[Funland] Thăm chùa Ba Vàng, có gì đấy không vui!

Trạng thái
Thớt đang đóng

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Xét về góc độ tu tập thì hiếm có chùa nào ở miền Bắc mà các sư giữ được thanh quy, giới luật như ở đây. Các sư thực hành đời sống thiểu dục, tri túc, ngày ăn 1 bữa duy nhất, thay phiên nhau vào rừng tu tập để thực hành xả tham ái. Nói chung, nếu bàn sâu về đạo Phật thì nhiều cụ ko hiểu hết hoặc ko hiểu đúng. Hơi lan man
 

QuyetCar

Xe hơi
Biển số
OF-489780
Ngày cấp bằng
19/2/17
Số km
158
Động cơ
191,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cuối tuần trước em cũng đi em, cảm nhận của em là chùa khá quy củ, gọi là các cụ bảo có thờ có thiêng, nên đầu năm có thời gian nên chùa đông e thấy cũng là đúng ạ
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Phật Giáo Bắc Tông ( 1 số nước như TQ, VN, Đài Loan,..) có 1 khái niệm gọi là " Thiện xảo". Đó là 1 hình thức để gieo duyên giúp người ta có cơ hội đến với Phật Pháp. Ví dụ: xây chùa to đẹp, nhiều người đến, sau đó họ cơ hội biết các sư thầy, được nghe, đc thấy, được tìm hiểu, từ đó chuyển hoá dần nhận thức về đạo Phật. Tuy nhiên nhiều nơi việc này bị lợi dụng và biến tướng nặng nề.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,869
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Đóng góp ngân sách theo cách nào ạ, gián tiếp hay trực tiếp, em chưa hiểu?
Khách du lịch đến ăn tiêu, thì đem lại thu nhập cho địa phương, phải chăng cụ nói về chuyện ấy?
Ngày cao điểm còn thiếu cả xe chở tiền đi nộp ngân sách đấy cụ ạ :D
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Đạo Phật truyền bá vào VN trước TQ khoảng 100 năm, nhưng sau 1k năm Bắc thuộc thì lại bị văn hoá Phật giáo TQ đồng hoá ngược lại. Phật giáo TQ bị ảnh hưởng nặng nề của đạo Khổng và Lão giáo ( tam giáo đồng nguyên)nên các cụ mới thấy nhiều chùa thờ Thánh hiền, rồi có các lễ dâng sao, giải hạn này khác chứ đạo Phật gốc ko có món đó. Sau đó Phật giáo Vn lại bị các tín ngưỡng dân gian ảnh hưởng nên các cụ mới thấy các chùa miền Bắc có ban thờ Mẫu.
 

Mycar222

Xe điện
Biển số
OF-129065
Ngày cấp bằng
1/2/12
Số km
4,848
Động cơ
409,192 Mã lực
Nơi ở
Chỗ ấy, ở giữa ngã.....
Phong trào xây chùa cổ phần, buôn thần bán thánh, kinh doanh tâm linh đang hoành hành rực rỡ
P/s: loanh quanh Hanoi e thấy có Chùa Thầy ( chùa ở dưới chân núi) là 1 trong số ít nơi còn còn giữ lại đc ít nhiều giá trị tâm linh cổ truyền
 

phutmot

Xe đạp
Biển số
OF-481501
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
44
Động cơ
195,290 Mã lực
Tuổi
52
Đạo Phật truyền bá vào VN trước TQ khoảng 100 năm, nhưng sau 1k năm Bắc thuộc thì lại bị văn hoá Phật giáo TQ đồng hoá ngược lại. Phật giáo TQ bị ảnh hưởng nặng nề của đạo Khổng và Lão giáo ( tam giáo đồng nguyên)nên các cụ mới thấy nhiều chùa thờ Thánh hiền, rồi có các lễ dâng sao, giải hạn này khác chứ đạo Phật gốc ko có món đó. Sau đó Phật giáo Vn lại bị các tín ngưỡng dân gian ảnh hưởng nên các cụ mới thấy các chùa miền Bắc có ban thờ Mẫu.
Em vẫn mong muốn có một cụ nào đó hiểu và lập một thớt chuyên đề về phật pháp. Nếu đủ duyên mời cụ chia sẻ
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Em vẫn mong muốn có một cụ nào đó hiểu và lập một thớt chuyên đề về phật pháp. Nếu đủ duyên mời cụ chia sẻ
Kính cụ. Chuyên đề đấy lớn quá, e cũng ko biết bắt đầu từ đâu. E cũng chỉ sơ đẳng thôi, tìm hiểu do thích, và thấy nhiều vấn đề thực hành áp dụng đc giúp cải thiện đời sống tinh thần. Phật giáo về bản chất ko phải là 1 tôn giáo mà là 1 nền triết học, đạo đức. Mà bàn về triết học thì nó rộng lớn lắm.
 

