[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Đi như cách của cụ thì hết khoảng 6-8 tỷ, bằng số tiền một gia đình khá giả ở Việt Nam tiết kiệm trong cả đời. Nhà có 2 con thì hết khoảng 12-16 tỷ.

Đối với những nhà thừa tiền thì không nói, nhưng mặt bằng chung em thấy đấy là một khoản chi quá bất hợp lý, mang tính hoang tưởng. Các gia đình bình thường không nên chi như vậy.

Và nhiều đứa được đầu tư như vậy, về nước hiện nay không tìm được việc, đang làm vất vưởng.
Cụ ko để ý đoạn e nói về bố mẹ các cháu này rồi. Mấy gia đình này họ ko phải cố j đâu mà vì tiền nhiều để làm j nên cho con du học thôi và vì bố mẹ giỏi nên đừng nghi ngờ các cháu kia ko giỏi cụ ợ.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Em nhận thấy lý lẽ của các bác trên này chẳng ai đúng chẳng ai sai....Không phải vì em ba phải mà bản chất vấn đề là đối tương của chủ đề chúng ta đang nói tới là các cháu. Đánh giá được năng lực , phẩm chất của các cháu cực kỳ là khó với những cháu làng nhàng, trừ những cháu có niềm đam mê thực sự suốt từ nhỏ tới hết phổ thông. Ngay cả cha mẹ các cháu này cũng rất lúng túng về phẩm chất thực sự của các cháu.
Bới vậy, du học sẽ là tốt hay không tốt 100% phụ thuộc vào phẩm chất và bản lĩnh của từng cháu. Bố mẹ chỉ giúp được mỗi phần kinh phí.
Đúng là đánh giá được năng lực và phẩm chất tự nhiên của con trẻ là rất khó, cụ ạ. Bất cứ dân tộc nào cũng vậy chứ chả riêng gì mình. Xưa dân Hy lapj, khi trẻ ba tuổi, người ta ném đồ dùng hàng ngày trước mặt, con gái thì kim khâu, búp bê, máy giặt, cơm niêu; con trai thì cung tên, cày cuốc, chó lợn.. đại khái thế. Trẻ chọn cái nào thì người ta sẽ nuôi dạy chúng trở thành người như vậy. Em nghĩ cách này cũng hay, mỗi tội mình không thử. Con em nó mà vớ cái cuốc thì em biết làm sao? :D
Vậy nên, hãy để các cháu tự do lựa chọn thật kỹ, cụ ạ. Tự lựa chọn và đi đến cùng lựa chọn ấy là do chúng, với sự pắp đồ vô vị lợi và không ngưng nghỉ của cha mẹ :P
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
Cụ ko để ý đoạn e nói về bố mẹ các cháu này rồi. Mấy gia đình này họ ko phải cố j đâu mà vì tiền nhiều để làm j nên cho con du học thôi và vì bố mẹ giỏi nên đừng nghi ngờ các cháu kia ko giỏi cụ ợ.
Thừa tiền thì nói làm gì cụ. Chỉ cần phải cân nhắc và đưa ra quyết định khi mà nguồn lực tương đối khan hiếm, chứ còn khi nguồn lực dư thừa đáp ứng mọi nhu cầu thì có gì mà phải bàn.
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,114
Động cơ
645,092 Mã lực
Thừa tiền thì nói làm gì cụ. Chỉ cần phải cân nhắc và đưa ra quyết định khi mà nguồn lực tương đối khan hiếm, chứ còn khi nguồn lực dư thừa đáp ứng mọi nhu cầu thì có gì mà phải bàn.
em không thấy có nhiều người tiền thừa, em chỉ thấy đầu tư thất bại hay thua lỗ mà thôi. cho con đi học nn cũng vậy.

