[TT Hữu ích] Tây Sơn vì sao sụp đổ?

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,858
Động cơ
523,397 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Những sử liệu cụ đưa ra, thêm một lần nữa, vẫn không liên quan gì tới cái còm của em.
Như em đã nói ở còm trước.
Tây Sơn bị mất Quy Nhơn năm 1799.
Trận Thị Nại năm 1801.
Làm thế nào mà Quy Nhơn đã bị mất từ năm 1799 lại mất thêm một lần nữa vào năm 1801?
Cái em nói ở đây là về thời gian của sự kiện cụ nhớ. Không liên quan gì tới các sử liệu của cụ.

Ngay cả cụ Cocksu trong còm cụ dẫn lại cũng đã tự nhìn thấy:
"Lúc đó [1801] quân Nguyễn đã chiếm thành Quy Nhơn và đang bị quân TS vây trong thành này. Trận đánh này lúc đầu có ý nghĩa giải vây cho Quy Nhơn". Còm này với còm trước đó của cụ Cocksu như này: "Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?" Cụ không thấy mâu thuẫn hay sao?
Thời gian của "Lúc đó quân Nguyễn đã chiếm thành Quy Nhơn" chính xác là tháng 7/1799 cụ ạ, không phải "sau trận Thị Nại [1801], mất Quy Nhơn" đâu.
Dù Trận Thị Nại năm 1801 là chiến thắng lớn nhất trong cuộc đời chinh chiến của Nguyễn Ánh, nhưng mục đích "giải vây cho Quy Nhơn [đúng ra phải viết là Bình Định vì Nguyễn Ánh đã đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định]" của cụ Ánh đã không hề đạt được.

Lịch sử không thể nói chung chung là “xét toàn cục” càng không thể đưa ra những “giả dụ”, hay “nếu, thì”. Tính chính xác về thời gian của các sự kiện lịch sử càng phải được tôn trọng.

Đây là nguyên văn câu hỏi của cụ Cocksu:
"Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?"
Câu hỏi này nên được viết chính xác lại là: Sau trận Thị Nại, Tây Sơn [Trần Quang Diệu] cố hạ thành Bình Định [Quy Nhơn] mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ”.

Tại sao lại như vậy?

Đây là lý do:
Tháng 1/1800, Trần Quang Diệu cử đại binh hạ thành Bình Định. Ông cho đắp lũy dài vây bọc thành Bình Định, chu vi 4.340 trượng, mỗi trượng 2 người tuần giữ, bộ binh vây thêm vài vòng.
Tháng 5/1800, Nguyễn Ánh từ Gia Định cử đại binh đi giải vây cho Bình Định, trong đó có 5000 quân Chân Lạp giúp sức.
Tháng 2/1801, Nguyễn Ánh chiến thắng trận Thị Nại. Võ Văn Dũng cùng tàn quân bỏ chạy về hợp quân với Trần Quang Diệu, tiếp tục vây hãm Bình Định.
Quân Nguyễn tiếp tục giao tranh với Tây Sơn tới tháng 4 năm 1801 nhưng vẫn không thể giải vây cho thành Bình Định.
Như vậy, Võ Tánh bị vây hãm suốt một năm rưỡi. Còn Nguyễn Ánh thì mất một năm đánh nhau với Tây Sơn trong đó có cả trận đại thắng Thị Nại tháng 2/1801 nhưng vẫn không thể giải vây được cho Võ Tánh và Ngô Tòng Châu.
Nguyễn Ánh không giải vây được cho Võ Tánh nhưng lại gặp được một thời cơ.

Liêt truyện chép:
Vương sai người mật báo cho Võ Tánh nên phá vòng vây ra hội với đại binh. Tánh trả lời: Liều chết giữ tới cùng. Tất cả quân chủ lực của Tây Sơn hiện ở đây, hoàng thượng nên lợi dụng đánh Phú Xuân (Liệt truyện II, t. 108). Đặng Đức Siêu và Trần Văn Trạc cũng khuyên vua nên đánh Phú Xuân hiện đang bỏ trống. Đặng Đức Siêu biết rõ địa hình Phú Xuân, dâng chiến thuật: "Chia quân thuyền làm hai đạo: một đạo đánh cửa Tư Hiền, một đạo đánh cửa Noãn Hải (cửa Thuận An)" (Liệt truyện II, t. 188). Vương mới quyết.

Sự kiện Võ Tánh, Ngô Tòng Châu tuẫn tiết.
Ngô Tòng Châu uống thuốc độc tự tử ngày 5/7/1801 (25/5/Tân Dậu). Võ Tánh chôn cất cho Ngô Tòng Châu. Sai lấy củi khô chất dưới lầu bát giác, viết thư cho Trần Quang Diệu, khuyên tướng sĩ không có tội, không nên giết hại, rồi phóng lửa tự đốt, hôm đó là ngày 7/7/1801 (27/5/Tân Dậu).

Việc Trần Quang Diệu cố chiếm Bình Định đã mở ra một bước ngoặt cho Nguyễn Ánh, giúp ông chiến thắng trận Thị Nại năm 1801, dẫn tới cơ hội đánh chiếm Phú Xuân, sau này là đưa quân Bắc tiến, trong đó có trận Trấn Ninh mà cụ đã nhắc tới.
Mặc dù vậy, việc Trần Quang Diệu cố hạ thành Bình Định cũng chỉ là một trong các lý do khiến Tây Sơn sụp đổ. Bờ dồ Đứng cạnh cửa sổ trong cái còm đầu tiên em trích dẫn đã nhận định chính xác: “... còn từ năm 1795 Nhà Tây Sơn đã suy yếu dần rồi ạ”.