Smowtion

Xe hơi
Biển số
OF-105199
Ngày cấp bằng
8/7/11
Số km
165
Động cơ
396,940 Mã lực
mình vãn cảnh thôi, mùa lễ hội đi bực mình lắm
 

phutmot

Xe đạp
Biển số
OF-481501
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
44
Động cơ
195,290 Mã lực
Tuổi
52
Kính cụ. Chuyên đề đấy lớn quá, e cũng ko biết bắt đầu từ đâu. E cũng chỉ sơ đẳng thôi, tìm hiểu do thích, và thấy nhiều vấn đề thực hành áp dụng đc giúp cải thiện đời sống tinh thần. Phật giáo về bản chất ko phải là 1 tôn giáo mà là 1 nền triết học, đạo đức. Mà bàn về triết học thì nó rộng lớn lắm.
Đền ơn Chư Phật là ơn chẳng đền, với người con Phật khi đã ngấm đc giáo lý của Người chắc chắn sẽ có một lối đi rõ ràng, tuy rằng còn gặp chướng duyên nhưng ko sao cả, có tâm hướng Phật khắc được các thiện tri thức trợ duyên.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Kính cụ. Chuyên đề đấy lớn quá, e cũng ko biết bắt đầu từ đâu. E cũng chỉ sơ đẳng thôi, tìm hiểu do thích, và thấy nhiều vấn đề thực hành áp dụng đc giúp cải thiện đời sống tinh thần. Phật giáo về bản chất ko phải là 1 tôn giáo mà là 1 nền triết học, đạo đức. Mà bàn về triết học thì nó rộng lớn lắm.
Phật giáo thật là một biển cả tri thức khiến mỗi cá nhân có để cả đời nghiên cứu cũng khó lĩnh hội nổi phần nhỏ. Nhưng nói Phật giáo không phải một tôn giáo như cụ thì rất mong cụ lý lẽ chứng minh, chứ em không thể hiểu nổi.
Em từng nghe một vị sư nói rằng Phật giáo là vô thần thì có, và ông lý giải rằng Đức Phật chỉ chỉ cho chúng ta con đường giải thoát, chứ không giải thoát cho chúng ta, rằng muốn giải thoát, không phải cứ tin tưởng mù quáng mà phải nhận thức, học hỏi, tu tập, tự mình kiểm chứng, cho nên Đạo Phật đòi hỏi học hiểu chứ không phải mê tín. Em hiểu tinh thần lời của vị sư nói, chứ diễn đạt lại theo kiểu dân dã không chuẩn lắm, vì thực ra mình cũng chỉ hiểu lờ mờ như thế.
Vậy Phật giáo là vô thần, là nhận thức, ngược với mê tín, là triết học nhân sinh, thậm chí độc đáo nữa bảo rằng Phật giáo là khoa học, nhưng bảo không phải là tôn giáo thì nghe ra khó hiểu quá.
Điều này mà cụ lý giải được thì phi thường.