giáo dục nếu được đầu tư và kẻ đón nhận đầu tư phát huy hết khả năng thì lợi nhuận cao ajh.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Cháu chỉnh cụ 1 tý là riêng thuế TNCN ở mức kia là 33%, chưa tính các khoản khác nên không có chuyện thuế đóng ít :)...
Bác tìm hiểu kỹ cách thu thuế của tụi mũi lõ mới thấy được tại sao bác chủ thớt nói "Thuế đóng ít"!
Chỉ mỗi mức thuế công khai thì chưa nói lên điều gì cả.
Ví dụ trong cái vụ cà phê Trung Nguyên mà cái con số đứng tên các tài khoản tới 2 ngàn tỷ VNĐ mà đúng, thì người Đức họ cho ngồi sau song sắt luôn, chứ chẳng phải chỉ truy thu...!
 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,231
Động cơ
369,893 Mã lực
Cháu hết tháng 06/2019 thì quay về Nhật Bản ạ (không trụ nổi ở Canada), bác cứ khen cháu, chứ thực ra việc không trụ nổi ở Canada thì cháu cũng là một loser ạ.
bên canada học khắc nghiệt hơn? điều kiện sống khó hơn? cạnh tranh ác hơn hay sao mà mợ phải lui về Nhật ạ? hay hết niên hạn du học bên đấy
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
em chỉ thấy đầu tư thất bại hay thua lỗ mà thôi. cho con đi học nn cũng vậy.
Vâng, bác nói đúng ạ, ví dụ chuyến đi đến Canada của cháu, về cơ bản là một sự đầu tư thất bại.

+ Nếu ở lại Nhật Bản thì tài chính rất tốt (các loại học bổng thoải mái), công việc làm thêm nhẹ nhàng (gia sư tiếng Anh).
+ Các mối quan hệ xã hội tại Nhật sẽ ngày càng tốt.
+ Quan trọng nhất là thời gian lưu trú tại Nhật Bản (đã được 02 năm) không bị gián đoạn.

Khi sang Canada :

+ Không có học bổng (sức học như cháu đầy rẫy ở Canada), công việc làm thêm vất vả.
+ Các mối quan hệ xã hội ở Canada phải xây dựng từ đầu, các mối quan hệ xã hội ở Nhật bị giảm đi.
+ Coi như mất đứt 02 năm lưu trú ở Nhật Bản.

--------------

Tháng 06/2019 cháu quay về Nhật Bản, kết thúc một chuyến đi thất bại đến Canada.
Tự an ủi bản thân : Đã được học tập ở đại học hàng đầu thế giới, học được những kiến thức mà không thể có được nếu vẫn ở lại Nhật Bản.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
bên canada học khắc nghiệt hơn? điều kiện sống khó hơn? cạnh tranh ác hơn hay sao mà mợ phải lui về Nhật ạ? hay hết niên hạn du học bên đấy
Cháu không đoạt được học bổng cho năm thứ tư ở đại học Canada, nên phải quay về Nhật, học bằng học bổng năm thứ tư đại học Nhật ạ.
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,114
Động cơ
645,092 Mã lực
Coi như trải nghiệm thực tế mợ nhỉ.

Vâng, bác nói đúng ạ, ví dụ chuyến đi đến Canada của cháu, về cơ bản là một sự đầu tư thất bại.

+ Nếu ở lại Nhật Bản thì tài chính rất tốt (các loại học bổng thoải mái), công việc làm thêm nhẹ nhàng (gia sư tiếng Anh).
+ Các mối quan hệ xã hội tại Nhật sẽ ngày càng tốt.
+ Quan trọng nhất là thời gian lưu trú tại Nhật Bản (đã được 02 năm) không bị gián đoạn.

Khi sang Canada :

+ Không có học bổng (sức học như cháu đầy rẫy ở Canada), công việc làm thêm vất vả.
+ Các mối quan hệ xã hội ở Canada phải xây dựng từ đầu, các mối quan hệ xã hội ở Nhật bị giảm đi.
+ Coi như mất đứt 02 năm lưu trú ở Nhật Bản.

