[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,042
Động cơ
249,130 Mã lực
Năm đi trao đổi đầu tiên cũng là lần đầu tiên trong đời em phải làm việc ở trong nhà cho gia đình chủ: rửa bát, dọn dẹp, cắt cỏ, trông chó, etc...khóc mất mấy phát vì phải làm việc mà mình chẳng bao h phải làm khi ở VN. Sau này mới nhận ra đấy là những bài học vô giá mình nhận được trong năm đầu tiên sang Mỹ.

Lan man tí trải lòng với mọi người - đi du học thì được nhiều hơn mất theo hướng nhìn của em.
Riêng việc này em thấy nhiều đứa không vượt qua được. Ở nhà được chăm bẵm quá , không quen làm và cũng không muốn làm những việc này.
Vượt qua được như cụ chủ thớt, đúng là trưởng thành!
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,042
Động cơ
249,130 Mã lực
Tôi thì không thấy thế . Ngoại trừ việc phụ huynh phải vay mượn toàn bộ số tiền dồn cho con đi học , thì phải tính đến rủi ro do khả năng của chính các cháu .
Còn nếu như gia đình có điều kiện , thì khi các cháu rời gia đình , ra đi . Nếu không trở thành giáo sư , tiến sĩ , không lấy được bằng tốt nghiệp , thì ( phần đông ) là các cháu đều trưởng thành , khả năng tự lập là rất tốt . Do các cháu được môi trường xã hội tôi luyện , gì chứ , tính kiên nhẫn , sức chịu đựng , khả năng tự giải quyết vấn đề , biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình là hoàn toàn lĩnh hội . Rõ ràng là tiền bạc không mua được những giá trị này . Những giá trị này giúp cháu sống tốt sau này và khả năng đương đầu với các vấn đề gia đình và xã hội rất tốt .
Còn nếu cứ ở Việt Nam học xong 4-5 năm đại học chắc gì đã có được kiến thức tốt , không thành được người tài , mà cũng chẳng trưởng thành , nhiều cháu tới 3 chục tuổi đầu vẫn chỉ là những cậu ấm cô chiêu
Vấn đề là những vấn đề cụ chủ thớt nêu ra là rất chuẩn, những phần em tô màu, cụ thừa nhận không:

@Ship Đức Việt, post:
- nhiều các bạn trẻ đuợc cha me cho đi du học . Phần ít thì rất Ok , nhưng số đông thì ko như bố mẹ ở nhà nghĩ . Các bạn học tốt tiếng anh mà sang những nước nói tiếng anh thị còn tốt . Nhưng hãy kiểm tra một cách nghiêm khắc xem vốn tiếng của con mình đã đủ để nghe giảng bài hay chưa ? Vi tiếng là rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất . Đặc biệt là du học một số nước ko dùng tiếng anh là ngôn ngữ chính vi dụ như du học Đức . Bản thân tiếng Đức là một ngôn ngữ khó , bằng B1 của tiếng Đức thi o Việt Nam sang Đức chỉ nhu mới học abc . Vậy nên nhiều e đã không hiểu bài đâm chán nản. Bên cạnh đó là thôi thúc làm thêm cùng bạn bè để có thêm tiền chi tiêu cho thoải mái nên cũng ko có thời gian nhiều cho học hành . Chưa kể đến ko co người bên cạnh là điện tử , bạn bè , giải trí quá đà ... làm cho các em vào thì dễ mà tốt nghiệp thì khó.
Chưa hết , sau khi học xong nhiều e muốn ở lại , nhưng để Tây ho bỏ tiền thuê mình làm đúng nghề thì phải giỏi, được việc , có hiệu quả . Thuế và bảo hiểm ở các nước phát triển rất cao nên các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào rất kỹ. Nếu bạn muốn xin việc để được cấp giấy đinh cư thì phải đúng nghề được đào tạo , nếu ko phải lựa chọn con đuờng khác để định cư. 90% con đường khác là kết hôn.
Và như vậy thì ko biết có như mục đích đi du học ban đầu nữa hay không? Con đường gian nan nơi đất bạn là ko ít. Vậy nên hãy thận trọng để lựa chọn tương lai cho con .

Về du học Đức mà nói, nếu lựa chọn du học , cốt để ở lại bằng mọi giá, kể cả kết hôn (giả, thật) vv thì coi như ở lại được là đạt mục tiêu

Còn nếu để ở lại bằng lập nghiệp, tốt nghiệp được và kiếm việc làm đúng ngành nghề, thì coi như thất bại , và e là số bị coi là thất bại này khá cao. Cụ chủ thớt cho là 30% tốt nghiệp được, em e là vẫn quá lạc quan! Tốt nghiệp được mà chọn ngành kiểu như Quản Trị Kinh Doanh hay Marketing (dễ tốt nghiệp hơn là IT hay mấy ngành kỹ thuật cần giỏi thực sự) thì cũng ko xin được việc làm đâu các cụ ạ. Em biết mấy trường hợp này rồi, hết hạn visa đều phải về. Ở lại bằng kết hôn thật hay giả thì cũng ko phải cơ hội lúc nào cũng sẵn.

Em đang nói về Du học Đức thôi nhé. Đầu vào nói chung là dễ. Cụ chủ thớt nói dễ là đúng. Cụ nào nói khó là không đúng đâu. Học làng nhàng ở VN cũng sang Đức du học được. Chỉ cần đỗ vào Đại học ở VN , tìm trường bên Đức nhận, là có thể apply du học Đức được rồi. Ko nhất thiết phải công lập đâu ạ, mấy trường tư mà có tên tuổi thì cũng ok. Như vậy là dễ rồi còn gì. Vì đỗ vào đại học ở VN thì ko phải là khó lắm. Có trường công lập mà mười mấy điểm cũng đỗ rồi.

