e lại sang Đức mở doanh nghiệp và có thẻ xanh đinh cư , e co F1 cũng ở tuổi định hướng . Tiêu chuẩn của e có thể cho 4-5 F1 theo đoàn tụ và được nhà nước nuôi 100% nhưng sau môt thời gian tìm hiểu nước sở tại ve moi mặt , quay lai đánh giá con mình mọi mặt thì rút ra kết luận là để F1 tự chọn trường , chọn quốc gia cần đến . Moi sự sắp đặt chưa chắc đã thành công. F1 nha e học tiếng anh lại khá , Nén chưa chắc đã chọn Đức mặc dù sang Đức sớm là được nuôi 100%. Còn về bản thân e , một người hội nhạp ơ lúc tuổi la U35 thì e thấy mặt tốt mình học được nhiều hơn nhiều so với o Việt Nam! Ho có chính sách rõ ràng , hành lang pháp lý bảo vệ con người , điều kiện sống tốt , moi trường trong lành cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng , có sự thúc đẩy con người tìm tòi phát huy khả năng bản thân ... nhưng tốt hay không đều do chính chúng ta nhận thức , cố gắng thôi. Nói đi nói lại thì vẫn là giáo dục ý thức và tư tưởng trước rồi mới xác định đầu tư .
 

latech

Xe tải
Biển số
OF-620786
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
254
Động cơ
118,688 Mã lực
Tuổi
42
Thời cụ chủ giống y hệt 02 trường hợp em biết. Tuy nhiên em khẳng định 100% việc của cụ là do gia đình nhà cụ định hướng ( khả năng bố mẹ cụ là giáo viên ) và nhà cụ có tiền. Năm 2000 có 5000-10000 $ thật không đơn giản
Trường hợp 1 thằng cu hàng xóm cạnh nhà em ít hơn em 4 tuổi học chuyên lý Tổng hợp được ông bà già cho đi Úc năm 2001 ( học xong lớp 12 )... và ở hẳn, bố mẹ nó là giáo viên toán trường cấp 3
Trường hợp 2 bạn em học KTQD hà nội tốt nghiệp đại học năm 2000 cũng đi Mỹ , bố mẹ nó là giảng viên trong trường KTQD.
Cơ bản thời đó những người làm trong ngành giáo dục có con mắt nhìn tinh so các nghề khác.
ông bà già em buôn bán kinh doanh nên nhà kinh tế tốt so với mặt bằng chung - đây là lý do lớn nhất mà em có thể bỏ 7 năm đi học tiến sĩ mà ko phải lo nghĩ chuyện kinh tế để phụ giúp gia đình.

Định hướng việc học thì thực sự là em tự quyết định - ông bà già em tham gia vào rất ít. Các cụ thấy con học được thì đầu tư vào thôi. ngành nghề em học thì hoàn toàn xa lạ với ông bà già em. Đại học em học điện tử và toán. Tiến sĩ thì em nghiên cứu về công nghệ nano và năng lượng mặt trời. Định hướng những năm 2000 thì các gia đình cho con đi học về kinh tế hoặc khoa học máy tính. một số thì hướng về học cầu đường. Em thì chọn cái mình thích học thành ra bây h khó về làm được ở VN.

Lứa em đi có khoảng 15 người thì về khoảng 10 người gần như ngay sau khi học đại học. nhóm này về sớm nên khá là thành công vì thì trường du học sinh chưa bị bão hoà và phần lớn như cụ nói - gia đình có định hướng sẵn.
5-6 người còn lại thì cũng như em thôi - theo đuổi giấc mơ Mỹ - đi làm cả đời để trả nợ. sống đủ nhưng sẽ ko bao h giầu.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Du học sinh tốt nghiệp mà về VN đi làm thuê cho các dn vừa và nhỏ thì ko thể đem lại hiệu quả đc. Làm trong ngành ck chứng kiến kha khá bạn du học hẳn Anh về mà vào các bộ phận phân tích nhận lương tầm 8-10tr/ tháng thì sao bù đc chi phí tới 2 tỉ/ năm và trong 4-5 năm như vậy. Một sự lãng phí lớn nếu các bạn ấy ko bứt phá hoặc lên đc vị trí quản lý cao cấp của các cty đó mà điều đó cũng khó hơn lên trời.