--------------

Tháng 06/2019 cháu quay về Nhật Bản, kết thúc một chuyến đi thất bại đến Canada.
Tự an ủi bản thân : Đã được học tập ở đại học hàng đầu thế giới, học được những kiến thức mà không thể có được nếu vẫn ở lại Nhật Bản.
 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,231
Động cơ
369,893 Mã lực
Cháu không đoạt được học bổng cho năm thứ tư ở đại học Canada, nên phải quay về Nhật, học bằng học bổng năm thứ tư đại học Nhật ạ.
thôi thế cũng là tuyệt rồi, được học và sống ở canada để trải nghiệm là ok rồi
 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,231
Động cơ
369,893 Mã lực
Không phải ạ, bác nói không đúng thế này thì chết cháu.
Cháu mơ được đọc sách trong thư viện Harvard thôi ạ.
Còn học ở Harvard thì cháu chưa bao giờ dám nghĩ tới.
có ý chí, có nghị lực, tự thân vận động thế cứ thử xem biết đâu tìm được suất học bổng ở havard, đã đến nhật, Canada rồi thì sợ gì mà không mơ tiếp
 

bai

Xe điện
Biển số
OF-399202
Ngày cấp bằng
1/1/16
Số km
3,335
Động cơ
265,297 Mã lực
Hai cụ bớt nóng. Hai cụ đều là những người tây học, kìm chế tý đi.
Thớt đang hay bổ ích, các cụ nóng quá min mod đóng thớt phí lắm.
Đơn giản là cụ hội nhập kém . Lại thêm sống ở Berlin là thành phố có đông các thành phần bẩn bựa nhất nước Đức . Hai điều này giúp cụ nhận ra sự " kỳ thị " của người Đức và cả người nước ngoài ở đó giành cho cụ .
Chả phải dành riêng cho tôi , mà cho Việt Nam nói chung . Còn cụ phán xét người khác hôi nhập kém thì co thế cậu hơi quá đà trong cách hành văn . Người Việt Nam sang một đất nước phát triển , đầu tư, kinh doanh và đóng góp tại nước sở tại một cách đoang hoàng mà ko mất một đồng nào ngoài trình độ thì ko phải nhiều để có thẻ xanh đâu . Cụ nói Berlin thành phần bẩn bựa thì chả hiểu cụ ở đoạn nào trong nhân loại nữa
 

