[Funland] Tên lửa mạnh nhất thế giới của cụ Musk vừa nổ giữa không trung

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Đúng rồi nếu chỉ cần bay lên sao Hỏa thì con Heavy Falcon (chỉ ghép 3 thân boosters, 27 động cơ Merlin) của Mút đã tải được 16.8 tấn rồi.

Cái quan trọng là bay lên sao Hỏa, thả hàng xuống để thiết lập căn cứ, rồi bay về, tái sử dụng.

Tương lai để mạnh hơn nữa, SpaceX starship có thể tăng lên 1 tầng đẩy: 1 đẩy + 1 đẩy + 1 tàu.
Không cần cụ ạ. Starship phát triển thành công thì sẽ thiết lập 1 trạm nhiên liệu ở ngoài quỹ đạo trái đất. Tàu vũ trụ sẽ chỉ cần đảm nhiệm nhiệm vụ di chuyển giữa trạm nhiên liệu & sao hoả mà ko cần lo lắng vấn đề đáp xuống và thoát khỏi bề mặt trái đất.

Còn vấn đề chuyên chở & nạp nhiên liệu cho trạm thì ko cần có con người, chỉ cấu hình như hiện tại là đủ cụ ạ

PS: kêu trạm nhiên liệu cho oai chứ chỉ cần modify 1 tầng của con Starship với các cổng trao đổi nhiên liệu là đủ vận hành rồi
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Q: Thiết kế một tên lửa đưa hàng hoá nặng 1 tấn bay ra khỏi trái đất, và cũng hàng hoá nặng 1 tấn đó bay ra khỏi sao hoả thì lực đẩy và tốc độ yêu cầu khác nhau như thế nào

A: Để thiết kế một tên lửa đưa hàng hoá nặng 1 tấn bay ra khỏi Trái đất và cũng hàng hoá nặng 1 tấn đó bay ra khỏi Sao Hoả, lực đẩy và tốc độ yêu cầu sẽ khác nhau đáng kể.

Để đưa hàng hoá nặng 1 tấn ra khỏi Trái đất, tên lửa phải vượt qua sức hấp dẫn của Trái đất và cũng phải đánh vượt sức cản của khí quyển Trái đất. Do đó, yêu cầu về lực đẩy của tên lửa phải rất lớn. Theo NASA, để đưa 1 tấn hàng hoá ra khỏi Trái đất và đưa vào quỹ đạo, tên lửa cần có lực đẩy tương đương khoảng 3,5 triệu N (Newtons) và tốc độ cần đạt được là khoảng 11,2 km/s (kilometers per second).

Trong khi đó, để đưa hàng hoá nặng 1 tấn ra khỏi Sao Hoả, yêu cầu về lực đẩy và tốc độ sẽ ít hơn nhiều so với khi đưa hàng hoá ra khỏi Trái đất. Vì Sao Hoả có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với Trái đất, nên sức hấp dẫn trên Sao Hoả cũng nhỏ hơn nhiều. Theo NASA, để đưa 1 tấn hàng hoá ra khỏi Sao Hoả, tên lửa chỉ cần có lực đẩy tương đương khoảng 440.000 N và tốc độ cần đạt được là khoảng 5 km/s.

Vì vậy, yêu cầu về lực đẩy và tốc độ để đưa hàng hoá nặng 1 tấn bay ra khỏi Trái đất và Sao Hoả sẽ khác nhau đáng kể, và tùy thuộc vào đặc điểm của hành tinh mà tên lửa cần phải đến.


PS: với gói hàng 1 tấn thì yêu cầu lực đẩy tên lửa đã khác nhau 10 lần r cụ ạ
Như trong Apollo tàu mẹ sẽ ko đáp xuống mà quay quanh quỹ đạo mặt trăng, sao Hỏa. Chỉ tàu con đáp xuống rồi bay lên thì lực đẩy cần ít hơn nhiều nữa.

Nhưng bay lên ngắm sao Hỏa hay lấy mẫu rồi về thì rảnh háng quá :) xe tự hành không người lái cũng đáp xuống sao Hỏa rồi.

Mục tiêu của Mút và Mỹ là thiết lập căn cứ Mặt trăng, sao Hỏa. Khai thác tài nguyên tại chỗ. Bỏ không đầu tư trạm vũ trụ quốc tế ISS nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Không cần cụ ạ. Starship phát triển thành công thì sẽ thiết lập 1 trạm nhiên liệu ở ngoài quỹ đạo trái đất. Tàu vũ trụ sẽ chỉ cần đảm nhiệm nhiệm vụ di chuyển giữa trạm nhiên liệu & sao hoả mà ko cần lo lắng vấn đề đáp xuống và thoát khỏi bề mặt trái đất.

