[Funland] Tây Sơn vì sao sụp đổ?

T90i

Xe buýt
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
869
Động cơ
464,480 Mã lực
Ngụy biện thô thiển. NH dùng lý tài, tập đình như dùng con tốt, hết tác dụng là có thể tiêu hủy. NA với Xiêm, Pháp khác gì nô lệ, con tin. Xiêm Pháp chỉ mượn danh NA để hợp thức hóa cớ đánh vào VN. May là chúng ko thành công...
Vớ vẩn, tốt thì tốt, nó cũng đốt phá Hội An khiến cả thành phố dắt díu nhau đi ăn xin, giết chóc ở Cù Lao Phố đến nỗi dân không dám đánh bắt cá dưới sông vì sợ xác chết.

Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, cả về lãnh thổ, lãnh hải, đến bây giờ vẫn phải dựa vào hồ sơ chủ quyền của Gia Long, Minh Mạng. Mượn quân Xiêm Pháp thế nào thì ông í cũng không để mất bất kỳ miếng đất nào của Việt Nam.
 

Leopard1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-349641
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
975
Động cơ
113,534 Mã lực
Ngụy biện ! Cái em muốn nhấn đó là đem quan điểm chính trị, góc nhìn giai cấp vào ứng xử và sách vở - hầu hết các công trình nghiên cứu LS và các sử gia giai đoạn này đều bị " nhuộm" hết.

Em có đọc ở đâu đó : " LS phán ánh quan điểm chính trị của giới cầm quyền nhưng nhà viết sử phải trung thực và không mang quan điểm chính trị khi viết sử" !
Đọc những nghiên cứu về TS và các cuộc CM thay đổi chế độ, em vô cùng buồn rầu nhận ra rằng, kẻ thắng là kẻ viết lại lịch sử. Và có những nhà nước được thành lập nên từ các đạo tặc, thư sinh hỏng thi, quan viên ghen tình... những trường hợp này rất phổ biết ở châu Á.
Và khi thành công thì tô hồng thành tích.
Về mặt quản lý thì hỏng hẳn vì không có giới tinh hoa do đã giết chết hoặc không thể cộng tác cùng được. Và hệ quả là tàn phá, cả kinh tế lẫn văn hóa. Rồi vòng luẩn quẩn lại tiếp tục.
Hiện ở thế giới có một số mô hình chính trị tốt (điều này quan trọng cho phát triển kinh tế) nơi mà các sách lược quản trị được tiếp nối và sửa đổi mềm mại với thực tiễn, không bị hiện tượng phủ nhận nhau như XH á châu.
 

'_'

Xe đạp
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
47
Động cơ
248,370 Mã lực
Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, cả về lãnh thổ, lãnh hải, đến bây giờ vẫn phải dựa vào hồ sơ chủ quyền của Gia Long, Minh Mạng. Mượn quân Xiêm Pháp thế nào thì ông í cũng không để mất bất kỳ miếng đất nào của Việt Nam.
Hên thôi, Xiêm thay vui đổi chủ rồi đánh nhau lâu dài với Miến Điện không rảnh lo mặt đông. Pháp bị cách mệnh chứ không họ cũng đòi tiền công rồi.
 

cuop

Xe buýt
Biển số
OF-34978
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
788
Động cơ
481,790 Mã lực
Vớ vẩn, tốt thì tốt, nó cũng đốt phá Hội An khiến cả thành phố dắt díu nhau đi ăn xin, giết chóc ở Cù Lao Phố đến nỗi dân không dám đánh bắt cá dưới sông vì sợ xác chết.

Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, cả về lãnh thổ, lãnh hải, đến bây giờ vẫn phải dựa vào hồ sơ chủ quyền của Gia Long, Minh Mạng. Mượn quân Xiêm Pháp thế nào thì ông í cũng không để mất bất kỳ miếng đất nào của Việt Nam.
Nguyễn Ánh đã bán Côn Đảo và cửa biển Đà Nẵng cho Pháp để đổi lấy sự trợ giúp về quân sự của Pháp trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn đấy cụ ạ.
 

linkng

Xe tăng
Biển số
OF-85402
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
1,537
Động cơ
424,510 Mã lực
Vớ vẩn, tốt thì tốt, nó cũng đốt phá Hội An khiến cả thành phố dắt díu nhau đi ăn xin, giết chóc ở Cù Lao Phố đến nỗi dân không dám đánh bắt cá dưới sông vì sợ xác chết.

Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, cả về lãnh thổ, lãnh hải, đến bây giờ vẫn phải dựa vào hồ sơ chủ quyền của Gia Long, Minh Mạng. Mượn quân Xiêm Pháp thế nào thì ông í cũng không để mất bất kỳ miếng đất nào của Việt Nam.
Trong Lịch sử khai khẩn miền Đông Nam Bộ của Cụ Nam Sơn (trước 1975) có phân tích rất kỹ về thảm sát của nhà Nguyễn - Tây Sơn tại Gia Định và công lao của Gia Long. Ai có dịp đi qua Đông Nam Bộ cũng sẽ thương được nghe từ Ngài một cách trân trọng, chứ không phải là Nguyễn Ánh một tội đồ.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,339
Động cơ
521,996 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Nguyễn Ánh đã bán Côn Đảo và cửa biển Đà Nẵng cho Pháp để đổi lấy sự trợ giúp về quân sự của Pháp trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn đấy cụ ạ.
Chưa bán được cụ nhá ;))
 

Leopard1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-349641
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
975
Động cơ
113,534 Mã lực
Hiệp ước nhượng Côn đảo và Đà nẵng để lấy sự trợ giúp của Pháp đã không được Pháp thực hiện. Sau Pháp có ý kiến nhưng GL bảo là do họ không thi hành các điều ước ràng buộc của bên Pháp nên ông ta cũng không có nghĩa vụ thực hiện các điều ước bên mình.
Lý do hồi ấy Pháp cũng bận bịu bên châu Âu, còn các phó vương gần An nam lại không muốn phiêu lưu giúp đỡ theo lệnh nên thành ra Pháp mất cơ hội có được an nam sớm hơn gần 100 năm.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,339
Động cơ
521,996 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Chỉnh sửa cuối:

longmama

Xe điện
Biển số
OF-132333
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
4,335
Động cơ
128,894 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Em nghe cụ xong tí sặc phải đội mồ sống dậy.
- Trịnh Sâm cách Nguyễn Hoàng cỡ 150 năm.
- Nguyễn Kim là tên giặc cỏ của nhà Mạc.
- Nguyễn Hoàng là phản thần tặc tử của nhà Lê, là mệnh quan triều đình mà tự tiện cắt đất chiếm giữ riêng.
- Gia Long giả nhân giả nghĩa, hại chết con cháu nhà Lê là Diên Tự công Lê Duy Hoán.

Thế được không cụ?
Mở mang bờ cõi là công lao các bậc tiền nhân nhà Nguyễn, còn từ Gia Long trở đi thì bán dần đất nước cho ngoại bang.

13 đời vua Nguyễn nghe có vẻ oách xà lách, thực tế thì có 4 đời làm vua đúng nghĩa, còn lại mấy đời làm vua được vài tuần hay vài tháng, mấy đời bị nước mẹ Đại Phớp bắt đi tù, mấy đời nữa làm bù nhìn dưới sự bao bọc của nước mẹ Đại Phớp. :D
Xin lỗi Cụ E nhầm chút. Chúa Nguyễn Hoàng bị anh rể là Trịnh Kiểm truy sát có ý định giết đi, nên nhờ chị gái (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn giữ Thuận Hóa. Có thể nói Nguyễn Hoàng là người đầu tiên của dòng dõi nhà Nguyễn, ông còn được dân Đàng trong gọi là Chúa Tiên.
Cụ nói "Nguyễn Kim là tên giặc cỏ của nhà Mạc" thì không đúng. Khi Mạc lấy ngôi vua họ Lê, Nguyễn Kim đem con em lánh sang Ai Lao, tính cuộc trung hưng nhà Lê từ bên đất Ai . Năm (1540) Nguyễn Kim đem quân về chiếm Nghệ An. Năm (1542) ra Thanh Hoá cùng với vua Lê chiếm lại Tây Ðô, sự nghiệp trung hưng nhà Lê do tay Nguyễn Kim tạo dựng buổi ban đầu đang đà lớn mạnh. Năm Ất Tị (1545), Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết, thọ 78 tuổi. Quyền hành từ đó rơi vào tay Trịnh Kiểm, con rể Nguyễn Kim. Còn Nguyễn Hoàng là con Nguyễn Kim gọi Trịnh Kiểm là anh rể
. Trịnh Kiểm là anh rể, muốn thâu tóm quyền hành nên loại bỏ uy thế các con Nguyễn Kim.
Cụ nói "- Nguyễn Hoàng là phản thần tặc tử của nhà Lê, là mệnh quan triều đình mà tự tiện cắt đất chiếm giữ riêng" cũng chưa đúng
Nguyễn Hoàng tìm cách trả thù họ Trịnh, Hoàng nhờ chị gái là Ngọc Bảo nói với Kiểm cho Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá. Ðất ấy hiểm trở, xa xôi, khí hậu khắc nghiệt, lại là mặt Nam, quân Mạc có thể dùng thuyền vượt biển đánh sau lưng. Kiểm đồng ý và dâng biểu tâu vua trao quyền cho Nguyễn Hoàng là trấn thủ Thuận Hoá, toàn quyền xử lý mọi việc. Hoàng đem người nhà và quân bản bộ vào Nam năm Mậu Ngọ (1558), khi 34 tuổi. Cùng đi còn có nhiều đồng hương Tống Sơn và Nghĩa Dũng, Thanh Hoá.