Demon Sign

Xe đạp
Biển số
OF-356214
Ngày cấp bằng
2/3/15
Số km
36
Động cơ
262,500 Mã lực
Quan trọn là rèn cho nó tính tự lập và tự chịu trách nhiệm, giờ các cụ hay bao bọc con lắm, ra đường chỉ sợ nó bị lừa thôi. Nhưng ko có bị lừa thì sao khôn được, nói chung cứ cho vấp ngã, chỉ cần ko chết là đc
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,671
Động cơ
377,913 Mã lực
Đúng là đánh giá được năng lực và phẩm chất tự nhiên của con trẻ là rất khó, cụ ạ. Bất cứ dân tộc nào cũng vậy chứ chả riêng gì mình. Xưa dân Hy lapj, khi trẻ ba tuổi, người ta ném đồ dùng hàng ngày trước mặt, con gái thì kim khâu, búp bê, máy giặt, cơm niêu; con trai thì cung tên, cày cuốc, chó lợn.. đại khái thế. Trẻ chọn cái nào thì người ta sẽ nuôi dạy chúng trở thành người như vậy. Em nghĩ cách này cũng hay, mỗi tội mình không thử. Con em nó mà vớ cái cuốc thì em biết làm sao? :D
Vậy nên, hãy để các cháu tự do lựa chọn thật kỹ, cụ ạ. Tự lựa chọn và đi đến cùng lựa chọn ấy là do chúng, với sự pắp đồ vô vị lợi và không ngưng nghỉ của cha mẹ :P
Khó lắm....đến mình còn chẳng biết mình thích làm gì nhất ngoài hưởng thụ nữa là bọn trẻ
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Đi du học là mở ra chân trời mới, học nhiều cái hay về, càng nhiều học sinh đi du học càng tốt, ko về thì cũng qua liên hệ với người thân mang tư tưởng tốt, phóng khoáng về xây dựng đất nước
Về cơ bản em thấy đi du học là tốt
Em cũng đồng quan điểm với cụ du học khiến cho tộc nước vệ mở mang khá nhiều. Nhiều giảng viên tại các trường Kinh tế, bách khoa, ngoại thương .... được đào tạo từ bên giãy chết.... mặc dù kỳ vọng 7-8 nhưng mới chỉ được 3-4 ..( thế là tốt rồi còn hơn không )
Hy vọng đổi mới giáo dục làm cho chất lượng dạy trong nước được gần cào bằng so nước ngoài... từ đó có nhiều lựa chọn cho con cái cccm
ho
Các cụ tranh cãi gì về thứ bậc xếp hạng đại học của Việt Nam làm gì, em nghĩ là vô ích vì nền giáo dục nước nhà kém như một mặc định. Các trường khoa học tự nhiên thì em không biết, chứ khoa học xã hội thì zero, tròn như chữ 0.
Cho các cháu đi học nước ngoài phải là chiến lược dài hơi của phụ huỵnh, chậm nhất là năm đầu cấp 2 các phụ huynh đã phải bắt tay vào thực hiện chiến lược này rồi. Còn đi đâu, học cái gì thì do con nó quyết... phụ huynh ủng hộ.
Nhiều cụ nêu ý kiến là để các cháu học hết đại học mới du học master hay Ph.D gì đó. Em không phản đối suy nghĩ ăn chắc mặc bền này... nhưng em cho là như vậy sẽ chậm, khiến năng lực và lượng tri thức các cháu thu được sẽ không nhanh, không lớn và vững bằng du học khi mới vào đại học. Em chỉ nói riêng về ngôn ngữ - ngôn ngữ học thuật chuyên ngành xã hội là cực cực khó. Khoa học tự nhiên thì em k0 biết nên k0 chém :P nhưng em đoán nó cũng khó chết mẹ.
E hèm em lấy ví dụ nhé bên mỹ giãy chết ý những trường kỹ thuật học phí luôn cao hơn hẳn những trường kinh tế... khi tốt nghiệp ra trường visa xin việc trường kỹ thuật được ưu ái 3 năm, trường kinh tế 1 năm... khác biệt chưa. Nói chung không riêng gì mỹ mà các nước G7 họ ưu tiên visa vào những nghề khó hoặc những nghề không thằng nào muốn làm ( như móc cống, lát gạch vỉa hè, y tá ...)
Nhìn lại danh sách mấy đồng chí vô địch olympia (17 chú) 90% học ngành kỹ thuật và định cư tại Úc .... nghĩa là ngành kỹ thuật cơ bản cơ hội xin việc và định cư là rất cao. Tuy nhiên nhắc lại phải cực giỏi + nhiều tiền thì mới nên học.
Năm 2017 em có dịp ngồi với một chú bên bách khoa và thắc mắc tại sao trường BK khoa cơ khí, Lớp tự động hoá chế tạo máy chỉ có 50 em trong khi lớp cơ khí chế tạo máy đến tận 200 em....Thời buổi tự động hoá, ứng dụng phần mềm... khoa học kỹ thuật ..sao lại để lớp có tỷ lệ chênh lệch quá lớn vậy.
Cụ cậu trả lời một số lĩnh vực mới đưa vào giảng dạy phải hội đủ nhiều yếu tố... Thày dạy đủ trình chưa... rồi giáo trình ... sách .. có bản quyền chưa... rồi cả thực tiễn thực hành thế nào.... trong khi lứa thày giáo cũ, giáo trình cũ thừa một đống vứt đi đâu hả anh. Đây cũng là lý do ngành kỹ thuật của ta còn rất yếu so với ... Khựa chứ chưa nói đến tây âu. Và đây cũng là một lý do các phụ huynh muốn con cái tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật mới, kỹ năng mới .... thì đi du học ... nếu bản thân học sinh hội đủ mọi yếu tố.
Cho đến đây em xin bẻ lái 1 phát hỏi ngược nếu các trường đại học hàng đầu nhà ta cơ bản hội đủ yếu tố về tiếp cận về kiến thức, chi thức, thực tiến thì ..... có cần thiến phải đi du học quá nhiều không. Nếu các em không phải học một số môn không thật sự cần thiết như triet 1,2, lịch sử Đ, Kinh tế chính Tr...để dồn lực học những kiến thức mới và có chủ đích thì tốt biết bao. Hãy thử làm phép tính lấy hàng triệu sinh viên nhân với thời gian học ... thì mới thấy sự lãng phí khủng khiếp. Học xong đại học trong nước là có thể chém gió như bão ( kỹ thuật, kinh tế ) bằng TA với tây được không trong khi rất nhiều yếu tố nước ngoài đang tiến vào nước ta ( em xẽ giải thích phía cuối )
Ai cũng biết tất cả các kiến thức môn học, khoa học, ứng dụng từ đông tây nam bắc ...90% tìm hiểu, đọc bằng TA. Ngay cả những sinh viên trong nước không có ý định du học cũng bắt buộc phải biết TA bởi nếu anh không biết anh, anh xẽ bị đào thải và khó cạnh tranh. Rõ ràng nhiều phụ huynh có kỳ vọng cho con du học học đc nhiều thứ từ văn hoá, kiến thức.... và quan trọng nhất nâng cao trình độ TA ... dù sao về nước ít nhất được cái tiếng Anh và có lợi thế hơn để canh tranh với các bạn trong nước.
Tuy nhiên em nói nếu các trường Đại Học trong nước đang tập chung vào việc nâng cao trình độ tiếng anh, được học các môn học mới = tiếng anh với giáo viên bản ngữ ... rút ngắn khoảng cách lợi thế giữa các bạn du học sinh và các bạn học đại học trong nước thì cccm nghĩ sao?
Ở đây có rất nhiều cccm không ưa gì cụ Hùng, Cụ Vượng tuy nhiên em đã thấy rõ lộ trình 2 cụ này là rất tích cực trong việc giúp cccm lời giải đáp là có cho con cái đi du học không. Cụ Hùng muốn luật hoá TA là ngôn ngữ thứ 2 để làm cơ sở pháp lý giúp cụ Vượng khi mở trường ĐH ( dự kiến 2021 đi hoạt động ) có thể giảng dạy, mua bản quyền , thuê giáo viên nước ngoài = T.A và đương nhiên nó cố gắng gần như giúp con cái cccm đi du học tại chỗ.
Nhiều cccm có thể ghét các anh ý tuy nhiên nó cũng là lời giải đáp một phần thắc mắc.... có nên cho con cái đi du học không.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Em thấy nhiều người bàn về hiệu quả của đầu tư (du học) mà hầu như không thấy nói mục đích đầu tư là gì?
Em nghĩ nên xác định mục đích đã, sau đấy xem các phương án đầu tư (mà du học chỉ là một phương án), rồi mới đầu tư và đánh giá, dự đoán hiệu quả.
Hình như ta hay bỏ qua 2 bước đầu, cho nên cãi nhau loạn xạ về bước 3, hiệu quả đầu tư.

