[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,486
Động cơ
387,944 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Thực tế cũng có cháu đi làm đủ tiền trang trải tiền học mà không phải xin từ gia đình, tuy nhiên số này rất ít. Những trường hợp cá biệt như vậy đang được các công ty tư vấn du học lôi ra để dụ dỗ các phụ huynh. Cũng chính vì ham làm tiền và cần tiền nên nhiều bạn không thể tốt nghiệp chứ không phải là do trình độ kém không theo được.
Phổ biến hơn là tuần đi làm khoảng 1 buổi để trải nghiệm và kiếm tiền cà phê. Cái này thì ngay sinh viên Đức tất cả cũng làm vì chúng nó cũng cần tiền tiêu vặt mà không phải xin bố mẹ. Tất nhiên nếu hè và các kỳ nghỉ chịu khó đi làm thì cũng kiếm được tiền, làm tổng cộng 2 tháng thì cũng đủ tiền tiêu 4 tháng. Cơ mà làm và học nhiều như thế thì khổ quá, cả quãng đời đẹp nhất mà như thế thì cũng đáng tiếc. Tốt nhất là làm để trải nghiệm, mục tiêu chính vẫn là học.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Không khuyến khích , không hy vọng . Nhưng thực tế 99% các cháu đã kiếm tiền bằng việc này và đã dùng tiền này để trang trải chi phí trong thời gian đi học của các cháu . Thời gian học chúng nó phải tự sắp xếp cho hợp lý . Lúc đi học , thì làm ít , tuần một hai buổi . Đến kỳ nghỉ làm nhiều lên . Một năm các cháu có đến ba , bốn kỳ nghỉ . Mỗi kỳ kéo dài tới ba , bốn tuần . Chúng nó không những vừa sắp xếp được việc học , việc làm , mà thậm chí còn bố trí đi chơi được cả những nước xung quanh .
Chắc bác không hiểu hết ý tôi rồi. Sinh viên Đức, nếu phải đi làm thêm, cũng toàn việc ngon, chứ không đi làm bưng bê.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Cơ mà làm và học nhiều như thế thì khổ quá, cả quãng đời đẹp nhất mà như thế thì cũng đáng tiếc. Tốt nhất là làm để trải nghiệm, mục tiêu chính vẫn là học.
Các post gần đây em thấy các cụ khá mâu thuẫn, vừa mong các cháu có trải nghiệm văn hoá tốt vừa học thành tài, lại không phải vất vả. Dường như trong một vài cụ phụ huynh vẫn còn nét suy nghĩ gì đó lấn cấn, chưa thoát ra được tâm lý muốn bao bọc, chở che... Em xin lấy câu cuối trong post của cụ newmanhn để phân tích, các cụ nghe thử có hợp lý hay không:

- Quãng đời đẹp nhất là thời cấp 3. Đỉnh của nét đẹp là ở lớp 12, còn vào đại học thì cái đẹp giảm dần đều theo năm tháng.

- Sinh viên, bước vào tuổi 17 đã là người lớn, người đủ tuổi trưởng thành, đủ quyền bỏ phiếu rồi... Dù cho công việc chính của anh là học đi chăng nữa, thì việc tự trang trải cuộc sống cũng là một trách nhiệm anh phải tự nguyện gánh vác.

- Chuyện bưng bê, rửa bát .. thì bản thân sinh viên sở tại cũng đầy đứa làm và chả ai khinh chúng nó hết. Nếu năng động, thích nghi tốt thì sau một thời gian ngắn, tự bản thân các cháu sẽ tìm được công việc phù hợp. Trong thời sinh viên, lao động (dù là làm công việc gì đi chăng nữa, kể cả dirty jobs) là vinh quang, vì sao? Vì khi anh kiếm tiền, tức là anh đang mài rũa công cụ cho sắc bén giúp ích cho việc học của anh. Và thông qua lao động, anh sẽ học hỏi, tiếp thu và thích nghi rất nhanh kiến thức và văn hoá của nước người. Văn hoá Tây phương coi trọng lao động, xem sự lười biếng là trái ý Chúa... Có thể thời gian em ở đó chỉ 3 năm nên chưa chứng kiến tận mắt, nhưng em chưa bao giờ nghĩ bọn Tây (nhất là các nước Tin Lành) coi khinh người lao động. Nếu có thằng Tây nào coi khinh nghề bưng bê, rửa bát thì em cho rằng trong lúc bưng bê, rửa bát người đó đã lộ ra một nét văn hoá hay một tác phong lao động xấu nào đó; hoặc là thằng Tây đó đang bị bất ổn tâm lý. Mà em nói thêm là bưng bê rửa bát cũng phải học đấy nhé, không phải là không có đào tạo đâu.