Thủa đầu, Nguyễn Hoàng dựng dinh trại ở xa Ái Tử, huyện Ðăng Xương (Triệu Phong, Quảng Trị). Hoàng biết khéo vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được người người mến mộ gọi là "Chúa Tiên".

Khoảng 40 năm đầu vào vùng đất mới, Nguyễn Hoàng chú trọng khai hoang lập ấp, phát triển kinh tế gây nuôi lực lượng tính kế lâu dài, bên ngoài vẫn giữ quan hệ bình thường và hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với vua Lê ngoài Bắc. Công cuộc khẩn hoang và chính sự rộng rãi của Nguyễn Hoàng đã đem lại hiệu quả rõ rệt về mọi mặt.

Tháng 2 năm Quý Dậu (1573), vua Lê sắc phong Nguyễn Hoàng là Thái phó, cần tích dự trữ thóc lúa ở biên giới, hàng năm nộp thuế 400 cân vàng bạc, 500 tấn lúa. Mỗi lần có triều thần vào kiểm tra thuế khoá của trấn, Nguyễn Hoàng khéo tiếp đãi biết lấy lòng, vì thế Hoàng chỉ đệ trình sổ sách do Hoàng sai người lập ra. Chính nhờ đó mà thu nhập của chúa Nguyễn ở Ðàng Trong ngày càng tăng nhanh. Ngoài Bắc, vua Lê liền năm phải đem quân đánh Mạc, quân dụng thiếu thốn, đất Thuận Quảng lại "liền mấy năm được mùa, trăm họ giầu thịnh". Nguyễn Hoàng còn đem tiền thóc ra giúp vua Lê.

Tháng 5 năm Quý Tị (1593) biết Lê Trịnh đã đánh tan quân Mạc, lấy lại được Ðông Ðô, Hoàng liền đem quân ra yết kiến vua Lê. Vua Lê khen ngợi công lao trấn thủ đất phía nam, tấn phong Hoàng làm Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc trưởng phủ sự thái uý Ðoan Quốc công.

Nguyễn Hoàng từng lưu lại ở miền Bắc với nhà Lê đến 7 năm, nhiều lần đem quân đánh dẹp dư ******* nhà Mạc ở Kiến Xương (Thái Bình) và Hải Dương, lập được công lớn. Người con trai thứ hai của Nguyễn Hoàng tên là Hán, được vua phong tả đô đốc Lỵ quận công, theo Nguyễn Hoàng đánh Mạc ở Sơn Nam bị tử trận. Con Hán là Hắc được lập ấm.

Nguyễn Hoàng đã nhiều lần theo hầu vua Lê lên hội khám với nhà Minh ở Trấn Nam quan để nhận sắc phong cho vua Lê. Năm Kỷ Hợi (1599) vua Lê băng hà, con thứ là Duy Tân lên ngôi, Nguyễn Hoàng được phong là Hữu tướng.

Năm Canh Tý (1600), đem quân dẹp các tướng nổi loạn: Phan Ngạn, Ngô Ðình Nga và Bùi Văn Khê ở Nam Ðịnh, Nguyễn Hoàng cùng bản bộ ra biển dong thẳng vào Thuận Hoá, để con trai thứ 5 là Hải và cháu là Hắc ở lại làm con tin. Sau đó, vua Lê sai sứ giả vào phủ dụ. Vẫn để Nguyễn Hoàng trấn thủ đất Thuận Quảng, hàng năm nộp thuế má đầy đủ. Trịnh Tùng cũng gửi thư kèm theo khuyên giữ tốt việc thuế cống.

Tháng 10 năm Canh Tý (1600), Nguyễn Hoàng gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con cả Trịnh Tùng). Từ đó Nguyễn Hoàng không ra Ðông Ðô nữa. Trịnh Tùng cũng chẳng dám động chạm đến việc ấy nữa. Có thể nói từ năm 1600, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một giang sơn riêng cho họ Nguyễn. Hoàng dáo diết xây dựng vùng đất mới này có đầy đủ mọi mặt: tổ chức hành chính, mở rộng đất xuống phía nam. Một loạt chùa chiền thờ Phật cũng được xây cất trong dịp này: Thiên Mụ, Bảo Chấn... Dân chúng ngoài Bắc mất mùa đói kém chạy vào nam theo chúa Nguyễn khá đông.