Điểm thứ hai, ngay lập luận của nhà sư nói trên em cũng thấy thuần túy lý thuyết, hoặc phù hợp với thực tế của một số vị cao tăng thôi. Còn với dân thường, với số đông, đức Phật là vị thần quyền năng cứu khổ cứu nạn. Ngay từ xưa dân ta đã hình dung Đức Phật và cả những cao tăng như những vị thần thánh quyền năng vậy. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, Đức Phật hiện lên cứu giúp cô Tấm bằng phép mầu. Đức Phật còn hóa thân vào các thần mưa Pháp Vân, Pháp Vũ ở các chùa Dâu, chùa Đậu. Khi gặp nguy nan, người ta cầu xin Phật bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Các cao tăng có tài hóa phép và trị bệnh cứu người, như chuyện Lý Thần Tông, Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ... người dân đến chùa chủ yếu để cầu xin Đức Phật và các vị Bồ Tát như các thánh thần phù hộ, bằng sự màu nhiệm của mình, giúp họ thoát khỏi bệnh tật, có con, nuôi con, thoát nghèo, thậm chí cả giàu sang, đỗ đạt. Tục bán khoán, gửi con cho cửa Phật, tục lên chùa cầu tự có từ lâu, làm lễ giải oan, cắt duyên, cúng sao giải hạn, không có gốc gác Phật giáo (điều này nghe ai đó nói, chứ em không biết chắc) nhưng từ lâu đã gắn với chùa. Tóm lại, với người dân và đại đa số phật tử, thì Phật và các vị Bồ tát là thần thánh quyền năng đích thực, có thể biến nguy thành an, cứu người tai qua nạn khỏi, trừng trị kẻ ác... Nói tin vào thánh thần là tin vào thánh, thần, tiên, Phật... tin vào tất cả các vị quyền năng bất tử.
Càng cho thấy khó mà nói Phật giáo không phải một tôn giáo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,486
Động cơ
348,175 Mã lực
Phật giáo thật là một biển cả tri thức khiến mỗi cá nhân có để cả đời nghiên cứu cũng khó lĩnh hội nổi phần nhỏ. Nhưng nói Phật giáo không phải một tôn giáo như cụ thì rất mong cụ lý lẽ chứng minh, chứ em không thể hiểu nổi.
Em từng nghe một vị sư nói rằng Phật giáo là vô thần thì có, và ông lý giải rằng Đức Phật chỉ chỉ cho chúng ta con đường giải thoát, chứ không giải thoát cho chúng ta, rằng muốn giải thoát, không phải cứ tin tưởng mù quáng mà phải nhận thức, học hỏi, tu tập, tự mình kiểm chứng, cho nên Đạo Phật đòi hỏi học hiểu chứ không phải mê tín. Em hiểu tinh thần lời của vị sư nói, chứ diễn đạt lại theo kiểu dân dã không chuẩn lắm, vì thực ra mình cũng chỉ hiể u lờ mờ như thế.
Vậy Phật giáo là vô thần, là nhận thức, ngược với mê tín, là triết học nhân sinh, thậm chí độc đáo nữa bảo rằng Phật giáo là khoa học, nhưng bảo không phải là tôn giáo thì nghe ra khó hiểu quá.
Điều này mà cụ lý giải được thì phi thường.

Điểm thứ hai, ngay lập luận của nhà sư nói trên em cũng thấy thuần túy lý thuyết, hoặc phù hợp với thực tế của một số vị cao tăng thôi. Còn với dân thường, với số đông, đức Phật là vị thần quyền năng cứu khổ cứu nạn. Ngay từ xưa dân ta đã hình dung Đức Phật và cả những cao tăng như những vị thần thánh quyền năng vậy. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, Đức Phật hiện lên cứu giúp cô Tấm bằng phép mầu. Đức Phật còn hóa thân vào các thần mưa Pháp Vân, Pháp Vũ ở các chùa Dâu, chùa Đậu. Khi gặp nguy nan, người ta cầu xin Phật bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Các cao tăng có tài hóa phép và trị bệnh cứu người, như chuyện Lý Thần Tông, Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ... người dân đến chùa chủ yếu để cầu xin Đức Phật và các vị Bồ Tát như các thánh thần phù hộ, bằng sự màu nhiệm của mình, giúp họ thoát khỏi bệnh tật, có con, nuôi con, thoát nghèo, thậm chí cả giàu sang, đỗ đạt. Tục bán khoán, gửi con cho cửa Phật, tục lên chùa cầu tự có từ lâu, làm lễ giải oan, cắt duyên, cúng sao giải hạn, không có gốc gác Phật giáo nhưng từ lâu đã gắn với chùa. Tóm lại, với người dân và đại đa số phật tử, thì Phật và các vị Bồ tát là thần thánh quyền năng đích thực, có thể biến nguy thành an, cứu người tai qua nạn khỏi, trừng trị kẻ ác... Nói tin vào thánh thần là tin vào thánh, thần, tiên, Phật... tin vào tất cả các vị quyền năng bất tử.
Càng cho thấy khó mà nói Phật giáo không phải một tôn giáo.
Bác tìm đọc quyển Phật Giáo và Khoa Học sẽ hiểu thêm một phần câu nói Phật giáo không phải một tôn giáo
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Phật giáo thật là một biển cả tri thức khiến mỗi cá nhân có để cả đời nghiên cứu cũng khó lĩnh hội nổi phần nhỏ. Nhưng nói Phật giáo không phải một tôn giáo như cụ thì rất mong cụ lý lẽ chứng minh, chứ em không thể hiểu nổi.
Em từng nghe một vị sư nói rằng Phật giáo là vô thần thì có, và ông lý giải rằng Đức Phật chỉ chỉ cho chúng ta con đường giải thoát, chứ không giải thoát cho chúng ta, rằng muốn giải thoát, không phải cứ tin tưởng mù quáng mà phải nhận thức, học hỏi, tu tập, tự mình kiểm chứng, cho nên Đạo Phật đòi hỏi học hiểu chứ không phải mê tín. Em hiểu tinh thần lời của vị sư nói, chứ diễn đạt lại theo kiểu dân dã không chuẩn lắm, vì thực ra mình cũng chỉ hiểu lờ mờ như thế.
Vậy Phật giáo là vô thần, là nhận thức, ngược với mê tín, là triết học nhân sinh, thậm chí độc đáo nữa bảo rằng Phật giáo là khoa học, nhưng bảo không phải là tôn giáo thì nghe ra khó hiểu quá.
Điều này mà cụ lý giải được thì phi thường.

