[Funland] Tên lửa mạnh nhất thế giới của cụ Musk vừa nổ giữa không trung

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cái mà TQ ko học được Mỹ là thể chế. Hàng năm bọn nhà giàu Mỹ nó bỏ ra 3-5% GDP để làm social responsobility, qua các NGOs, thế nên các trường đh đầu bảng của Mỹ có đến 4-5 trường có 80-100 giải Nobel. Ko những khu vực tư, vốn đầu tư công của nó cũng dũng cảm. Năm 2006 anh Musk gạ QH Mỹ bơm tỷ đô để làm Falcon 1, phóng hỏng dăm bảy bận mới thành công. Ở mình chắc Musk sẽ đi tù lâu hơn Việt Á nếu để hỏng nhiều thế. Trên nền đó năm 2011 Falcon 9 mới phá kỷ lục chi phí phóng tàu xuống dưới 1k usd/ pound!
Trình độ khoa học công nghệ nhờ kỹ sư là 1 phần lớn, nhưng phần không nhỏ là vốn (nhân lực, tài lực), marketing tập trung những cái đầu giỏi nhất, công nghệ phụ trợ, cơ bản, bơm tiền tràn trề tự do sáng tạo không phải ngợi thợ may ăn giẻ thợ vẽ ăn hồ :) ko phải ngợi làm sai thì chăn kiến.

TQ copy siêu đẳng (cả thể chế Nga + Mỹ) nhưng khi đụng đến độ khắc nghiệt tột cùng sống chết, PLA vẫn chưa copy được:

- Tinh thần, độ liều, độ bền của Nga
- Trình độ công nghệ, tinh vi của Mỹ

Copy giai đoạn đầu thì rất giỏi rất hay, và không có con đường nào khác hơn copy, nhưng cũng có giới hạn. Như Nhật đang chạm "trần kính" đụng cái gì quá khó cũng hỏng
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Em đồng ý với cụ là SpaceX là thành quả của chương trình chủ động phổ cập công nghệ vũ trụ cho tư nhân, cho cộng đồng của chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên khác với cụ một chút, em cho là chính phủ Mỹ, thông qua các tổ chức nhà nước, thực hiện điều này bằng cách cho không, tặng không các kỹ thuật công nghệ đắt tiền mà ko cần nắm cổ phần nào của các công ty tư nhân đó

Rất nhiều các công nghệ kỹ thuật trị giá hàng tỷ đô la NASA nghiên cứu, và các công ty tư nhân như SpaceX thừa hưởng các thành quả đó mà ko tốn một xu


Em cho điều này phản ánh tầm nhìn phi phàm của chính phủ nước họ, khi mà cái họ cần, là quyền chi phối, kiểm soát vũ trụ, khả năng khai phá, thám hiểm và kiểm soát vũ trụ trong tương lai, nằm trong tay người Mỹ chứ ko phải quốc gia khác

Em ko nghĩ chính phủ Mỹ thiếu tiền. Họ ko cần cổ phàn của công ty tư nhân. Họ sẵn sàng chi trả và cho phép các tổ chức như Nasa phung phí số tiền khổng lồ mà không thèm nhíu mày, vì đơn giản, thiếu thì in thêm, lạm phát đô la thì cả thế giới phải gánh giùm cho người Mỹ.
Tư bổn mà "không có bữa trưa miễn phí" :) tư bổn nó cũng dở ở đó mà hiệu quả cũng ở đó. Nên cộng hòa nó chống Obamacare tột cùng, ko phải ai cũng có bảo hiểm y tế. Ko có há miệng chờ sung.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,542
Động cơ
232,542 Mã lực
Tuổi
48
Riêng món khám phá vũ trụ này thì người VN chỉ nên chém nhẹ nhàng :D , bởi đơn giản chưa đủ tuổi ngồi cùng mâm với mấy nước đã tự làm được tên lửa phóng lên vũ trụ.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Như cụ gì trên đã nói chẳng qua con RD180 là con "kép" bằng 2 con "đơn" (như Raptor) hợp nhất 1 bộ chế hòa khí thôi (trộn trước 1 phần).