Chính xác ở chỗ nào?

Ở chỗ, năm 1795 là lúc nhà Tây Sơn có nội biến. Bắt đầu từ việc Võ Văn Dũng cùng với Trần Văn Kỷ [quân sư của Nguyễn Huệ] giết hại thái sư Bùi Đắc Tuyên [cầm quyền nhiếp chính, do Quang Toản còn nhỏ]. Sau đó gọi Đắc Thuận [con trai Bùi Đắc Tuyên] ở Quy Nhơn và Ngô Văn Sở ở Bắc về rồi giết chết cả hai.
Trần Quang Diệu đang vây hãm Diên Khánh đã kéo quân về hỏi tội nhà vua trẻ của Tây Sơn tại sao giết hại công thần. Quang Toản sợ hãi, phong cho Trần Quang Diệu làm Thiếu Phó, Nguyễn Văn Huấn làm Thiếu Bảo, Võ Văn Dũng làm Tư Đồ, Nguyễn Văn Danh làm Tư Mã. Đó là tứ trụ của triều đại Cảnh Thịnh.
Cũng vì cuộc nội biến năm 1795 của Tây Sơn này mà Nguyễn Ánh đã rảnh tay củng cố binh lực trong suốt hai năm.

Triều Tây Sơn còn có nội biến một lần nữa.
Năm 1798, Nguyễn Bảo [con của Nguyễn Nhạc] chiếm Quy Nhơn, dâng biểu xin hàng Nguyễn Ánh. Tháng 1/1799, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thành đến tiếp ứng Nguyễn Bảo, nhưng cụ Thành chưa kịp tới thì Nguyễn Bảo đã bị Quang Toản bắt và giết chết. Không dừng lại ở đó, Quang Toản giết luôn cả Tư lệ Lê Trung và thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn, hai người đều là các công thần của Tây Sơn.

Những vụ giết hại công thần kể trên đã dẫn tới các hậu quả cực kỳ tai hại cho nhà Tây Sơn.
Tháng 4/1799, con rể của Lê Trung là đô đốc Tây Sơn Lê Chất, nổi tiếng thiện chiến, bỏ theo Nguyễn Ánh, được phong làm tướng quân, dưới quyền điều khiển của Võ Tánh.
Đại đô đốc Võ Đình Giai, Nguyễn Văn Điểm, đô đốc Lê Văn Niệm, Hồ Văn Viện, Trần Văn Lân, đô uý Mai Gia Cương, Nguyễn Văn Trí, cùng đến theo hàng Nguyễn Ánh.
Bác viết rất dài nên mà lại quên mất 1 ý rất quan trọng: thành Quy Nhơn bị chiếm và tái chiếm 2 lần!.

Lần 1 năm 1799, Nguyễn Ánh làm chủ tướng đã chiếm được giao cho Võ Tánh giữ. Cảnh Thịnh phải điều Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đi chiếm lại. Vì Võ Tánh bị bao vây nên Nguyễn Ánh lại phải thân chinh đốc quân cùng Võ Di Nguy, Lê Văn Duyệt dùng thuỷ quân đánh vào Thị Nại giảm áp lực cho Quy Nhơn. Dù thắng trận Thị Nại nhưng Nguyễn Ánh cũng mất đại tướng Võ Di Nguy nên Võ Tánh mới bày mưu cho chúa mình đánh Phú Xuân....Thành Quy Nhơn sau đó như đã biết đã bị quân Tây Sơn chiếm lại nhưng Tây Sơn lại mất Phú Xuân...Diễn tiến về sau em đã nói hết ở trên không cần nhắc lại.

Lần 2 là năm 1802, cái mà bác cứ thắc mắc là tại sao Quy Nhơn đã bị quân Nguyễn chiếm năm 1799 mà Tây Sơn lại để mất vào năm 1802 là ở chỗ nó hoán đổi chủ nhanh quá khiến bác không theo được diễn biến các trận đánh. Ý mà bác Cóc Cu hỏi ""Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?" làm cho bác nghĩ trong đầu phải có một trận đánh nữa ở Quy Nhơn thì quân Tây Sơn mới mất thành. Không hề có trận đánh nào tiếp theo ở Quy Nhơn sau đó nhưng Tây Sơn vẫn chịu mất thành vì cái "mất" ở đây nó phụ thuộc vào kết quả trận Phú Xuân. Vì thua trận này nên Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng phải rút quân qua Ai Lao về cứu Cảnh Thịnh khiến quân Tây Sơn phải bỏ cả thành Quy Nhơn mà chạy, như vậy nói Tây Sơn mất thành là đúng. Quân Nguyễn không đánh mà thắng!.
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Sử chép loằng ngoằng về chiến dịch Quy Nhơn, bác [@Bình BK;320132] thử đọc bài của người Bình Định cho bớt đau đầu hơn:

4. Thành Bình Định bị bức hàng, Võ Tánh, Ngô Tòng Chu tự tử
Không thể giải vây được cho thành Bình Định, Nguyễn Ánh quyết lợi dụng gió mùa đem quân ra Bắc. Tháng 6 năm 1801, quân Nguyễn đã chiếm được thành Phú Xuân. Sau khi chiếm được thành Phú Xuân, Nguyễn Ánh cử Lê Văn Duyệt vào giải vây cho Võ Tánh và quan quân ở trong thành Bình Định. Lê Văn Duyệt đưa quân đến địa giới Quảng Ngãi thì hay tin Võ Tánh và Ngô Tòng Chu đã tự tử. Do bị vây hãm gần 20 tháng, quân Nguyễn giữ thành Bình Định bị kiệt lương thực. Võ Tánh cho quân làm thịt cả voi, ngựa chiến để ăn cầm hơi. Nhiều tướng lĩnh không chịu nổi cảnh thiếu thốn và bệnh tật đã chết như: Trần Văn Phong (trấn An Giang), Phan Văn Thịnh (Bình Dương), Đoàn Văn Cát (Bồng Sơn), Hoàng Công Thành (Phù Cát), Nguyễn Văn Phát (Phù Cát), Phạm Văn Khoan (Long Thành), Đỗ Văn Lâm (Định Tường)... Trong khi đó, quân Tây Sơn đã liên tục mở các trận tập kích làm tiêu hao dần sinh lực quân Nguyễn ở trong thành.
Võ Tánh định mở đường máu phá vòng vây nhưng quân sĩ không đủ sức để chiến đấu nên không dám liều lĩnh thí quân, đành bí mật đưa thư hẹn với Nguyễn Văn Thành đem quân đến đồn Phú Quý đón quân sĩ từ trong thành trốn ra. Nhưng khi kiểm quân thấy vắng một viên Vệ uý. Võ Tánh biết kế hoạch bị bại lộ liền sai binh sĩ lấy củi khô chất cao ở trước lầu Bát giác đặt thuốc dẫn lửa, chuẩn bị tự thiêu. Trước khi chết, Võ Tánh cho quân mang thư đến gặp Trần Quang Diệu xin được bảo toàn tính mạng cho quân lính còn lại trong thành. Hiệp trấn Ngô Tòng Chu đến lầu Bát giác bàn chuyện với Võ Tánh, thấy cơ sự như vậy đã tuyệt vọng liền trở về công dinh, mặc triều phục chỉnh tề rồi uống thuốc độc mà chết. Võ Tánh lo tổ chức khâm liệm, mai táng cho Ngô Tòng Chu rồi trở về lầu Bát giác gọi tướng sĩ lại tuyên bố và giao cho Lưu thủ dinh Bình Định là Nguyễn Văn Thịnh khẩu súng chim hai nòng để giao lại cho Trần Quang Diệu như một vật tin để uỷ thác gửi quân. Trên lầu Bát giác, Võ Tánh hút xong khói thuốc lào, lấy mồi lửa trong tay châm vào đống củi, lửa bốc cháy, Võ Tánh chết. Thuộc tướng Nguyễn Tiến Tuyên cũng nhào vào đống lửa chết theo. Hôm đó là ngày 26 tháng 5 năm Tân Dậu (6.7.1801) - một ngày sau khi Ngô Tòng Chu tự tử.
Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, cho mai táng Võ Tánh đúng theo nghi lễ. Tướng sĩ trong thành kể cả những người không chịu đầu hàng cũng được tha, không một ai bị giết hại.Đó là một nghĩa cử cao đẹp của một vị tướng Tây Sơn cảm kích trước nghĩa khí của một viên tướng của quân Nguyễn. Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng giữ thành Bình Định tiếp tục chống quân Nguyễn, lập kế giữ thành để rước vua Quang Toản và triều thần Tây Sơn trở vào đất Quy Nhơn. Việc không thành, tháng 4 năm 1802, các tướng lĩnh Tây Sơn dẫn 3000 quân và 86 voi chiến lên đường Thượng đạo ra Nghệ An, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành đưa quân vào chiếm lại thành Bình Định. Về sau triều Nguyễn thực hiện một chính sách cai trị hà khắc đối với vùng đất bản địa của triều Tây Sơn.
 

dangtuan999

Xe container
Biển số
OF-109868
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
7,268
Động cơ
445,950 Mã lực
Bác viết rất dài nên mà lại quên mất 1 ý rất quan trọng: thành Quy Nhơn bị chiếm và tái chiếm 2 lần!.

Lần 1 năm 1799, Nguyễn Ánh làm chủ tướng đã chiếm được giao cho Võ Tánh giữ. Cảnh Thịnh phải điều Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đi chiếm lại. Vì Võ Tánh bị bao vây nên Nguyễn Ánh lại phải thân chinh đốc quân cùng Võ Di Nguy, Lê Văn Duyệt dùng thuỷ quân đánh vào Thị Nại giảm áp lực cho Quy Nhơn. Dù thắng trận Thị Nại nhưng Nguyễn Ánh cũng mất đại tướng Võ Di Nguy nên Võ Tánh mới bày mưu cho chúa mình đánh Phú Xuân....Thành Quy Nhơn sau đó như đã biết đã bị quân Tây Sơn chiếm lại nhưng Tây Sơn lại mất Phú Xuân...Diễn tiến về sau em đã nói hết ở trên không cần nhắc lại.