Nhưng đầu ra ở Đức cực khó các cụ nhé. Khó gấp trăm lần đầu vào. Rất rất khó nhất là các ngành cần chuyên môn như IT, luật, kỹ thuật, y , xây dựng, kiến trúc vv phải giỏi thật sự và cũng cần sức khỏe và chuyên chú học hành nữa. Với các ngành cần chuyên môn thì tốt nghiệp được là rất khá rồi, kể cả đối với sinh viên người Đức. Nữa là VN, rất khó . Tốt nghiệp được những ngành này thì chắc chắn có việc làm. Mỗi tội vào 10 thì may ra chỉ 2 hoặc 3 là tốt nghiệp đúng thời gian học là cùng, số khác học thêm vài năm mới tốt nghiệp được hoặc phải bỏ để sang chuyên ngành khác dễ hơn.

Em biết vài bạn du học sinh Việt học bên Đức hơn 10 năm có bạn 14, 15 năm rồi chưa tốt nghiệp đấy ạ. Đổi trường lần thứ 3 rồi ko biết có tốt nghiệp được không. Giờ ở lại theo dạng kết hôn giả.

Một bạn khác tốt nghiệp đại học xây dựng Weimar. Đầu vào khóa bạn có gần 40, mà lúc tốt nghiệp thì có 12 bạn thôi. Còn lại rụng hết. Hôm sang dự lễ tốt nghiệp bố mẹ rất tự hảo. Nhưng bạn này không ở lại Đức mà về VN, vì thích ở VN
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
...

Em đang nói về Du học Đức thôi nhé. Đầu vào nói chung là dễ. Cụ chủ thớt nói dễ là đúng. Cụ nào nói khó là không đúng đâu. Học làng nhàng ở VN cũng sang Đức du học được. Chỉ cần đỗ vào Đại học ở VN , tìm trường bên Đức nhận, là có thể apply du học Đức được rồi. Ko nhất thiết phải công lập đâu ạ, mấy trường tư mà có tên tuổi thì cũng ok. Mà đỗ vào đại học ở VN thì ko phải là khó lắm. Có trường công lập mà mười mấy điểm cũng đỗ rồi.

Nhưng đầu ra ở Đức cực khó các cụ nhé. Khó gấp trăm lần đầu vào. Kể cả đối với sinh viên người Đức. Nữa là VN, rất khó nhất là các ngành cần chuyên môn như IT, luật, kỹ thuật, y , xây dựng, kiến trúc vv phải giỏi thật sự và cũng cần sức khỏe và chuyên chú học hành nữa. Tốt nghiệp được những ngành này thì chắc chắn có việc làm. Mỗi tội vào 10 thì may ra chỉ 1 hoặc 2 tốt nghiệp đúng thời gian học là cùng, số khác học thêm vài năm mới tốt nghiệp được hoặc phải bỏ để sang chuyên ngành khác dễ hơn
Những điều này rất nhiều người biết, nhưng ít người muốn công nhận, nhất là những người đang làm nghề tư vấn du học.
Em công nhận là chỉ có thể khẳng định những gì em viết ở trên cho đến 10 năm sau khi nước Đức thống nhất. Đó là thời điểm em rời nước Đức. Chưa đầy 1 tuần sau khi nhận bằng, trước đó 6 tháng em đã gửi đứa đầu đã học song lớp 3 về nước trước. Sau đó em không tham gia thêm 1 khóa học nào ở Đức nữa nên chẳng chứng kiến thêm điều gì.
Nhưng chắc chắn là lựa chọn nước Đức vì chi phí rẻ (không phải đóng học phí) chỉ đúng khi đứa trẻ rất có ý thức, tự giác học mà không cần có sự giám sát, quản lý nào, nếu không thì nên chọn nước khác, nơi nhà trường quản lý chặt hơn. Người Đức họ làm thế được vì ý chí của người Đức rất cao nên sinh viên người Đức có thể hoàn toàn tự giác lên lớp, điều này với sinh viên người Việt không hề dễ dàng. Nhất là những gia đình không đủ lực cấp đủ cho con họ theo học mà bắt đứa trẻ phải tự lao động bên đó để kiếm tiền tự nuôi thân và học.
Em cũng không nói nghề bưng bê phục vụ ở nhà hàng hay làm nail là thấp hèn, nhưng người Đức cũng rất coi trọng giới trí thức, vì họ cũng coi dân tộc họ cao hơn hẳn các dân tộc khác. Giới sinh viên là tương lai của tầng lớp trí thức. Họ chẳng có bài báo nào ca ngợi tinh thần vượt khó cho các sinh viên tối tối đi làm như ở VN đâu!
 
Chỉnh sửa cuối:

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,042
Động cơ
249,130 Mã lực
Những điều này rất nhiều người biết, nhưng ít người muốn công nhận, nhất là những người đang làm nghề tư vấn du học.
Em công nhận là chỉ có thể khẳng định những gì em viết ở trên cho đến 10 năm sau khi nước Đức thống nhất. Đó là thời điểm em rời nước Đức. Chưa đầy 1 tuần sau khi nhận bằng, trước đó 6 tháng em đã gửi đứa đầu đã học song lớp 3 về nước. Sau đó em không tham gia thêm 1 khóa học nào ở Đức nữa nên chẳng chứng kiến thêm điều gì.
Nhưng chắc chắn là lựa chọn nước Đức vì chi phí rẻ (không phải đóng học phí) chỉ đúng khi đứa trẻ rất có ý thức, tự giác học mà không cần có sự giám sát, quản lý nào, nếu không nên chọn nước khác, nơi nhà trường quản lý chặt hơn. Người Đức họ làm thế được vì ý chí của người Đức rất cao nên sinh viên người Đức có thể hoàn toàn tự giác lên lớp, điều này với sinh viên người Việt không hề dễ dàng. Nhất là những gia đình không đủ lực cấp đủ cho con họ theo học mà bắt đứa trẻ phải tự lao động bên đó để kiếm tiền tự nuôi thân và học.
Em cũng không nói nghề bưng bê phục vụ ở nhà hàng hay làm nail là thấp hèn, nhưng người Đức cũng rất coi trọng giới trí thức, vì họ cũng coi dân tộc họ cao hơn hẳn các dân tộc khác. Giới sinh viên là tương lai của tầng lớp trí thức. Họ chẳng có bài báo nào ca ngợi tinh thần vượt khó cho các sinh viên tối tối đi làm như ở VN đâu!
Em nghĩ trẻ có ý thức và tự giác chỉ là 1 phần thôi cụ. Đa số trẻ sang du học đều có quyết tâm, ý thức và tự giác. Vấn đề còn là trí tuệ, khả năng tiếp thu, năng lực của đứa trẻ nữa cụ. Mà cái này thì tuỳ gien, hay trời phú rồi. IQ chỉ đến thế, học không hiểu, không vào, thì tự giác và có ý thức cũng bằng thừa, và dần chán nản việc học.

