E cũng chưa đến mức đau đầu về nhà thờ họ ( chi), nhưng cũng cảm thấy ko xử lý hợp lý thì cũng phức tạp phết.
Nhà thờ tổ của họ thì họ em có rồi, cái lăn tăn là nhà thờ chi nhà e ( e là trưởng đời 6). Nhà thờ chi do bố em, chú ruột e ( có đk) và mọi người đứng ra xây xong cách đây vài năm.
Khi còn bố em, cụ vẫn duy trì cúng giỗ tất cả các cụ ( bố e góp giỗ là chính). Giờ mẹ e yếu, không thể về cúng giỗ được, e thì quá xa, nhà mỗi đứa e gái
Họ hàng trong chi thì phần lớn là gái, ông em độc đinh + 3 bà em gái, bố e thì 3 anh em trai ( 1 chú ở rất xa, 1 chú ngay gần đấy) + 1 e gái
Giờ quan điểm của e là thu gọn giỗ lại, chỉ thu gọn đến 3-4 đời, các cụ trên nữa thì dồn hết vào giỗ tổ. Góp giỗ + hương hoa ngày rằm + chi phí duy trì nhà thờ bổ đầu ( e là trưởng sẽ đóng hơn)
Tuy nhiên chưa đưa ra bàn rộng mà đã nhiều ý kiến khác nhau:
1. Các cụ thì ko muốn bỏ cái giỗ nào cả ( đóng góp như nào thì ko nói nhưng chắc ý là như bố e còn sống: trưởng chi đóng phần lớn). Cái này thì e ko lăn tăn lắm nhưng mẹ e + e gái e ko đồng ý. Lý do nhà e cũng có bàn thờ tổ tiên và mẹ e chưa bỏ cái giỗ nào cả, kể cả vẫn làm giỗ ở nhà thờ chi thì mẹ e vẫn biện mâm cơm làm tại nhà mình.
2. Nếu chi phí giỗ chạp + duy trì nhà thờ mà chia theo suất đinh thì ko chắc họ hàng đã chịu vì đinh có ít, chia theo đầu người thì ko biết phận gái ( con các bà) nghĩ ntn.
Tóm lại mọi chuyện sẽ êm đẹp về phần họ hàng nếu e đứng ra đóng phần lớn, họ hàng góp tùy tâm nhưng mẹ và e em phản đối. Họ nhà em thì có vài ông cái gì cũng muốn hoành tráng trừ đóng góp
Nếu phân chia đồng đều hoặc e chỉ hơn 1 chút thì liệu có hợp hay không? Chia theo đinh hay đầu người?
Họ nhà các cụ xử lý chi phí duy trì nhà thờ khi không có ai sinh sống trên đấy ntn : đóng 1 khoản to cho vào tiết kiệm, lấy lãi ra dùng hay đóng hàng năm?
Mong các cụ góp ý. Em cảm ơn