Nên có ưu có nhược, chết 1 con "kép" RD180 là tèo luôn, nhưng được cái trình độ chế tạo và thử nghiệm nhiều và tư duy ít phức tạp không phải đẩy đến biên hiệu suất tối đa của Nga nên rất nồi đồng cối đá.
Vấn đề là thực tế con Atlas V nó chỉ dùng 1 động cơ RD180 cho tầng 1. Cứ cho là 2 động cơ Raptor cho tầng 1 đi. Vậy làm sao đủ để đẩy con Atlas V được. Do đó họ phải dùng 5 con Booster nhiên liệu rắn để đẩy giai đoạn đầu.
Ông tướng kia đã dốt lại cứ thích bi bô, bày đặt Google mà đọc cũng không ra đầu ra đũa, thấy nó dùng Booster thì kêu yếu.
Sáng đã nhắc nhở phét lác thì cung nên đọc tí mà phét, chém bậy chém bạ con Raptor gấp 3 RD180 đã chỉ cho rồi thì liệu mà đọc cẩn thận.....toàn đọc kiểu "đau bụng uống nhân sâm..."
TL đẩy vũ trụ người ta cần là ổn định và độ tin cậy cao. Các nước có tên lửa đẩy vũ trụ chổng mông lên mấy chục năm nay rồi còn phát nổ phát xịt.
Trong vấn đề an toàn và ổn định, càng ít chi tiết, càng đơn giản thì càng đỡ xảy ra lỗi. Xem các loại tên lửa của tất cả các nước xưa nay có con nào ghép đến mấy chục cái động cơ con con để đẩy cái tên lửa to không? chẳng nhẽ kinh nghiệm bao năm của LX, Mỹ, Châu Âu ....nó ngu hết à mà không biết cách ghép một rổ động cơ như thế?!
Em cũng xem lại cảnh con Starship vừa phóng thử, nhìn cái vệt lửa đốt khí gas mà đỏ khè chứng tỏ nhiệt độ đốt quá thấp, luồng lửa không đều giữa các động cơ, ...chứng tỏ việc điều khiển, kiểm soát cả đống động cơ nhỏ đek được
Giây thứ 29, có con động cơ chập cheng phun lửa đỏ khè
1682094625325.png

Giây thứ 33 đến 40 phun lụp bụp như sắp nổ
1682094681532.png

Từ khoảng 1p08 thấy có vẻ chết vài động cơ, đến 1p20 còn có 27 động cơ còn sống, toạch 6

1682094881003.png


Lửa phun lằng nhằng kiểu không kiểm soát được
1682095062514.png


Khoảng từ 2p44 bắt đầu mất kiểm soát hướng tên lửa
1682095227806.png

Đến 2p54 tên lửa quay ngược 180 độ
1682095396176.png

Sau đó quay mòng mòng, bọn động cơ phụ điều hướng phọt vãi mứt để kiểm soát hướng nhưng không được - động cơ điều hướng là mấy làn khói màu trăng.
1682095500381.png

Sau đó là buộc phải hủy thôi
1682095641343.png


Như vậy độ cao đạt được trước khi hủy là khoảng 29km, vận tốc khoảng mach 2.
Oài, sao ko lên được ảnh nhỉ?!
Chèn tạm video vậy!
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Xem các loại tên lửa của tất cả các nước xưa nay có con nào ghép đến mấy chục cái động cơ con con để đẩy cái tên lửa to không? chẳng nhẽ kinh nghiệm bao năm của LX, Mỹ, Châu Âu ....nó ngu hết à mà không biết cách ghép một rổ động cơ như thế?!
Danh sách tên lửa sử dụng đa động cơ thì nhiều

1. Tàu con thoi: sử dụng 3 động cơ chính + 2 động cơ phụ + 2 booster nhiên liệu rắn

2. Tên lửa Soyuz Nga với 3 động cơ. Đây cũng là tên lửa phóng tàu Soyuz lên ISS

3. Falcon 9: 9 động cơ Merlin 1D, phóng hàng trăm lượt mỗi năm ko có vấn đề gì lớn

4. Falcon Heavy: 27 động cơ Merlin do 3 tầng của Falcon 9 ghép lại

5. Tên lửa Proton của Nga: gồm 6 động cơ ghép lại

6. Sartun V: tên lửa mang con người lên mặt trăng của Hoa Kỳ: có 5 động cơ trên tầng 1 + 5 động cơ trên tầng 2

7. Long March V của TQ: 10 động cơ trên tầng 1, chia làm 5 cụm, 1 cụm chính và 4 cụm phụ

8. Arien 5 của châu âu: 2 động cơ Vulcan trên tầng 1

Việc sử dụng đa động cơ trên tên lửa vũ trụ thì nhiều, xuyên suốt từ thời kỳ đầu, sơ khai của công nghệ vũ trụ cho tới hiện tại, chứ chẳng phải "chả có ai dùng" như cụ ngộ nhận.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Danh sách tên lửa sử dụng đa động cơ thì nhiều