Điểm thứ hai, ngay lập luận của nhà sư nói trên em cũng thấy thuần túy lý thuyết, hoặc phù hợp với thực tế của một số vị cao tăng thôi. Còn với dân thường, với số đông, đức Phật là vị thần quyền năng cứu khổ cứu nạn. Ngay từ xưa dân ta đã hình dung Đức Phật và cả những cao tăng như những vị thần thánh quyền năng vậy. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, Đức Phật hiện lên cứu giúp cô Tấm bằng phép mầu. Đức Phật còn hóa thân vào các thần mưa Pháp Vân, Pháp Vũ ở các chùa Dâu, chùa Đậu. Khi gặp nguy nan, người ta cầu xin Phật bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Các cao tăng có tài hóa phép và trị bệnh cứu người, như chuyện Lý Thần Tông, Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ... người dân đến chùa chủ yếu để cầu xin Đức Phật và các vị Bồ Tát như các thánh thần phù hộ, bằng sự màu nhiệm của mình, giúp họ thoát khỏi bệnh tật, có con, nuôi con, thoát nghèo, thậm chí cả giàu sang, đỗ đạt. Tục bán khoán, gửi con cho cửa Phật, tục lên chùa cầu tự có từ lâu, làm lễ giải oan, cắt duyên, cúng sao giải hạn, không có gốc gác Phật giáo (điều này nghe ai đó nói, chứ em không biết chắc) nhưng từ lâu đã gắn với chùa. Tóm lại, với người dân và đại đa số phật tử, thì Phật và các vị Bồ tát là thần thánh quyền năng đích thực, có thể biến nguy thành an, cứu người tai qua nạn khỏi, trừng trị kẻ ác... Nói tin vào thánh thần là tin vào thánh, thần, tiên, Phật... tin vào tất cả các vị quyền năng bất tử.
Càng cho thấy khó mà nói Phật giáo không phải một tôn giáo.
Cái mà cụ đang đề cập đến ko phải là đạo Phật nguyên bản mà đã bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Khái niệm về 1 tôn giáo đc chấp nhận ngày nay phải bao gồm 3 yếu tố: có 1 đấng sáng tạo, có 1 nền triết lý, có 1 hệ thống các nghi lễ đi kèm. Đạo Phật thiếu yếu tố đầu tiên. Đạo Mẫu cũng ko đc coi là tôn giáo mà chỉ đc coi là tín ngưỡng, vì nó thiếu yếu tố thứ 2.
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Đạo Phật nguyên bản chỉ tôn thờ 1 vị thầy duy nhất là vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Một con người có thật (các chùa ở Srilanka, Thái Lan, Myanma,..). Đạo Phật truyền qua TQ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của người TQ, bị đồng hoá bởi đạo Khổng và đạo Lão. Rồi các sư tổ TQ vì mục đích nào đó, hoặc vì cái tôi rất lớn nên vẽ vời thêm ra nhiều hình tượng như Quan Âm BT, Địa tạng vương BT,.... Và thêm thắt, sáng tạo rất nhiều kinh điển mới. Một phần để dễ thu hút các tín đồ bình dân. Phật giáo VN đương nhiên qua 1000 năm Bắc thuộc sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo TQ. Rồi lại dung nạp tín ngưỡng dân gian VN như thờ Mẫu, đức thánh Trần, ... nên thành ra cái như bây giờ mà các cụ thấy ở chùa chiền miền Bắc. Vào Nam các cụ sẽ thấy khác, các chùa Khơ me lại thấy khác nữa