- Việc kiếm tiền có ảnh hưởng đến việc học không? Xin thưa là không hề ảnh hưởng chút nào hết nếu như anh quyết chí lấy việc học làm đầu. Em nói câu này dựa trên kinh nghiệm thực tiễn nhé, không chém suông dù em đã xoá ví dụ rất sinh động :P Học tập song hành với lao động rèn luyện con người hay lắm, các cụ ạ. Vừa làm vừa học đòi hỏi ý chí mạnh, suy nghĩ thực tế và trên hết là lòng kiên nhẫn.

- Các cụ có thể cho rằng vừa làm vừa học ảnh hưởng đến sức khoẻ. Không nhé. Tuổi sinh viên, ngày nạp pin ít cũng ba lần nên sức khoẻ không thành vấn đề. Các cháu sang đấy ít nạp pin lắm, mà nạp pin nhiều thì không làm được gì hết nên trường hợp này k0 nên nói tới. Vấn đề lớn nhất là ở chỗ: thói quen (cả tốt lẫn xấu) trong sinh hoạt và học tập những ngày này sẽ theo các cháu cho đến cuối đời.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,042
Động cơ
249,130 Mã lực
Đúng là đầu vào dự bị, đh ở Đức có vẻ dễ, nhưng em thấy không dễ bằng Úc, Can. Ít nhất là dễ vì ngôn ngữ cái đã. Đầu ra thì rõ như các cụ bên trên đã còm.
Vâng đầu vào các trường ở Úc , Can đúng là dễ hơn Đức, chắc vì không free học phí như Đức, thậm chí học phí cao ngất. Úc và Can cũng giống Mỹ là kinh doanh giáo dục, nhiều trường mở ra cốt dụ du học sinh nước ngoài để thu tiền. Chỉ cần nhiều tiền là có thể nhập học một trường nào đấy ở Úc và CAN. Đầu ra ở Úc và Can cũng dễ xơi hơn Đức, vì Tiếng Anh thì dễ tiếp thu hơn ngoài ra Đức là top thế giới về chất lượng giáo dục nên đầu ra khó nhất trong các nước, và tiêu chuẩn ở Đức là khá đồng đều ở các trường đại học, chứ không như Mỹ hay Anh hay Úc, có trường xịn đầu ra cực khó chất lượng cực cao nhưng cũng có trường đểu chỉ nhằm thu tiền đầu ra khá dễ mỗi tội trương vô danh tiểu tốt hehe, thậm chí có trường gì ở Mỹ nghe đâu chỉ cần nộp tiền là lấy được bằng. Đức thì không thế khó đều chỉ có là tuỳ khoa tuỳ chuyên ngành mà có thể dễ hay khó tốt nghiệp được hay không

Có điều kiện đi du học thì cái sướng nhất được học chính là ngoại ngữ và tư duy làm việc học tập sinh hoạt của các nước phát triển, cái này có bỏ tiền tấn ra ở Việt Nam cũng chưa mua được. Còn chuyện đi làm hay học hành vất vả thì quá là bình thường có gì đâu mà phải kêu ca. Trước em đi học ở Úc, học thì cũng không vất vả lắm nhưng riêng đoạn phải ở xa trường, hàng ngày cứ phải tầm gần 5 tiếng đi xe bus là chuyện nản vãi cả tè ra rồi. Lúc đấy mải đào bitcoin nữa nên ngáo ngơ không đi mua một cái xe con mà chạy cho rồi =D
Các em đi du học nhất là qua Đức thì hầu hết đều chả em nào ngại học hành vất và. Vấn đề là học hành vất vả mà có vào không cơ cụ ạ. Đâu phải cứ chịu khó học hành vất và là sẽ tốt nghiệp đâu. Còn tùy vào năng lực, tố chất, trí thông minh vv nữa cụ ơi. Khả năng tiếp thu chỉ đến thế, một phần do rào cản ngôn ngữ một phần do trí tuệ chỉ đến thế, học ngày học đêm thì cũng chả vào thi cũng chả đỗ, thành ra nản dần. Còn chuyện phải đi bus ngày 5 tiếng mới đến trường là rất không nên, vấn đề ko phải là ngại đi lại vất và mà là việc đi lại vất vả mất thời gian như thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập! Chả hiểu cụ học trường gì. Chứ trường tên tuổi chả sinh viên nào ở như thế, ngày nào cũng 5h trên xe bus còn đâu là thời gian và năng lượng cho việc học! Các trường top đầu có ký túc xá để làm gì nếu không phải là để tạo điều kiện cho sinh viên ko mất thời gian đi lại mà dành thời gian cho học tập nghiên cứu?