Năng lực, IQ, khả năng vv rất là quan trọng và nó tùy thuộc vào tố chất từng người. Không phải cứ cố gắng là học giỏi. Còn tùy năng lực, tố chất mỗi người, cái này trời phú.

Thế mới biết đội du học sinh thời bao cấp phải nói là toàn đội giỏi đầu óc siêu việt. Tuyển lựa đầu vào ở VN thời đó rất khỏ . Nên đạt điểm cao mới đủ điểm học nước ngoài, mà điểm cao thời đấy là giỏi thật sự. Trong số đủ điểm đi học nước ngoài, trừ một vài trường hợp quen biết thì điểm cao nhất được xếp học Lô mô nô xốp của LX và Kinh tế/ TU/ WEimar của Đức. Sinh Viên VN được vào mấy trường này , toàn trường khó mà tốt nghiệp toàn bằng đỏ. Phải nói là toàn những ông đầu óc siêu việt cả, sức khỏe lại rất tốt. Thì mới tốt nghiệp bằng đỏ mấy trường đó.

Ở mấy trang trước có cụ nào nói: chọn mấy trường kỹ thuật mà học, tốt nghiệp dễ kiếm việc. Thật chứ cụ đó nói như đúng rồi. Đúng là tốt nghiệp mấy trường kỹ thuật ở Đức thì ra trường kiếm việc ngay. Vấn đề là làm sao để tốt nghiệp đây , dân Đức còn khó tốt nghiệp mấy trường này nữa là du học sinh diện tự túc từ VN! với nhiều bạn du học sinh VN năng lực có hạn (ên mới phải tự túc chứ không xin đuợc học bổng toàn phần) thì khó hơn lên giời, em nói thật. Vì nếu đi tự túc ko phải diện học bổng toàn phần thì đa số trình độ khá hoặc làng nhàng, làm sao mà học được TU của Đức. Tất nhiên cũng có cá biệt, nhưng ít lắm.

Em cũng biết 1 bạn đi tự túc thôi, chọn chuyên ngành kỹ thuật. Nhưng ngay năm đầu tiên đã đạt xuất sắc, được học bổng coi như đủ tiền ăn ở. Cả tiếng Đức lẫn các môn chuyên môn đều siêu việt, sinh viên Đức còn phải nể. Trí tuệ phải nói dạng siêu, khỏe mạnh sáng láng. Học môn khó điểm xuất sắc mà dễ như ăn kẹo chứ không phải học đêm học ngày gì. Đến năm thứ 2 lại tìm được việc part time về IT , ko đúng chuyên ngành chính nhưng vẫn là đúng với 1 trong các môn học. Mỗi tuần làm thêm 4h mà tháng được 400euro. Sau 4 năm tốt nghiệp loại xuất sắc, học thêm 2 năm tốt nghiệp tiến sĩ. Có nơi mời làm việ c luôn lương khởi điểm 4,5Euro/tháng. Giờ nghe đâu 6kEuro/tháng rồi.
Đấy được trời phú cho trí tuệ và năng lực sức khỏe có khác. Mà mấy ai được thế.

Một bạn khác tốt nghiệp ĐHNG ở VN cũng diện siêu giỏi, sang Đức học Ngân hàng cũng tốt nghiệp loại giỏi tiếng Đức như gió. Ra trường làm DB ngay lương cũng 4,5Euro/tháng

Số bạn như 2 bạn em kể trên này ít lắm. Đâu phải ai cũng được trời phú cho trí tuệ, năng lực, sức khỏe như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Giới sinh viên là tương lai của tầng lớp trí thức. Họ chẳng có bài báo nào ca ngợi tinh thần vượt khó cho các sinh viên tối tối đi làm như ở VN đâu!
Mối quan tâm của sinh viên Đức, đã vượt qua vấn đề vật chất hàng ngày từ lâu.
Mức độ quan tâm của sinh viên Đức bây giờ ở tầm quốc gia, châu lục, thế giới ... rồi ạ.
Mấy hôm nay cháu đọc báo, thấy sinh viên Đức đang biểu tình rầm rộ về vấn đề khí hậu.

Hört den Schülern endlich zu!





Cháu hay theo dõi giáo dục của Đức ở site này : https://www.sueddeutsche.de/bildung
Đây là tờ báo được coi lớn nhất ở Đức, tin tức cực kỳ cập nhật. Tất nhiên cháu không biết tiếng Đức, chỉ đọc lõm bõm tiêu đề, sau đó cháu đi tìm các tờ báo tiếng Anh, thể nào cũng có bài tương tự : https://www.foxnews.com/world/german-leader-clarifies-stance-on-student-climate-protests
Mẹo này cháu học được từ mấy đứa bạn ở UBC.
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,324
Động cơ
445,434 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Trước đây e có dự một lớp học trình độ A1 tiếng Đức tại Berlin. Trong lớp 3/4 là sinh viên các nước . Mà khi sang là họ phải đạt B1-2 mới đươc sang học , sang đến nơi cho học lai A1 hết mà chả biết gì . Vào lớp đứa thì ngủ , đứa thì nhắn tin, ... nhìn chúng mà xót tiền cho bố mẹ chúng quá , cứ ở quê nhà mà hy vọng .
Theo thông tin chính thức trên trang ĐAAD thì phải có B1 + TNPTTH trên 26đ + đỗ ĐH VN thì mới được sang học ĐH, và còn phải học tiếng ít nhất 6t để thi tiếng Đức + thi đầu vào ĐH mới được vào năm 1. Cho nên lớp A1 cụ dự chắc là quân lởm khởm!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Mối quan tâm của sinh viên Đức, đã vượt qua vấn đề vật chất hàng ngày từ lâu.
Mức độ quan tâm của sinh viên Đức bây giờ ở tầm quốc gia, châu lục, thế giới ... rồi ạ.
Mấy hôm nay cháu đọc báo, thấy sinh viên Đức đang biểu tình rầm rộ về vấn đề khí hậu...
Cũng không hoàn toàn được như vậy đâu, dù rất nhiều trường đại học ở Đức đào tạo sinh viên đã có hướng để đi làm thuê ở nước ngoài, nhưng về mặt này vẫn đang thua các trường ở Hà Lan, Đan Mach.
Các nước khác không biết, nhưng sinh viên người Đức (hay có quốc tịch Đức) được Nhà nước Đức cho vay tiền để học (BAföG), học xong họ phải trả, nhưng chính sách rất khác nhau cho sinh viên học đúng thời gian, học phải kéo dài,... Học xong đi làm mới phải trả, đang trả mà bị thất nghiệp được dừng lại cho nợ đến khi có việc làm mới phải trả tiếp. Học tốt nghiệp đúng hạn, trả càng nhanh càng được giảm nhiều.
Họ vẫn thất nghiệp, vẫn có người học xong không thể tìm được việc đúng ngành học. Những người này sẽ được Nhà nước Đức hỗ trợ cho chuyển đổi nghề (Umschulung)...
 