1. Tàu con thoi: sử dụng 3 động cơ chính + 2 động cơ phụ + 2 booster nhiên liệu rắn

2. Tên lửa Soyuz Nga với 3 động cơ. Đây cũng là tên lửa phóng tàu Soyuz lên ISS

3. Falcon 9: 9 động cơ Merlin 1D, phóng hàng trăm lượt mỗi năm ko có vấn đề gì lớn

4. Falcon Heavy: 27 động cơ Merlin do 3 tầng của Falcon 9 ghép lại

5. Tên lửa Proton của Nga: gồm 6 động cơ ghép lại

6. Sartun V: tên lửa mang con người lên mặt trăng của Hoa Kỳ: có 5 động cơ trên tầng 1 + 5 động cơ trên tầng 2

7. Long March V của TQ: 10 động cơ trên tầng 1, chia làm 5 cụm, 1 cụm chính và 4 cụm phụ

8. Arien 5 của châu âu: 2 động cơ Vulcan trên tầng 1

Việc sử dụng đa động cơ trên tên lửa vũ trụ thì nhiều, xuyên suốt từ thời kỳ đầu, sơ khai của công nghệ vũ trụ cho tới hiện tại, chứ chẳng phải "chả có ai dùng" như cụ ngộ nhận.
Đọc hiểu cũng không xong? Không biết phân biệt giữa mấy chục và mấy à?
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Nhận tài trợ của NASA thì phải chia sẻ toàn bộ nghiên cứu cho NASA. SpaceX là cty tư nhân khép kín nên không biết ai là cổ đông thực sự.

Nói SpaceX là tư nhân, nhưng đó là cách Mỹ làm PPP, BOT. Đó là sức mạnh lớn nhất của Mỹ mà TQ đã copy được như Huawei, nên Mỹ buộc phải đánh Hoa Vĩ. Đặt tên "Hoa Vĩ" là đủ biết hứng sóng gió rồi
SpaceX chỉ hợp tác với nasa làm tàu Dragon chở người và hàng lên iss thôi, còn Falcon 9 và Starship lên sao Hỏa không liên quan đến nasa. Nasa hợp đồng với SpaceX làm một biến thể của Starship để hạ/cất cánh xuống/từ mặt trăng cho chương trình Artemis.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
SpaceX chỉ hợp tác với nasa làm tàu Dragon chở người và hàng lên iss thôi, còn Falcon 9 và Starship lên sao Hỏa không liên quan đến nasa. Nasa hợp đồng với SpaceX làm một biến thể của Starship để hạ/cất cánh xuống/từ mặt trăng cho chương trình Artemis.
Nói starship là cho nhiệm vụ sao Hỏa nhưng thực ra trước mắt là chạy đua cho nhiệm vụ Artemis mặt trăng. Nếu starship kịp phóng tin cậy đến 2025 thì khả năng cướp việc của SLS của Pratt & Whitney, Northrop, Boeing, ... rất cao. Nhất là trong các chuyến bay Artemis 2 lập căn cứ mặt trăng vì SLS đang độc quyền, quá đắt.

