[Funland] Tên lửa mạnh nhất thế giới của cụ Musk vừa nổ giữa không trung

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Musk lên sao hoả làm gì cụ nhỉ? hay là muốn xây dựng thế giới mới như xây dựng nước mỹ trước đây
Câu hỏi của cụ chắc chỉ có Mút mới trả lời được :) câu hỏi của cụ khó như câu hỏi tại sao tinh thần Olympic là "Nhanh hơn Cao hơn Xa hơn"?

Đó có thể là hoài bão hay một thứ tôn giáo. Như trên mình có còm "du hành vũ trụ giúp nhân loại sống vĩnh cửu. Chúa nói Chúa cứu loài người, nhưng du hành vũ trụ là chúng ta cứu Chúa. Chúa tạo ra con người và trái đất quá đẹp, nên chúng ta có nhiệm vụ phát tán cái đẹp đó ra cả vũ trụ" :P

Đó cũng có thể là cuộc chạy đua giữa các cường quốc, dân số bây giờ gần 8 tỷ rồi mở rộng không gian sống, xây dựng 1 xã hội mới hoàn toàn như ý nguyện của Saint Simon, có thể thông qua vũ trụ để phát triển các công nghệ tiên phong.

Nhưng trước hết thì Mút phải kiếm tiền, thu hút tài trợ, phóng Falcon như lợn con phục vụ nhu cầu trước mắt, đưa người lên ISS, thu hồi tên lửa tái sử dụng vv chứ không chỉ chém gió suông, mà đã làm được nhiều thứ đáng kinh ngạc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
May quá, các trang gần đây được các cụ tập trung mở mang thông tin thay vì vật nhau Nga-Mỹ
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
790
Động cơ
283,697 Mã lực
Mỹ còn mua nhiều động cơ đẩy của Nga mà
Cái kim loại mà chuyên gia Nga nói đến ở bài này được dùng trong bơm nhiên liệu.

Trước tiên nói về bơm nhiên liệu của động cơ tên lửa. Bơm này cần công suất cực lớn. Động cơ Raptor dùng 2 bơm, tổng công suất 100 ngàn mã lực. Do đó bắt buộc phải dùng bơm turbo sử dụng nhiên liệu khí, chính là tách ra 1 phần từ nhiên liệu của động cơ.

turbopump.png


Trong các động cơ chu trình hở, một phần nhiên liệu được dùng cho máy phát khí (gas generator) để kéo bơm turbo. Khí xả từ máy phát khí được xả thẳng ra ngoài môi trường.

merlin1D.png

Cái ống xả khói đen bên phải chính là khí xả từ máy phát khí bơm turbo. Động cơ chu trình hở không tận dụng được lượng khí xả này.

RD180 là động cơ tên lửa chu trình kín, nghĩa là các nhà khoa học Nga thay vì xả khí thải này ra môi trường thì tìm được cách đưa toàn bộ khí xả này vào buồng đốt để đốt 1 lần nữa, tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liêu. Tuy nhiên cách làm này tạo ra 1 vấn đề: lượng khí xả này nếu giàu kerosene thì sẽ tạo nhiều muội, muội này đưa lại vào buồng đốt sẽ nhanh chóng làm nghẹt động cơ. Ngược lại nếu lượng khí xả này giàu oxy (để đốt kiệt kerosene và tạo ít muội nhất), lại ở nhiệt độ và áp suất cao nữa, thì sẽ làm cho các chi tiết kim loại tiếp xúc với nó nhanh chóng bị đốt cháy. Các nhà luyện kim Nga đã tìm ra được 1 loại hợp kim có thể chống chịu được oxy ở nhiệt độ và áp suất cao, và đây chính là niềm tự hào mà chuyên gia Nga nói đến trong bài.

Raptor cũng sử dụng chu trình kín, và cũng phải giải bài toán hợp kim trên, và SpaceX đã tìm được một hợp kim có tính chất tương tự, được gọi là SX500. Hợp kim này vẫn hoạt động tốt ở áp suất 12000psi, tức là khoảng 830bar (gấp 830 lần áp suất khí quyển mực nước biển).

sx500.png
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cái kim loại mà chuyên gia Nga nói đến ở bài này được dùng trong bơm nhiên liệu.

Trước tiên nói về bơm nhiên liệu của động cơ tên lửa. Bơm này cần công suất cực lớn. Động cơ Raptor dùng 2 bơm, tổng công suất 100 ngàn mã lực. Do đó bắt buộc phải dùng bơm turbo sử dụng nhiên liệu khí, chính là tách ra 1 phần từ nhiên liệu của động cơ.

turbopump.png


Trong các động cơ chu trình hở, một phần nhiên liệu được dùng cho máy phát khí (gas generator) để kéo bơm turbo. Khí xả từ máy phát khí được xả thẳng ra ngoài môi trường.

merlin1D.png

Cái ống xả khói đen bên phải chính là khí xả từ máy phát khí bơm turbo. Động cơ chu trình hở không tận dụng được lượng khí xả này.