Lần 2 là năm 1802, cái mà bác cứ thắc mắc là tại sao Quy Nhơn đã bị quân Nguyễn chiếm năm 1799 mà Tây Sơn lại để mất vào năm 1802 là ở chỗ nó hoán đổi chủ nhanh quá khiến bác không theo được diễn biến các trận đánh. Ý mà bác Cóc Cu hỏi ""Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?" làm cho bác nghĩ trong đầu phải có một trận đánh nữa ở Quy Nhơn thì quân Tây Sơn mới mất thành. Không hề có trận đánh nào tiếp theo ở Quy Nhơn sau đó nhưng Tây Sơn vẫn chịu mất thành vì cái "mất" ở đây nó phụ thuộc vào kết quả trận Phú Xuân. Vì thua trận này nên Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng phải rút quân qua Ai Lao về cứu Cảnh Thịnh khiến quân Tây Sơn phải bỏ cả thành Quy Nhơn mà chạy, như vậy nói Tây Sơn mất thành là đúng. Quân Nguyễn không đánh mà thắng!.
Đúng như cụ nói, thành Quy Nhơn/Bình Định bị NA chiếm 2 lần:
1. Trận chiến năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm thành Quy Nhơn

Tháng 4 năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh chỉ huy đội binh ra đánh thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh cho binh thuyền đánh thẳng vào cửa Thị Nại (cửa Quy Nhơn). Nguyễn Ánh sai Chưởng hậu quân Võ Tánh và Chưởng hữu quân Nguyễn Hoàng Đức đem quân đánh ở Phú Trung, lại cử quân các vệ Hữu đồn và Thần sách đánh lên Càn Dương nơi có Tân phủ được lập từ thời Thái Đức. Nguyễn Ánh sai quan quân đến các địa phương thuộc huyện Tuy Viễn (sau là Tuy Phước) thu thuế. Thóc thu được đưa vào đồn Hàm Thuỷ (Nước Mặn) để làm quân lương. Võ Tánh và Nguyễn Hoàng Đức cho quân tiến chiếm Đồng Thị (Thị Dã), cầu Tân An, đoạt 13 tàu chiến của Tây Sơn. Đô đốc Nguyễn Thực bị giết; Đại đô đốc Tây Sơn là Lê Chất đem 200 quân ra hàng trong đó có: Đại đô đốc Võ Văn Giai, Nguyễn Văn Điểm, Đô đốc Lê Văn Niệm, Hồ Văn Viện, Trần Văn Lâm, Đô uý Mai Gia Cương, Nguyễn Văn Trí...

Thừa thắng, Lê Văn Duyệt cho quân đánh chiếm chiếm kho lương ở Đạm Thuỷ (Nước Ngọt) rồi án ngữ tuyến chặn viện ở vùng núi phía bắc tại Hôn Cốc (Hang Tối) và Sa Lang.

Tháng 6, Nguyễn Ánh cho quân vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh bắt dân 3 huyện Tuy Viễn, Phù Ly, Bồng Sơn nộp thuế để nuôi quân.

Thái phủ Tây Sơn là Lê Văn Ứng nghe tin Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đưa quân vào ứng viện liền đưa 6.000 quân tinh nhuệ và 50 voi chiến lên đóng ở ấp Tây Sơn Thượng để tạo thế trận ứng cứu liên hoàn cho quân Tây Sơn, nhưng bị quân Nguyễn do Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Đức Xuyên, Nguyễn Công Điền và tướng Lê Chất chặn đánh ở Cà Đáo, quân Tây Sơn bị thất bại. Sau thất bại này, quân Tây Sơn chán nản. Nguyễn Ánh cho quân chiếm thành Quy Nhơn. Trong thành quân ít, lương cạn, Đại tổng quản Lê Văn Thanh, Thượng thư bộ Binh Nguyễn Đại Phác dâng biểu xin đầu hàng.

Nguyễn Ánh vào thành, Lê Văn Thanh cùng 13 ngàn tướng sĩ xin hàng. Nguyễn Ánh cho đổi thành Quy Nhơn làm thành Bình Định.

Sau khi chiếm phủ Quy Nhơn, Nguyễn Ánh ở lại một thời gian và cho thực thi một số biện pháp thu thuế, trị an ở vùng đất mới chiếm.

Dưới thời Tây Sơn- từ Thái Đức đến Cảnh Thịnh, dân đinh phủ Quy Nhơn được đăng tịch vào sổ quân và được miễn thuế thân, các ấp được quân sự hoá thành các đội. Nay Nguyễn Ánh muốn đánh thuế thân ở phủ Quy Nhơn. Tham mưu Đặng Đức Siêu dâng mật sớ ngăn cản, tờ sớ có đoạn viết: "Tôi nghe binh pháp nói: cùng với dân chúng một lòng yêu thì không việc gì không thành, cùng với dân chúng một lòng ghét thì không việc gì không đổ. Từ xưa bậc đại thánh nhân làm việc lớn chưa bao giờ là không trước thuận lòng người như thế mới nên công việc. Dẫu bọn gian hùng tiếm nghịch cũng phải nhân theo nguyện vọng của dân thì mới tạm yên. Anh em Nhạc, Huệ là dân áo vải, không có miếng đất cắm dùi, thế mà ra tay hô một tiếng người đi theo hàng vạn, không đầy 5, 6 năm trời mà chiếm cõi giang sơn. Chúng không phải là có tài, đức hơn người mà sao nổi dậy chóng như thế? Chẳng qua chúng nhân được lòng dân oán ghét thần quyền, dân nhà Lê oán ghét họ Trịnh đấy thôi".

Nghe theo lời can gián của Đặng Đức Siêu nên Nguyễn Ánh không thu thuế thân ở Bình Định, nhưng thuế điền thổ thì thu ngay từ lúc mới chiếm phủ Quy Nhơn. Tháng 8 năm Kỷ Mùi (1799), thấy lương thực không đủ nuôi quân, Nguyễn Ánh bắt dân Bình Định nộp gạo thị nạp, mỗi mẫu 17 thưng,1 lại sai Tham tri bộ Hộ là Nguyễn Kỳ Kế và Trịnh Hoài Đức chở lương ở kho Đại La (Nước Mặn) về chứa ở kho Cự Tích (trong thành Bình Định). Khâm sai thuộc nội Cai cơ Nguyễn Văn Thịnh, Tham mưu bộ Công là Nguyễn Tử Trinh, Tham mưu Trần Long Hựu chia coi thuyền ghe chở gạo, lương từ Cù Huân đến Thị Nại.

