[Funland] Thăm chùa Ba Vàng, có gì đấy không vui!

Trạng thái
Thớt đang đóng

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,533
Động cơ
306,800 Mã lực
Chùa này liên quan đến 1 cụ trong 4 trụ nên đông là tất nhiên rồi:D
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Em thấy nhà văn này nói đúng thực tế đang đi lệch đường của rất nhiều Phật tử (kể cả các tăng lữ) hiện nay:

Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất
Nguyễn Quang Thiều
http://www.tuanvietnam.net/2010-02-21-chung-ta-dang-bo-quen-ngoi-chua-thieng-nhat

Chúng ta bắt đầu bước vào tháng Giêng, một tháng của lễ hội. Khi lễ hội Chùa Hương chưa khai mạc thì mỗi ngày đã có năm, sáu vạn khách. Có lẽ trong tháng này, rất nhiều người không còn tâm trí cho công việc cho dù họ vẫn đến công sở. Bao nhiều lễ hội, bao nhiêu đền chùa đang đợi họ. Nào lễ hội Chùa Hương, nào chợ Viềng, nào đền Đức Thánh Cả, nào đền Bà Chúa Kho, nào Bia Bà....

Chúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít.

Không ai bảo những người đi cầu tiền tài, chức tước là không chính đáng. Nhưng soi xét cho tận gốc rễ của vấn đề thì đó là điều thật đáng lo. Bây giờ, để có được những lợi ích cá nhân người ta có thể làm tất cả những gì có thể kể cả việc "hối lộ Thánh Thần".

Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật.





Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm. Ảnh: tamtay.vn

Tôi không phải là người nghĩ ra cụm từ "hối lộ Thánh Thần" xếch mé, láo xược này. Đó là cụm từ do người dân sáng tạo ra từ những quan sát thực tế mà ta có thể gọi đó là sản phẩm của dân gian. Một người bạn vong niên đầu năm khuyên tôi một cách chân thành: "Nếu chú mày muốn có một chút chức tước thì phải đến đền Đức Thánh Trần xin Ngài một câu".

Cho dù tôi có muốn một cái bỉ chức nào đó thì tôi cũng không bao giờ đến để xin Ngài điều ấy. Vì đến thì cũng phải dâng lễ cho dù lễ to hay lễ nhỏ. Rồi thì phải khấn rằng: "Con có chút lễ mọn dâng lên Ngài xin ngài cho con năm nay được lên chức đội phó".

Nói như thế là bắt đầu hỗn láo với Ngài rồi. Thế hoá ra Ngài là trưởng ban tổ chức của thế gian ư? Chẳng lẽ Ngài là Thánh lại nhận mấy cái lễ mọn hay cho dù cả tỷ đồng để làm cái điều ấy ư? Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng ở không ít ngôi đền, ngôi chùa lâu nay Thánh Thần không còn trú ngụ hay ghé qua đó nữa. Bởi ở những nơi như thế lâu nay chỉ là cảnh chen lấn, cảnh mua Thần bán Thánh, cảnh mê tín dị đoan, cảnh lừa nhau để kiếm chác. Các Ngài làm sao chịu nổi những cảnh ấy. Vì thế, các Ngài có đâu mà biết đến những trò "hối lộ Thánh Thần" .

Khi nghe tôi tâm sự điều này, có người vặn vẹo: "Thế sao mấy tay hay đến đó xin chức tước đều được thăng quan tiến chức cả". Nghe vậy, tôi lại bảo: "Đừng xúc phạm Thánh Thần mà có ngày hối không kịp. Việc muốn thăng quan tiến chức là nhờ mấy "ông thánh ông thần" ngồi ở phòng máy lạnh chứ đâu phải Thánh Thần trong đền trong chùa".

Mẹ tôi hầu như cả đời không đi chùa cúng lễ. Bà nói: "Sống có đức thì ở đâu Thần Phật cũng biết". Mẹ tôi cũng nói: "Nếu Thần Phật chỉ phù hộ độ trì cho những ai đến chùa dâng lễ thì lòng tin của bà vào Thần Phật cũng sẽ chấm dứt. Với bà, Thần Phật mà như thế thì khác gì mấy ông, mấy bà dưới trần này. Bà thấu hiểu câu nói của người xưa: thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Đúng là như vậy. Ai đó cứ phải chọn chùa mới thể hiện được lòng từ bi của mình thì người đó chưa thực sự từ bi.

Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật. Bởi thế, ngôi chùa hay ngôi đền thiêng nhất là ở chính lòng người.

Thế nhưng, quá ít người biết điều đó. Họ thì thầm kháo nhau về ngôi đền này thiêng lắm, ngôi chùa kia thiêng lắm, xin gì được nấy. Thế là nườm nượp kéo nhau đi. Rồi xì xụp khấn vái với đủ lễ vật to nhỏ. Thử hỏi có mấy ai đến đền, đến chùa chỉ bằng một nén nhang tâm tưởng trong sâu thẳm lòng mình để nói với Thánh Thần rằng lòng họ vẫn còn những u tối, còn những tham lam, còn nhiều ghen ghét.... xin Thánh Thần ban cho họ ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi để xua đi những điều tội lỗi kia trong lòng ???

Mà chỉ thấy hết người này đến người nọ cầu xin mọi thứ có lợi cho mình rồi sau khi ra khỏi cửa đền, cửa chùa thì thản nhiên đối xử với nhân quần bằng trái tim vô cảm và nhiều mưu mô, toan tính. Thế mà sao Thần Thánh vẫn mang cho họ nhiều bổng lộc?

Khi đặt câu hỏi như vậy tôi đã vô tình trở thành kẻ hỗn láo và xúc phạm Thánh Thần. Một người nói cho tôi nghe rằng: không phải Thánh Thần giúp đỡ những kẻ đó mà Thánh Thần đang đi vắng và vô tình lãng quên thế gian một đôi ngày. Mà một ngày của Thánh Thần bằng 100 năm của những kẻ trần thế. Nhưng Thánh Thần sẽ quay lại. Thế gian không thể mãi mãi suy đồi như thế được.

Nhưng tôi lại không nghĩ rằng Thánh Thần đi vắng. Thánh Thần vẫn dõi theo con người dưới thế gian từng giây từng phút. Thánh Thần đã gửi thông điệp từng ngày cho con người để cảnh báo về tai hoạ sẽ ập xuống thế gian bởi chính con người. Thông điệp đó hiện ra trong thiên tai dịch hoạ, hiện ra trong những giết chóc của con người, hiện ra trong sự đối xử tàn tệ của con người với con người, hiện ra trong những cơn hoảng loạn, mù loà của con người, hiện ra trong sự trống rỗng tâm hồn của con người...

Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy. Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông... lòng vẫn ác. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cùng vẫn thấy bất hạnh.
Tuần Việt Nam (2010)
(chỗ tô đỏ do em tô, vì thấy ý có vẻ "độc", "riêng" của tác giả)
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Khmer em không biết, chứ Phật giáo miền Nam không khác cụ ạ.
Sư trong ấy cũng đi cúng kiếng cho các gia đình, cũng làm lễ cầu siêu, giải oan, tang sự... và các gia đình cũng phải cúng dường thì mới làm. Thậm chí nhiều chùa cho đặt cốt, xây tháp để cốt, tính tiền khá chát đấy ạ, nếu không thì chùa cũng nghèo. Nhưng thực ra, các chùa đều giàu có.
Các chùa cũng thờ nhiều vị, có vị thè lưỡi trợn mắt như ông Tiêu.
Cụ bảo khác cái gì?
Em không phải phê phán gì chuyện ấy, trái lại, em nghĩ các sư đi cúng, làm lễ cho các gia đình là tốt, làm tháp đựng tro cốt dịch vụ cũng tốt, đáp ứng nhu cầu người dân. Nhưng việc làm tiền quá nhiều (làm giàu trên các công việc ấy), ai không có tiền không làm, cúng nhiều tiền thì làm chu đáo, được chọn chỗ để cốt đẹp, sang, v.v... thì em nghĩ đó là kinh doanh chứ không còn là công việc của người tu hành nữa.
Kinh doanh thì nói là kinh doanh, là mua bán, OK, cứ nói thẳng ra là kinh doanh dịch vụ tâm linh, có khi lại hay. Phật tử đến chùa là góp phần làm chùa giàu có, chùa cảm ơn họ, chứ không phải ngược lại, hay ít ra, đấy là quan hệ bình đẳng, không ai nợ ai, không ai phải chịu ơn ai.
Còn bây giờ thực chất là kinh doanh, nhưng hình thức bên ngoài lại khác.
Điều 10, điểm 6:
www.chuabavang.com.vn/gioi-thieu/thanh-quy-chua-ba-vang/
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Sai lầm cụ ạ,
Về định nghĩa tôn giáo rất phức tạp, vẫn chưa có một quan niệm nào được số đông chấp nhận.
Cụ viết thế là dường như có một quan niệm chuẩn của xã hội, hay của giới khoa học về tôn giáo rồi.
Xin cụ dẫn quan niệm ấy gốc gác từ sách nào, từ tác giả nào?
Nếu là quan niệm riêng của cụ cũng không sao, nhưng nên nói rõ, đó là quan niệm của cụ.
Còn viết chung chung là "được chấp nhận ngày nay" không ổn.
Vâng, cụ nói chuẩn. E làm j đủ trình nghĩ ra mấy khái niệm này. Mà đúng là khái niệm về tôn giáo thì hơi bị rộng. Mỗi đọc wiki thôi đã hoa mắt. E trích khái niệm tôn giáo này là từ nguyên ý của của thượng toạ Thích Nhật Từ trong 1 bài nói về đạo Phật, e cũng chả tìm đc lại cái link. Đại ý phân biệt giữa tôn giáo, tín ngưỡng. Như Đạo Mẫu, hay thờ Ma xó, Thần rừng, núi,...thì đc xếp vào tín ngưỡng. Tin lành, hồi giáo, Phật giáo, ... gọi là tôn giáo. Tôn giáo thì bao hàm 1 nền triết lý trong đó. Nhưng Phật giáo thì lại khác tất cả các tôn giáo khác là chả có đấng quyền năng nào nên có thể coi như ko phải tôn giáo mà là 1 triết học hay 1 nền đạo đức. Cá nhân e thấy quan điểm như vậy cũng dễ hiểu và chấp nhận đc. Cảm ơn cụ đã chỉnh đốn e nhé. E xin trân trọng tiếp thu và sửa đổi
 

