Cứ để A98 nói cũng vui mà, thế giới phải có nhiều chiều mình nhìn nhận vấn đề cũng rõ hơn. Ngày xưa em đi học việc hiểu được 1 lời giải sai của bạn sai ở chỗ nào có khi lại củng cố chắc kiến thức bản thân hơn là 1 lời giải đúng.
Về chuyện nhiều động cơ, em làm code, với em nó cũng tương tự như việc mua thêm máy chủ. Cái khó nó ko nằm ở đống máy, mua về phát là xong, mà nó nằm ở chỗ làm sao để cái đống máy đấy làm việc được tốt với nhau. Có những thứ nhìn tưởng đơn giản nhưng cái đằng sau nó thì lại ko hề đơn giản tẹo nào. Ví dụ như Facebook lúc tạo tài khoản nó có tính năng báo cho người dùng tài khoản có trùng với 1 cái đã có hay chưa. Thật nếu nó phải đi tìm trong tất cả máy chủ của Facebook chắc mất cả ngày. Cho nên người ta sẽ phải phân loại đống máy này ra theo 1 cách nào đấy, ví dụ máy 1 chỉ chứa những người tên bắt đầu bằng chữ A, máy 2 bắt đầu chữ B v.v... Đã thông minh chưa? Chưa, thông minh hơn nhưng mới chỉ bước đầu mà thôi. Bởi trong quá trình sử dụng nó sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề. Ví dụ số lượng người tên bắt đầu T nhiều hơn nhiều so với A chẳng hạn, thế là máy T lúc nào cũng quá tải còn A thì chơi dài. Rồi thì nào có phải máy chủ đặt ở 1 chỗ đâu, nó được đặt ở khắp nơi, dẫn đến có khi người dùng ở VN mà cứ phải chờ truy cập máy chủ ở Mỹ trong khi sẽ là hợp lý hơn nếu để người dùng VN truy cập vào những nơi gần gần như Hồng Kông, Singapore thôi. Chưa hết, có khi còn sự cố, những hệ thống lớn như Google, Facebook tại bất kỳ thời điểm nào cũng có rất nhiều thứ chết. Làm thế nào để hệ thống thông minh hơn? Đây là 1 công việc phức tạp, cần đến hàng chục nghìn kỹ sư CNTT giỏi nhất và nói chung các câu hỏi về "distributed system" luôn xuất hiện thường xuyên trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng của các công ty phần mềm hàng đầu như Microsoft, Google v.v... Ví dụ bánh trái 1 động cơ, bánh phải 1 động cơ em có thể nghĩ ra tình huống thế này, giả dụ có sự cố, động cơ bên bánh trái chết chẳng hạn, nếu mà động cơ bánh phải vẫn hoạt động là cái xe sẽ quay tròn húc vào đâu đấy ngay, thằng người thăng thiên, không như chỉ có 1 động cơ có chết thì 2 bánh cùng dừng. Ưu điểm của hệ thống chỉ có 1 bộ phận điều khiển trung tâm là luôn đảm bảo được mọi thứ thống nhất đồng bộ không lo các bộ phận đá nhau, chứ còn 1 khi đã làm "distributed system", chia nhỏ thành các hệ thống độc lập thì việc kiểm soát cho chúng ko đá nhau là 1 công việc rất thử thách.
Giờ em rỗi hơi bàn chuyện tỉ phú 1 tẹo. Tạm gác qua anh Musk, ở VN cũng có ông tỷ phú mà khi ông ấy bán nhà máy mì ở xứ nọ với giá mấy chục triệu đô về VN làm BĐS người ta bảo xây nhà không dễ như làm mỳ tôm. Đến khi anh ấy xây trường học, bệnh viện người ta nói giáo dục, y tế không dễ như xây nhà. Khi anh ấy làm ô tô thì người ta bảo làm ô tô ko dễ như y tế giáo dục. Nhưng đến giờ thì xe của anh ấy đã ko còn hiếm gặp trên đường phố.
Tương lai anh ấy thì em chẳng rõ, nhưng có 1 điều mà em thấy, đấy là thực ra chỉ với nhà máy mì thì anh ấy cũng đã quá giàu rồi, sao phải phiêu lưu nhiều như vậy, anh ấy hoàn toán có thể phá sạch thành quả trước đấy bất cứ lúc nào.
Ngồi nhìn sang mấy ông tỷ phú Mỹ trong đó có Musk. Ồ lạ chưa hóa ra lão Musk này cũng thế. Nhìn thêm 1 tí hóa ra ko chỉ mỗi Musk, có 1 đống ông bỏ cả những trường đại học thành danh, tốt nhất thế giới mà khi tốt nghiệp thì có thể nói là tương lai rực rỡ để đi phiêu lưu. Sao ấy nhỉ?