Công nhận nhìn thì đầu vào có vẻ dễ. Nhưng con gái bạn em năm rồi không được nộp HS đấy các cụ, mặc dù đã tập trung học từ đầu. Cháu nó xét thi TN bài tổ hợp Địa-Sử-GDCD, ai ngờ năm nay đề Địa quá khó, được có 3đ. Mặc dù tổng điểm bài tổ hợp thì OK nhưng điểm thành phần ko đạt ( dưới 4đ). Vậy là out luôn, mặc dù cháu nó có cô ruột đang sinh sống ở đó, mọi thứ CB hết rồi!
Em nói thật nhé, thi mấy môn thuộc lòng là chính ko phải tư duy nhiều như Địa Sử vv mà cũng chỉ được 3 điểm , thì một là lười hai là năng lực có hạn , trí nhớ kém học không vào! Như bạn này chắc sang Đức nhằm mục đích ở lại bằng con đường kết hôn hay kiếm hộ chiếu Ba Lan để ở lại , chứ năng lực có hạn như thế chả mong học hành gì được ở Đức đâu, em thật.

Chuẩn đầu vào tối thiểu để xin được Visa du học nên dễ thôi cụ. Phần lớn các trường ngon lành ở Đức đều yêu cầu B2. Hơn nữa, tất cả đều phải thi vào dự bị đại học (gọi là STK), thi cái này tỉ lệ đỗ cũng chỉ 20% vì rất cạnh tranh, học sinh các nước khác cũng rất đông. Sau đó phải học dự bị 1 năm thì mới có kỳ thi tốt nghiệp STK, kỳ thi này tương đương kỳ thi tốt nghiệp PTTH tại Đức (Abitur), thi cái này lại tiếp tục rớt tiếp cỡ khoảng 50% nữa. F1 cô bạn em năm nay thi, nó nói là lớp có 21 đứa mà đỗ có 3... không biết em có nghe nhầm hay không?
Thực chất các cháu có Visa du học Đức hoàn toàn khác với đi Mỹ, Anh, CAN... vì sang đấy mới thi vào dự bị, vào dự bị học 1 năm rồi mới thi vào Đại học... chứ không phải sang mà được học ĐH ngay đâu. Nên tỉ lệ đi về là rất nhiều khi chưa bước chân vào được giảng đường đại học.
Nói chung là du học Đức rẻ, tốt nhưng không hề dễ, ăn được tiền thằng tây lông không đơn giản. Nếu không đi Đức vì mục đích ngoài học thì đi du học Đức là tương đối dũng cảm, không có nhiều tiền nên đành liều vậy thôi.
Chỗ bôi đậm em nghĩ nhiều em không về đâu mà học lại dự bị , mất thêm 1 năm để vào được 1 trường nào đó, sau đó mất thêm dăm bảy năm nữa để mà vẫn chưa tốt nghiệp jehe. Rồi tìm đường ở lại bằng kết hôn giả. Tỉ lệ đi về ngay sau 1 hoặc 2 năm là ko nhiều.
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
337
Động cơ
132,347 Mã lực
Lương e cũng 53 nghìn/ năm nhưng cầm tay có 25 nghìn thôi , còn lại đóng thuế thu nhập cao và bảo hiểm hết ah . Ở Việt Nam lương 55 nghìn thì đóng thuế may ra hết 1 nghìn , cậu e trai e lương o Tech tháng 2 nghìn mà đóng thuế chua đến 100 , bảo sao o Việt Nam nhanh giàu .
Sao bác lại cầm tay ít vậy. Theo phần mềm tính lương thì nếu bác độc thân, không có con cũng đã nhận 31.281 rồi. Nếu bác có vợ, 2 con và lấy thuế loại 3 (loại thuế khi vợ không đi làm hay vợ làm lương thấp) thì được 36.493 Eur.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Chắc bác không hiểu hết ý tôi rồi. Sinh viên Đức, nếu phải đi làm thêm, cũng toàn việc ngon, chứ không đi làm bưng bê.
Đến nước này thì phải nói . Bác không biết thì dựa cột mà nghe . Bác chưa sống ở Đức mà bác phán như đúng rồi . Chưa có được bằng tốt nghiệp , nếu muốn có tiền thì vẫn cứ phải đi làm bưng bê nhé . Sinh viên Đức hầu như đứa nào cũng ít nhất trong đời phải trải qua giai đoạn này , thậm chí nhiều đứa còn làm việc đó trước khi bước chân vào giảng đường . Việc ngon là việc gì ? Nếu ngon hẳn ( lương cao ) thì phải có bằng tốt nghiệp . Còn làm chân tay , thì có việc sạch sẽ , nhàn hạ . Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa nhận nhõn mức lương tối thiểu , kiểu như tụi thu ngân trong siêu thị hay trung tâm mua sắm . Còn bưng bê giỏi , ngoài tiền lương tối thiểu/giờ , tụi nó sẽ có thêm tiền boa bằng nửa lương hay 1/3 lương , ngoài ra còn được ăn no và uống thoải . Tụi nó thanh niên , có sức khỏe thì dĩ nhiên là chọn bưng bê . Còn việc thu ngân thì nhường người có tuổi .
Các cháu du học bên này nó cày như trâu , nhưng nhiều đứa nó không nói với bố, mẹ ở nhà đâu . Tôi đã từng làm với cả tụi sinh viên Đức và tụi du học Á châu ( cả Việt Nam ) , hỏi nhiều đứa , các cháu làm nhiều thế có kể với bố, mẹ ở nhà không ? hầu hết đều trả lời không , và nói kể với bố mẹ chẳng giải quyết được việc gì , các cụ xót con , càm ràm thêm nhiều chuyện . Học hành , đi làm đã đủ stress lắm rồi . Kể chuyện về nhà không hiểu cuộc sống bên này, lại thêm stress chất chứa .
 