Cụ đừng nghe Mút nói hãy xem Mút làm :) đôi khi nói là để marketing thôi

Super-Heavy-Lift-Launcher-Capabilities.jpg
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Vấn đề là thực tế con Atlas V nó chỉ dùng 1 động cơ RD180 cho tầng 1. Cứ cho là 2 động cơ Raptor cho tầng 1 đi. Vậy làm sao đủ để đẩy con Atlas V được. Do đó họ phải dùng 5 con Booster nhiên liệu rắn để đẩy giai đoạn đầu.
Ông tướng kia đã dốt lại cứ thích bi bô, bày đặt Google mà đọc cũng không ra đầu ra đũa, thấy nó dùng Booster thì kêu yếu.
Sáng đã nhắc nhở phét lác thì cung nên đọc tí mà phét, chém bậy chém bạ con Raptor gấp 3 RD180 đã chỉ cho rồi thì liệu mà đọc cẩn thận.....toàn đọc kiểu "đau bụng uống nhân sâm..."
TL đẩy vũ trụ người ta cần là ổn định và độ tin cậy cao. Các nước có tên lửa đẩy vũ trụ chổng mông lên mấy chục năm nay rồi còn phát nổ phát xịt.
Trong vấn đề an toàn và ổn định, càng ít chi tiết, càng đơn giản thì càng đỡ xảy ra lỗi. Xem các loại tên lửa của tất cả các nước xưa nay có con nào ghép đến mấy chục cái động cơ con con để đẩy cái tên lửa to không? chẳng nhẽ kinh nghiệm bao năm của LX, Mỹ, Châu Âu ....nó ngu hết à mà không biết cách ghép một rổ động cơ như thế?!
Em cũng xem lại cảnh con Starship vừa phóng thử, nhìn cái vệt lửa đốt khí gas mà đỏ khè chứng tỏ nhiệt độ đốt quá thấp, luồng lửa không đều giữa các động cơ, ...chứng tỏ việc điều khiển, kiểm soát cả đống động cơ nhỏ đek được
Giây thứ 29, có con động cơ chập cheng phun lửa đỏ khè
View attachment 7800799
Giây thứ 33 đến 40 phun lụp bụp như sắp nổ
View attachment 7800801
Từ khoảng 1p08 thấy có vẻ chết vài động cơ, đến 1p20 còn có 27 động cơ còn sống, toạch 6

View attachment 7800810

Lửa phun lằng nhằng kiểu không kiểm soát được
View attachment 7800814

Khoảng từ 2p44 bắt đầu mất kiểm soát hướng tên lửa
View attachment 7800818
Đến 2p54 tên lửa quay ngược 180 độ
View attachment 7800833
Sau đó quay mòng mòng, bọn động cơ phụ điều hướng phọt vãi mứt để kiểm soát hướng nhưng không được - động cơ điều hướng là mấy làn khói màu trăng.
View attachment 7800835
Sau đó là buộc phải hủy thôi
View attachment 7800837

Như vậy độ cao đạt được trước khi hủy là khoảng 29km, vận tốc khoảng mach 2.
Oài, sao ko lên được ảnh nhỉ?!
Chèn tạm video vậy!
Thực ra Soyuz tầng này là 5 con RD0110. Mỗi con có 4 khoang, 4 cửa xả nên tính ra là 20 khoang.

Expedition_51_Rollout_(NHQ201704170027) (1).jpg


Raptor 2 cũng rất đơn giản, đây là đời mới đưa vào sử dụng 2022. Đã là vũ trụ thì mọi thứ đều phải chính xác tin cậy cực cao, và chạy nhiều thì sửa lỗi tin cậy cao hơn.

IMG_3988.jpg


4352624_orig.jpg


Có câu hỏi vẫn chưa lý giải được tại sao RD-180 hiệu suất thấp hơn. Về lý thuyết RD-180 trộn trước 1 phần (2 giai đoạn trộn) thì hỗn hợp oxy - nhiên liệu đồng đều hơn đốt triệt để hơn.

vera-shevchenko-rd-180-02.jpg


p20010c31g259001.jpg


Còn Raptor trộn trực tiếp trong buồng đốt mà lại hiệu suất cao hơn???
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Thực ra Soyuz tầng này là 5 con RD0110. Mỗi con có 4 khoang, 4 cửa xả nên tính ra là 20 khoang.

Expedition_51_Rollout_(NHQ201704170027) (1).jpg


Raptor 2 cũng rất đơn giản, đây là đời mới đưa vào sử dụng 2022. Đã là vũ trụ thì mọi thứ đều phải chính xác tin cậy cực cao, và chạy nhiều thì sửa lỗi tin cậy cao hơn.

