Nói chung cháu nghĩ rằng, lòng người chứ ko phải pha lê, nên có động lòng với tài sản cũng là chuyện bình thường, quan trọng là có kiềm chế được cái động lòng đó hay không? Về lý thuyết chúng ta đều hiểu, ts của bố mẹ bố mẹ cho ai là quyền các cụ. Trên thực tế thì nếu chuyện chia chác không công bằng thường sẽ dẫn đến những trải nghiệm không vui, nhẹ thì anh em xa cách, nặng thì kiện cáo, đâm chém, giết chóc nhau chỉ vì vài m đất. Do đó với vai trò làm bố làm mẹ, cháu cố gắng công bằng nhất có thể. Với vai trò của con cái, nếu ông bà ko có mà chia thì cũng thôi, nhưng ông bà có nhưng chia không công bằng thì cũng cố gắng kiềm chế sân si, ko gây bất hòa nhưng nói thật, cũng ko thể vui vẻ như bình thường được. Giá trị tài sản là 1 phần, 1 phần là sự thương yêu, xem trọng đối với con cái không như lời bố mẹ thường nói, tao coi con trai cũng như con gái, đối xử công bằng... chẳng hạn. Nhiều khi bố mẹ chia xong nhưng con cái vẫn vui vẻ nhượng lại phần mình cho anh chị em vì những lí do nào đó, ví dụ nghèo hơn, yếu hơn, hoặc đơn giản là muốn như thế.
Nhà cháu F1.1 và F1.2 cách nhau 9 tuổi, khi mua bảo hiểm nhân thọ thì F1.1 đã sắp trưởng thành, F1.2 còn nhỏ tí. Lúc đó cháu nghĩ giờ chẳng may mình có vấn đề gì thì lúc đó F1.1 đã trưởng thành, F1.2 còn nhỏ quá, chưa đủ khả năng để tự lập, rõ là thiệt thòi hơn, do vậy, nếu tiền bảo hiểm chia cho em nhỏ hơn phần nhiều cũng là công bằng. Khi đó, cháu có nói chuyện với F1.1, bạn ấy cũng ko nói gì nhưng sau đó cháu nghĩ đi nghĩ lại, rồi lại vẫn để tên 2 đứa là người thụ hưởng, chỉ dặn dò là con lớn hơn, nói dại lỡ bố mẹ có mệnh hệ gì thì ts chia đôi, ts để lại chẳng biết có đủ để nuôi em không nhưng đó là sự công bằng, còn con có trách nhiệm nuôi dưỡng em học hành....