Cụ mợ nào đang băn khoăn thì nên xác định xem mục đích của CCCM là gì:
1- Cho con định cư nước ngoài
2- Cho con trải nghiệm để học cách sống, cách làm việc của người nước ngoài rồi áp dụng vào cuộc sống của mình
3- Cho học kiến thức vì ĐH trong nước không đáp ứng được
4- Nhắm đến 2 hoặc cả 3 mục tiêu nói trên
Theo em ý kiến của cụ là bài bản nhất, mọi việc làm phải xác định được mục đích trước rồi mới chọn phương án tối ưu, chắc cụ dân tây học.
 

latech

Xe tải
Biển số
OF-620786
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
254
Động cơ
118,688 Mã lực
Tuổi
42
Em tầu ngầm ở điễn đàn cũng phải 2-3 năm rồi, chỉ đọc để theo dõi tình hình ở nhà thế nào.
hôm nay đọc bài này thì đành phải lập tài khoản để trải lòng tí vì gãi đúng vào chỗ ngứa.
Em ở Mỹ năm nay được 19 năm - nhiều hơn thời gian em ở VN 1 năm. Em tốt nghiệp cấp 3 xong mới đi trao đổi, học lại năm lớp 12 ở Mỹ.
Có thể nói là em trải nghiệm qua đầy đủ hệ thống giáo dục của Mỹ: cấp 3, đại học, và tiến sĩ. Em làm tiến sĩ mất 7 năm - học thực sự chỉ mất 2 năm còn 5 năm là làm nghiên cứu.
Em đi làm cũng được 7 năm rồi - lương thì cũng bình thường, $105k so với ngành nghề của em và bang em sống. Cuộc sống 2 vợ chồng đều đi làm - thời gian lớn là lo cho 3 đồng chí F1.