IMG_3988.jpg


4352624_orig.jpg


Có câu hỏi vẫn chưa lý giải được tại sao RD-180 hiệu suất thấp hơn. Về lý thuyết RD-180 trộn trước 1 phần (2 giai đoạn trộn) thì hỗn hợp oxy - nhiên liệu đồng đều hơn đốt triệt để hơn.

vera-shevchenko-rd-180-02.jpg


p20010c31g259001.jpg


Còn Raptor trộn trực tiếp trong buồng đốt mà lại hiệu suất cao hơn???
Hiệu suất mới chỉ là công bố của nhà SX. Thực tế theo vụ phóng thử vừa rồi có vẻ không được như quảng cáo. Thường giai đoạn 1 của TL đẩy vũ trụ phải đạt độ cao khoảng 50-100km với vận tốc khoảng mach 9.
Của anh Múc mới đạt khoảng 29 km và mach 2 thôi.
Vậy phải chăng anh ấy đưa quá ít nhiên liệu? Vì trọng lượng ướt của con Raptor quá nhẹ?!
Chém thêm tí là anh Ủn phóng TL đạn đạo chơi chơi đã lên cao mấy nghìn km rồi. Tất nhiên yêu cầu nó khác, nhưng động cơ đẩy của anh Ủn cũng không phải dạng vừa!
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Hiệu suất mới chỉ là công bố của nhà SX. Thực tế theo vụ phóng thử vừa rồi có vẻ không được như quảng cáo. Thường giai đoạn 1 của TL đẩy vũ trụ phải đạt độ cao khoảng 50-100km với vận tốc khoảng mach 9.
Của anh Múc mới đạt khoảng 29 km và mach 2 thôi.
Vậy phải chăng anh ấy đưa quá ít nhiên liệu? Vì trọng lượng ướt của con Raptor quá nhẹ?!
Chém thêm tí là anh Ủn phóng TL đạn đạo chơi chơi đã lên cao mấy nghìn km rồi. Tất nhiên yêu cầu nó khác, nhưng động cơ đẩy của anh Ủn cũng không phải dạng vừa!
Trọng lượng ướt starship 5000 tấn còn nhẹ gì nữa? Nặng nhất là khoang nhiên liệu (oxy và methane lỏng). Mình mới mò ra nhiệt lượng của methane nếu tinh khiết cao thì tầm 55MJ/kg còn jet fuel chỉ 43MJ/kg. Không biết Nga có chế thêm hóa chất gì như xăng xe công thức 1 để đẩy nhiệt lượng lên không?

Hơn nữa Methane hóa hơi rất nhẹ, khí (Methane) hòa với khí (Oxy) cực nhanh trong chamber có nhiều lỗ nạp khí. Mr Mút chọn nhiên liệu Methane là rất xuất sắc, vừa rẻ vừa sẵn vừa tốt chỉ phải làm lạnh sâu và chịu áp suất cao thôi. Methane hóa hơi cũng gần như ko cần đốt pre-burner chỉ cần trao đổi nhiệt với vỏ chamber là tự hóa hơi phần lớn. Có thể đây là nguyên nhân chính Hiệu suất cao hơn hẳn.

Còn cú phóng thử vừa rồi cụ xem kỹ chưa tới 3 phút đã mất mất độ cao vì một số Raptor ngúm rồi chỉ bay đẹp đoạn đầu dưới 2 phút thôi, 100% Raptor khởi động tốt.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Trọng lượng ướt starship 5000 tấn còn nhẹ gì nữa? Nặng nhất là khoang nhiên liệu (oxy và methane lỏng). Mình mới mò ra nhiệt lượng của methane nếu tinh khiết cao thì tầm 55MJ/kg còn jet fuel chỉ 43MJ/kg. Không biết Nga có chế thêm hóa chất gì như xăng xe công thức 1 để đẩy nhiệt lượng lên không?

Hơn nữa Methane hóa hơi rất nhẹ, khí (Methane) hòa với khí (Oxy) cực nhanh trong chamber có nhiều lỗ nạp khí. Mr Mút chọn nhiên liệu Methane là rất xuất sắc, vừa rẻ vừa sẵn vừa tốt chỉ phải làm lạnh sâu và chịu áp suất cao thôi. Methane hóa hơi cũng gần như ko cần đốt pre-burner chỉ cần trao đổi nhiệt với vỏ chamber là tự hóa hơi phần lớn. Có thể đây là nguyên nhân chính Hiệu suất cao hơn hẳn.