Du học sinh mà về nước muốn bù đắp đc chi phí thì hoặc làm thuê cho các tập đoàn lớn cả trong và ngoài nước lấy lương vài k Trumph và tích lũy kinh nghiệm bước lên vị trí cao hơn, hoặc quản lý sản nghiệp gia đình như hệ thống KD và tài sản lớn và có thể startup mới đáng tiền. Một số con quan chức thì vào hệ thống và đc lót đường thì ko nói. Bằng ngược lại thì phải đủ sức mà thi đấu giời tây thôi và vài năm sau ôm gia đình về thăm lại cố hương....Chỉ có vậy đầu tư du học mới hiệu quả.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Cụ nói làm em hoang mang quá. F1 nhà em đang học ở UK, định tốt nghiệp về nước làm để góp phần đóng góp cho quê hương mà thế này thì thất nghiệp ạ.

Mà em thấy đúng là thời gian học của các bạn VN nhiều hơn ở bên kia thật. Các bạn học CS ở VN 4 năm, mỗi năm 9-10 tháng, tổng cộng 4 năm là 36-40 tháng, trong khi F1 nhà em học đại học ở UK có 3 năm, mỗi năm học 6 tháng, tổng cộng có 18 tháng, tổng thời gian học đúng bằng 1/2 các bạn Việt Nam học cùng ngành.
Cụ cứ đùa. Ngành phần mềm thì năng khiếu và kinh nghiệm là quan trọng nhất cụ ạ. Có năng khiếu thì đi đâu cũng làm được, ở lại nước ngoài cũng tốt, về làm cũng tốt. Thu nhập ngành phần mềm ở nhà cũng không kém đâu.
Em chỉ thấy vấn đề lớn của người VN khi ra nước ngoài là đàn ông VN hình như chỉ lấy được phụ nữ VN, nên ra nước ngoài rồi đám con gái thì nhiều lựa chọn, chứ con trai có vẻ ít lựa chọn hơn rất nhiều.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Cụ ca_kiem : Việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai em ủng hộ nhưng có lẽ nước mình chưa thể thực hiện được vì việc đó quá quá lớn, nó không chỉ trong lĩnh vực giáo dục.
Còn riêng trong giáo dục, nếu áp dụng tiếng Anh thì phải áp dụng từ lớp 1, học như các cụ ngày xưa học tiếng Pháp vậy. Hết cấp 2 là nói chuyện nhoay nhoáy, đọc văn bản như chớp thì lên đại học mới tiếp nhận được giáo viên nước ngoài, không thì cũng ù ù cạc cạc giống em bây giờ thôi. Nói riêng với cụ, tiếng Anh trong trường là em không kém, giỏi là đàng khác nhưng ra biển nhớn phát là em mất gần 3 năm vẫn chưa thông thạo :(
Em nói thật, các cụ du học sinh giỏi thực sự thì đừng về. Các cụ cứ tiếp tục giỏi nơi đất người là ok, chứ ở Việt Nam em dự là phải 15 năm nữa mới có đất cho các cụ kỹ thuật múa may quay cuồng.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
ông bà già em buôn bán kinh doanh nên nhà kinh tế tốt so với mặt bằng chung - đây là lý do lớn nhất mà em có thể bỏ 7 năm đi học tiến sĩ mà ko phải lo nghĩ chuyện kinh tế để phụ giúp gia đình.

Định hướng việc học thì thực sự là em tự quyết định - ông bà già em tham gia vào rất ít. Các cụ thấy con học được thì đầu tư vào thôi. ngành nghề em học thì hoàn toàn xa lạ với ông bà già em. Đại học em học điện tử và toán. Tiến sĩ thì em nghiên cứu về công nghệ nano và năng lượng mặt trời. Định hướng những năm 2000 thì các gia đình cho con đi học về kinh tế hoặc khoa học máy tính. một số thì hướng về học cầu đường. Em thì chọn cái mình thích học thành ra bây h khó về làm được ở VN.