Em đi trao đổi văn hoá năm 2000 - gần như là lứa đầu tiên đi theo con đường này. Trước năm bọn em đi thì phần lớn là con cháu của các cụ đi Mỹ theo quan hệ ngoại giao. Thông tin lúc đó gần như bằng 0. Ông bà già em thì coi như là đánh 1 canh bạc mà chẳng biết đang chơi bài gì.
Em tham gia chương trình trao đổi cũng tình cờ - 1 đứa bạn thân giới thiệu đi học tiếng Anh nghe nói có giáo viên nươc ngoài. Sau đấy mất $5.5k đóng cho chương trình ở VN để tham gia vào chương trình trao đổi văn hoá. Đến lúc họp phụ huynh đóng tiền em mới đưa mẹ em đi. Về họp gia đình rồi ông già em quyết định cho đi - cũng chưa biết sẽ như thế nào nhưng nghĩ là đến ở với gia đình người Mỹ thì cũng sẽ được chăm sóc và hỗ trợ. Năm 2000 thì nói đến đi Mỹ là 1 điều gì rất kinh khủng và khó mà tưởng tượng ra là mình có cơ hội để đi Mỹ. Em thì liều, không sợ - chẳng hiểu sao ông bà già em cũng liều đến thế mà cho em đi.

Em ra đi với vốn liếng tiếng Anh khá đầy đủ so với mặt bằng chung năm 2000 (không bằng con cháu em học lớp 3 ở Vin school bây h). Sang ở với bà đại diện khu vực vì chẳng gia đình nào nhận em cả. Trong cái rủi thì có cái may vì ở với bà đại diện khu vực nên em được(phải) tham gia tất cả các hoạt động của chương trình - giao lưu nhiều và hoà nhập nhanh với văn hoá Mỹ. 1 tuần em được gọi điện về nhà 1 lần 10 phút - nhà không có internet nên liên lạc với gia đình rất ít. phải mất 2 tháng em mới biết mua thẻ điện thoại gọi về VN ($2/phút nếu em nhớ ko nhầm) và phải gọi từ điện thoại ở trường. sau này biết hơn 1 chút thì đứa bạn em chia sẽ tài khoản AOL internet của nhà chủ nó để dial up vào internet. Nói chung là 1 năm trao đổi đấy biến em "from a boy to a man" vì thực sự phải đối mặt và tự vượt qua rất nhiều thách thức, tự chứng tỏ bản thân, và cố gắng là người đại diện của Việt Nam với bạn bè các nước. 1 năm đấy cũng cho em thấy là tình yêu của gia đình đối với mình là như thế nào - không có ai có thể cho và hy sinh cho mình như gia đình của mình. Nếu ai đấy hỏi thì em có thể nói rằng ông bà già em lấy lại hết vốn chỉ sau 1 năm đầu tiên em đi trao đổi.

Em đi học lại lớp 12 năm trao đổi đấy cũng là 1 cái may: được học tiếng Anh nhiều hơn trong tâm lý không có gì để mất vì đã có bằng tốt nghiệp cấp 3 ở VN. Cũng phải mất 1-2 tháng mới hết ù ù cạc cạc. Học chỉ khó 1 tiếng Anh với 1 lịch sử vì phải đọc và nhớ nhiều. Đi học lúc đầu cũng bị bắt nặt nhưng sau đó thì lại chơi thân với mấy thằng đấy tại vì mình cũng trơ và ko sợ bọn nó. Em chơi thể thao tốt, tennis, bóng bàn, cầu lông và bóng đá nên hoà nhập rất nhanh ở trường. Em có rất nhiều bạn vì ở trong đội bóng. Tiếng Anh lên cũng nhanh vì giao tiếp liên tục. Thật sự là 3-4 tháng đầu sang em ko có thời gian để nhớ nhà vì ở trong 1 guồng máy hoạt động liên tục. Chỉ đến Noel và lễ Tạ Ơn là mùa gia đình hội họp thì mới bắt đầu nhớ và đến Tểt thì nhớ nhà đến tức thở. cái này phải đến năm 2010 khi em có gia đình rồi thì mới bớt nhớ nhà vào mỗi dịp Tết. Bây h thì em Tết nào cũng về 3 tuần để F1 chơi với ông bà.