Năm Quý Sửu (1613) Nguyễn Hoàng đã già và mệt nặng. Nguyễn Hoàng mất thọ 89 tuổi, có 10 con trai, trấn thủ Thuận Quảng được 56 năm (1558-1613). Sau này Triều Nguyễn truy tôn là Thái tổ Gia dụ hoàng đế.
 

longmama

Xe điện
Biển số
OF-132333
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
4,335
Động cơ
128,894 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Sao Nguyễn Hoàng lại gọi Trịnh Sâm là cậu được hở cụ?
Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 28 tháng 8, năm 1525 – 20 tháng 7, năm 1613)
Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm (chữ Hán: 靖都王鄭森; 9 tháng 2 năm 1739 – 13 tháng 9 năm 1782 )
Cái này E nhầm tý. Nguyễn Hoàng là em vợ của Trịnh Kiểm, có thể nói Nguyễn Hoàng là người đầu tiên của dòng họ Chúa Nguyễn (mà sau này là vua nhà Nguyễn) còn Trịnh Kiểm là người đầu tiên của dòng Chúa Trịnh
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,339
Động cơ
521,996 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cái này E nhầm tý. Nguyễn Hoàng là em vợ của Trịnh Kiểm, có thể nói Nguyễn Hoàng là người đầu tiên của dòng họ Chúa Nguyễn (mà sau này là vua nhà Nguyễn) còn Trịnh Kiểm là người đầu tiên của dòng Chúa Trịnh
- Đầu họ Nguyễn chính là cụ Nguyễn Kim đức cao vọng trọng :) Chỉ gửi 1 tờ thư mà Minh Triều vội lật đật mang 20 vạn quân giúp chống lại nhà Mạc để cụ phò nhà Lê tiến tới chia cắt đất nước :( Sau này tới đời cụ Gia Long truyền thống gia đình lại càng được phát huy và nâng lên tầm cao mới ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

dangtuan999

Xe container
Biển số
OF-109868
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
5,656
Động cơ
445,950 Mã lực
Hên thôi, Xiêm thay vui đổi chủ rồi đánh nhau lâu dài với Miến Điện không rảnh lo mặt đông. Pháp bị cách mệnh chứ không họ cũng đòi tiền công rồi.
Nói vậy thì 1945 chúng ta cũng hên (tranh thủ lúc thế chiến 2 kết thúc).:)
Lịch sử mà nói hên xui thì cũng khó lắm cụ. Người biết tính toán, nắm bắt thời cuộc và tận dụng được nó mới là giỏi, em nghĩ vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nói vậy thì 1945 chúng ta cũng hên (tranh thủ lúc thế chiến 2 kết thúc).:)
Lịch sử mà nói hên xui thì cũng khó lắm cụ. Người biết tính toán, nắm bắt thời cuộc và tận dụng được nó mới là giỏi, em nghĩ vậy.
Phải nói là mình chớp được thời cơ.
Mấy thằng ù lì xung quanh ko làm gì cả nên bọn thực dân chán quá buông luôn:))
 

dangtuan999

Xe container
Biển số
OF-109868
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
5,656
Động cơ
445,950 Mã lực

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,081
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Hai câu tương đương nhau xét toàn cục từ các trận Quy Nhơn - Thị Nại - Phú Xuân - Trấn Ninh. Nói đại chiến Thị Nại là nói đến trận năm 1801, trận đại chiến dữ dội còn hơn Xích Bích của Tam Quốc vì lúc này KTQS đạn pháo đã bỏ xa thời xưa. Bác Cóc Cu hiểu đúng trận này!.


Giả dụ quân Tây Sơn do đích thân Vua Cảnh Thịnh thống lĩnh không thua chóng vánh trận Trấn Ninh mà đánh cầm cự hoặc cầm chân được như kiểu Võ Tánh 1801 thì từ Quy Nhơn, hai tướng Dũng và Diệu có thể quật ngược trở lại giành lại Phú Xuân thì Tây Sơn- Nguyễn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Phải nói là quân Tây Sơn giai đoạn này đen như con chấy trên tóc ông công nhân châu Phi ở hầm than Vàng Danh hôm giao thừa đêm 30 Tết ta. Ngoài việc bị quân Nguyễn tẩn thì quân Tây Sơn còn bị quân Ai Lao xiên cho 1 nhát ở Nghệ An trước trận Thị Nại khiến các lộ quân đóng ở biên giới bị chia cắt. Đến giai đoạn then chốt trận Trấn Ninh quân Tây Sơn đã lùa được quân Nguyễn chạy sắp vỡ trận rồi thì cụ Thuỳ (tướng Nguyễn Quang Thuỳ) không dám quyết chiến như cụ Bùi Thị Xuân khiến nhiều anh hùng Tây Sơn ôm hận mà chết. Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh ừ thì đổ cho thiên mệnh đã khiến cụ Huệ đi sớm hay cụ Ánh trốn vòng vèo may mắn sống sót cũng được. Nhưng đến trận quyết định 2 vương triều như trận Trấn Ninh mà thiếu người quyết đoán làm hỏng đại sự thì chỉ có thể nói chắc 100% là do nhân mệnh. Đó là hệ luỵ của cả một giai đoạn Tây Sơn nội tình rối ren tàn sát lẫn nhau, các tướng tài còn có mấy ai nữa đâu?. Tây Sơn bại vong, âu cũng là cái liễn!.
Những sử liệu cụ đưa ra, thêm một lần nữa, vẫn không liên quan gì tới cái còm của em.
Như em đã nói ở còm trước.
Tây Sơn bị mất Quy Nhơn năm 1799.
Trận Thị Nại năm 1801.
Làm thế nào mà Quy Nhơn đã bị mất từ năm 1799 lại mất thêm một lần nữa vào năm 1801?
Cái em nói ở đây là về thời gian của sự kiện cụ nhớ. Không liên quan gì tới các sử liệu của cụ.