Lứa em đi có khoảng 15 người thì về khoảng 10 người gần như ngay sau khi học đại học. nhóm này về sớm nên khá là thành công vì thì trường du học sinh chưa bị bão hoà và phần lớn như cụ nói - gia đình có định hướng sẵn.
5-6 người còn lại thì cũng như em thôi - theo đuổi giấc mơ Mỹ - đi làm cả đời để trả nợ. sống đủ nhưng sẽ ko bao h giầu.
Thực ra, em luôn nghĩ với người có tri thức cao thì chuyện giầu (tức là nhiều tiền lắm ô tô) lại không quan trọng, như tầm cụ - em nghĩ update kiến thức và áp dụng nó vào thực tiễn quan trọng hơn nhiều. 5 năm đại học, các thầy luôn bảo bọn em cố gắng học thật tốt, học tốt rồi thì tiền tự nhiên đến - mãi sau này em mới thấy đúng. Không biết cụ có cùng suy nghĩ như em không?
 

xrk

Xe đạp
Biển số
OF-550276
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
24
Động cơ
157,642 Mã lực
Tuổi
41
Nhiều bác đánh giá cho con đi du học theo kiểu về nước phải hiệu quả, bù chi phí...Em thì không như vậy, chọn du học cho con là để con phát triển hơn, mở mang đầu óc và sau này con có thể hạnh phúc theo cái mình chọn. Miễn con sống tốt, sống có ích là được, đói thì chắc là không rồi. Lương ít hay cao nhiều khi không đánh giá được mức độ hạnh phúc của con mình, RoI chỉ là lý thuyết thuần về kinh tế :). Bạn em khối đứa du học về làm các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ, theo đuổi các giấc mơ cải thiện xã hội và rất hạnh phúc với lựa chọn của mình. Đời sống ở VN giờ hơi coi trọng vật chất, trong khi vấn đề tinh thần cũng quan trọng không kém. Việc bố mẹ nhìn vào chi phí, hiệu quả (như đầu tư 1 dự án) vô hình gây sức ép lên con.
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
363
Động cơ
119,736 Mã lực
Thực ra, em luôn nghĩ với người có tri thức cao thì chuyện giầu (tức là nhiều tiền lắm ô tô) lại không quan trọng, như tầm cụ - em nghĩ update kiến thức và áp dụng nó vào thực tiễn quan trọng hơn nhiều. 5 năm đại học, các thầy luôn bảo bọn em cố gắng học thật tốt, học tốt rồi thì tiền tự nhiên đến - mãi sau này em mới thấy đúng. Không biết cụ có cùng suy nghĩ như em không?
Em cùng suy nghĩ như cụ, cứ học tốt làm tốt tiền sẽ tới mà cũng ít phải đau đầu.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Nhiều bác đánh giá cho con đi du học theo kiểu về nước phải hiệu quả, bù chi phí...Em thì không như vậy, chọn du học cho con là để con phát triển hơn, mở mang đầu óc và sau này con có thể hạnh phúc theo cái mình chọn. Miễn con sống tốt, sống có ích là được, đói thì chắc là không rồi. Lương ít hay cao nhiều khi không đánh giá được mức độ hạnh phúc của con mình, RoI chỉ là lý thuyết thuần về kinh tế :). Bạn em khối đứa du học về làm các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ, theo đuổi các giấc mơ cải thiện xã hội và rất hạnh phúc với lựa chọn của mình. Đời sống ở VN giờ hơi coi trọng vật chất, trong khi vấn đề tinh thần cũng quan trọng không kém. Việc bố mẹ nhìn vào chi phí, hiệu quả (như đầu tư 1 dự án) vô hình gây sức ép lên con.