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Đạo Phật nguyên bản chỉ tôn thờ 1 vị thầy duy nhất là vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Một con người có thật (các chùa ở Srilanka, Thái Lan, Myanma,..). Đạo Phật truyền qua TQ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của người TQ, bị đồng hoá bởi đạo Khổng và đạo Lão. Rồi các sư tổ TQ vì mục đích nào đó, hoặc vì cái tôi rất lớn nên vẽ vời thêm ra nhiều hình tượng như Quan Âm BT, Địa tạng vương BT,.... Và thêm thắt, sáng tạo rất nhiều kinh điển mới. Một phần để dễ thu hút các tín đồ bình dân. Phật giáo VN đương nhiên qua 1000 năm Bắc thuộc sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo TQ. Rồi lại dung nạp tín ngưỡng dân gian VN như thờ Mẫu, đức thánh Trần, ... nên thành ra cái như bây giờ mà các cụ thấy ở chùa chiền miền Bắc. Vào Nam các cụ sẽ thấy khác, các chùa Khơ me lại thấy khác nữa
Khmer em không biết, chứ Phật giáo miền Nam không khác cụ ạ.
Sư trong ấy cũng đi cúng kiếng cho các gia đình, cũng làm lễ cầu siêu, giải oan, tang sự... và các gia đình cũng phải cúng dường thì mới làm. Thậm chí nhiều chùa cho đặt cốt, xây tháp để cốt, tính tiền khá chát đấy ạ, nếu không thì chùa cũng nghèo. Nhưng thực ra, các chùa đều giàu có.
Các chùa cũng thờ nhiều vị, có vị thè lưỡi trợn mắt như ông Tiêu.
Cụ bảo khác cái gì?
Em không phải phê phán gì chuyện ấy, trái lại, em nghĩ các sư đi cúng, làm lễ cho các gia đình là tốt, làm tháp đựng tro cốt dịch vụ cũng tốt, đáp ứng nhu cầu người dân. Nhưng việc làm tiền quá nhiều (làm giàu trên các công việc ấy), ai không có tiền không làm, cúng nhiều tiền thì làm chu đáo, được chọn chỗ để cốt đẹp, sang, v.v... thì em nghĩ đó là kinh doanh chứ không còn là công việc của người tu hành nữa.
Kinh doanh thì nói là kinh doanh, là mua bán, OK, cứ nói thẳng ra là kinh doanh dịch vụ tâm linh, có khi lại hay. Phật tử đến chùa là góp phần làm chùa giàu có, chùa cảm ơn họ, chứ không phải ngược lại, hay ít ra, đấy là quan hệ bình đẳng, không ai nợ ai, không ai phải chịu ơn ai.
Còn bây giờ thực chất là kinh doanh, nhưng hình thức bên ngoài lại khác.
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Khmer em không biết, chứ Phật giáo miền Nam không khác cụ ạ.
Sư trong ấy cũng đi cúng kiếng cho các gia đình, cũng làm lễ cầu siêu, giải oan, tang sự... và các gia đình cũng phải cúng dường thì mới làm. Thậm chí nhiều chùa cho đặt cốt, xây tháp để cốt, tính tiền khá chát đấy ạ, nếu không thì chùa cũng nghèo. Nhưng thực ra, các chùa đều giàu có.
Các chùa cũng thờ nhiều vị, có vị thè lưỡi trợn mắt như ông Tiêu.
Cụ bảo khác cái gì?
Em không phải phê phán gì chuyện ấy, trái lại, em nghĩ các sư đi cúng, làm lễ cho các gia đình là tốt, làm tháp đựng tro cốt dịch vụ cũng tốt, đáp ứng nhu cầu người dân. Nhưng việc làm tiền quá nhiều (làm giàu trên các công việc ấy), ai không có tiền không làm, cúng nhiều tiền thì làm chu đáo, được chọn chỗ để cốt đẹp, sang, v.v... thì em nghĩ đó là kinh doanh chứ không còn là công việc của người tu hành nữa.
Kinh doanh thì nói là kinh doanh, là mua bán, OK, cứ nói thẳng ra là kinh doanh dịch vụ tâm linh, có khi lại hay. Phật tử đến chùa là góp phần làm chùa giàu có, chùa cảm ơn họ, chứ không phải ngược lại, hay ít ra, đấy là quan hệ bình đẳng, không ai nợ ai, không ai phải chịu ơn ai.
Còn bây giờ thực chất là kinh doanh, nhưng hình thức bên ngoài lại khác.
Chùa miền Nam rất ít hoặc ko có chùa có ban thờ Mẫu đâu vì đạo Mẫu chỉ ảnh hưởng từ miền Trung hất ra. E đang nói ở góc độ Phật giáo Việt Nam khác các nước khác, và khác nhau giữa các vùng miền do đâu thôi. Do ảnh hưởng bởi TQ và tín ngưỡng dân gian. Tóm lại là thế cụ ạ
 