bai

Xe điện
Biển số
OF-399202
Ngày cấp bằng
1/1/16
Số km
3,335
Động cơ
265,297 Mã lực
Theo thông tin chính thức trên trang ĐAAD thì phải có B1 + TNPTTH trên 26đ + đỗ ĐH VN thì mới được sang học ĐH, và còn phải học tiếng ít nhất 6t để thi tiếng Đức + thi đầu vào ĐH mới được vào năm 1. Cho nên lớp A1 cụ dự chắc là quân lởm khởm!
Theo em tìm hiểu thì điều kiện để tham gia kỳ thi vào dự bị đại học Đức bao gồm:
- Tổng số điểm kỳ thi quốc gia tối thiểu 36đ/6 môn, trong đó không môn nào dưới 4 điểm, chỉ được tối đa 2 môn dưới 6 điểm (tức là tối thiểu 4 môn trên 6 điểm),
- Đỗ vào hệ chính quy của 1 trường đh ở VN (không nhất thiết phải công lập). Chỉ được đăng ký vào nhóm ngành đã thi ở VN, nghĩa là ở VN thi kinh tế thì không thể đăng ký kỹ thuật khi tham gia kỳ thi dự bị đại học Đức, trừ những cháu nào có chứng chỉ DSD-1 hoặc DSD-2 và có xác nhận của điều phối viên DSD thì được phép đổi ngành thoải mái (chỉ có học sinh trường chuyên ngoại ngữ khoa tiếng Đức và trường Việt Đức mới đc tham dự kỳ thi DSD. Trong đó Việt Đức chỉ đc thi DSD-1, còn chuyên ngoại ngữ - Đức thì đc thi cả DSD-1 và DSD-2)
- Có chứng chỉ B1 tiếng Đức (một số trường hot đòi B2). Nếu cháu nào có DSD-1 trở lên thì ko cần B1 hay B2.

Các trường hợp khác:
- Nếu tốt nghiệp cao đẳng trong nước thì đc chuyển vào hệ dự bị đại học cùng nhóm ngành, nhưng vẫn cần có chứng chỉ B1 trở lên.
- Nếu học xong 2 năm đại học ở VN thì đc chuyển vào học năm 1 ĐH cùng nhóm ngành, tất nhiên vẫn cần có chứng chỉ B1 trở lên.
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,324
Động cơ
445,434 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Theo em tìm hiểu thì điều kiện để tham gia kỳ thi vào dự bị đại học Đức bao gồm:
- Tổng số điểm kỳ thi quốc gia tối thiểu 36đ/6 môn, trong đó không môn nào dưới 4 điểm, chỉ được tối đa 2 môn dưới 6 điểm (tức là tối thiểu 4 môn trên 6 điểm),
- Đỗ vào hệ chính quy của 1 trường đh ở VN (không nhất thiết phải công lập). Chỉ được đăng ký vào nhóm ngành đã thi ở VN, nghĩa là ở VN thi kinh tế thì không thể đăng ký kỹ thuật khi tham gia kỳ thi dự bị đại học Đức, trừ những cháu nào có chứng chỉ DSD-1 hoặc DSD-2 và có xác nhận của điều phối viên DSD thì được phép đổi ngành thoải mái (chỉ có học sinh trường chuyên ngoại ngữ khoa tiếng Đức và trường Việt Đức mới đc tham dự kỳ thi DSD. Trong đó Việt Đức chỉ đc thi DSD-1, còn chuyên ngoại ngữ - Đức thì đc thi cả DSD-1 và DSD-2)
- Có chứng chỉ B1 tiếng Đức (một số trường hot đòi B2). Nếu cháu nào có DSD-1 trở lên thì ko cần B1 hay B2.