Trong thời gian đầu chiếm giữ trấn ấp và thu thuế ở Bình Định, nhiều tướng sĩ của quân Nguyễn đã hà hiếp, cướp bóc của cải của nhân dân. Nguyễn Ánh đã nghiêm trị một số tên để trấn an dân chúng, đó là trường hợp Phó trưởng hậu quân Nguyễn Công Điền. "Trong trận Cà Đáo, Điền đã tự tiện vào nhà dân ấp Tây Sơn cướp lấy con gái và của cải, đến nay, việc phát giác sai chém bêu đầu để răn, sai trả lại con gái và của cải cho dân bị ức hiếp... rồi truyền dụ cho nhân dân sở tại đều biết".

Nguyễn Ánh cho tuyển quân 6 thuộc: An Nghĩa, Nhơn Ân, Nghĩa Hòa, Sơn Điền, Võng Nhi ở 3 huyện của phủ Quy Nhơn là 18.900 người, kén chọn những người đủ sức khoẻ biên chế thành quân ngũ, làm sổ quân nộp lên. Cắt đặt các cấp chỉ huy ở dinh phủ Quy Nhơn. Sau khi thành lập và củng cố binh phủ Quy Nhơn, tiếp đó lập các đồn hương binh ở Bình Định cùng với quân đội của Nguyễn Ánh do Nguyễn Văn Thành chỉ huy, phân công đóng các đồn ải để trấn áp và thu thuế. Trong thời gian này, nhiều tướng quân Nguyễn bị ốm, giám mục Bá Đa Lộc bị kiết lỵ gần 2 tháng đã qua đời ngày 11.9.1799. Nguyễn Ánh truyền cho Đông cung Cảnh đưa thi hài Bá Đa Lộc về an táng ở Gia Định. Còn Nguyễn Ánh ở lại tiếp tục ổn định tình thế, sắp xếp đội ngũ, đặt quan cai quản ở Bình Định rồi cho lui quân.

Tháng 10 năm Kỷ Mùi (1799) sau khi đặt quan Công đường ở dinh Bình Định, lấy Khâm sai thuộc nội Cai cơ Nguyễn Văn Thịnh làm Lưu thủ, Tham mưu Nguyễn Tử Chính làm Cai bạ; hàng thần là Hình bộ tả phụng nghị Nguyễn Văn Tiến làm Ký lục của dinh. Từ nay, phủ Quy Nhơn được đổi làm dinh Bình Định, thành Bình Định (thành Hoàng Đế thời Thái Đức, thành Quy Nhơn thời Cảnh Thịnh) là trụ sở của dinh Bình Định thời Nguyễn.

Sau khi thành lập dinh Bình Định, quân Nguyễn đã điều hương binh các đầu nguồn để giữ các sở Trúc Dã, Hà Lão, Tây Sơn, Vạn Khư để ngăn ngừa và trấn áp các cuộc nổi dậy của người dân ở miền núi. Quân Nguyễn lại đặt Nguyễn Văn Bạo làm Binh nhung ở nguồn Trà Đinh để trông coi, thu thuế đầu nguồn.

Ở dinh Bình Định trước thời Tây Sơn có đội Diêm Tiêu gồm 1086 người, nay cho tuyển những người khoẻ mạnh bổ làm 5 đội, mỗi đội 60 người phiên chế thành quân ngũ và cho ở trong thành để trông coi vũ khí, đạn dược; số còn lại sung làm quân đội thuộc dinh Bình Định hoặc để sai phái vào việc công.

Bình Định là đất dựng nghiệp của Tây Sơn, thành Bình Định là Kinh đô thời vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Sau khi chiếm đất này, Nguyễn Ánh đã có một chính sách trấn áp, cai trị rất hà khắc, nhưng cũng nghiêm trị nạn nhũng nhiễu của quan lại, binh lính nhằm tạo ra thế chính trị ở một vùng trọng điểm cai trị để mua chuộc và an dân mà Nguyễn Ánh cần phải tranh thủ. Do vậy, trước khi trở về Gia Định, Nguyễn Ánh đã cho lưu lại thành Bình Định nhiều tướng lĩnh và quan chức cao cấp cùng đội binh hùng hậu. Chưởng hậu quân Võ Tánh cùng Lễ bộ Ngô Tòng Chu trông coi toàn bộ binh dân. Giúp việc còn có Tham tri bộ Hộ Trịnh Hoài Đức, Tham tri bộ Lễ Nguyễn Cửu Hanh, Tham tri bộ Binh Hồ Văn Đính, Tham tri bộ Hình Nguyễn Hoài Quỳnh... Chưởng cơ Nguyễn Văn Trương chỉ huy binh thuyền trấn giữ cửa Thị Nại. Sắp xếp xong công việc trấn trị ở dinh Bình Định, tháng 10 Nguyễn Ánh lên đường trở lại thành Gia Định.

Tại dinh Bình Định, việc Tham tri bộ Lễ Nguyễn Cửu Hanh bị cách chức vì tội thu thóc thuế lạm phép. Hanh không những thu thóc lương các hạng công điền nguyên là ruộng biệt thực của Tây Sơn mà còn tuỳ tiện thu thóc ruộng của dân rồi gian lận làm của riêng. Quan lưu thủ Bình Định là Nguyễn Văn Thịnh và Tham tri bộ Hình Nguyễn Hoài Quỳnh xét hỏi, Hanh nhận tội, sau đó bị cách chức.