Ngay cả cụ Cocksu trong còm cụ dẫn lại cũng đã tự nhìn thấy:
"Lúc đó [1801] quân Nguyễn đã chiếm thành Quy Nhơn và đang bị quân TS vây trong thành này. Trận đánh này lúc đầu có ý nghĩa giải vây cho Quy Nhơn". Còm này với còm trước đó của cụ Cocksu như này: "Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?" Cụ không thấy mâu thuẫn hay sao?
Thời gian của "Lúc đó quân Nguyễn đã chiếm thành Quy Nhơn" chính xác là tháng 7/1799 cụ ạ, không phải "sau trận Thị Nại [1801], mất Quy Nhơn" đâu.
Dù Trận Thị Nại năm 1801 là chiến thắng lớn nhất trong cuộc đời chinh chiến của Nguyễn Ánh, nhưng mục đích "giải vây cho Quy Nhơn [đúng ra phải viết là Bình Định vì Nguyễn Ánh đã đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định]" của cụ Ánh đã không hề đạt được.

Lịch sử không thể nói chung chung là “xét toàn cục” càng không thể đưa ra những “giả dụ”, hay “nếu, thì”. Tính chính xác về thời gian của các sự kiện lịch sử càng phải được tôn trọng.

Đây là nguyên văn câu hỏi của cụ Cocksu:
"Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?"
Câu hỏi này nên được viết chính xác lại là: Sau trận Thị Nại, Tây Sơn [Trần Quang Diệu] cố hạ thành Bình Định [Quy Nhơn] mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ”.

Tại sao lại như vậy?

Đây là lý do:
Tháng 1/1800, Trần Quang Diệu cử đại binh hạ thành Bình Định. Ông cho đắp lũy dài vây bọc thành Bình Định, chu vi 4.340 trượng, mỗi trượng 2 người tuần giữ, bộ binh vây thêm vài vòng.
Tháng 5/1800, Nguyễn Ánh từ Gia Định cử đại binh đi giải vây cho Bình Định, trong đó có 5000 quân Chân Lạp giúp sức.
Tháng 2/1801, Nguyễn Ánh chiến thắng trận Thị Nại. Võ Văn Dũng cùng tàn quân bỏ chạy về hợp quân với Trần Quang Diệu, tiếp tục vây hãm Bình Định.
Quân Nguyễn tiếp tục giao tranh với Tây Sơn tới tháng 4 năm 1801 nhưng vẫn không thể giải vây cho thành Bình Định.
Như vậy, Võ Tánh bị vây hãm suốt một năm rưỡi. Còn Nguyễn Ánh thì mất một năm đánh nhau với Tây Sơn trong đó có cả trận đại thắng Thị Nại tháng 2/1801 nhưng vẫn không thể giải vây được cho Võ Tánh và Ngô Tòng Châu.
Nguyễn Ánh không giải vây được cho Võ Tánh nhưng lại gặp được một thời cơ.

Liêt truyện chép:
Vương sai người mật báo cho Võ Tánh nên phá vòng vây ra hội với đại binh. Tánh trả lời: Liều chết giữ tới cùng. Tất cả quân chủ lực của Tây Sơn hiện ở đây, hoàng thượng nên lợi dụng đánh Phú Xuân (Liệt truyện II, t. 108). Đặng Đức Siêu và Trần Văn Trạc cũng khuyên vua nên đánh Phú Xuân hiện đang bỏ trống. Đặng Đức Siêu biết rõ địa hình Phú Xuân, dâng chiến thuật: "Chia quân thuyền làm hai đạo: một đạo đánh cửa Tư Hiền, một đạo đánh cửa Noãn Hải (cửa Thuận An)" (Liệt truyện II, t. 188). Vương mới quyết.