Trong toán học khi mà 1 sự kiện nó lặp đi lặp lại thì ta nên xem xem điều đấy có đúng hay không, nó gọi là "quy nạp không hoàn toàn". Như vậy ta có thể đặt ra giả thiết phẩm chất quan trọng của người thành công nhất là người sẵn sàng từ bỏ đỉnh cao nhảy vào vũng nước lạnh để khám phá giới hạn mới, tìm kiếm đỉnh cao mới. Gì khác em ko dám nói, nhưng em dám khẳng định, đó phải là những con người rất dũng cảm.
Nghĩ thêm 1 hồi, hình như các cụ nhà mình cũng có câu "đường hẹp gặp nhau, dũng giả thắng". Tại sao lại là "dũng giả" mà lại không phải người khỏe thắng? Hình như lịch sử nhà mình mấy ông cộng sản gày giơ xương thắng mấy ông VNCH tiền bạc đầy mình. Cộng sản tài năng hơn VNCH? Chưa hẳn, có khi sự khác biệt là mấy ông cộng sản dù vợ đói con đói vẫn ko tơ hào 1 đồng nào của cách mạng, còn mấy ông VNCH mà như thế có khi ôm đống tiền lặn mất tích cmnl. Cụ gì cứ bảo anh Musk thiên tài marketing, em thật không cần biết marketing hay cái gì gì, kể cả em tài gấp trăm lần anh Musk mà ko có cái "dũng" của anh ấy, giàu thì có thể nhưng chỉ tầm cỡ nhà máy mì là hết.
Cái này thì liên quan gì đến lý do tại sao cá nhân em tin tưởng mấy anh xe truyền thống sẽ thua trong cuộc đua này? Đã biết đấy là 1 công việc phức tạp, mà các cụ có biết biện pháp để đối phó Tesla của mấy anh xe truyền thống là thế nào không? Tưởng thế nào, hóa ra mấy anh ấy mua lại hay đặt hàng 1 thằng nào đó, ví dụ như Nvidia, rồi về xào nấu lại. Thật nếu các anh ấy liên hợp nhau lại, chơi đập nồi dìm thuyền, xây data centre ở khắp mọi
nơi, rầm rộ tuyển lập trình viên khắp thế giới, thì cửa thắng vẫn còn không nhỏ. Chứ chơi nhỏ giọt giữ mình kiểu ấy, lúc nó còn là mới chưa ai có thì còn được, chứ giờ anh Musk đã có những trung tâm dữ liệu lớn, vài chục nghìn lập trình viên giỏi nhất cộng thêm 1 cơ số xe Tesla trên dudowwngf phố liên tục truyền dữ liệu về, thì thắng kiểu gì nữa ko biết?
Tóm lại về chữ "dũng" là thua toàn tập, cho nên em dám dự đoán kiểu gì Tesla cũng sẽ đè đầu các anh truyền thống ấy hết. Các anh ấy sẽ giống như Nokia ngày xưa là bán bố nó đi ôm tiền về, hay đi làm gia công, chứ khó có khả năng dám bỏ hết để chơi tới bến với anh Musk lắm. Nếu có cụ nào thích có thể chơi trò chơi nhỏ với em là 1 cái độ ban nick hay từ thiện đôi ba triệu v.v..., con như làm con hát mua vui cho mọi người. Mặc dù là trò chơi nhỏ nó cũng có thắng thua, và tình huống này thì em ... ít sợ thua.
Cuối cùng mọi thứ là vui vẻ, tai nghe là giả mắt thấy mới là thật. Em trộm nghĩ những cái như hệ thống nào thông minh hơn, cái nào "pin trâu hơn", tiện lợi hơn, bám đường hơn, thì cần gì ai marketing để kiểm chứng? Thế thì fanboy chỗ nào? Nghĩ mà tức, nhưng cuối cùng lại hết tức ngay. Vì công nghệ bây giờ phát triển chóng mặt lắm, chả tin được bố con thằng nào. Mình nói mình là làm lập trình, chứ đặt mình vào vị trí người khác, thì dù nói là dân code nhưng nếu thực tế người đấy có là xe ôm công nghệ, cửu vạn bến tàu, cá vàng bơi tung tăng trong bể nước, hay thậm chí thời thượng hơn có khi lại là trí thông minh nhân tạo, hay 1 phiên bản thử nghiệm deep fake vẫn đọc trên báo cũng chả có gì ngạc nhiên. Thế thì làm gì mà phải tức, càng nhiều ý kiến trái chiều càng vui, tha hồ chửi nhau giải trí, cũng là 1 mục đích của việc lên diễn đàn.