Tháng 11 năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh lệnh cho thu thuế hai dinh Bình Định và Phú Yên nộp thuế sai dư (thuế thân) một năm 3 quan/người; lại quy định thuế biệt nạp cho các thợ thủ công như sau: "Trừu nam mỗi năm mỗi người nộp 1 tấm dài 30 thước, rộng 7 tấc; lĩnh thâm, bát ty, nhiễu trắng, sa trắng thì nộp bằng trừu nam, mỗi người 1 tấm. Vải trắng mỗi người 4 tấm dài, rộng như trên. Nghề sắt mỗi người nộp 150 cân; dầu rái mỗi người 6 vò; nến trám hạng lớn một người nửa cây, hạng nhỏ 50 cây; dầu lạc mỗi người 90 cân; thảm cói mỗi người 4 đôi; chiếu trơn mỗi người 4 đôi.

Cuối năm 1799, họ Nguyễn cho khảo hạch học sinh ở dinh Bình Định để đào tạo hoặc tuyển dụng làm quan chức và đã có hơn 400 người được trúng tuyển.

2. Quân Tây Sơn phản công thành Bình Định (1800)

Thành Quy Nhơn, phủ Quy Nhơn thời Tây Sơn bị đổi tên, một chính sách cai trị của họ Nguyễn được thực hiện ở vùng đất mới chiếm, dân chúng khốn khổ và ca thán. Một vùng đất căn bản của Tây Sơn bị rơi vào tay quân Nguyễn, một phần thân thể của chính quyền Trung ương ở Phú Xuân bị đau đớn, chia lìa. Vua Cảnh Thịnh quyết đánh để thu hồi lại đất Quy Nhơn. Vua cử hai lão tướng tài ba của quê hương là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem đại binh vào Bình Định để đánh quân Nguyễn.

Đầu năm Canh Thân (1800), quân Tây Sơn đã vào đất Bình Định. Trần Quang Diệu chỉ huy quân bộ tiến vào Thạch Tân, Võ Văn Dũng chỉ huy quân thủy tiến vào cửa Thị Nại với khí thế dũng mãnh. Tướng hậu quân của Nguyễn Ánh là Nguyễn Văn Biện không cự nổi đành thu quân vào thành Bình Định. Quân Tây Sơn tiến sát vào chân thành công kích. Võ Tánh đóng chặt cửa thành cố thủ. Quân Tây Sơn cho đắp lũy dài vây bốn phía ở ngoài thành để cô lập đối phương, đưa quân Nguyễn vào thế tuyệt vọng, đầu hàng.

Võ Văn Dũng dùng hai chiếc Định quốc, Đại hiệu (tàu mua của phương Tây) và hơn 100 chiếc thuyền chặn ngang cửa biển Thị Nại. Hai bên tả, hữu cửa biển là Bãi Nhạn và núi Tam Toà đều lập thành luỹ kiên cố, trang bị đại bác để phòng thủ cửa biển rất cẩn mật nhằm phong toả và chặn đứng viện binh quân Nguyễn. Võ Tánh và quân lính ở thành Bình Định bị vây suốt năm 1800, Nguyễn Ánh đưa quân đến cửa Thị Nại để giải vây cũng không phá thủng phòng tuyến của thuỷ quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại. Từ Cù Mông, Nguyễn Ánh rất hậm hực đã chỉ huy binh thuyền chặn đánh đội thuyền lương của Tây Sơn khoảng 150 chiếc thuyền từ Phú Xuân vào cửa biển Đề Gi và chiếm đoạt binh lương vào khoảng giữa năm 1800.

3. Trận chiến ở đầm Thị Nại (1801)

Tháng giêng năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh quyết tâm dùng đại thuỷ chiến nhằm phá vỡ phòng tuyến Thị Nại để giải vây cho Võ Tánh ở thành Bình Định. Khoảng 2 giờ 30 phút ngày rằm tháng giêng (27.2.1801), từ bản doanh ở Cù Mông, Nguyễn Ánh cho quân xuất chiến. 91 chiến thuyền tham chiến, trong đó có 21 thuyền lớn (một chiếc chở 200 người và 1 đại bác), 65 thuyền vừa (mỗi thuyền chở 80 người và 1 đại bác)... Thuyền lớn do các sĩ quan người Pháp chỉ huy là thuyền De Forcant chở 26 đại bác; thuyền Vannier chở 26 đại bác, thuyền Chaigneau chở 32 đại bác. Thuyền Nguyễn Ánh chỉ huy chở 36 đại bác... thuỷ binh có 45.000 người và 50.000 thuỷ thủ. Thuỷ quân Nguyễn chia làm hai cánh theo bờ biển nhằm hướng Thị Nại tiến ra. Đi đầu là 18 chiếc thuyền thoi cải trang làm quân Tây Sơn đi tuần tiễu, tiến gần vào binh thuyền phòng ngự của Tây Sơn. Khoảng 10 giờ rưỡi đêm rằm tháng giêng, các hạm thuyền của Nguyễn Ánh tiến sát pháo đài Hổ Ky (mũi Phương Mai) chừng non nửa tầm đại bác. Nguyễn Văn Trương nhận nhiệm vụ chỉ huy 26 pháo hạm tiên phong tiến sát các thuyền Đại hiệu của Tây Sơn, chặt dây neo và phóng hoả đốt thuyền. Các pháo hạm được lệnh nổ đại bác. Cuộc tấn công bắt đầu, nhiều binh thuyền Tây Sơn bị cháy trước cửa Thị Nại. Đại bác Tây Sơn từ mũi Phương Mai và Bãi Nhạn bắn tới tấp và đón đúng tầm để nhả đạn vào thuyền địch. Quân Nguyễn bị thiệt hại nặng, tướng Võ Di Nguy bị đại bác Tây Sơn cắt mất đầu. Quân Nguyễn hoang mang, binh thuyền hỗn loạn, bị chìm đắm. Nhiều tướng lĩnh khác cũng bị tử trận. Nguyễn Ánh dừng thuyền ở vịnh San hô (phía đông nam bán đảo Phương Mai), truyền lệnh lui quân để tránh thiệt hại. Nhưng Lê Văn Duyệt xin thề tử chiến để cứu quân tiên phong. Lê Văn Duyệt chỉ huy đánh thuyền Đại hiệu của Tây Sơn; cử Nguyễn Văn Trương dẫn quân len lỏi vào sâu trong đầm rồi phóng hỏa cho quân đánh từ hai phía.1 Quân Nguyễn cũng đổ bộ lên bán đảo Phương Mai, hỗn chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt suốt đêm rằm tháng giêng cho đến chiều hôm sau (28.2.1801), quân Nguyễn kiểm soát được chiến trường.