RD180 là động cơ tên lửa chu trình kín, nghĩa là các nhà khoa học Nga thay vì xả khí thải này ra môi trường thì tìm được cách đưa toàn bộ khí xả này vào buồng đốt để đốt 1 lần nữa, tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liêu. Tuy nhiên cách làm này tạo ra 1 vấn đề: lượng khí xả này nếu giàu kerosene thì sẽ tạo nhiều muội, muội này đưa lại vào buồng đốt sẽ nhanh chóng làm nghẹt động cơ. Ngược lại nếu lượng khí xả này giàu oxy (để đốt kiệt kerosene và tạo ít muội nhất), lại ở nhiệt độ và áp suất cao nữa, thì sẽ làm cho các chi tiết kim loại tiếp xúc với nó nhanh chóng bị đốt cháy. Các nhà luyện kim Nga đã tìm ra được 1 loại hợp kim có thể chống chịu được oxy ở nhiệt độ và áp suất cao, và đây chính là niềm tự hào mà chuyên gia Nga nói đến trong bài.

Raptor cũng sử dụng chu trình kín, và cũng phải giải bài toán hợp kim trên, và SpaceX đã tìm được một hợp kim có tính chất tương tự, được gọi là SX500. Hợp kim này vẫn hoạt động tốt ở áp suất 12000psi, tức là khoảng 830bar (gấp 830 lần áp suất khí quyển mực nước biển).

sx500.png
Áp suất buồng đốt không cao đến như vậy (830bar) đâu, mình search thấy áp suất RD180 là 270bar, còn Raptor đã thử đến 330bar nhưng bình thường hoạt động 300bar.

Có thể nói Raptor đang là đỉnh cao về mọi mặt trong động cơ tên lửa. Hơn xa cả các động cơ nhiên liệu hydro lỏng của Mỹ
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
790
Động cơ
283,697 Mã lực
Áp suất buồng đốt không cao đến như vậy (830bar) đâu, mình search thấy áp suất RD180 là 270bar, còn Raptor đã thử đến 330bar nhưng bình thường hoạt động 300bar.

Có thể nói Raptor đang là đỉnh cao về mọi mặt trong động cơ tên lửa. Hơn xa cả các động cơ nhiên liệu hydro lỏng của Mỹ
Đúng là áp suất buồng đốt chính của Raptor là khoảng 300bar, còn 830bar tôi đoán là áp suất tại buồng đốt của gas generator. Từ buồng đốt nhỏ luồng khí nóng giàu oxy này phải thổi qua turbin của bơm nhiên liệu (để kéo bơm turbo), rồi qua hệ thống ống, qua van tiết lưu (để điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu vào buồng đốt chính), qua đầu phun injector rồi mới vào buồng đốt chính. Áp suất đi hết quãng đường đó sẽ rơi rụng từ 830bar xuống >300bar là vừa.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Đúng là áp suất buồng đốt chính của Raptor là khoảng 300bar, còn 830bar tôi đoán là áp suất tại buồng đốt của gas generator. Từ buồng đốt nhỏ luồng khí nóng giàu oxy này phải thổi qua turbin của bơm nhiên liệu (để kéo bơm turbo), rồi qua hệ thống ống, qua van tiết lưu (để điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu vào buồng đốt chính), qua đầu phun injector rồi mới vào buồng đốt chính. Áp suất đi hết quãng đường đó sẽ rơi rụng từ 830bar xuống >300bar là vừa.
Đúng thật cụ ạ áp suất tại methane turbopump và đường ống methane 886bar. OMG Dã man

Công suất bơm 37mw = 50 nghìn mã lực. Một cái bơm khủng nhét vào chỗ bé tẹo vậy

Nhiệt độ tại preburner hơn 500°C.

Raptor_2_Full_Flow_Staged_Combustion_Cycle_Estimate.svg.png
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Để dễ so sánh, các cụ xem áp suất nhiệt độ trong bình nước áp lực của nhà máy điện hạt nhân:

- áp suất 155bar
- nhiệt độ 345°C

Trong máy phát của nmđ hạt nhân thấp hơn
- áp suất 60bar
- nhiệt độ 275°C

Như vậy riêng việc 33 Raptor khởi động, bay gần 4 phút (dù một số con ngủm) mà ko tự nổ đã là 1 thành công vượt trội chưa từng có với động cơ nhiên liệu methane của SpaceX rồi.

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top