CTM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-318349
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
277
Động cơ
295,070 Mã lực
Tôi thì không thấy thế . Ngoại trừ việc phụ huynh phải vay mượn toàn bộ số tiền dồn cho con đi học , thì phải tính đến rủi ro do khả năng của chính các cháu .
Còn nếu như gia đình có điều kiện , thì khi các cháu rời gia đình , ra đi . Nếu không trở thành giáo sư , tiến sĩ , không lấy được bằng tốt nghiệp , thì ( phần đông ) là các cháu đều trưởng thành , khả năng tự lập là rất tốt . Do các cháu được môi trường xã hội tôi luyện , gì chứ , tính kiên nhẫn , sức chịu đựng , khả năng tự giải quyết vấn đề , biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình là hoàn toàn lĩnh hội . Rõ ràng là tiền bạc không mua được những giá trị này . Những giá trị này giúp cháu sống tốt sau này và khả năng đương đầu với các vấn đề gia đình và xã hội rất tốt .
Còn nếu cứ ở Việt Nam học xong 4-5 năm đại học chắc gì đã có được kiến thức tốt , không thành được người tài , mà cũng chẳng trưởng thành , nhiều cháu tới 3 chục tuổi đầu vẫn chỉ là những cậu ấm cô chiêu
Đồng ý với cụ.
Có những điều rất quan trọng để định hướng trong cuộc đời của các cháu sau nầy nhưng tại VN các cháu không được học. Ví dụ như các tư tưởng triết học ngoài triết Marx Lenin là môn triết duy nhất được giảng dạy trong nhà trường tại VN hiện nay. Các nền tảng triết lý khác đã góp phần rất lớn xây dựng nên xã hội văn minh, giàu có, bình an... ở các quốc gia không cộng sản thì bị cho là thứ "*********" tại VN.
 

dangkyqd

Xe hơi
Biển số
OF-188618
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
110
Động cơ
332,842 Mã lực
Em trước du học nhật, suốt ngày đi làm mệt không có thời gian học luôn.

Được gửi từ iPhone X - Otofun
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,272
Động cơ
440,885 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Thực ra mình thấy thế này. Kiến thức khi đi du học ban đầu có thể nói là không nhiều. Ví dụ như là về Toán chẳng hạn, các nước thường là học sau bên mình, nên về khoa học tự nhiên, mình không gặp vấn đề khó lắm.