Các trường hợp khác:
- Nếu tốt nghiệp cao đẳng trong nước thì đc chuyển vào hệ dự bị đại học cùng nhóm ngành, nhưng vẫn cần có chứng chỉ B1 trở lên.
- Nếu học xong 2 năm đại học ở VN thì đc chuyển vào học năm 1 ĐH cùng nhóm ngành, tất nhiên vẫn cần có chứng chỉ B1 trở lên.
Hehe, cám ơn cụ. Em comment ko liên quan đến cái trên kia lắm. Thực ra em có quan tâm đến vấn đề này từ năm học 17-18 nên nhớ mang máng là 24 điểm/4 môn. Giờ các cháu nó thi tích hợp nên thành 36/6 môn là đúng rồi.
Về điều kiện tiếng Đức, ngoài cái DSD-1/2 gì đó thì giờ B1/B2 có tác dụng không cụ? 2 năm trước họ yêu cầu B1 thì phải?
Ngoài ra có 1 vấn đề em chưa thông là họ bắt phải học DB ở 1 trường DB nào đó, mà từ trường DB đó thì chỉ lên 1 số trường Uni/UAS nhất định. Như vậy giả sử SV muốn học Uni ở Munchen chẳng hạn, thì là không thể???
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Đức ... Giới sinh viên là tương lai của tầng lớp trí thức. Họ chẳng có bài báo nào ca ngợi tinh thần vượt khó cho các sinh viên tối tối đi làm như ở VN đâu!
Bác nào ca ngợi hành động lau nhà, rửa bát của con em mình bên hải ngoại, nên đọc phần tôi quất trên. Ngoài ra tôi cũng chưa quan sát thấy sinh viên Đức đi làm thêm những việc kể trên... Bác coolpix giải mã tiếp được không?
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,042
Động cơ
249,130 Mã lực
Theo em tìm hiểu thì điều kiện để tham gia kỳ thi vào dự bị đại học Đức bao gồm:
- Tổng số điểm kỳ thi quốc gia tối thiểu 36đ/6 môn, trong đó không môn nào dưới 4 điểm, chỉ được tối đa 2 môn dưới 6 điểm (tức là tối thiểu 4 môn trên 6 điểm),
- Đỗ vào hệ chính quy của 1 trường đh ở VN (không nhất thiết phải công lập). Chỉ được đăng ký vào nhóm ngành đã thi ở VN, nghĩa là ở VN thi kinh tế thì không thể đăng ký kỹ thuật khi tham gia kỳ thi dự bị đại học Đức, trừ những cháu nào có chứng chỉ DSD-1 hoặc DSD-2 và có xác nhận của điều phối viên DSD thì được phép đổi ngành thoải mái (chỉ có học sinh trường chuyên ngoại ngữ khoa tiếng Đức và trường Việt Đức mới đc tham dự kỳ thi DSD. Trong đó Việt Đức chỉ đc thi DSD-1, còn chuyên ngoại ngữ - Đức thì đc thi cả DSD-1 và DSD-2)
- Có chứng chỉ B1 tiếng Đức (một số trường hot đòi B2). Nếu cháu nào có DSD-1 trở lên thì ko cần B1 hay B2.

Các trường hợp khác:
- Nếu tốt nghiệp cao đẳng trong nước thì đc chuyển vào hệ dự bị đại học cùng nhóm ngành, nhưng vẫn cần có chứng chỉ B1 trở lên.
- Nếu học xong 2 năm đại học ở VN thì đc chuyển vào học năm 1 ĐH cùng nhóm ngành, tất nhiên vẫn cần có chứng chỉ B1 trở lên.
Điều kiện đăng ký du học Đức thế này em thấy là dễ ạ. Nên người ta nói đầu vào dễ là đúng
Số SV Vietnam đủ điều kiện này nhiều lắm,
Giờ thi Đại học VN, chăm chỉ chút là có thể đỗ đại học điểm đạt như điều kiện cụ nêu
Kể cả tiếng Đức bằng B1, 6 tháng là đạt được, nếu chăm chỉ
Dưng mà khả năng chỉ thế này cũng sang Đức, thì số vào được các trường chuyên ngành là rất ít, vào được thì tốt nghiệp được càng ít hơn
đa số là vào các trường làng nhàng hay khoa làng nhàng giời ơi đất hỡi, có tốt nghiệp được cũng khó xin việc làm. Ví dụ khoa Quản trị kinh doanh, sinh viên VN nếu mà tốt nghiệp được thì có cạnh tranh kiếm việc được với sinh viên người Đức không? Rất khó nếu không nói là không . EM biết vài trường hợp tốt nghiệp Quản trị kinh doanh, không thể kiếm nổi việc làm. Hết hạn visa phải về, vì không muốn ở lại làm nghề rửa bát hay kết hôn giả.

Thử so đội đủ điều kiện nhập học Đức bây giờ với số sinh viên đạt được học bổng toàn phần mấy trường top cỡ IVy League, hoặc sinh viên đủ điểm đi nước ngoài thời bao cấp xem, rõ ràng độ khó dễ chênh nhau 1 trời 1 vực. Để nhập học đại học free học phí của Đức là quá dễ so với việc có thể xin được học bổng toàn phần mấy trường top cỡ IVy League hoặc so với sinh viên đủ điểm đi nước ngoài học TU / Weimar Đức hoặc Lo mo no xop thời bao cấp!

Chưa kể thời bao cấp phải tập trung học tiếng nước ngoài cả 1 năm ở ĐH NN, sang bên còn thêm 1 năm dự bị học ngôn ngữ, đã thấy là trình độ ngoại ngữ đội du học thời bao cấp là hơn đứt so với đội 6 tháng lấy bằng B1 bây giờ! IQ đã cao ngoại ngữ lại chắc, thế nên đội du học thời bao cấp mới đạt kết quả xuất sắc, đa số. So với đội du học tự túc bây giờ, khả năng đã làng nhàng ngoại ngữ cũng làng nhàng nốt. HỌc ở Đức chả mấy đứa tốt nghiệp nổi là vì thế. Học ở CAN, Úc thì dễ hơn vì dù sao tiếng Anh cũng dễ hơn là tiếng Đức. Nên học ở UC và Can thì số sinh viên VN du học có thể tốt nghiệp lấy bằng cao hơn là vì thế . Ngoài ra tìm việc làm ở Uc và CAN cũng dễ hơn vì mấy nước đó đất rộng đang thiếu người đủ mọi trình độ. Nhưng UC và CAn mà so với Châu Âu thì nhiều người vẫn thích châu Âu hơn vì đi lại tiện hơn chứ UC và CAN thì xa quá.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu đang hỏi mấy bạn học cùng về việc sinh viên làm thêm ở Đức.
Lát nữa sẽ cháu sẽ có câu trả lời ạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Cháu đang hỏi mấy bạn học cùng về việc sinh viên làm thêm ở Đức.
Lát nữa sẽ cháu sẽ có câu trả lời ạ.
Họ quy định khá chặt chẽ cho việc làm thêm cho sinh viên ở Đức.
Không chỉ sinh viên vi phạm, mà cả những người đang nhận tiền thất nghiệp, trợ cấp xã hội vi phạm các quy định về làm thêm + người thuê trái phép đều bị phạt rất nặng.
Còn hè thì nhiều tổ chức ở trường sẽ hướng dẫn để sinh viên đăng ký tham gia làm thêm.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
Nghe các cụ tranh luận em cũng thấy muốn tham gia thêm.
1. Về tiêu chuẩn ban đầu để làm hồ sơ gửi sang bên kia thì cơ bản như các cụ nói. Chủ yếu do hệ thống thi cử nhà mình hay thay đổi nên mới cập nhật lại. Hồi F1 nhà em thi có 3 môn nên đơn giản. Lâu em ko quan tâm nên ko cập nhật được TT.