Sweethome

Xe điện
Biển số
OF-322704
Ngày cấp bằng
7/6/14
Số km
2,764
Động cơ
307,333 Mã lực
Xét về góc độ tu tập thì hiếm có chùa nào ở miền Bắc mà các sư giữ được thanh quy, giới luật như ở đây. Các sư thực hành đời sống thiểu dục, tri túc, ngày ăn 1 bữa duy nhất, thay phiên nhau vào rừng tu tập để thực hành xả tham ái. Nói chung, nếu bàn sâu về đạo Phật thì nhiều cụ ko hiểu hết hoặc ko hiểu đúng. Hơi lan man
Theo em hiểu quan điểm của nhà Phật là ở đời phải cố gắng làm được những điều tốt và bỏ bớt những điều xấu đi. Và dạy rằng, ở đời chả có cái gì là tuyệt đối cả và đừng có tham sân si. Có hai việc mỗi người luôn cần làm là làm cho xã hội và làm cho bản thân. Các sư mà cứ quá chăm chú với việc tu tập phải chăng chỉ có quan tâm đến lợi ích bản thân mình.

Kính cụ. Chuyên đề đấy lớn quá, e cũng ko biết bắt đầu từ đâu. E cũng chỉ sơ đẳng thôi, tìm hiểu do thích, và thấy nhiều vấn đề thực hành áp dụng đc giúp cải thiện đời sống tinh thần. Phật giáo về bản chất ko phải là 1 tôn giáo mà là 1 nền triết học, đạo đức. Mà bàn về triết học thì nó rộng lớn lắm.
Phật giáo thật là một biển cả tri thức khiến mỗi cá nhân có để cả đời nghiên cứu cũng khó lĩnh hội nổi phần nhỏ. Nhưng nói Phật giáo không phải một tôn giáo như cụ thì rất mong cụ lý lẽ chứng minh, chứ em không thể hiểu nổi.
Theo em luôn có hai phần, lý luận và thực hành hay là kinh sách và hành đạo. Lý luận trong Phật giáo chính là giáo lý, chính là triết học vậy, Phật giáo hành đạo chính là tôn giáo vậy.

Kinh doanh thì nói là kinh doanh, là mua bán, OK, cứ nói thẳng ra là kinh doanh dịch vụ tâm linh, có khi lại hay. Phật tử đến chùa là góp phần làm chùa giàu có, chùa cảm ơn họ, chứ không phải ngược lại, hay ít ra, đấy là quan hệ bình đẳng, không ai nợ ai, không ai phải chịu ơn ai.
Còn bây giờ thực chất là kinh doanh, nhưng hình thức bên ngoài lại khác.
OK với cụ. Đúng sai chưa nói nhưng có cái nhập nhèm, mập mờ, lợi dung đâu đó là điều không nên. Nhất là đối với người tu hành. Người tu hành phải nên lĩnh hội được triết lý, tư tưởng của giáo lý (học, ngộ) rồi mang cái đó để giảng lại, để phổ biến, để làm cho người khác tốt lên (hành đạo) thì mới đúng là người tu hành. Tu hành chỉ vì đắc đạo, ích lợi bản thân thì ... có ích gì - Phật dạy thế :)
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
780
Động cơ
374,544 Mã lực
Theo em hiểu quan điểm của nhà Phật là ở đời phải cố gắng làm được những điều tốt và bỏ bớt những điều xấu đi. Và dạy rằng, ở đời chả có cái gì là tuyệt đối cả và đừng có tham sân si. Có hai việc mỗi người luôn cần làm là làm cho xã hội và làm cho bản thân. Các sư mà cứ quá chăm chú với việc tu tập phải chăng chỉ có quan tâm đến lợi ích bản thân mình.