Vấn đề về tiếng, thực sự thì tiếng chỉ là một phần rất nhỏ thôi, ngôn ngữ không phải là thứ khó học, kể cả như tiếng Nga thì các cụ đầu ngành Việt Nam đều do Liên Xô đào tạo cả. Và các cụ đều rất giỏi. Thế nên, ngôn ngữ không phải là vấn đề gì cho con cái chúng ta cả.

Vấn đề tài chính, theo tôi rất quan trọng. Các cụ nghèo quá, không có khả năng chu cấp tài chính cho con thì đừng nghĩ đến chuyện du học, trừ khi có học bổng. Ở đâu cũng thế thôi, không có tiền khổ lắm.

Vậy có nên cho con cái đi du học không ? Câu trả lời là rất nên. Dù có phải hy sinh cái nhà hay khoản tiền tiết kiệm cũng nên làm, tất nhiên, với điều kiện con cái của các cụ đủ thông minh và kiên trì để đi du học.

Du học là cơ hội lớn cho con cái các cụ sau này, bất kể là làm việc ở Việt Nam hay nước ngoài, đều rất hữu ích.

Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận là nên giáo dục của chúng ta còn chưa tốt, và ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển, họ hơn chúng ta rất nhiều, rất rất nhiều.

Tại sao họ hơn, tôi để ý thì ở cấp tiểu học, học sinh học nhàn, thậm chí không có bài tập. Nhiều khi lớp 4 mà học toán lớp 3 như ở Việt Nam. Nhưng các môn văn thể mỹ, đặc biệt là thể dục thể thao thì rất phát triển, các trò chơi vận động được đưa vào các giờ nghỉ của học sinh, hay các giải đấu thể thao của trường, của liên trường ... tất cả tạo ra động lực to lớn cho học sinh khiến chúng rất thích đi học.

Việc đi học không gượng ép và là niềm vui, khiến trí sáng tạo của trẻ nhỏ được phát huy tốt hơn. Ngoài ra nhà trường còn có các hoạt động ngoại khóa nên trẻ được hòa nhập với xã hội, sống có ý thức với cộng đồng. Không ngạc nhiên khi trẻ con Tây có ý thức hơn trẻ con Việt Nam, rất ý thức và tự giác.

Ở các câp cao hơn thì học càng khó hơn, và có sự phân loại rõ rệt. Những học sinh nào có khả năng học hành sẽ tiếp tục đi lên các nấc thang mới hơn. Cơ sở vật chất của họ tốt hơn mình, mọi thứ đều đầy đủ, quy chuẩn. Bên nước ngoài bói không ra hàng trà đá vỉa hè, không có cửa hàng Game. Không ai bán rượu bia, thuốc lá cho trẻ em hết, nên chúng cũng ngoan hơn (tất nhiên ở sân chơi thi thoảng em nhìn thấy tụi cấp 3 hút bồ đà, nhưng đó chỉ là cá thể, rất ít)

Người Việt Nam thực ra là thông minh, tư chất có thừa để đi học. Rất hãn hữu mới có học sinh không đủ năng lực, tại trường học mà em làm đại diện cho họ, có khoảng 16 sinh viên Việt Nam, các em qua học cấp 1, 2, cấp 3 và tiếng còn chưa sõi nhưng chỉ sau 1-2 năm đã có những bước tiến vượt bậc. Học sinh Việt Nam luôn được đánh giá cao ở tính ham học hỏi, chịu khó và một số em có khả năng thông minh đặc biệt. Đánh giá trong các nước có du học sinh, du học sinh Việt Nam luôn nằm trong top đầu các học sinh, sinh viên có thành tích suất xắc.

Tuy nhiên em cũng cần phải nói thêm rằng, rất nhiều các cụ, các mợ ở đây đều đang suy nghĩ hay "sống" họ cho con, nghĩa là dùng suy nghĩ của mình để áp lên cuộc sống của con, đó là điều hoàn toàn sai lầm.

Nếu ở Việt Nam các cụ cưng chiều con cái mình như những hoàng tử hay công chúa thì khi gửi con ra nước ngoài cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự "chia ly" này. Không hiếm trường hợp con cái đi du học mà bố mẹ phải đi theo để "chăm" con, mà "chăm" nhu vậy bao giờ con cái mới lớn được.