Năm đi trao đổi đầu tiên cũng là lần đầu tiên trong đời em phải làm việc ở trong nhà cho gia đình chủ: rửa bát, dọn dẹp, cắt cỏ, trông chó, etc...khóc mất mấy phát vì phải làm việc mà mình chẳng bao h phải làm khi ở VN. Sau này mới nhận ra đấy là những bài học vô giá mình nhận được trong năm đầu tiên sang Mỹ.

Lan man tí trải lòng với mọi người - đi du học thì được nhiều hơn mất theo hướng nhìn của em.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Em tầu ngầm ở điễn đàn cũng phải 2-3 năm rồi, chỉ đọc để theo dõi tình hình ở nhà thế nào.
hôm nay đọc bài này thì đành phải lập tài khoản để trải lòng tí vì gãi đúng vào chỗ ngứa.
Em ở Mỹ năm nay được 19 năm - nhiều hơn thời gian em ở VN 1 năm. Em tốt nghiệp cấp 3 xong mới đi trao đổi, học lại năm lớp 12 ở Mỹ.
Có thể nói là em trải nghiệm qua đầy đủ hệ thống giáo dục của Mỹ: cấp 3, đại học, và tiến sĩ. Em làm tiến sĩ mất 7 năm - học thực sự chỉ mất 2 năm còn 5 năm là làm nghiên cứu.
Em đi làm cũng được 7 năm rồi - lương thì cũng bình thường, $105k so với ngành nghề của em và bang em sống. Cuộc sống 2 vợ chồng đều đi làm - thời gian lớn là lo cho 3 đồng chí F1.

Em đi trao đổi văn hoá năm 2000 - gần như là lứa đầu tiên đi theo con đường này. Trước năm bọn em đi thì phần lớn là con cháu của các cụ đi Mỹ theo quan hệ ngoại giao. Thông tin lúc đó gần như bằng 0. Ông bà già em thì coi như là đánh 1 canh bạc mà chẳng biết đang chơi bài gì.
Em tham gia chương trình trao đổi cũng tình cờ - 1 đứa bạn thân giới thiệu đi học tiếng Anh nghe nói có giáo viên nươc ngoài. Sau đấy mất $5.5k đóng cho chương trình ở VN để tham gia vào chương trình trao đổi văn hoá. Đến lúc họp phụ huynh đóng tiền em mới đưa mẹ em đi. Về họp gia đình rồi ông già em quyết định cho đi - cũng chưa biết sẽ như thế nào nhưng nghĩ là đến ở với gia đình người Mỹ thì cũng sẽ được chăm sóc và hỗ trợ. Năm 2000 thì nói đến đi Mỹ là 1 điều gì rất kinh khủng và khó mà tưởng tượng ra là mình có cơ hội để đi Mỹ. Em thì liều, không sợ - chẳng hiểu sao ông bà già em cũng liều đến thế mà cho em đi.