2. Về tiếng, dù có B1, B2 thì sang bên kia nghê vẫn như vịt nghe sấm (f1 nhà em nói vậy) và cái này nhiều người học ngôn ngữ khác cũng vậy. Tuy nhiên nếu có ý thức thì chỉ sau vài tháng sẽ ổn,miễn là phải chủ động giao tiếp, trò chuyện nhất là đã được vào STK (dự bị). Chứ cứ ru rú đến học rồi co cụm lại khó có thể tiến được. Tiếng Đức để đi chợ,mua bán,giao dịch ... ko nói. Khi học ĐH rồi vào chuyên ngành mà ko bứt lên thì về nước là đúng.
Sau khi hết hạn vísa ban đầu (3 tháng), F1 nhà em lên Sở NK trình bày gia hạn, sau đó ông bạn quen vào hỏi bọn Sở NK về tình hình và được trả lời: con bé nói tiếng Đức rất tốt.
F1 nhà em sang khi vào STK nó quen bạn Đài loan, TQ ... và cùng rủ nhau thuê nhà. Mỗi đứa 1 thứ tiếng do vậy bắt buộc dùng tiếng Đức là ngôn ngữ chung. Do vậy mà sẽ lên thôi.

3. Về ngành học: Như em nói học KT như IT, chế tạo máy ... nếu TN thì đương nhiên cơ hội sẽ nhiều. Còn các ngành XH như Kinh tế, Quản trị KD .... chủ yếu học để về VN thôi. Muốn cạnh tranh được khi học và xin việc sau này phải cực giỏi cả về chuyên môn và tiếng. Vì sao ai cũng rõ.

4. Đăng ký 1 ngành nhưng sang chuyển sang ngành khác (ví dụ đăng ký Kinh tế, sang học kỹ thuật): Ban đầu là vậy, thi ĐH ở VN ngành gì thì đăng ký khối ngành đó sang học bên kia. Nhưng sau dự bị có thể thay đổi miễn là ngành mình chọn ko khác biệt quá. F1 nhà mình đăng ký học Kinh tế, sau học dự bị thì chọn ngành Kinh tế thông tin và vào học ở trường Kỹ thuật Stuttgart. Và thực tế học kỹ thuật nhiều hơn, có cả lập trình ... Tất nhiên ngành lai như vậy có lẽ ko nhiều.
 

bai

Xe điện
Biển số
OF-399202
Ngày cấp bằng
1/1/16
Số km
3,335
Động cơ
265,297 Mã lực
Hehe, cám ơn cụ. Em comment ko liên quan đến cái trên kia lắm. Thực ra em có quan tâm đến vấn đề này từ năm học 17-18 nên nhớ mang máng là 24 điểm/4 môn. Giờ các cháu nó thi tích hợp nên thành 36/6 môn là đúng rồi.
Về điều kiện tiếng Đức, ngoài cái DSD-1/2 gì đó thì giờ B1/B2 có tác dụng không cụ? 2 năm trước họ yêu cầu B1 thì phải?
Ngoài ra có 1 vấn đề em chưa thông là họ bắt phải học DB ở 1 trường DB nào đó, mà từ trường DB đó thì chỉ lên 1 số trường Uni/UAS nhất định. Như vậy giả sử SV muốn học Uni ở Munchen chẳng hạn, thì là không thể???
B1/B2 vẫn là điều kiện cần cụ nhé.
Học dự bị thì em nghĩ đúng như cụ nói, chỉ vào đc Uni/Uas nhất định cùng nhóm ngành đã đăng ký chứ ko thể nhảy sang nhóm chéo ngoe được. Theo em tìm hiểu thì 1 số trường dự bị thuộc top trên sẽ dễ apply vào đh hơn, nhưng đầu vào chắc cũng khắt khe hơn.

Điều kiện đăng ký du học Đức thế này em thấy là dễ ạ. Nên người ta nói đầu vào dễ là đúng
Số SV Vietnam đủ điều kiện này nhiều lắm,
Giờ thi Đại học VN, chăm chỉ chút là có thể đỗ đại học điểm đạt như điều kiện cụ nêu
Kể cả tiếng Đức bằng B1, 6 tháng là đạt được, nếu chăm chỉ
Dưng mà khả năng chỉ thế này cũng sang Đức, thì số vào được các trường chuyên ngành là rất ít, vào được thì tốt nghiệp được càng ít hơn
đa số là vào các trường làng nhàng hay khoa làng nhàng giời ơi đất hỡi, có tốt nghiệp được cũng khó xin việc làm. Ví dụ khoa Quản trị kinh doanh, sinh viên VN nếu mà tốt nghiệp được thì có cạnh tranh kiếm việc được với sinh viên người Đức không? Rất khó nếu không nói là không . EM biết vài trường hợp tốt nghiệp Quản trị kinh doanh, không thể kiếm nổi việc làm. Hết hạn visa phải về, vì không muốn ở lại làm nghề rửa bát hay kết hôn giả.

Thử so đội đủ điều kiện nhập học Đức bây giờ với số sinh viên đạt được học bổng toàn phần mấy trường top cỡ IVy League, hoặc sinh viên đủ điểm đi nước ngoài thời bao cấp xem, rõ ràng độ khó dễ chênh nhau 1 trời 1 vực. Để nhập học đại học free học phí của Đức là quá dễ so với việc có thể xin được học bổng toàn phần mấy trường top cỡ IVy League hoặc so với sinh viên đủ điểm đi nước ngoài học TU / Weimar Đức hoặc Lo mo no xop thời bao cấp!