Sự kiện Võ Tánh, Ngô Tòng Châu tuẫn tiết.
Ngô Tòng Châu uống thuốc độc tự tử ngày 5/7/1801 (25/5/Tân Dậu). Võ Tánh chôn cất cho Ngô Tòng Châu. Sai lấy củi khô chất dưới lầu bát giác, viết thư cho Trần Quang Diệu, khuyên tướng sĩ không có tội, không nên giết hại, rồi phóng lửa tự đốt, hôm đó là ngày 7/7/1801 (27/5/Tân Dậu).

Việc Trần Quang Diệu cố chiếm Bình Định đã mở ra một bước ngoặt cho Nguyễn Ánh, giúp ông chiến thắng trận Thị Nại năm 1801, dẫn tới cơ hội đánh chiếm Phú Xuân, sau này là đưa quân Bắc tiến, trong đó có trận Trấn Ninh mà cụ đã nhắc tới.
Mặc dù vậy, việc Trần Quang Diệu cố hạ thành Bình Định cũng chỉ là một trong các lý do khiến Tây Sơn sụp đổ. Bờ dồ Đứng cạnh cửa sổ trong cái còm đầu tiên em trích dẫn đã nhận định chính xác: “... còn từ năm 1795 Nhà Tây Sơn đã suy yếu dần rồi ạ”.

Chính xác ở chỗ nào?

Ở chỗ, năm 1795 là lúc nhà Tây Sơn có nội biến. Bắt đầu từ việc Võ Văn Dũng cùng với Trần Văn Kỷ [quân sư của Nguyễn Huệ] giết hại thái sư Bùi Đắc Tuyên [cầm quyền nhiếp chính, do Quang Toản còn nhỏ]. Sau đó gọi Đắc Thuận [con trai Bùi Đắc Tuyên] ở Quy Nhơn và Ngô Văn Sở ở Bắc về rồi giết chết cả hai.
Trần Quang Diệu đang vây hãm Diên Khánh đã kéo quân về hỏi tội nhà vua trẻ của Tây Sơn tại sao giết hại công thần. Quang Toản sợ hãi, phong cho Trần Quang Diệu làm Thiếu Phó, Nguyễn Văn Huấn làm Thiếu Bảo, Võ Văn Dũng làm Tư Đồ, Nguyễn Văn Danh làm Tư Mã. Đó là tứ trụ của triều đại Cảnh Thịnh.
Cũng vì cuộc nội biến năm 1795 của Tây Sơn này mà Nguyễn Ánh đã rảnh tay củng cố binh lực trong suốt hai năm.

Triều Tây Sơn còn có nội biến một lần nữa.
Năm 1798, Nguyễn Bảo [con của Nguyễn Nhạc] chiếm Quy Nhơn, dâng biểu xin hàng Nguyễn Ánh. Tháng 1/1799, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thành đến tiếp ứng Nguyễn Bảo, nhưng cụ Thành chưa kịp tới thì Nguyễn Bảo đã bị Quang Toản bắt và giết chết. Không dừng lại ở đó, Quang Toản giết luôn cả Tư lệ Lê Trung và thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn, hai người đều là các công thần của Tây Sơn.

Những vụ giết hại công thần kể trên đã dẫn tới các hậu quả cực kỳ tai hại cho nhà Tây Sơn.
Tháng 4/1799, con rể của Lê Trung là đô đốc Tây Sơn Lê Chất, nổi tiếng thiện chiến, bỏ theo Nguyễn Ánh, được phong làm tướng quân, dưới quyền điều khiển của Võ Tánh.
Đại đô đốc Võ Đình Giai, Nguyễn Văn Điểm, đô đốc Lê Văn Niệm, Hồ Văn Viện, Trần Văn Lân, đô uý Mai Gia Cương, Nguyễn Văn Trí, cùng đến theo hàng Nguyễn Ánh.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Những sử liệu cụ đưa ra, thêm một lần nữa, vẫn không liên quan gì tới cái còm của em.
Như em đã nói ở còm trước.
Tây Sơn bị mất Quy Nhơn năm 1799.
Trận Thị Nại năm 1801.
Làm thế nào mà Quy Nhơn đã bị mất từ năm 1799 lại mất thêm một lần nữa vào năm 1801?
Cái em nói ở đây là về thời gian của sự kiện cụ nhớ. Không liên quan gì tới các sử liệu của cụ.

