Những cái này nghe hơi nồi chõ như em thì không biết được thật. Em có cảm giác ở các nước nói tiếng Anh (Anh, Mỹ, Canada, Úc) có một ngành công nghiệp du học chuyên thịt luộc dân châu Á như dân Việt Nam thì phải, sang đấy học xong về không hơn gì học đại học ở nhà, không biết có phải thế không.
Nộp đơn vào đại học nước ngoài là một cuộc chiến cân não giữa thí sinh và trường đại học, và tương đối công bằng cho cả hai bên bác ạ.
Ví dụ như nộp đơn vào các trường đại học Mỹ, top200 NU/LAC nhé (National University/Liberal Arts College).
1. Thí sinh có trong tay các "quân bài" :
+ Contribution là số tiền thí sinh chấp nhận bỏ ra mỗi năm để vào học. So sánh với Việt Nam thì tương đương như "điểm sàn" đỗ đại học.
+ Hồ sơ (SAT, TOEFL, GPA, Essay, các hoạt động ngoại khóa ...) sẽ hỗ trợ cho thí sinh có được một mức cao của MB (Merit Based), FA (Financial Aid) từ đó sẽ giúp contribution giảm xuống (tương đương như giảm "điểm sàn" ở Việt Nam).
+ Ưu tiên đa dạng hóa (African American - Alaska Native - Asian/Pacific Islander - Caucasian - Hispanic - Native American - Other Ethnic/Racial Heritage), cái này tương đương như ưu tiên KV1, KV2, KV3 ở Việt Nam.
Việc tiếp theo của thí sinh là phải phán đoán được : nếu hồ sơ của mình như thế này, ưu tiên đa dạng hóa như thế này, thì contribution bao nhiêu là vừa đủ. Nếu bỏ nhiều quá contribution là thiệt hại, nếu bỏ ít quá contribution thì trượt. Làm sao bỏ vừa đủ là đẹp nhất. Giống như Việt Nam, thừa 5-7 điểm so với "điểm sàn" nghĩa là đã chọn trường thấp quá, mà hụt vài điểm so với "điểm sàn" nghĩa là đã chọn trường cao quá.
Muốn phán đoán được gần sát mức contribution cần thiết, thí sinh phải nghiên cứu thật kỹ contribution của các năm trước (giống như ở Việt Nam, phải nắm chắc "điểm sàn" các năm đã qua).
2. Các trường đại học có trong tay các "quân bài" :
+ Ranking của trường có thể thu hút thí sinh ở mức độ nào.
+ Có quyền quyết định contribution ở mức nào.
+ Những trường Ivy League còn có thêm Need - blind Admission, để thu hút các "siêu nhân tài".
Tuy các trường đại học có quyền quyết định contribution, nhưng không phải quyết mức nào cũng được, mà phải hài hòa giữa lợi ích tài chính/ranking của trường.
Contribution cao quá thì tuy thu được nhiều tiền, nhưng chỉ có con nhà giàu mới vào được, là nhân tài nhưng con nhà không khá giả sẽ không vào được, về lâu dài trường sẽ bị tụt ranking. Cho nên contribution phải ở mức không được làm tụt hạng ranking, mà vẫn phải đảm bảo lợi ích tài chính.
Cháu phân tích sơ qua như vậy để bác thấy, không phải trường đại học thích "thịt luộc" thí sinh bao nhiêu cũng được.
Đây là phần chuẩn bị trước "trận đấu" giữa thí sinh và trường đại học. Phần sau cháu sẽ viết về diễn biến "trận đấu".
(Còn tiếp)