Chưa kể thời bao cấp phải tập trung học tiếng nước ngoài cả 1 năm ở ĐH NN, sang bên còn thêm 1 năm dự bị học ngôn ngữ, đã thấy là trình độ ngoại ngữ đội du học thời bao cấp là hơn đứt so với đội 6 tháng lấy bằng B1 bây giờ! IQ đã cao ngoại ngữ lại chắc, thế nên đội du học thời bao cấp mới đạt kết quả xuất sắc, đa số. So với đội du học tự túc bây giờ, khả năng đã làng nhàng ngoại ngữ cũng làng nhàng nốt. HỌc ở Đức chả mấy đứa tốt nghiệp nổi là vì thế. Học ở CAN, Úc thì dễ hơn vì dù sao tiếng Anh cũng dễ hơn là tiếng Đức. Nên học ở UC và Can thì số sinh viên VN du học có thể tốt nghiệp lấy bằng cao hơn là vì thế . Ngoài ra tìm việc làm ở Uc và CAN cũng dễ hơn vì mấy nước đó đất rộng đang thiếu người đủ mọi trình độ. Nhưng UC và CAn mà so với Châu Âu thì nhiều người vẫn thích châu Âu hơn vì đi lại tiện hơn chứ UC và CAN thì xa quá.
Đúng là đầu vào dự bị, đh ở Đức có vẻ dễ, nhưng em thấy không dễ bằng Úc, Can. Ít nhất là dễ vì ngôn ngữ cái đã. Đầu ra thì rõ như các cụ bên trên đã còm.
 

bai

Xe điện
Biển số
OF-399202
Ngày cấp bằng
1/1/16
Số km
3,335
Động cơ
265,297 Mã lực
Nghe các cụ tranh luận em cũng thấy muốn tham gia thêm.
1. Về tiêu chuẩn ban đầu để làm hồ sơ gửi sang bên kia thì cơ bản như các cụ nói. Chủ yếu do hệ thống thi cử nhà mình hay thay đổi nên mới cập nhật lại. Hồi F1 nhà em thi có 3 môn nên đơn giản. Lâu em ko quan tâm nên ko cập nhật được TT.

2. Về tiếng, dù có B1, B2 thì sang bên kia nghê vẫn như vịt nghe sấm (f1 nhà em nói vậy) và cái này nhiều người học ngôn ngữ khác cũng vậy. Tuy nhiên nếu có ý thức thì chỉ sau vài tháng sẽ ổn,miễn là phải chủ động giao tiếp, trò chuyện nhất là đã được vào STK (dự bị). Chứ cứ ru rú đến học rồi co cụm lại khó có thể tiến được. Tiếng Đức để đi chợ,mua bán,giao dịch ... ko nói. Khi học ĐH rồi vào chuyên ngành mà ko bứt lên thì về nước là đúng.
Sau khi hết hạn vísa ban đầu (3 tháng), F1 nhà em lên Sở NK trình bày gia hạn, sau đó ông bạn quen vào hỏi bọn Sở NK về tình hình và được trả lời: con bé nói tiếng Đức rất tốt.
F1 nhà em sang khi vào STK nó quen bạn Đài loan, TQ ... và cùng rủ nhau thuê nhà. Mỗi đứa 1 thứ tiếng do vậy bắt buộc dùng tiếng Đức là ngôn ngữ chung. Do vậy mà sẽ lên thôi.

3. Về ngành học: Như em nói học KT như IT, chế tạo máy ... nếu TN thì đương nhiên cơ hội sẽ nhiều. Còn các ngành XH như Kinh tế, Quản trị KD .... chủ yếu học để về VN thôi. Muốn cạnh tranh được khi học và xin việc sau này phải cực giỏi cả về chuyên môn và tiếng. Vì sao ai cũng rõ.

4. Đăng ký 1 ngành nhưng sang chuyển sang ngành khác (ví dụ đăng ký Kinh tế, sang học kỹ thuật): Ban đầu là vậy, thi ĐH ở VN ngành gì thì đăng ký khối ngành đó sang học bên kia. Nhưng sau dự bị có thể thay đổi miễn là ngành mình chọn ko khác biệt quá. F1 nhà mình đăng ký học Kinh tế, sau học dự bị thì chọn ngành Kinh tế thông tin và vào học ở trường Kỹ thuật Stuttgart. Và thực tế học kỹ thuật nhiều hơn, có cả lập trình ... Tất nhiên ngành lai như vậy có lẽ ko nhiều.
Cảm ơn cụ đã shared một số thông tin về "ngành lai". F1 nhà em cũng là gái, đang lớp 11 và cũng định hướng học ở Đức.
Cụ có thông tin gì mấy ngành kiểu như logistics ở Đức ko? Em cũng ko biết mấy ngành này thuộc nhóm tự nhiên, xã hội hay kinh tế, chắc gần với kinh tế hơn.
 

Applepie

Xe máy
Biển số
OF-586816
Ngày cấp bằng
25/8/18
Số km
98
Động cơ
136,000 Mã lực
Tuổi
36
Có điều kiện đi du học thì cái sướng nhất được học chính là ngoại ngữ và tư duy làm việc học tập sinh hoạt của các nước phát triển, cái này có bỏ tiền tấn ra ở Việt Nam cũng chưa mua được. Còn chuyện đi làm hay học hành vất vả thì quá là bình thường có gì đâu mà phải kêu ca. Trước em đi học ở Úc, học thì cũng không vất vả lắm nhưng riêng đoạn phải ở xa trường, hàng ngày cứ phải tầm gần 5 tiếng đi xe bus là chuyện nản vãi cả tè ra rồi. Lúc đấy mải đào bitcoin nữa nên ngáo ngơ không đi mua một cái xe con mà chạy cho rồi =D
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,324
Động cơ
445,434 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Điều kiện đăng ký du học Đức thế này em thấy là dễ ạ. Nên người ta nói đầu vào dễ là đúng
Số SV Vietnam đủ điều kiện này nhiều lắm,
Giờ thi Đại học VN, chăm chỉ chút là có thể đỗ đại học điểm đạt như điều kiện cụ nêu
Kể cả tiếng Đức bằng B1, 6 tháng là đạt được, nếu chăm chỉ
Dưng mà khả năng chỉ thế này cũng sang Đức, thì số vào được các trường chuyên ngành là rất ít, vào được thì tốt nghiệp được càng ít hơn
đa số là vào các trường làng nhàng hay khoa làng nhàng giời ơi đất hỡi, có tốt nghiệp được cũng khó xin việc làm. Ví dụ khoa Quản trị kinh doanh, sinh viên VN nếu mà tốt nghiệp được thì có cạnh tranh kiếm việc được với sinh viên người Đức không? Rất khó nếu không nói là không . EM biết vài trường hợp tốt nghiệp Quản trị kinh doanh, không thể kiếm nổi việc làm. Hết hạn visa phải về, vì không muốn ở lại làm nghề rửa bát hay kết hôn giả.