Ngay cả cụ Cocksu trong còm cụ dẫn lại cũng đã tự nhìn thấy:
"Lúc đó [1801] quân Nguyễn đã chiếm thành Quy Nhơn và đang bị quân TS vây trong thành này. Trận đánh này lúc đầu có ý nghĩa giải vây cho Quy Nhơn". Còm này với còm trước đó của cụ Cocksu như này: "Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?" Cụ không thấy mâu thuẫn hay sao?
Thời gian của "Lúc đó quân Nguyễn đã chiếm thành Quy Nhơn" chính xác là tháng 7/1799 cụ ạ, không phải "sau trận Thị Nại [1801], mất Quy Nhơn" đâu.
Dù Trận Thị Nại năm 1801 là chiến thắng lớn nhất trong cuộc đời chinh chiến của Nguyễn Ánh, nhưng mục đích "giải vây cho Quy Nhơn [đúng ra phải viết là Bình Định vì Nguyễn Ánh đã đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định]" của cụ Ánh đã không hề đạt được.

Lịch sử không thể nói chung chung là “xét toàn cục” càng không thể đưa ra những “giả dụ”, hay “nếu, thì”. Tính chính xác về thời gian của các sự kiện lịch sử càng phải được tôn trọng.

Đây là nguyên văn câu hỏi của cụ Cocksu:
"Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?"
Câu hỏi này nên được viết chính xác lại là: Sau trận Thị Nại, Tây Sơn [Trần Quang Diệu] cố hạ thành Bình Định [Quy Nhơn] mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ”.

Tại sao lại như vậy?

Đây là lý do:
Tháng 1/1800, Trần Quang Diệu cử đại binh hạ thành Bình Định. Ông cho đắp lũy dài vây bọc thành Bình Định, chu vi 4.340 trượng, mỗi trượng 2 người tuần giữ, bộ binh vây thêm vài vòng.
Tháng 5/1800, Nguyễn Ánh từ Gia Định cử đại binh đi giải vây cho Bình Định, trong đó có 5000 quân Chân Lạp giúp sức.
Tháng 2/1801, Nguyễn Ánh chiến thắng trận Thị Nại. Võ Văn Dũng cùng tàn quân bỏ chạy về hợp quân với Trần Quang Diệu, tiếp tục vây hãm Bình Định.
Quân Nguyễn tiếp tục giao tranh với Tây Sơn tới tháng 4 năm 1801 nhưng vẫn không thể giải vây cho thành Bình Định.
Như vậy, Võ Tánh bị vây hãm suốt một năm rưỡi. Còn Nguyễn Ánh thì mất một năm đánh nhau với Tây Sơn trong đó có cả trận đại thắng Thị Nại tháng 2/1801 nhưng vẫn không thể giải vây được cho Võ Tánh và Ngô Tòng Châu.
Nguyễn Ánh không giải vây được cho Võ Tánh nhưng lại gặp được một thời cơ.

Liêt truyện chép:
Vương sai người mật báo cho Võ Tánh nên phá vòng vây ra hội với đại binh. Tánh trả lời: Liều chết giữ tới cùng. Tất cả quân chủ lực của Tây Sơn hiện ở đây, hoàng thượng nên lợi dụng đánh Phú Xuân (Liệt truyện II, t. 108). Đặng Đức Siêu và Trần Văn Trạc cũng khuyên vua nên đánh Phú Xuân hiện đang bỏ trống. Đặng Đức Siêu biết rõ địa hình Phú Xuân, dâng chiến thuật: "Chia quân thuyền làm hai đạo: một đạo đánh cửa Tư Hiền, một đạo đánh cửa Noãn Hải (cửa Thuận An)" (Liệt truyện II, t. 188). Vương mới quyết.

Sự kiện Võ Tánh, Ngô Tòng Châu tuẫn tiết.
Ngô Tòng Châu uống thuốc độc tự tử ngày 5/7/1801 (25/5/Tân Dậu). Võ Tánh chôn cất cho Ngô Tòng Châu. Sai lấy củi khô chất dưới lầu bát giác, viết thư cho Trần Quang Diệu, khuyên tướng sĩ không có tội, không nên giết hại, rồi phóng lửa tự đốt, hôm đó là ngày 7/7/1801 (27/5/Tân Dậu).

Việc Trần Quang Diệu cố chiếm Bình Định đã mở ra một bước ngoặt cho Nguyễn Ánh, giúp ông chiến thắng trận Thị Nại năm 1801, dẫn tới cơ hội đánh chiếm Phú Xuân, sau này là đưa quân Bắc tiến, trong đó có trận Trấn Ninh mà cụ đã nhắc tới.
Mặc dù vậy, việc Trần Quang Diệu cố hạ thành Bình Định cũng chỉ là một trong các lý do khiến Tây Sơn sụp đổ. Bờ dồ Đứng cạnh cửa sổ trong cái còm đầu tiên em trích dẫn đã nhận định chính xác: “... còn từ năm 1795 Nhà Tây Sơn đã suy yếu dần rồi ạ”.

Chính xác ở chỗ nào?