Mang tiếng học trời tây về tốn kém bao chi phí mà về nước nhận lương và thăng tiến thua mấy đứa học trong nước thì liệu có happy đc ko cụ hay là stress nặng rồi trầm cảm?
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Em cùng suy nghĩ như cụ, cứ học tốt làm tốt tiền sẽ tới mà cũng ít phải đau đầu.
Em thời đại học may mắn được học các giáo sư nổi tiếng nhất nhì trong nước, thầy nào cũng nói thế. Bọn em không tin đâu. Bọn trẻ ngày đó háo hức với mở cửa, khổ sở vì mở cửa nên chẳng đứa nào tin vào điều đó. Sau này trải nghiệm nhiều mới biết các thầy quả thực uyên bác không chỉ về lý thuyết
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Mang tiếng học trời tây về tốn kém bao chi phí mà về nước nhận lương và thăng tiến thua mấy đứa học trong nước thì liệu có happy đc ko cụ hay là stress nặng rồi trầm cảm?
Nếu thấm được cái văn hóa mở của Tây thì chugns nó sẽ không nghĩ về chi phí đầu tư đâu cụ. Hẳn sẽ có đôi lần tị hiềm thoáng qua (con người mà) nhưng em tin chúng nó sẽ vui với việc mà chúng nó chọn. Thật đấy.
 

xrk

Xe đạp
Biển số
OF-550276
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
24
Động cơ
157,642 Mã lực
Tuổi
41
Mang tiếng học trời tây về tốn kém bao chi phí mà về nước nhận lương và thăng tiến thua mấy đứa học trong nước thì liệu có happy đc ko cụ hay là stress nặng rồi trầm cảm?
Thì rõ ràng mindset của bác chỉ thuần đánh giá trên hiệu quả đầu tư, nếu vậy đúng là đầu tư không lãi, nên bỏ qua.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,655
Động cơ
906,877 Mã lực
Em vừa ngồi Phố Biển-Tràng Thi với ông bạn thân học cùng đại học.
Cậu con trai thứ 2 của ông ấy học xong ĐH trong nước mới sang Anh làm cao học.
Cô bạn gái từ phổ thông của nó cũng sang Pháp làm cao học. Hẹn nhau rồi về VN cưới, cưới xong cháu nó sang Pháp.
Hôm cưới em có hỏi tương lai, cháu nó bảo nó sẽ ở lại Pháp với vợ, ông bố thì đến bàn nào cũng "Không, nó sẽ về!".
Đến bây giờ đã 6-7 năm rồi. Ông bạn thông báo luôn "Cuối năm nay sẽ về!", nhưng cháu nó đã nhập quốc tịch Pháp.
Nhà ông ấy những chỗ khác không biết, nhưng cô chị (con cả) 1 cơ ngơi ở TDH, còn 2 ông bà đều đã về hưu, hàng ngày phải trông coi quét dọn cái nhà xây tham, diện tích đáy 250m2, chắc chẳng muốn bán lấy tiền mang sang pháp sống với con trai!
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Thì rõ ràng mindset của bác chỉ thuần đánh giá trên hiệu quả đầu tư, nếu vậy đúng là đầu tư không lãi, nên bỏ qua.
Nói thì dễ lắm cụ ợ...các bạn ấy trẻ 2x tuổi còn phải phấn đấu mà rơi vào cảnh đó ko giữ đc tâm trạng như cụ nói đâu.

Ngay trên này cũng có mợ học trời tây về lập thớt than thở rồi đó. Vậy là đàn ông phải gánh trụ cột gia đình nữa thì sao nào?
 