Thử so đội đủ điều kiện nhập học Đức bây giờ với số sinh viên đạt được học bổng toàn phần mấy trường top cỡ IVy League, hoặc sinh viên đủ điểm đi nước ngoài thời bao cấp xem, rõ ràng độ khó dễ chênh nhau 1 trời 1 vực. Để nhập học đại học free học phí của Đức là quá dễ so với việc có thể xin được học bổng toàn phần mấy trường top cỡ IVy League hoặc so với sinh viên đủ điểm đi nước ngoài học TU / Weimar Đức hoặc Lo mo no xop thời bao cấp!

Chưa kể thời bao cấp phải tập trung học tiếng nước ngoài cả 1 năm ở ĐH NN, sang bên còn thêm 1 năm dự bị học ngôn ngữ, đã thấy là trình độ ngoại ngữ đội du học thời bao cấp là hơn đứt so với đội 6 tháng lấy bằng B1 bây giờ! IQ đã cao ngoại ngữ lại chắc, thế nên đội du học thời bao cấp mới đạt kết quả xuất sắc, đa số. So với đội du học tự túc bây giờ, khả năng đã làng nhàng ngoại ngữ cũng làng nhàng nốt. HỌc ở Đức chả mấy đứa tốt nghiệp nổi là vì thế. Học ở CAN, Úc thì dễ hơn vì dù sao tiếng Anh cũng dễ hơn là tiếng Đức. Nên học ở UC và Can thì số sinh viên VN du học có thể tốt nghiệp lấy bằng cao hơn là vì thế . Ngoài ra tìm việc làm ở Uc và CAN cũng dễ hơn vì mấy nước đó đất rộng đang thiếu người đủ mọi trình độ. Nhưng UC và CAn mà so với Châu Âu thì nhiều người vẫn thích châu Âu hơn vì đi lại tiện hơn chứ UC và CAN thì xa quá.
Công nhận nhìn thì đầu vào có vẻ dễ. Nhưng con gái bạn em năm rồi không được nộp HS đấy các cụ, mặc dù đã tập trung học từ đầu. Cháu nó xét thi TN bài tổ hợp Địa-Sử-GDCD, ai ngờ năm nay đề Địa quá khó, được có 3đ. Mặc dù tổng điểm bài tổ hợp thì OK nhưng điểm thành phần ko đạt ( dưới 4đ). Vậy là out luôn, mặc dù cháu nó có cô ruột đang sinh sống ở đó, mọi thứ CB hết rồi!
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,137
Động cơ
476,219 Mã lực
Tuyển sinh vào đại học Mỹ gồm 04 vòng cơ bản. Mỗi vòng trong 04 vòng cơ bản, lại được chia thành một số vòng nhỏ
hơn, để sao cho các trường đại học tuyển được số lượng lớn nhất các sinh viên phù hợp, và ngược lại, các thí sinh có thể tính toán số tiền contribution hiệu quả nhất.

04 vòng tuyển sinh cơ bản bao gồm :

Early Decision (ED)
Early Action (EA)
Regular Decision (RD)
Rolling Admission (RA)

Early Decision (ED)

+ Đây là vòng tuyển sinh có ràng buộc giữa nhà trường và thí sinh, nếu đỗ, thí sinh cam kết nhập học, và phải từ chối các trường đại học khác (tất nhiên cam kết về mặt đạo đức thôi, không phải về mặt pháp lý).
+ Thời hạn nộp hồ sơ vào tháng 11 hàng năm, và trả kết quả vào tháng 12.
+ Mỗi thí sinh chỉ được lựa chọn một trường ở vòng ED này, gọi là ED1.

+ Vào tháng 1 hàng năm, lại có một vòng ED nữa, gọi là vòng ED2, dành cho các thí sinh chưa thích nộp hồ sơ ở vòng ED1, và các thí sinh bị trượt ở vòng ED1, bảo lưu kết quả sang vòng ED2.
+ Thời hạn trả kết quả của ED2 là tháng 2.

A. Lợi thế của nhà trường ở vòng ED : Khá chắc chắn về số lượng sinh viên trúng tuyển/nhập học. Tuy chỉ là cam kết về mặt đạo đức, nhưng các thí sinh đều nghiêm túc thực hiện, nếu thí sinh từ chối nhập học thì có nghĩa là họ sẽ không nhập học tất cả các trường khác. Lý do có thể là năm đó họ chưa thích đi học đại học, hoặc có thể họ sang Việt Nam du học chẳng hạn (cháu đùa đấy).

B. Lợi thế của thí sinh ở vòng ED : Thí sinh nào giỏi một chút, rất dễ trúng tuyển với mức contribution khá thấp. Bởi vì có thể các thí sinh khác cũng giỏi tương đương, nhưng lại nộp hồ sơ ở dạng Early Action (EA).

+ Chọn thí sinh ED thì gần như chắc chắn thí sinh sẽ nhập học.
+ Chọn thí sinh EA thì chưa chắc thí sinh đã nhập học.

Và các trường đại học thường sẽ đưa ra phương án an toàn : chọn thí sinh ED.

(Còn tiếp)
Cám ơn cháu! Thông tin vô cùng hữu ích vì cô cũng đang phải tìm hiểu thông tin cho em nhà cô.
 

NguyenTuyenCRV

Xe hơi
Biển số
OF-411866
Ngày cấp bằng
21/3/16
Số km
126
Động cơ
224,870 Mã lực
Tuổi
43
Hóng thôi chứ con em chưa đến tuổi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top