Còn vấn đề chuyên chở & nạp nhiên liệu cho trạm thì ko cần có con người, chỉ cấu hình như hiện tại là đủ cụ ạ

PS: kêu trạm nhiên liệu cho oai chứ chỉ cần modify 1 tầng của con Starship với các cổng trao đổi nhiên liệu là đủ vận hành rồi
Nếu cần trạm trung chuyển thì phát triển tiếp ISS cho rồi tội gì bỏ.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
790
Động cơ
283,697 Mã lực
Là do Musk muốn tên lửa của mình bay được đến sao Hỏa, rồi bay ngược lại. Trên sao Hỏa làm gì có bệ phóng bê tông đâu, khá lắm chỉ có thể chọn 1 khu vực nào đó là đá cứng mà hạ xuống. Thế nên nếu động cơ không thể phóng từ nền đất yếu ở Trái Đất thì cũng khó lòng cất cánh từ sao Hỏa.
Chắc là không phải lý do này.

Do Trái đất và sao Hỏa bay trên các quỹ đạo khác nhau với các chu kỳ khác nhau, nên khung thời điểm phóng lý tưởng giữa Trái đất và sao Hỏa để quãng thời gian tàu vũ trụ bay ngắn nhất (6-7 tháng) chỉ xuất hiện mỗi 26 tháng 1 lần. Do đó khi tàu vũ trụ đã đến sao Hỏa rồi, muốn quay lại Trái đất sẽ phải đợi khoảng 19-20 tháng nữa mới xuất hiện khung thời điểm lý tưởng để quay về.

Khoảng thời gian chờ 20 tháng này có lẽ đủ để con người xây bệ phóng cho tàu quay về rồi. Hơn nữa, không cần thiết phải cho đội tàu đầu tiên bay về ngay khi có thể, SpaceX có thừa tàu để phóng tiếp mà không phải đợi tàu từ sao Hỏa quay về. Như vậy những người đến sao Hỏa đầu tiên sẽ có thừa thời gian xây bệ phóng trên sao Hỏa. Bệ phóng là 1 chuyện, đầu tiên còn phải ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng để cho con người có thể sinh sống dễ dàng hơn trên sao Hỏa, rồi đến cơ sở sản xuất nhiên liệu nữa. Tôi tin rằng những cư dân sao Hỏa sẽ phải đợi ít nhất 2 đến 3 chu kỳ 26 tháng mới có chuyến tàu đầu tiên từ sao Hỏa về Trái đất.

Chính vì khung thời gian 26 tháng này mà kế hoạch của Musk là mỗi khi xuất hiện thời điểm phóng, Musk sẽ phóng 1 phi đội Starship vài chục tàu, thậm chí hàng trăm tàu đến sao Hỏa cùng lúc, mỗi tàu chở khoảng 100 tấn hàng, tổng cộng vài ngàn tấn, như vậy mới tạm đủ để xây cất căn cứ đầu tiên trên sao Hỏa.

Có 1 lý do trên mạng đang giải thích Musk xây bệ phóng tương đối sơ sài, là do Musk lo ngại lần phóng thử đầu tiên gặp trục trặc, tàu nổ ngay trên bệ phóng. Khi đó bệ phóng xây xịn xò thế nào cũng tan nát hết, nên thôi Musk chấp nhận xây tạm. Tàu N1 của Nga trong lần thử thứ 2 hay 3 gì đó nổ ngay trên bệ phóng tạo ra quả cầu lửa lớn đến mức cách đó vài chục km vẫn nhìn thấy.

Starship cũng sẽ đáp trực tiếp lên sao Hỏa, chứ không làm kiểu tàu mẹ - tàu con như chương trình Apollo lên mặt trăng. Lý do là đằng nào việc quay trở lại Trái đất ngay là không hợp lý, nên việc tàu mẹ quay trên quỹ đạo sao Hỏa chờ là vô nghĩa. Hơn nữa kế hoạch của Musk là sản xuất nhiên liệu tên lửa ngay trên sao Hỏa, nên nhiên liệu khi đó không phải là vấn đề cho chuyến bay lượt về, trong khi ở chương trình Apollo, toàn bộ nhiên liệu phải mang đi từ Trái đất.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Nếu cần trạm trung chuyển thì phát triển tiếp ISS cho rồi tội gì bỏ.
1. Trạm ISS đâu có tiếp đc nhiên liệu, hơn nữa đó là trạm cũ

2. Xây dựng trạm nhiên liệu gần nơi có phi hành gia sinh hoạt là nguy hiểm cho con người

3. Xây dựng trạm nhiên liệu vận hành tự động thì đơn giản hơn xây một trạm có con người sinh hoạt, lại càng đơn giản hơn tích hợp nó vào một trạm quá cũ.