Euro2CityStar

Xì hơi lốp
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,050
Động cơ
397,584 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
nếu vay nợ thì sao tính tới hiệu quả kinh tế là đúng thôi .
kể cả dân cư sở tại luôn , chứ không phải bọn vay tiền tới ngụ cư đâu .
Nhiều bác đánh giá cho con đi du học theo kiểu về nước phải hiệu quả, bù chi phí...Em thì không như vậy, chọn du học cho con là để con phát triển hơn, mở mang đầu óc và sau này con có thể hạnh phúc theo cái mình chọn. Miễn con sống tốt, sống có ích là được, đói thì chắc là không rồi. Lương ít hay cao nhiều khi không đánh giá được mức độ hạnh phúc của con mình, RoI chỉ là lý thuyết thuần về kinh tế :). Bạn em khối đứa du học về làm các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ, theo đuổi các giấc mơ cải thiện xã hội và rất hạnh phúc với lựa chọn của mình. Đời sống ở VN giờ hơi coi trọng vật chất, trong khi vấn đề tinh thần cũng quan trọng không kém. Việc bố mẹ nhìn vào chi phí, hiệu quả (như đầu tư 1 dự án) vô hình gây sức ép lên con.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,655
Động cơ
906,877 Mã lực
. 1 tuần em được gọi điện về nhà 1 lần 10 phút - nhà không có internet nên liên lạc với gia đình rất ít. phải mất 2 tháng em mới biết mua thẻ điện thoại gọi về VN ($2/phút nếu em nhớ ko nhầm) và phải gọi từ điện thoại ở trường. sau này biết hơn 1 chút thì đứa bạn em chia sẽ tài khoản AOL internet của nhà chủ nó để dial up vào internet...
Chắc bạn là sinh viên mới sang nên chưa thuộc thôi, năm 2000 thì thế giới đã phát triển lắm rồi, đừng nói nước Mỹ.
Ở Mỹ có cái dịch vụ Callback mà nhiều nước khác trên thế giới phải cấm vì giá nó diệt sạch các cty kinh doanh điện thoại của họ.
Còn học trong trường có cái PCpool tốc độ lúc đó cũng đã rất khủng!
 

xrk

Xe đạp
Biển số
OF-550276
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
24
Động cơ
157,642 Mã lực
Tuổi
41
Thì em đã bảo những vấn đề bác đang worry là của bác (các bậc cha mẹ) đang đánh giá hiệu quả của việc du học. Và việc bố mẹ đặt nặng sức ép về việc đó sẽ ảnh hưởng tới con cái, vậy thôi. Mỗi nhà mỗi cảnh, bác phải tự điều chỉnh cho phù hợp. Em chỉ muốn nói hãy đánh giá thêm cảm xúc, tình cảm ...của con trẻ, đừng chỉ nhìn vào lợi ích về mặt kinh tế mà đánh giá.
Em đang quản lý một cơ số bạn du học về, có người ở gần 10 năm bên Mỹ, và các bạn đều làm việc rất tốt và happy, mặc dù nếu so chi phí học bên Mỹ với đồng lương (cũng tính bằng ngàn $) hiện tại có lẽ chả bố mẹ nào dám cho đi. Nhưng không ai đánh giá vậy đâu, các bạn làm có thu nhập, hạnh phúc và nên người là cái mà họ hài lòng rồi.
@Nhiều bác nói vay nợ cho con đi học: Theo em nếu thế thì phải cân nhắc rất rất nhiều, em chỉ nói các gia đình có đủ điều kiện cho con đi mà vẫn lăn tăn. Em mà không đủ thì cho ở nhà chứ không đi bằng mọi cách, bố nó học ở nhà cũng dc có sao đâu :)
 

Euro2CityStar

Xì hơi lốp
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,050
Động cơ
397,584 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Em vừa ngồi Phố Biển-Tràng Thi với ông bạn thân học cùng đại học.
Cậu con trai thứ 2 của ông ấy học xong ĐH trong nước mới sang Anh làm cao học.
Cô bạn gái từ phổ thông của nó cũng sang Pháp làm cao học. Hẹn nhau rồi về VN cưới, cưới xong cháu nó sang Pháp.
Hôm cưới em có hỏi tương lai, cháu nó bảo nó sẽ ở lại Pháp với vợ, ông bố thì đến bàn nào cũng "Không, nó sẽ về!".
Đến bây giờ đã 6-7 năm rồi. Ông bạn thông báo luôn "Cuối năm nay sẽ về!", nhưng cháu nó đã nhập quốc tịch Pháp.
Nhà ông ấy những chỗ khác không biết, nhưng cô chị (con cả) 1 cơ ngơi ở TDH, còn 2 ông bà đều đã về hưu, hàng ngày phải trông coi quét dọn cái nhà xây tham, diện tích đáy 250m2, chắc chẳng muốn bán lấy tiền mang sang pháp sống với con trai!
có được chỗ tồn tại thì ở lại thôi .