Các em biết tự lập và suy nghĩ chín chắn ra nước ngoài chỉ một thời gian ngắn là thích nghi. Các bạn nhỏ không ai là không thích ở nước ngoài, tại vì nó mới mẻ, hiện đại, văn mình và vì nó cũng hơn Việt Nam mình nữa. Ngoài ra thì trong nước không có tính so bì (vì nhiều khi học hành ở Việt Nam không công bằng) nhưng ra nước ngoài cũng so bì lắm. Mình thua bạn bè trong lớp là mình phải ráng lên. Cái đó cơ bản nó có trong gene của người Việt rồi.

Làm thêm kiếm sống là một việc bình thường ở nước ngoài. Học sinh nước ngoài cũng đi làm thêm phổ biến, xã hội họ muốn những học sinh sinh viên có thể kiếm tiền chính đáng càng sớm càng tốt (tất nhiên theo luật, ví dụ năm nay được làm bao nhiêu giờ chẳng hạn...) mà sinh viên Việt Nam thì ma lanh nên nghĩ đủ trò kiếm tiền. Bảo tay trắng đi như bác Hồ ngày xưa thì khó chứ còn đi học một vài năm rồi tranh thủ đi làm thêm là cũng tạm đủ sống rồi. Tất nhiên phải chăm chỉ và vất vả lắm, vì đi học hay đi làm bên này người ta đều đòi hỏi rất khắt khe, không có chuyện làm qua loa cho xong mà được.

Hãy cố gắng cho con cái được đi du học, các cụ dạy rồi, đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Con cái có điều kiện ra nước ngoài mà học hành thành đạt, thì con đường sự nghiệp sau này cua chúng nó cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Thật ra sinh viên bản xứ hay du học mà đi chạy bàn là 1 việc làm rất đáng .

Tôi có phân tích tại sao đi chạy bàn là hay:

- thấy 1 tiểu XH qua những người đi ăn (trung lưu, hạ lưu, già, trẻ, con nít, gái, kỹ sư, móc cống, công nhân, ông chủ, ...)

- tập tương tác với nhiều kiểu người (mỗi kiểu người phải lấy lòng rất khác nhau để được tip nhiều, không phải dễ lấy lòng đâu)

- tập giải quyết nhiều mâu thuẫn và phiền toái đan xen nhau (chủ, đầu bếp, khách, các nhân viên khác, ...) ví dụ đầu bếp ghét mình thì đừng hòng họ làm nhanh cho mình và lúc đó mình phục vụ dỡ chủ đuổi và tip ít .

- tập làm nhiều công việc cùng lúc (multitasking) để cho hiệu quả nhất, ...

Chạy bàn ở Mỹ là một nghề được nhìn nhận là vị trí rèn luyện cho tuổi trẻ . Chứ không phải là nghề hèn kém .


(một cựu chạy bàn cho biết)
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Cụ chưa bao giờ sống ở Đức hoặc về nước lâu quá rồi.
Cả
Đến nước này thì phải nói . Bác không biết thì dựa cột mà nghe . Bác chưa sống ở Đức mà bác phán như đúng rồi . Chưa có được bằng tốt nghiệp , nếu muốn có tiền thì vẫn cứ phải đi làm bưng bê nhé . Sinh viên Đức hầu như đứa nào cũng ít nhất trong đời phải trải qua giai đoạn này , thậm chí nhiều đứa còn làm việc đó trước khi bước chân vào giảng đường . Việc ngon là việc gì ? Nếu ngon hẳn ( lương cao ) thì phải có bằng tốt nghiệp . Còn làm chân tay , thì có việc sạch sẽ , nhàn hạ . Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa nhận nhõn mức lương tối thiểu , kiểu như tụi thu ngân trong siêu thị hay trung tâm mua sắm . Còn bưng bê giỏi , ngoài tiền lương tối thiểu/giờ , tụi nó sẽ có thêm tiền boa bằng nửa lương hay 1/3 lương , ngoài ra còn được ăn no và uống thoải . Tụi nó thanh niên , có sức khỏe thì dĩ nhiên là chọn bưng bê . Còn việc thu ngân thì nhường người có tuổi .
Các cháu du học bên này nó cày như trâu , nhưng nhiều đứa nó không nói với bố, mẹ ở nhà đâu . Tôi đã từng làm với cả tụi sinh viên Đức và tụi du học Á châu ( cả Việt Nam ) , hỏi nhiều đứa , các cháu làm nhiều thế có kể với bố, mẹ ở nhà không ? hầu hết đều trả lời không , và nói kể với bố mẹ chẳng giải quyết được việc gì , các cụ xót con , càm ràm thêm nhiều chuyện . Học hành , đi làm đã đủ stress lắm rồi . Kể chuyện về nhà không hiểu cuộc sống bên này, lại thêm stress chất chứa .
Việc ngon, ví dụ như làm thêm cho PWC (hãng kiểm toán) tiết kiệm được 10.000 Eur, đi du lịch vòng quanh thế giới (tất nhiên là không phải tất cả các nước, nói rõ tránh bắt bẻ), quay về, tốt nghiệp và có ngay việc lương cao...