4. Không có ích lợi nào khi tích hợp trạm nhiên liệu vào ISS, ngoài việc tăng nguy cơ rủi ro khi bất cứ vấn đề nào xảy ra với trạm nhiên liệu sẽ tiêu hủy luôn ISS và các phi hành gia trên đó

5. Đằng nào thì Starship bắt buộc phải được tiếp nhiên liệu trong không gian mới hoạt động được. Việc tiếp nhiên liệu 1 lần từ trạm sẽ nhanh và tốt hơn việc chờ bay quanh trái đất 1-2 ngày để chờ 5 lượt bổ sung nhiên liệu với 5 lần tiếp cận từ tàu phóng.

Số lần Tiếp cận kết nối càng ít, thời gian chờ trên quỹ đạo càng ít thì nhiệm vụ càng đơn giản, càng ít rủi ro.

6. Tại sao trước giờ không có ai xây trạm nhiên liệu: bởi vì chỉ có Starship là tàu vũ trụ phải tiếp nhiên liệu trong không gian
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Đầu tiên lên căn cứ sao Hỏa là ... làm nông dân :) đầu tiên là tìm nguồn nước, đất có dinh dưỡng, lắp nhà kính (vì nhiệt độ sao Hỏa quá lạnh), CO2.

Nước thì có rồi, phát hiện đến 5 triệu km khối ở dang băng. Dinh dưỡng đất cũng kiểm tra rồi. CO2 có đầy trong khí quyển. Chỉ cần dựng cái nhà kính là có đồ ăn có khí thở rồi ở bao lâu cũng được :D

Có nước có CO2, starship có thể mang lên sao Hỏa 1 module 100 tấn chế methane là cũng có nhiên liệu rồi. Rất nhiều bài toán sao Hỏa đã được giải rồi.

Với hệ số tái sử dụng cao như lịch sử của SpaceX (tên lửa đẩy Falcon thu hồi gần 100%) và với lực đẩy khủng của Starship, hệ số điều chỉnh công suất 20-100% của Raptor thì cụ Delta ko cần phải đợi chu kỳ 26 tháng đâu. Đợi thế thì chết, sao lập căn cứ được, đó là chu kỳ tối ưu cho tốc độ cấp 2 (Falcon Heavy) thôi còn đến đời Starship có thể điều chỉnh rất linh hoạt.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
1. Trạm ISS đâu có tiếp đc nhiên liệu, hơn nữa đó là trạm cũ

2. Xây dựng trạm nhiên liệu gần nơi có phi hành gia sinh hoạt là nguy hiểm cho con người

3. Xây dựng trạm nhiên liệu vận hành tự động thì đơn giản hơn xây một trạm có con người sinh hoạt, lại càng đơn giản hơn tích hợp nó vào một trạm quá cũ.

4. Không có ích lợi nào khi tích hợp trạm nhiên liệu vào ISS, ngoài việc tăng nguy cơ rủi ro khi bất cứ vấn đề nào xảy ra với trạm nhiên liệu sẽ tiêu hủy luôn ISS và các phi hành gia trên đó

5. Đằng nào thì Starship bắt buộc phải được tiếp nhiên liệu trong không gian mới hoạt động được. Việc tiếp nhiên liệu 1 lần từ trạm sẽ nhanh và tốt hơn việc chờ bay quanh trái đất 1-2 ngày để chờ 5 lượt bổ sung nhiên liệu với 5 lần tiếp cận từ tàu phóng.

Số lần Tiếp cận kết nối càng ít, thời gian chờ trên quỹ đạo càng ít thì nhiệm vụ càng đơn giản, càng ít rủi ro.

6. Tại sao trước giờ không có ai xây trạm nhiên liệu: bởi vì chỉ có Starship là tàu vũ trụ phải tiếp nhiên liệu trong không gian
Cái chính và khó là thắng lực hút trái đất, nên đẩy được nhiên liệu lên quỹ đạo đến trạm tiếp liệu là cục hình rồi. Và tên lửa + tàu khi thu hồi phải tái kiểm đủ điều kiện mới bay tiếp chứ.