Còn cú phóng thử vừa rồi cụ xem kỹ chưa tới 3 phút đã mất mất độ cao vì một số Raptor ngúm rồi chỉ bay đẹp đoạn đầu dưới 2 phút thôi, 100% Raptor khởi động tốt.
Có lẽ Nga họ dùng dầu hỏa do tính chất dễ bảo quản hơn Metan chăng?!
Khối lượng 5000 tấn là cả quả TL rồi, đang so khối lượng động cơ, mà họ dùng khái niệm Drying thì không hiểu thế nào? RD nặng hơn Rator
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Có lẽ Nga họ dùng dầu hỏa do tính chất dễ bảo quản hơn Metan chăng?!
Khối lượng 5000 tấn là cả quả TL rồi, đang so khối lượng động cơ, mà họ dùng khái niệm Drying thì không hiểu thế nào? RD nặng hơn Rator
Dầu hỏa kerosene cho phản lực, hay còn gọi là xăng máy bay thì dễ bảo quản hơn nhiều khoang chứa nhiên liệu và ống không quá phức tạp như hydro hay methane, nhưng có giới hạn về hiệu suất.

Xem lại mấy đời vũ trụ Mỹ trước đây cũng dùng xăng máy bay, sau đó chuyển qua hydro lỏng và bây giờ SpaceX dùng methane lỏng (tương tự khí tự nhiên hóa lỏng LNG). Mỹ thích chơi khó hơn.

Còn khối lượng động cơ drying mình hiểu là khối lượng khô (tự trọng) không bao gồm râu ria, nhiên liệu. Khối lượng này không lớn so với cả khối lượng tàu + tên lửa + nhiên liệu và cũng rời ra sau khi phóng chứ ko theo tàu (trừ tầng cuối gắn vô tàu).

Nhưng tất nhiên trò chơi vũ trụ thì giảm được gam nào quý gam đó, công nghệ khó - đốt tiền chỉ là trò nước giàu mình kính nhi viễn chi :)
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Dầu hỏa kerosene cho phản lực, hay còn gọi là xăng máy bay thì dễ bảo quản hơn nhiều khoang chứa nhiên liệu và ống không quá phức tạp như hydro hay methane, nhưng có giới hạn về hiệu suất.

Xem lại mấy đời vũ trụ Mỹ trước đây cũng dùng xăng máy bay, sau đó chuyển qua hydro lỏng và bây giờ SpaceX dùng methane lỏng (tương tự khí tự nhiên hóa lỏng LNG). Mỹ thích chơi khó hơn.

Còn khối lượng động cơ drying mình hiểu là khối lượng khô (tự trọng) không bao gồm râu ria, nhiên liệu. Khối lượng này không lớn so với cả khối lượng tàu + tên lửa + nhiên liệu và cũng rời ra sau khi phóng chứ ko theo tàu (trừ tầng cuối gắn vô tàu).

Nhưng tất nhiên trò chơi vũ trụ thì giảm được gam nào quý gam đó, công nghệ khó - đốt tiền chỉ là trò nước giàu mình kính nhi viễn chi :)
Có 2 lý do Musk dùng methane lỏng làm nhiên liệu: 1- methane lỏng khi đốt để lại ít muội hơn nhiều so với kerosene, nên rất thích hợp cho động cơ tái sử dụng nhiều lần; 2- Musk có kế hoạch chế tạo methane lỏng trên sao Hỏa, khi đó Starship sẽ có thể nạp nhiên liệu cho lượt về ở trên sao Hỏa.

7bdn9ok679va1.jpg

Trên mạng đang lưu truyền ảnh này, chú thích là bệ phóng Starship bị lực phụt của động cơ đập tan nát sau chuyến bay thử. Nếu đúng thì có khả năng đá sỏi từ bệ phóng này bật ngược trở lại làm hỏng động cơ của Starship. Musk tiết kiệm tiền hay sao mà xây cái bệ phóng sơ sài quá.