Em ra đi với vốn liếng tiếng Anh khá đầy đủ so với mặt bằng chung năm 2000 (không bằng con cháu em học lớp 3 ở Vin school bây h). Sang ở với bà đại diện khu vực vì chẳng gia đình nào nhận em cả. Trong cái rủi thì có cái may vì ở với bà đại diện khu vực nên em được(phải) tham gia tất cả các hoạt động của chương trình - giao lưu nhiều và hoà nhập nhanh với văn hoá Mỹ. 1 tuần em được gọi điện về nhà 1 lần 10 phút - nhà không có internet nên liên lạc với gia đình rất ít. phải mất 2 tháng em mới biết mua thẻ điện thoại gọi về VN ($2/phút nếu em nhớ ko nhầm) và phải gọi từ điện thoại ở trường. sau này biết hơn 1 chút thì đứa bạn em chia sẽ tài khoản AOL internet của nhà chủ nó để dial up vào internet. Nói chung là 1 năm trao đổi đấy biến em "from a boy to a man" vì thực sự phải đối mặt và tự vượt qua rất nhiều thách thức, tự chứng tỏ bản thân, và cố gắng là người đại diện của Việt Nam với bạn bè các nước. 1 năm đấy cũng cho em thấy là tình yêu của gia đình đối với mình là như thế nào - không có ai có thể cho và hy sinh cho mình như gia đình của mình. Nếu ai đấy hỏi thì em có thể nói rằng ông bà già em lấy lại hết vốn chỉ sau 1 năm đầu tiên em đi trao đổi.

Em đi học lại lớp 12 năm trao đổi đấy cũng là 1 cái may: được học tiếng Anh nhiều hơn trong tâm lý không có gì để mất vì đã có bằng tốt nghiệp cấp 3 ở VN. Cũng phải mất 1-2 tháng mới hết ù ù cạc cạc. Học chỉ khó 1 tiếng Anh với 1 lịch sử vì phải đọc và nhớ nhiều. Đi học lúc đầu cũng bị bắt nặt nhưng sau đó thì lại chơi thân với mấy thằng đấy tại vì mình cũng trơ và ko sợ bọn nó. Em chơi thể thao tốt, tennis, bóng bàn, cầu lông và bóng đá nên hoà nhập rất nhanh ở trường. Em có rất nhiều bạn vì ở trong đội bóng. Tiếng Anh lên cũng nhanh vì giao tiếp liên tục. Thật sự là 3-4 tháng đầu sang em ko có thời gian để nhớ nhà vì ở trong 1 guồng máy hoạt động liên tục. Chỉ đến Noel và lễ Tạ Ơn là mùa gia đình hội họp thì mới bắt đầu nhớ và đến Tểt thì nhớ nhà đến tức thở. cái này phải đến năm 2010 khi em có gia đình rồi thì mới bớt nhớ nhà vào mỗi dịp Tết. Bây h thì em Tết nào cũng về 3 tuần để F1 chơi với ông bà.

Năm đi trao đổi đầu tiên cũng là lần đầu tiên trong đời em phải làm việc ở trong nhà cho gia đình chủ: rửa bát, dọn dẹp, cắt cỏ, trông chó, etc...khóc mất mấy phát vì phải làm việc mà mình chẳng bao h phải làm khi ở VN. Sau này mới nhận ra đấy là những bài học vô giá mình nhận được trong năm đầu tiên sang Mỹ.

Lan man tí trải lòng với mọi người - đi du học thì được nhiều hơn mất theo hướng nhìn của em.
Thời cụ chủ giống y hệt 02 trường hợp em biết. Tuy nhiên em khẳng định 100% việc của cụ là do gia đình nhà cụ định hướng ( khả năng bố mẹ cụ là giáo viên ) và nhà cụ có tiền. Năm 2000 có 5000-10000 $ thật không đơn giản
Trường hợp 1 thằng cu hàng xóm cạnh nhà em ít hơn em 4 tuổi học chuyên lý Tổng hợp được ông bà già cho đi Úc năm 2001 ( học xong lớp 12 )... và ở hẳn, bố mẹ nó là giáo viên toán trường cấp 3
Trường hợp 2 bạn em học KTQD hà nội tốt nghiệp đại học năm 2000 cũng đi Mỹ , bố mẹ nó là giảng viên trong trường KTQD.
Cơ bản thời đó những người làm trong ngành giáo dục có con mắt nhìn tinh so các nghề khác.
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Em từng đi du học và đã về VN. Nói chung em nghĩ có đk (dù là hình thức nào, học bổng, tự túc...) thì cũng nên ủng hộ các cháu chứ đừng đặt nặng vde hiệu quả ạ. Chứ giờ em thấy ở VN, giờ thanh niên rỗi rãi quá, đâm sinh hưởng thụ sớm, một bộ phận thì lại máu kiếm tiền quá, làm giàu bất chấp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top