- Biển số
- OF-316615
- Ngày cấp bằng
- 20/4/14
- Số km
- 1,533
- Động cơ
- 306,800 Mã lực
Chùa này liên quan đến 1 cụ trong 4 trụ nên đông là tất nhiên rồi
Điều 10, điểm 6:Khmer em không biết, chứ Phật giáo miền Nam không khác cụ ạ.
Sư trong ấy cũng đi cúng kiếng cho các gia đình, cũng làm lễ cầu siêu, giải oan, tang sự... và các gia đình cũng phải cúng dường thì mới làm. Thậm chí nhiều chùa cho đặt cốt, xây tháp để cốt, tính tiền khá chát đấy ạ, nếu không thì chùa cũng nghèo. Nhưng thực ra, các chùa đều giàu có.
Các chùa cũng thờ nhiều vị, có vị thè lưỡi trợn mắt như ông Tiêu.
Cụ bảo khác cái gì?
Em không phải phê phán gì chuyện ấy, trái lại, em nghĩ các sư đi cúng, làm lễ cho các gia đình là tốt, làm tháp đựng tro cốt dịch vụ cũng tốt, đáp ứng nhu cầu người dân. Nhưng việc làm tiền quá nhiều (làm giàu trên các công việc ấy), ai không có tiền không làm, cúng nhiều tiền thì làm chu đáo, được chọn chỗ để cốt đẹp, sang, v.v... thì em nghĩ đó là kinh doanh chứ không còn là công việc của người tu hành nữa.
Kinh doanh thì nói là kinh doanh, là mua bán, OK, cứ nói thẳng ra là kinh doanh dịch vụ tâm linh, có khi lại hay. Phật tử đến chùa là góp phần làm chùa giàu có, chùa cảm ơn họ, chứ không phải ngược lại, hay ít ra, đấy là quan hệ bình đẳng, không ai nợ ai, không ai phải chịu ơn ai.
Còn bây giờ thực chất là kinh doanh, nhưng hình thức bên ngoài lại khác.
Vâng, cụ nói chuẩn. E làm j đủ trình nghĩ ra mấy khái niệm này. Mà đúng là khái niệm về tôn giáo thì hơi bị rộng. Mỗi đọc wiki thôi đã hoa mắt. E trích khái niệm tôn giáo này là từ nguyên ý của của thượng toạ Thích Nhật Từ trong 1 bài nói về đạo Phật, e cũng chả tìm đc lại cái link. Đại ý phân biệt giữa tôn giáo, tín ngưỡng. Như Đạo Mẫu, hay thờ Ma xó, Thần rừng, núi,...thì đc xếp vào tín ngưỡng. Tin lành, hồi giáo, Phật giáo, ... gọi là tôn giáo. Tôn giáo thì bao hàm 1 nền triết lý trong đó. Nhưng Phật giáo thì lại khác tất cả các tôn giáo khác là chả có đấng quyền năng nào nên có thể coi như ko phải tôn giáo mà là 1 triết học hay 1 nền đạo đức. Cá nhân e thấy quan điểm như vậy cũng dễ hiểu và chấp nhận đc. Cảm ơn cụ đã chỉnh đốn e nhé. E xin trân trọng tiếp thu và sửa đổiSai lầm cụ ạ,
Về định nghĩa tôn giáo rất phức tạp, vẫn chưa có một quan niệm nào được số đông chấp nhận.
Cụ viết thế là dường như có một quan niệm chuẩn của xã hội, hay của giới khoa học về tôn giáo rồi.
Xin cụ dẫn quan niệm ấy gốc gác từ sách nào, từ tác giả nào?
Nếu là quan niệm riêng của cụ cũng không sao, nhưng nên nói rõ, đó là quan niệm của cụ.
Còn viết chung chung là "được chấp nhận ngày nay" không ổn.
Tứ trụ nào vậy cụ? Hay cụ đoán mò?Chùa này liên quan đến 1 cụ trong 4 trụ nên đông là tất nhiên rồi
Cám ơn cụ cho biết trang này, và một số cụ cung cấp hiểu biết về sư và chùa Ba Vàng.
Em thì cũng vẫn đi chùa nhưng đi vãn cảnh với cầu may thôi chứ cũng không thật sự sùng lắmSáng thứ 7 vừa rồi, em thăm chùa Ba Vàng đất Quảng.
Phải nói là em thán phục công sức, tiền của bỏ ra xây dựng, chỉ trong vòng ba bốn năm, một ngôi chùa hùng vĩ được dựng nên trên núi.
Chi phí xây dựng chắc vài trăm đến ngàn tỷ.
Có một vài suy nghĩ không vui xin chia sẻ cùng các cụ:
1 - Chuyện cái ghế trống:
Tại chính điện, bên trái, có một bàn dài để ghi phiếu công đức. Có hai cô sư trẻ ghi phiếu ngồi 2 ghế một đầu, đầu kia có hai ghế trống. Vài người xúm đến. Thấy các cô bận, một người hỏi, tôi tự ghi có được không, một cô trả lời được. Người kia nhặt một phiếu trắng trong tập phiếu để sẵn trên bàn để tự ghi. Chùa này có cái hay là mọi người công đức không đưa tiền trực tiếp mà tự bỏ tiền vào hòm công đức, nếu muốn ghi phiếu công đức (ví dụ có người ở nhà không đi được nhờ mình công đức hộ, thì lấy phiếu về cho họ, hoặc mình muốn lấy phiếu về đặt lên bàn thờ, một cách báo cáo tổ tiên) thì ra bàn này bảo các cô sư ghi, khai thế nào ghi thế ấy, ai dám lừa dối Phật.