Làm thêm cho khoa, trường (ví dụ Hiwi), thầy...

Làm thêm cho các dự án, công ty tư nhân, ví dụ hoạ viên AutoCAD...

Tất nhiên là bạn nào không có chuyên môn nào dùng được (như học Lịch sử...), tiếng Đức quá kém... thì không làm được, và đương nhiên là người Đức người ta làm trước :D
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Việc ngon, ví dụ như làm thêm cho PWC (hãng kiểm toán) tiết kiệm được 10.000 Eur, đi du lịch vòng quanh thế giới (tất nhiên là không phải tất cả các nước, nói rõ tránh bắt bẻ), quay về, tốt nghiệp và có ngay việc lương cao...

Làm thêm cho khoa, trường (ví dụ Hiwi), thầy...

Làm thêm cho các dự án, công ty tư nhân, ví dụ hoạ viên AutoCAD...
Lại nghe nói à ? Ngay năm đầu mới vào đại học , mấy cái kiến thức bên trên và kỹ năng là số không , đòi đớp ngay những việc trên á ? Cứ từ từ đi , chưa ai mời đâu , ngoại trừ 1% suất xắc , may mắn và thêm quan hệ .
Ông có tin không ? Có đứa nó vừa làm một trong các việc trên , vừa đi bồi bàn cuối tuần và cả học nữa .
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
337
Động cơ
132,347 Mã lực
Bác DE nói chí phải. Bưng bê là một việc làm thêm có thu nhập khá vì có tiền tip. SV Đức cũng làm nhiều. Mới làm SV thì lấy đâu ra kiến thức mà làm những việc đòi hỏi chuyên môn.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Lại nghe nói à ? Ngay năm đầu mới vào đại học , mấy cái kiến thức bên trên và kỹ năng là số không , đòi đớp ngay những việc trên á ? Cứ từ từ đi , chưa ai mời đâu , ngoại trừ 1% suất xắc , may mắn và thêm quan hệ .
Ông có tin không ? Có đứa nó vừa làm một trong các việc trên , vừa đi bồi bàn cuối tuần và cả học nữa .
Bác viết còn sai chính tả, không mong bác viết được những câu (hành văn thôi, nhưng mà thể hiện tư duy), ví dụ như:

"Tôi không thấy điều đó xảy ra".

Ở đây, câu đó nó thể hiện tư duy của người nói nó. Cùng một hoàn cảnh, anh VN bảo: Tôi đã bảo anh làm việc đó nhưng vì sao anh không làm?

Anh Đức bảo: Chúng ta đã thảo luận là anh làm việc đó, nhưng tôi không thấy điều đó xảy ra.

Hai câu rất khác nhau. Câu thứ hai chừa lại lối thoát và thể diện cho người nói, cũng không vội kết tội người đối diện. Có thể anh làm rồi mà tôi chưa nhìn thấy. Hãy giải thích...

Enough said :D
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Bác viết còn sai chính tả, không mong bác viết được những câu (hành văn thôi, nhưng mà thể hiện tư duy), ví dụ như:

"Tôi không thấy điều đó xảy ra".

Ở đây, câu đó nó thể hiện tư duy của người nói nó. Cùng một hoàn cảnh, anh VN bảo: Tôi đã bảo anh làm việc đó nhưng vì sao anh không làm?

Anh Đức bảo: Chúng ta đã thảo luận là anh làm việc đó, nhưng tôi không thấy điều đó xảy ra.

Hai câu rất khác nhau. Câu thứ hai chừa lại lối thoát và thể diện cho người nói, cũng không vội kết tội người đối diện. Có thể anh làm rồi mà tôi chưa nhìn thấy. Hãy giải thích...