Theo em luôn có hai phần, lý luận và thực hành hay là kinh sách và hành đạo. Lý luận trong Phật giáo chính là giáo lý, chính là triết học vậy, Phật giáo hành đạo chính là tôn giáo vậy.


OK với cụ. Đúng sai chưa nói nhưng có cái nhập nhèm, mập mờ, lợi dung đâu đó là điều không nên. Nhất là đối với người tu hành. Người tu hành phải nên lĩnh hội được triết lý, tư tưởng của giáo lý (học, ngộ) rồi mang cái đó để giảng lại, để phổ biến, để làm cho người khác tốt lên (hành đạo) thì mới đúng là người tu hành. Tu hành chỉ vì đắc đạo, ích lợi bản thân thì ... có ích gì - Phật dạy thế :)
Sao cụ lại nói là " Phật dạy thế" ? = )). Phật ko dạy như cụ nghĩ thế đâu.
1. Về quan điểm đạo Phật ko phải là 1 tôn giáo: e đã nói ở trên. Nghĩa là xét về mặt bản chất. Quan điểm về 1 tôn giáo được chấp nhận ngày nay phải gồm ba yếu tố : đấng sáng thế, nền triết lý và các nghi lễ. Đạo Phật ko có đấng sáng thế.
2. Mấy cái vấn đề khác cụ nói : Đó chính là những lý luận của Phật giáo Đại thừa ( Bắc Tông). Bản thân lịch sử hơn 2000 năm của Phật giáo rất phức tạp, nhiều chi phái, đường lối tu tập khác nhau, quan điểm khác nhau rất nhiều. Có nhiều điều để bàn về nó mà ngồi gõ ra tranh luận với cụ thì e ko đủ sức. Hihi. E chỉ nêu lại cho cụ quan điểm của Phật giáo nguyên bản ( e lưu ý chữ nguyên bản) như thế này về việc tu hành của các sư để cụ tham khảo cho vui: Đạo Phật là đạo giác ngộ, tự lực chứ ko cầu tha lực ( ko cúng kiếng, cầu xin, ko có lực lượng nào ban phước, giáng họa,.. ). Đức Phật chỉ là người chỉ ra con đường giải thoát, còn mọi người phải tự đốt đuốc lên mà đi, ai tu nấy chứng, chứng đến đâu có kết quả đến đó. Theo quy luật nhân, duyên, quả. Đối với các đệ tử, đức Phật chủ trương ai chứng ngộ giải thoát mới được thuyết pháp, truyền đạt lại cho người khác ( nghĩa là cứu mình trước khi cứu người, giống cụ đi máy bay mà mấy cô tiếp viên hướng dẫn khi xảy ra sự cố phải cứu mình trước khi cứu người khác í, rất hợp thực tiễn) vì người không thấy rõ thì ko thể chỉ đường cho người khác đc. Ko phải như cụ nghĩ là " Tu hành chỉ vì đắc đạo, lợi ích cho bản thân,.."... Còn giải thoát hay niết bàn ko phải là nơi nào xa xôi mà đó là 1 trạng thái của tâm bất động, thanh thản, an lạc trước tất cả mọi biến cố diễn ra.
3. Cụ thích tìm hiểu thì có thể tìm hiểu thêm mấy từ khoá " Phật giáo nguyên thuỷ", " Lịch sử Phật giáo Việt Nam", các khái niệm " Phật giáo bắc tông", " Phật giáo nam tông", ...
 
Chỉnh sửa cuối:

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Quan điểm về 1 tôn giáo được chấp nhận ngày nay phải gồm ba yếu tố : đấng sáng thế, nền triết lý và các nghi lễ. Đạo Phật ko có đấng sáng thế.
Sai lầm cụ ạ,
Về định nghĩa tôn giáo rất phức tạp, vẫn chưa có một quan niệm nào được số đông chấp nhận.
Cụ viết thế là dường như có một quan niệm chuẩn của xã hội, hay của giới khoa học về tôn giáo rồi.
Xin cụ dẫn quan niệm ấy gốc gác từ sách nào, từ tác giả nào?
Nếu là quan niệm riêng của cụ cũng không sao, nhưng nên nói rõ, đó là quan niệm của cụ.
Còn viết chung chung là "được chấp nhận ngày nay" không ổn.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top