usboto.com

Xe container
Biển số
OF-378372
Ngày cấp bằng
18/8/15
Số km
6,673
Động cơ
294,446 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
usboto.com
Sáng thứ 7 vừa rồi, em thăm chùa Ba Vàng đất Quảng.
Phải nói là em thán phục công sức, tiền của bỏ ra xây dựng, chỉ trong vòng ba bốn năm, một ngôi chùa hùng vĩ được dựng nên trên núi.
Chi phí xây dựng chắc vài trăm đến ngàn tỷ.
Có một vài suy nghĩ không vui xin chia sẻ cùng các cụ:
1 - Chuyện cái ghế trống:
Tại chính điện, bên trái, có một bàn dài để ghi phiếu công đức. Có hai cô sư trẻ ghi phiếu ngồi 2 ghế một đầu, đầu kia có hai ghế trống. Vài người xúm đến. Thấy các cô bận, một người hỏi, tôi tự ghi có được không, một cô trả lời được. Người kia nhặt một phiếu trắng trong tập phiếu để sẵn trên bàn để tự ghi. Chùa này có cái hay là mọi người công đức không đưa tiền trực tiếp mà tự bỏ tiền vào hòm công đức, nếu muốn ghi phiếu công đức (ví dụ có người ở nhà không đi được nhờ mình công đức hộ, thì lấy phiếu về cho họ, hoặc mình muốn lấy phiếu về đặt lên bàn thờ, một cách báo cáo tổ tiên) thì ra bàn này bảo các cô sư ghi, khai thế nào ghi thế ấy, ai dám lừa dối Phật.
Lại nói người kia đứng ghi không thuận tiện, liền ngồi xuống cái ghế trống để ghi, chắc cho chữ đẹp hơn. Ngay lập tức một cô sư lên tiếng: mời bác đứng lên, đây không phải chỗ bác ngồi. Em nhìn cô, cô còn rất trẻ, nhìn người kia, thì ra một bác già. Bác ấy đứng lên và không ghi nữa, lặng lẽ bỏ đi, ra hòm công đức bỏ tiền.
Em tưởng như vào công sở nhà nước xin một ân huệ nào đấy. Ngày xưa thôi. Chứ giờ đây cũng ít cảnh như thế, các nhân viên nhà nước cũng lịch sự hơn, thấy người già là mời ngồi tử tế.
Cô sư trẻ chắc không có tấm lòng của người tu hành.
2 - Chuyện thứ hai: người đi lễ sao mà đông thế?
Một ngôi chùa mới được biết đến rộng rãi 5 năm nay, mà bãi đỗ xe rộng thênh thang chật kín, hàng trăm xe, chủ yếu là xe to 4-50 ghế, người cứ nườm nượp chen vai thích cánh. Đâu phải chỉ chùa này, cả nước có hàng ngàn chùa đền phủ lớn, người dân đi hội trong làng, rồi đi lễ đi hội trong vùng, trong nước, đầu năm đi vay, đi xin, cuối năm đi trả, đi lễ tạ...
Thì ra dân mình tin thần thánh quá, tin cũng tốt, nhưng niềm tin có đúng hướng không (thần thánh liệu có giúp người ta giàu có, mạnh khỏe, đỗ đạt... được không? Hay chỉ tự thân vận động mới có kết quả? )
Vậy mà bỏ ra bao nhiêu thời gian cho lễ hội, bao nhiêu tiền của cho tín ngưỡng.
Tháng Giêng sắp qua. Nhiều lễ hội còn kéo sang tháng hai, có lễ hội trải dài vài tháng.

Em cũng tin vào Phật, vào thánh, cũng đi lễ theo phong tục, theo gia đình, tham gia cùng trào lưu đi lễ của cả dân tộc.

Nhưng em bắt đầu nghĩ, phong tục này có lẽ nên dần dần giảm đi,
Đất nước muốn phát triển, niềm tin vào từ bi hỷ xả, vào chân thiện mỹ của Đức Phật là cần thiết, nhưng cách làm như hiện nay sợ rằng không phù hợp?
Em thì cũng vẫn đi chùa nhưng đi vãn cảnh với cầu may thôi chứ cũng không thật sự sùng lắm
 

Ural 75

Xe tăng
Biển số
OF-380018
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,853
Động cơ
258,411 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ cho em hỏi chùa này thiên về mục đích kinh doanh ở chỗ nào ạ?
- Trông giữ oto xe máy không thu phí.
- Không cho bán hàng quán trong khu vực chùa.
- Cơm chay, nước uống, vệ sinh cũng miễn phí toàn bộ.
- Du khách thập phương đi lễ, tham quan vãng cảnh tùy tâm công đức có ai ép buộc gì đâu?
Vậy cụ thông não gúp em mấy chữ đo đỏ trên với.
Đỉnh cao của nghệ thuật kinh doanh chính là những thứ miễn phí mà cụ liệt kê ra đấy ạ.
 

Vuquochoang

Xe hơi
Biển số
OF-456015
Ngày cấp bằng
25/9/16
Số km
117
Động cơ
205,930 Mã lực
Tuổi
36
Phú quý sinh lễ nghĩa cả thôi
Bây giờ xây chùa để kinh doanh mà các bác. Gọi là du lịch tâm linh
 