Enough said :D
Sai chính tả ở cách phảy , chấm à ? Hết kể chuyện nghe nói , giờ ông lại lòng vòng đánh võng nâng câu chữ lên tầm " ngôn ngữ học " . Có mà thừa hơi để tiếp tục vật nhau với ông . Nhắc một lần : Biết thì thưa thốt , không biết dựa cột ngồi nghe .
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Viết như bác thì trẻ con nhà mình cứ sang được tới Đức là trí thông minh tăng vụt lên.
Chỉ cần ngồi học bằng 1 phần mấy tụi học ở các nơi khác mà lại nắm được nhiều kiến thức hơn!
Thực ra thì ngoài học, vẫn còn thừa nhiều thời gian, không làm thêm thì buồn và lạc lõng vì ai cũng đi làm thêm chứ nhỉ? Tụi sinh viên học bản xứ hoặc nơi khác đến cũng rảnh như thế, hoặc hơn.
Em thấy tụi sinh viên kể cho nhau mình làm thêm cái gì tự nhiên, thậm chí còn có vẻ tự hào. Có gì mà xấu hổ?
Rất ít đứa có khả năng nghĩ ra cái gì đó để tự làm hoặc có 1 kỹ năng khác đủ để xin được việc bàn giấy lương cao, phần nhiều đều đi làm tay chân là thực tế đấy ạ.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Nếu nghiên cứu luật lá nước sở tại, những trang dịch vụ hiện có... cũng có thể các bạn sinh viên sẽ tìm ra được cửa ngách để làm thêm tự chủ không cần làm thuê cho ai. Ví dụ nhé, nếu tại cộng đồng đông người VN có thể quảng cáo dạy thêm toán, hoặc dạy tiếng Việt cho người gốc Việt. Nếu biết chơi đàn có thể quảng cáo dạy đàn hoặc nếu luật không quá phức tạp, có thể cuối tuần cầm đàn ra đứng ở nhà ga, góc phố chơi xin tiền.
Có thể nghiên cứu bán online sản phẩm gì đó từ VN ra nước ngoài. Làm dịch vụ dẫn khách du lịch thuê cho các hãng du lịch trong nước hoặc kiếm 1 cái xe oto tự làm tự ăn, tự chở khách và chụp ảnh cho khách. Có thể thuê nhà, làm cho thuê lại qua bnb, hoặc đăng ký với các trường phổ thông nhận homestay - làm dịch vụ cung cấp chỗ ăn ở và quản lý mấy em du học sinh dưới 17...
Làm bưng bê rửa bát, bán hàng thuê, lau dọn nhà.. là việc mà sinh viên cũng hay nhận là thực tế hiện tại.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,265
Động cơ
897,126 Mã lực
Thực ra thì ngoài học, vẫn còn thừa nhiều thời gian, không làm thêm thì buồn và lạc lõng vì ai cũng đi làm thêm chứ nhỉ? Tụi sinh viên học bản xứ hoặc nơi khác đến cũng rảnh như thế, hoặc hơn.
Em thấy tụi sinh viên kể cho nhau mình làm thêm cái gì tự nhiên, thậm chí còn có vẻ tự hào. Có gì mà xấu hổ?
Rất ít đứa có khả năng nghĩ ra cái gì đó để tự làm hoặc có 1 kỹ năng khác đủ để xin được việc bàn giấy lương cao, phần nhiều đều đi làm tay chân là thực tế đấy ạ.
Em cũng đi làm thêm,
Năm đầu tiên lúc bà xã chưa sang em vẫn đi làm, dán thảm cho sân tenis, quét dọn siêu thị, trường học, bỏ tờ quảng cáo,...
Sau này vào làm cho văn phòng tư vấn thuế, văn phòng luật sư,
Rồi theo ông giáo làm tư vấn cho mấy doanh nghiệp ông ấy quen,...
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Sai chính tả ở cách phảy , chấm à ? Hết kể chuyện nghe nói , giờ ông lại lòng vòng đánh võng nâng câu chữ lên tầm " ngôn ngữ học " . Có mà thừa hơi để tiếp tục vật nhau với ông . Nhắc một lần : Biết thì thưa thốt , không biết dựa cột ngồi nghe .
Vầng, quý quá, bác lại nhà.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top