Giải pháp nhanh hơn là lắp thêm 1 tầng đẩy, khi bay đi chỉ đốt 2 tầng đẩy thôi, thu hồi cả 2 tầng đẩy. Còn dành nguyên nhiên liệu trong tầng cuối (tàu) để dùng suốt hành trình và bay về.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Cái chính và khó là thắng lực hút trái đất, nên đẩy được nhiên liệu lên quỹ đạo đến trạm tiếp liệu là cục hình rồi. Và tên lửa + tàu khi thu hồi phải tái kiểm đủ điều kiện mới bay tiếp chứ.

Giải pháp nhanh hơn là lắp thêm 1 tầng đẩy, khi bay đi chỉ đốt 2 tầng đẩy thôi, thu hồi cả 2 tầng đẩy. Còn dành nguyên nhiên liệu trong tầng cuối (tàu) để dùng suốt hành trình và bay về.
Lắp 3 tầng ko được lợi về tải trọng, cũng ko đc thêm nhiên liệu, mà lại chịu thêm gánh nặng động cơ ở tầng 3.

Không phải đơn giản cứ lắp thêm tầng là có thêm nhiên liệu.

Cách tiếp cận hiện tại của Starship luôn luôn là tiếp nhiên liệu trong không gian. Và ngay cả Nasa cũng đã trả tiền để SpaceX thực hiện các bước để phát triển điều đó.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
790
Động cơ
283,697 Mã lực
Đầu tiên lên căn cứ sao Hỏa là ... làm nông dân :) đầu tiên là tìm nguồn nước, đất có dinh dưỡng, lắp nhà kính (vì nhiệt độ sao Hỏa quá lạnh), CO2.

Nước thì có rồi, phát hiện đến 5 triệu km khối ở dang băng. Dinh dưỡng đất cũng kiểm tra rồi. CO2 có đầy trong khí quyển. Chỉ cần dựng cái nhà kính là có đồ ăn có khí thở rồi ở bao lâu cũng được :D

Có nước có CO2, starship có thể mang lên sao Hỏa 1 module 100 tấn chế methane là cũng có nhiên liệu rồi. Rất nhiều bài toán sao Hỏa đã được giải rồi.

Với hệ số tái sử dụng cao như lịch sử của SpaceX (tên lửa đẩy Falcon thu hồi gần 100%) và với lực đẩy khủng của Starship, hệ số điều chỉnh công suất 20-100% của Raptor thì cụ Delta ko cần phải đợi chu kỳ 26 tháng đâu. Đợi thế thì chết, sao lập căn cứ được, đó là chu kỳ tối ưu cho tốc độ cấp 2 (Falcon Heavy) thôi còn đến đời Starship có thể điều chỉnh rất linh hoạt.
Musk vẫn phải phụ thuộc vào chu kỳ 26 tháng đấy cụ.

 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Lắp 3 tầng ko được lợi về tải trọng, cũng ko đc thêm nhiên liệu, mà lại chịu thêm gánh nặng động cơ ở tầng 3.

Không phải đơn giản cứ lắp thêm tầng là có thêm nhiên liệu.

Cách tiếp cận hiện tại của Starship luôn luôn là tiếp nhiên liệu trong không gian. Và ngay cả Nasa cũng đã trả tiền để SpaceX thực hiện các bước để phát triển điều đó.
Ok cụ mình mới xem lại chu trình tiếp liệu của NASA & SpaceX đúng là có trạm tiếp liệu. Cần 5 chuyến bay tiếp liệu cho 1 lần tiếp liệu, nhưng được cái cả tầng đẩy và tầng tiếp liệu đều thu hồi được.

Cái này cũng tận dụng thời gian, vì 1 chuyến đi sao Hỏa đến 6-7 tháng. Trong những thời gian đó quay vòng tiếp liệu thoải mái.

Công nghệ tiếp liệu đnag được thử nghiệm trên ISS

SpaceX_Mars_Architecture-1.png
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,177
Động cơ
-339,806 Mã lực
Đầu tiên lên căn cứ sao Hỏa là ... làm nông dân :) đầu tiên là tìm nguồn nước, đất có dinh dưỡng, lắp nhà kính (vì nhiệt độ sao Hỏa quá lạnh), CO2.

Nước thì có rồi, phát hiện đến 5 triệu km khối ở dang băng. Dinh dưỡng đất cũng kiểm tra rồi. CO2 có đầy trong khí quyển. Chỉ cần dựng cái nhà kính là có đồ ăn có khí thở rồi ở bao lâu cũng được :D

Có nước có CO2, starship có thể mang lên sao Hỏa 1 module 100 tấn chế methane là cũng có nhiên liệu rồi. Rất nhiều bài toán sao Hỏa đã được giải rồi.