vuabai0212

Xe tải
Biển số
OF-484106
Ngày cấp bằng
14/1/17
Số km
421
Động cơ
697,951 Mã lực
Nơi ở
Gia Lâm, Hà Nội
e thì hay về quê ở ninh bình và đi mấy cái chùa với đền gần nhà thôi, thanh tịnh mà đẹp. sợ kiểu đến chô đông đúc chen lấn nhau lắm. e còn chưa dám đi chua hương bao giờ vì thấy bảo đông đến nỗi dẫm đạp nên nhau là e tởm với lại đi đò vs thuyền là kinh rồi, sợ nhất là giao tính mạng cho người khác.
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Đỉnh cao của nghệ thuật kinh doanh chính là những thứ miễn phí mà cụ liệt kê ra đấy ạ.
Đến 1 nơi tâm linh nhộm nhoạm, lộn xộn, bẩn thỉu các cụ cũng phê phán đc. Đến 1 nơi tâm linh sạch sẽ, quy củ, trật tự các cụ cũng nói đc. Tựu lại để vừa ý các cụ thì e cũng méo hiểu nó phải thuộc cái thể loại j? Chung quy cũng tại vua Hùng :)). Ngày xưa các cụ trốn vào tận hang cùng, động hẻm để tu mà giờ con cháu nó lôi ra bằng được để nó đến cầu xin, lễ lạt.
 

KhanhPK

Xe tăng
Biển số
OF-176834
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
1,294
Động cơ
348,480 Mã lực
Nơi ở
Hồng Hà, Phúc Xá - HN
Đến 1 nơi tâm linh nhộm nhoạm, lộn xộn, bẩn thỉu các cụ cũng phê phán đc. Đến 1 nơi tâm linh sạch sẽ, quy củ, trật tự các cụ cũng nói đc. Tựu lại để vừa ý các cụ thì e cũng méo hiểu nó phải thuộc cái thể loại j?
Không cụ ạ. Rất nhiều nơi trên thế giới hành hương, lễ hội nhưng không đâu như ở quê hương mình. Em thấy "mê muội".
Còn cụ cứ nơi đâu đẹp, sạch, văn minh cụ tham quan - du lịch thì đó là xu hướng của thế giới cơ mà.
Chứ chen lấn dẫm đạp sợ lắm. Giời phật thánh có thật cũng vãi linh hồn.
 

NAC16

Xe tải
Biển số
OF-412604
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
451
Động cơ
227,380 Mã lực
Có khi nào là sư hổ mang.
Nói thật vs các cụ mợ nhà em cách 20km nhưng em chưa đến bjo. E thích chùa cổ chứ xây mới em không ham
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
E chả hiểu ý cụ ? Còn cái mê muội là do người thụ hưởng sản phẩm chứ ko phải do người tạo ra sp. Cần phân biệt rõ điều này
Không cụ ạ. Rất nhiều nơi trên thế giới hành hương, lễ hội nhưng không đâu như ở quê hương mình. Em thấy "mê muội ".
 

KhanhPK

Xe tăng
Biển số
OF-176834
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
1,294
Động cơ
348,480 Mã lực
Nơi ở
Hồng Hà, Phúc Xá - HN
E chả hiểu ý cụ ? Còn cái mê muội là do người thụ hưởng sản phẩm chứ ko phải do người tạo ra sp. Cần phân biệt rõ điều này
Cụ chưa dẫn đủ bình luận của em, dưới là phần đủ:
Không cụ ạ. Rất nhiều nơi trên thế giới hành hương, lễ hội nhưng không đâu như ở quê hương mình. Em thấy "mê muội".
Còn cụ cứ nơi đâu đẹp, sạch, văn minh cụ tham quan - du lịch thì đó là xu hướng của thế giới cơ mà.
Chứ chen lấn dẫm đạp sợ lắm. Giời phật thánh có thật cũng vãi linh hồn.
 

NGAHUNG

Xe tải
Biển số
OF-344141
Ngày cấp bằng
25/11/14
Số km
407
Động cơ
274,720 Mã lực
Nơi ở
Tp điện biên phủ
Đầu năm đi chùa cầu bình an
Mọi người đi đông vì ai cũng bảo chùa Ba vàng đẹp đi để ngắm cảnh thôi cụ ạ, mà quả nhiên là rất đẹp các e thi nhau chụp choẹt rùi đưa lên fb ầm ầm làm cho nó quá nổi vì vậy mình lại phải đi thôi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top