thế giờ cụ có lăn tăn về quyết tâm bỏ về ko ?
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,655
Động cơ
906,877 Mã lực
có được chỗ tồn tại thì ở lại thôi .
thế giờ cụ có lăn tăn về quyết tâm bỏ về ko ?
Hồi mới về bà xã suốt ngày "Chẳng ngu nào bằng ngu này!".
Bây giờ thì lại nói "Chẳng hiểu tại sao ngày ấy mình ở Đức được lâu như thế nhỉ?".
Em sang 1 năm sau đón cả bà xã và đứa đầu sang. Tụi em ở bên ấy làm ăn không rất tốt, nhưng cũng chẳng tồi.
Vì hồi ấy xác định không ở lại, nên làm được bao nhiêu tiền tụi em chỉ giữ đủ làm vốn, còn lại gửi về nhờ người nhà chuyển hết vào đất cát.
Tiền vào đất cát hồi đó nhân lên nhanh hơn tiền làm ra bên ấy rất nhiều.
Mà tụi em về cũng đúng thời, khi Nhà nước cổ phần hóa bán các doanh nghiệp của họ cho tư nhân, mà rất nhiều người được quyền mua ưu tiên xong họ bán lại ngay chỉ để lấy 1 chút lãi.
Bây giờ có tiền cũng chẳng còn mua được nữa nếu tay không rất to!
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,741
Động cơ
483,666 Mã lực
Nơi ở
..
Cụ ca_kiem : Việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai em ủng hộ nhưng có lẽ nước mình chưa thể thực hiện được vì việc đó quá quá lớn, nó không chỉ trong lĩnh vực giáo dục.
Còn riêng trong giáo dục, nếu áp dụng tiếng Anh thì phải áp dụng từ lớp 1, học như các cụ ngày xưa học tiếng Pháp vậy. Hết cấp 2 là nói chuyện nhoay nhoáy, đọc văn bản như chớp thì lên đại học mới tiếp nhận được giáo viên nước ngoài, không thì cũng ù ù cạc cạc giống em bây giờ thôi. Nói riêng với cụ, tiếng Anh trong trường là em không kém, giỏi là đàng khác nhưng ra biển nhớn phát là em mất gần 3 năm vẫn chưa thông thạo :(
Em nói thật, các cụ du học sinh giỏi thực sự thì đừng về. Các cụ cứ tiếp tục giỏi nơi đất người là ok, chứ ở Việt Nam em dự là phải 15 năm nữa mới có đất cho các cụ kỹ thuật múa may quay cuồng.
Cụ ơi cụ biết nước ta có bao nhiêu trường tiểu học trên toàn quốc không... nó khoảng hơn 10.000 trường cụ ạ... số trường đang được học trương trình TA chuẩn + thày giáo bản địa chỉ nằm những thành phố lớn số lượng < 100 trường... tỉ lệ là cực ít 1%, nếu muốn nâng lên là 10% em nghĩ là bài toán khó hơn rất nhiều lần vì... đầu tư con người, tiền bạc, cơ sở vật chất rất kinh khủng và thời gian cực dài.
Trong thời gian đó nếu chúng ta cứ chờ đợi số tiểu học đạt chuẩn e.. là quá muộn.
Đầu tư hình tháp theo kiểu tập chung một vài trường Đại Học đủ mạnh dạy nhiều môn, nhiều lĩnh vực... thuê giáo trình , thuê giáo viên ... thì trong ngắn hạn .. vẫn là khả thi. Tuy nhiên muốn làm được việc đó phải sửa luật thì mới làm được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top