Với hệ số tái sử dụng cao như lịch sử của SpaceX (tên lửa đẩy Falcon thu hồi gần 100%) và với lực đẩy khủng của Starship, hệ số điều chỉnh công suất 20-100% của Raptor thì cụ Delta ko cần phải đợi chu kỳ 26 tháng đâu. Đợi thế thì chết, sao lập căn cứ được, đó là chu kỳ tối ưu cho tốc độ cấp 2 (Falcon Heavy) thôi còn đến đời Starship có thể điều chỉnh rất linh hoạt.
Musk lên sao hoả làm gì cụ nhỉ? hay là muốn xây dựng thế giới mới như xây dựng nước mỹ trước đây
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Để bảo hiểm thôi, phòng trường hợp có sự kiện như trong phim Don't look up xảy ra.
Và làm bước đệm bay xa hơn. Sao Hỏa có gia tốc trọng trường 3.7m/s2 so với trái đất 9.8m/s2 nên như các cụ đã nói thoát khỏi sao Hỏa dễ hơn 10 lần.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Đọc được các thông tin phân tích của các cụ thấy có mấy ý hay: hiệu quả nhất là tái sử dụng - kinh tế tuần hoàn, nhiên nguyên vật liệu rẻ là vật liệu tồn tại nhiều trong tự nhiên như methan, năng lượng rẻ là năng lượng vô tận cả hệ mặt trời (năng lượng mặt trời), và dường như tất cả các công ty của Musk là hệ sinh thái đều phục vụ mục tiêu căn cứ sao Hỏa. Có lẽ giấc mơ của Musk không quá xa vời như mình nghĩ
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
790
Động cơ
283,697 Mã lực
Và làm bước đệm bay xa hơn. Sao Hỏa có gia tốc trọng trường 3.7m/s2 so với trái đất 9.8m/s2 nên như các cụ đã nói thoát khỏi sao Hỏa dễ hơn 10 lần.
Du hành liên hành tinh thôi, chứ sang hệ mặt trời khác thì quá xa vời. Sao Hỏa cũng là hành tinh xa nhất con người có thể sống được trong hệ mặt trời.

Đọc được các thông tin phân tích của các cụ thấy có mấy ý hay: hiệu quả nhất là tái sử dụng - kinh tế tuần hoàn, nhiên nguyên vật liệu rẻ là vật liệu tồn tại nhiều trong tự nhiên như methan, năng lượng rẻ là năng lượng vô tận cả hệ mặt trời (năng lượng mặt trời), và dường như tất cả các công ty của Musk là hệ sinh thái đều phục vụ mục tiêu căn cứ sao Hỏa. Có lẽ giấc mơ của Musk không quá xa vời như mình nghĩ
Còn nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết lắm, đến được sao Hỏa đã khó, sinh sống ở đó còn khó hơn.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,022
Động cơ
247,332 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Du hành liên hành tinh thôi, chứ sang hệ mặt trời khác thì quá xa vời. Sao Hỏa cũng là hành tinh xa nhất con người có thể sống được trong hệ mặt trời.


Còn nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết lắm, đến được sao Hỏa đã khó, sinh sống ở đó còn khó hơn.
Mặt trăng Europa của Sao Mộc mới là thiên thể có tiềm năng nhất.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Mặt trăng Europa của Sao Mộc mới là thiên thể có tiềm năng nhất.
Sao Mộc xa quá mới đến sao Hỏa là hành tinh gần trái đất nhất với tốc độ 39600km/h mà đã mất 7 tháng rồi. Đến sao Mộc nhân 8 lần lên là 4,6 năm. Nếu đời mình thấy loài người lên ở sao Hỏa là quá kỳ diệu rồi.

Dành cho con cháu chút chít lên sao Mộc, cứ phát tán ra mỗi nơi thành 1 căn cứ quay lại đánh nhau mới vui chứ đánh nhau với mỗi sao Hỏa chán chết :)

bi-graphics-the-entire-solar-system-is-only-light-minutes-away-02-1449636659.png
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
790
Động cơ
283,697 Mã lực
Mặt trăng Europa của Sao Mộc mới là thiên thể có tiềm năng nhất.
Europa có nhiều nước nhưng có 2 đặc điểm không phù hợp để con người sinh sống lâu dài: quá xa mặt trời nên không có nguồn năng lượng mặt trời, quá nhỏ nên trọng lực quá thấp để có một bầu khí quyển. Sao Hỏa là đã miễn cưỡng lắm rồi, không có lựa chọn nào tốt hơn trong hệ mặt trời đâu.

Sao Hỏa có một điểm yếu chết người theo nghĩa đen là không có địa từ trường. Không hiểu Musk sẽ xử lý vấn đề này như thế nào.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top