Ở chỗ, năm 1795 là lúc nhà Tây Sơn có nội biến. Bắt đầu từ việc Võ Văn Dũng cùng với Trần Văn Kỷ [quân sư của Nguyễn Huệ] giết hại thái sư Bùi Đắc Tuyên [cầm quyền nhiếp chính, do Quang Toản còn nhỏ]. Sau đó gọi Đắc Thuận [con trai Bùi Đắc Tuyên] ở Quy Nhơn và Ngô Văn Sở ở Bắc về rồi giết chết cả hai.
Trần Quang Diệu đang vây hãm Diên Khánh đã kéo quân về hỏi tội nhà vua trẻ của Tây Sơn tại sao giết hại công thần. Quang Toản sợ hãi, phong cho Trần Quang Diệu làm Thiếu Phó, Nguyễn Văn Huấn làm Thiếu Bảo, Võ Văn Dũng làm Tư Đồ, Nguyễn Văn Danh làm Tư Mã. Đó là tứ trụ của triều đại Cảnh Thịnh.
Cũng vì cuộc nội biến năm 1795 của Tây Sơn này mà Nguyễn Ánh đã rảnh tay củng cố binh lực trong suốt hai năm.

Triều Tây Sơn còn có nội biến một lần nữa.
Năm 1798, Nguyễn Bảo [con của Nguyễn Nhạc] chiếm Quy Nhơn, dâng biểu xin hàng Nguyễn Ánh. Tháng 1/1799, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thành đến tiếp ứng Nguyễn Bảo, nhưng cụ Thành chưa kịp tới thì Nguyễn Bảo đã bị Quang Toản bắt và giết chết. Không dừng lại ở đó, Quang Toản giết luôn cả Tư lệ Lê Trung và thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn, hai người đều là các công thần của Tây Sơn.

Những vụ giết hại công thần kể trên đã dẫn tới các hậu quả cực kỳ tai hại cho nhà Tây Sơn.
Tháng 4/1799, con rể của Lê Trung là đô đốc Tây Sơn Lê Chất, nổi tiếng thiện chiến, bỏ theo Nguyễn Ánh, được phong làm tướng quân, dưới quyền điều khiển của Võ Tánh.
Đại đô đốc Võ Đình Giai, Nguyễn Văn Điểm, đô đốc Lê Văn Niệm, Hồ Văn Viện, Trần Văn Lân, đô uý Mai Gia Cương, Nguyễn Văn Trí, cùng đến theo hàng Nguyễn Ánh.
Đọc cái thớt này mới thấy mình biết sử mình còn ít quá.
Cảm ơn bác [@Bình BK;320132] và các bác khác.
Kính mời các bác tiếp tục.
 

dangtuan999

Xe container
Biển số
OF-109868
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
5,656
Động cơ
445,950 Mã lực
Thớt này sắp trăm tầng. Em cảm ơn tất cả các cụ đã comment trong này giúp em biết thêm, hiểu đúng được nhiều điều. Trân trọng đề nghị cụ [@cocsku;29844] và các cụ yêu thích tìm hiểu lịch sử đất nước mở thớt mới (có thể về chủ đề khác) để em được học hỏi tiếp các cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

dangtuan999

Xe container
Biển số
OF-109868
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
5,656
Động cơ
445,950 Mã lực
Quang Toản ơi là Quang Toản, đúng là oan gia trái chủ:

Kết cuộc của chiến tranh là gì? Hai bên cùng bại vong, thương tổn; đấy là chân lý! Vì sao hai bên cùng bại vong, thương tổn; chiến tranh có một bên thắng, một bên bại mà? Không sai!

Nhìn bề ngoài thấy có kẻ thắng. Lúc quý vị thắng, quý vị giết bao nhiêu người? Hại bao nhiêu người? Những người ấy đều biến thành oán thân trái chủ của quý vị. Oán thân trái chủ sẽ làm gì? Họ đầu thai vào nhà quý vị, làm con, cháu, chắt, chút của quý vị, họ đến làm gì? Đến báo cừu, há chẳng phải là hai bên cùng bại, cùng thương tổn ư?

Vì thế, quý vị phải thấy được nhân quả báo ứng thì quý vị mới biết. Chẳng những giết người, người sẽ báo cừu, mà giết súc sanh, súc sanh cũng báo cừu. Thậm chí ta phá chặt cây cối, hoa cỏ, những hoa cỏ cây cối có linh tánh ấy cũng báo thù, phiền phức lớn lắm. Con người hiện tại chẳng hiểu đạo lý này, phá hoại môi trường tự nhiên, phá hoại cân bằng sinh thái thì thiên nhiên phải báo thù bằng thiên tai, ôn dịch!

(Trích Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký - tập 7
Lão pháp sư Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Úc Châu)
Thiện tai, thiện tai. Thớt lịch sử mà thí chủ vào giảng đạo ở đây. :77::77::77:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top