Lại nói người kia đứng ghi không thuận tiện, liền ngồi xuống cái ghế trống để ghi, chắc cho chữ đẹp hơn. Ngay lập tức một cô sư lên tiếng: mời bác đứng lên, đây không phải chỗ bác ngồi. Em nhìn cô, cô còn rất trẻ, nhìn người kia, thì ra một bác già. Bác ấy đứng lên và không ghi nữa, lặng lẽ bỏ đi, ra hòm công đức bỏ tiền.
Em tưởng như vào công sở nhà nước xin một ân huệ nào đấy. Ngày xưa thôi. Chứ giờ đây cũng ít cảnh như thế, các nhân viên nhà nước cũng lịch sự hơn, thấy người già là mời ngồi tử tế.
Cô sư trẻ chắc không có tấm lòng của người tu hành.
2 - Chuyện thứ hai: người đi lễ sao mà đông thế?
Một ngôi chùa mới được biết đến rộng rãi 5 năm nay, mà bãi đỗ xe rộng thênh thang chật kín, hàng trăm xe, chủ yếu là xe to 4-50 ghế, người cứ nườm nượp chen vai thích cánh. Đâu phải chỉ chùa này, cả nước có hàng ngàn chùa đền phủ lớn, người dân đi hội trong làng, rồi đi lễ đi hội trong vùng, trong nước, đầu năm đi vay, đi xin, cuối năm đi trả, đi lễ tạ...
Thì ra dân mình tin thần thánh quá, tin cũng tốt, nhưng niềm tin có đúng hướng không (thần thánh liệu có giúp người ta giàu có, mạnh khỏe, đỗ đạt... được không? Hay chỉ tự thân vận động mới có kết quả? )
Vậy mà bỏ ra bao nhiêu thời gian cho lễ hội, bao nhiêu tiền của cho tín ngưỡng.
Tháng Giêng sắp qua. Nhiều lễ hội còn kéo sang tháng hai, có lễ hội trải dài vài tháng.
Em cũng tin vào Phật, vào thánh, cũng đi lễ theo phong tục, theo gia đình, tham gia cùng trào lưu đi lễ của cả dân tộc.
Nhưng em bắt đầu nghĩ, phong tục này có lẽ nên dần dần giảm đi,
Đất nước muốn phát triển, niềm tin vào từ bi hỷ xả, vào chân thiện mỹ của Đức Phật là cần thiết, nhưng cách làm như hiện nay sợ rằng không phù hợp?
Đỉnh cao của nghệ thuật kinh doanh chính là những thứ miễn phí mà cụ liệt kê ra đấy ạ.Cụ cho em hỏi chùa này thiên về mục đích kinh doanh ở chỗ nào ạ?
- Trông giữ oto xe máy không thu phí.
- Không cho bán hàng quán trong khu vực chùa.
- Cơm chay, nước uống, vệ sinh cũng miễn phí toàn bộ.
- Du khách thập phương đi lễ, tham quan vãng cảnh tùy tâm công đức có ai ép buộc gì đâu?
Vậy cụ thông não gúp em mấy chữ đo đỏ trên với.
Đi tham quan vui vẻ cũng hay mà. Nâng cao đời sống tinh thần mà cụBao giờ hết mê muội đây???
Đến 1 nơi tâm linh nhộm nhoạm, lộn xộn, bẩn thỉu các cụ cũng phê phán đc. Đến 1 nơi tâm linh sạch sẽ, quy củ, trật tự các cụ cũng nói đc. Tựu lại để vừa ý các cụ thì e cũng méo hiểu nó phải thuộc cái thể loại j? Chung quy cũng tại vua Hùng . Ngày xưa các cụ trốn vào tận hang cùng, động hẻm để tu mà giờ con cháu nó lôi ra bằng được để nó đến cầu xin, lễ lạt.Đỉnh cao của nghệ thuật kinh doanh chính là những thứ miễn phí mà cụ liệt kê ra đấy ạ.
Không cụ ạ. Rất nhiều nơi trên thế giới hành hương, lễ hội nhưng không đâu như ở quê hương mình. Em thấy "mê muội".Đến 1 nơi tâm linh nhộm nhoạm, lộn xộn, bẩn thỉu các cụ cũng phê phán đc. Đến 1 nơi tâm linh sạch sẽ, quy củ, trật tự các cụ cũng nói đc. Tựu lại để vừa ý các cụ thì e cũng méo hiểu nó phải thuộc cái thể loại j?
Không cụ ạ. Rất nhiều nơi trên thế giới hành hương, lễ hội nhưng không đâu như ở quê hương mình. Em thấy "mê muội ".
Cụ chưa dẫn đủ bình luận của em, dưới là phần đủ:E chả hiểu ý cụ ? Còn cái mê muội là do người thụ hưởng sản phẩm chứ ko phải do người tạo ra sp. Cần phân biệt rõ điều này