Bệ phóng của Soyuz
201309230021hq.jpg


Bệ phóng Saturn V
OS1875_P0575_xgaplus.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Có 2 lý do Musk dùng methane lỏng làm nhiên liệu: 1- methane lỏng khi đốt để lại ít muội hơn nhiều so với kerosene, nên rất thích hợp cho động cơ tái sử dụng nhiều lần; 2- Musk có kế hoạch chế tạo methane lỏng trên sao Hỏa, khi đó Starship sẽ có thể nạp nhiên liệu cho lượt về ở trên sao Hỏa.

7bdn9ok679va1.jpg

Trên mạng đang lưu truyền ảnh này, chú thích là bệ phóng Starship bị lực phụt của động cơ đập tan nát sau chuyến bay thử. Nếu đúng thì có khả năng đá sỏi từ bệ phóng này bật ngược trở lại làm hỏng động cơ của Starship. Musk tiết kiệm tiền hay sao mà xây cái bệ phóng sơ sài quá.

Bệ phóng của Soyuz
201309230021hq.jpg


Bệ phóng Saturn V
OS1875_P0575_xgaplus.jpg
Ko biết Mút còn sống mà đáp lên sao Hỏa chế methane ko :) methane được chế công nghiệp từ CO2 và nước (hy vọng có trên sao Hỏa)

Diagram_of_sustainable_methane_fuel_production.png


Một cách khác, qua dấu vết methane trong khí quyển sao Hỏa phán đoán có methane dưới mặt đất (như mỏ khí tự nhiên trên Trái đất).

Trên mặt trăng cũng có nước (ở mặt tối của mặt trăng) và mỏ CO2. Cố lên cụ Mút :)
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Báo Washington Post viết bệ phóng vỡ rác bay tùm lum cách mấy dặm. Lực đẩy quá mạnh đạt 90% thiết kế, gấp 2 lần của tên lửa Saturn V đưa người lên mặt trăng trong chương trình Apollo.

Nhưng cũng không loại trừ kỹ sư xây dựng bệ phóng rút ruột công trình :)


Mút đã quan ngại bệ phóng ko chịu nổi trước khi phóng rồi

 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Mút hứa sẽ phóng thử lại trong vòng vài tháng. Khi phóng không người ổn định sẽ cho người bay starship. Chỉ huy đầu tiên chuyến bay có người trên starship là tỷ phú Jared Isaacman. Chuyến bay đầu tiên có người của starship quanh quỹ đạo mặt trăng (các cụ xem thêm phim Apollo 13) là tỷ phú Yusaku Maezawa

 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mỹ còn mua nhiều động cơ đẩy của Nga mà
Mở đầu bài viết 'Theo chuyên gia Nga...", kết thúc bài viết không dẫn nguồn. Người đọc có muốn tìm hiểu đúng - sai cũng chả biết chỗ nào mà lần #:-s
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Ko biết Mút còn sống mà đáp lên sao Hỏa chế methane ko :) methane được chế công nghiệp từ CO2 và nước (hy vọng có trên sao Hỏa)

Diagram_of_sustainable_methane_fuel_production.png


Một cách khác, qua dấu vết methane trong khí quyển sao Hỏa phán đoán có methane dưới mặt đất (như mỏ khí tự nhiên trên Trái đất).

Trên mặt trăng cũng có nước (ở mặt tối của mặt trăng) và mỏ CO2. Cố lên cụ Mút :)
Sao hỏa có nước ở bề mặt và CO2 trong khí quyển, vậy là đủ cho Musk sản xuất methane và oxy rồi, ít nhất là trên lý thuyết.
 

juneboy

Xe buýt
Biển số
OF-18169
Ngày cấp bằng
3/7/08
Số km
738
Động cơ
481,977 Mã lực
Mở đầu bài viết 'Theo chuyên gia Nga...", kết thúc bài viết không dẫn nguồn. Người đọc có muốn tìm hiểu đúng - sai cũng chả biết chỗ nào mà lần #:-s
Mang tiếng cơ quan chủ quản là bộ Dục mà làm ăn cũng lởm cụ nhỉ? Chẳng bù cho báo Tây, trích dẫn một vài dòng nó cũng phải ghi nguồn cẩn thận, thậm chí thời gian chỉnh sửa cũng được lưu lại để tiện đối chiếu thông tin. Người viết đã cẩu thả thì hi vọng gì vào trình độ của người quote link đây?!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top