Võ Văn Dũng cho quân rút lui theo ngả Phú Trung về hợp lực với Trần Quang Diệu để chiến đấu và vây thành Bình Định. Võ Văn Dũng tuyên bố với binh sĩ: "Ta có mỗi chiếc tàu Tây thì quân Gia Định đốt mất. Lê Văn Duyệt có thể nói là kẻ biết cầm quân, nhưng ta chê Duyệt còn kém mưu trí. Lúc trước chiếm Quy Nhơn phải chiếm luôn cửa Thị Nại thì thuỷ quân ta không có đường vào. Nay Duyệt đánh vào Thị Nại đành phải chốt giữ Phú Trung thì bộ quân ta không có đường thoát".

Đây là trận thủy chiến ở đầm Thị Nại lớn nhất và thiệt hại nặng nề nhất dưới thời Tây Sơn, nhưng quân Nguyễn không thể chọc phá phòng tuyến trên bộ của Tây Sơn để tiến vào thành Bình Định giải vây cho Võ Tánh; trong khi đó, quân Nguyễn do Tống Viết Phước chỉ huy lại bị thất bại nặng nề ở chiến trận Càn Dương. Do đó, Nguyễn Ánh buộc để cho Võ Tánh ở lại tử thủ với thành Bình Định. Còn chúa Nguyễn chỉ huy quân lực ra Quảng Ngãi, Quảng Nam chuẩn bị cho mùa hè năm 1801 tấn công đánh chiếm Phú Xuân.

4. Thành Bình Định bị bức hàng, Võ Tánh, Ngô Tòng Chu tự tử

Không thể giải vây được cho thành Bình Định, Nguyễn Ánh quyết lợi dụng gió mùa đem quân ra Bắc. Tháng 6 năm 1801, quân Nguyễn đã chiếm được thành Phú Xuân. Sau khi chiếm được thành Phú Xuân, Nguyễn Ánh cử Lê Văn Duyệt vào giải vây cho Võ Tánh và quan quân ở trong thành Bình Định. Lê Văn Duyệt đưa quân đến địa giới Quảng Ngãi thì hay tin Võ Tánh và Ngô Tòng Chu đã tự tử. Do bị vây hãm gần 20 tháng, quân Nguyễn giữ thành Bình Định bị kiệt lương thực. Võ Tánh cho quân làm thịt cả voi, ngựa chiến để ăn cầm hơi. Nhiều tướng lĩnh không chịu nổi cảnh thiếu thốn và bệnh tật đã chết như: Trần Văn Phong (trấn An Giang), Phan Văn Thịnh (Bình Dương), Đoàn Văn Cát (Bồng Sơn), Hoàng Công Thành (Phù Cát), Nguyễn Văn Phát (Phù Cát), Phạm Văn Khoan (Long Thành), Đỗ Văn Lâm (Định Tường)... Trong khi đó, quân Tây Sơn đã liên tục mở các trận tập kích làm tiêu hao dần sinh lực quân Nguyễn ở trong thành.

Võ Tánh định mở đường máu phá vòng vây nhưng quân sĩ không đủ sức để chiến đấu nên không dám liều lĩnh thí quân, đành bí mật đưa thư hẹn với Nguyễn Văn Thành đem quân đến đồn Phú Quý đón quân sĩ từ trong thành trốn ra. Nhưng khi kiểm quân thấy vắng một viên Vệ uý. Võ Tánh biết kế hoạch bị bại lộ liền sai binh sĩ lấy củi khô chất cao ở trước lầu Bát giác đặt thuốc dẫn lửa, chuẩn bị tự thiêu. Trước khi chết, Võ Tánh cho quân mang thư đến gặp Trần Quang Diệu xin được bảo toàn tính mạng cho quân lính còn lại trong thành. Hiệp trấn Ngô Tòng Chu đến lầu Bát giác bàn chuyện với Võ Tánh, thấy cơ sự như vậy đã tuyệt vọng liền trở về công dinh, mặc triều phục chỉnh tề rồi uống thuốc độc mà chết. Võ Tánh lo tổ chức khâm liệm, mai táng cho Ngô Tòng Chu rồi trở về lầu Bát giác gọi tướng sĩ lại tuyên bố và giao cho Lưu thủ dinh Bình Định là Nguyễn Văn Thịnh khẩu súng chim hai nòng để giao lại cho Trần Quang Diệu như một vật tin để uỷ thác gửi quân. Trên lầu Bát giác, Võ Tánh hút xong khói thuốc lào, lấy mồi lửa trong tay châm vào đống củi, lửa bốc cháy, Võ Tánh chết. Thuộc tướng Nguyễn Tiến Tuyên cũng nhào vào đống lửa chết theo. Hôm đó là ngày 26 tháng 5 năm Tân Dậu (6.7.1801) - một ngày sau khi Ngô Tòng Chu tự tử.

Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, cho mai táng Võ Tánh đúng theo nghi lễ. Tướng sĩ trong thành kể cả những người không chịu đầu hàng cũng được tha, không một ai bị giết hại. Đó là một nghĩa cử cao đẹp của một vị tướng Tây Sơn cảm kích trước nghĩa khí của một viên tướng của quân Nguyễn. Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng giữ thành Bình Định tiếp tục chống quân Nguyễn, lập kế giữ thành để rước vua Quang Toản và triều thần Tây Sơn trở vào đất Quy Nhơn. Việc không thành, tháng 4 năm 1802, các tướng lĩnh Tây Sơn dẫn 3000 quân và 86 voi chiến lên đường Thượng đạo ra Nghệ An, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành đưa quân vào chiếm lại thành Bình Định.3 Về sau triều Nguyễn thực hiện một chính sách cai trị hà khắc đối với vùng đất bản địa của triều Tây Sơn.
(Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên)
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,391
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Sử chép loằng ngoằng về chiến dịch Quy Nhơn, bác [@Bình BK;320132] thử đọc bài của người Bình Định cho bớt đau đầu hơn:

4. Thành Bình Định bị bức hàng, Võ Tánh, Ngô Tòng Chu tự tử
Không thể giải vây được cho thành Bình Định, Nguyễn Ánh quyết lợi dụng gió mùa đem quân ra Bắc. Tháng 6 năm 1801, quân Nguyễn đã chiếm được thành Phú Xuân. Sau khi chiếm được thành Phú Xuân, Nguyễn Ánh cử Lê Văn Duyệt vào giải vây cho Võ Tánh và quan quân ở trong thành Bình Định. Lê Văn Duyệt đưa quân đến địa giới Quảng Ngãi thì hay tin Võ Tánh và Ngô Tòng Chu đã tự tử. Do bị vây hãm gần 20 tháng, quân Nguyễn giữ thành Bình Định bị kiệt lương thực. Võ Tánh cho quân làm thịt cả voi, ngựa chiến để ăn cầm hơi. Nhiều tướng lĩnh không chịu nổi cảnh thiếu thốn và bệnh tật đã chết như: Trần Văn Phong (trấn An Giang), Phan Văn Thịnh (Bình Dương), Đoàn Văn Cát (Bồng Sơn), Hoàng Công Thành (Phù Cát), Nguyễn Văn Phát (Phù Cát), Phạm Văn Khoan (Long Thành), Đỗ Văn Lâm (Định Tường)... Trong khi đó, quân Tây Sơn đã liên tục mở các trận tập kích làm tiêu hao dần sinh lực quân Nguyễn ở trong thành.
Võ Tánh định mở đường máu phá vòng vây nhưng quân sĩ không đủ sức để chiến đấu nên không dám liều lĩnh thí quân, đành bí mật đưa thư hẹn với Nguyễn Văn Thành đem quân đến đồn Phú Quý đón quân sĩ từ trong thành trốn ra. Nhưng khi kiểm quân thấy vắng một viên Vệ uý. Võ Tánh biết kế hoạch bị bại lộ liền sai binh sĩ lấy củi khô chất cao ở trước lầu Bát giác đặt thuốc dẫn lửa, chuẩn bị tự thiêu. Trước khi chết, Võ Tánh cho quân mang thư đến gặp Trần Quang Diệu xin được bảo toàn tính mạng cho quân lính còn lại trong thành. Hiệp trấn Ngô Tòng Chu đến lầu Bát giác bàn chuyện với Võ Tánh, thấy cơ sự như vậy đã tuyệt vọng liền trở về công dinh, mặc triều phục chỉnh tề rồi uống thuốc độc mà chết. Võ Tánh lo tổ chức khâm liệm, mai táng cho Ngô Tòng Chu rồi trở về lầu Bát giác gọi tướng sĩ lại tuyên bố và giao cho Lưu thủ dinh Bình Định là Nguyễn Văn Thịnh khẩu súng chim hai nòng để giao lại cho Trần Quang Diệu như một vật tin để uỷ thác gửi quân. Trên lầu Bát giác, Võ Tánh hút xong khói thuốc lào, lấy mồi lửa trong tay châm vào đống củi, lửa bốc cháy, Võ Tánh chết. Thuộc tướng Nguyễn Tiến Tuyên cũng nhào vào đống lửa chết theo. Hôm đó là ngày 26 tháng 5 năm Tân Dậu (6.7.1801) - một ngày sau khi Ngô Tòng Chu tự tử.
Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, cho mai táng Võ Tánh đúng theo nghi lễ. Tướng sĩ trong thành kể cả những người không chịu đầu hàng cũng được tha, không một ai bị giết hại.Đó là một nghĩa cử cao đẹp của một vị tướng Tây Sơn cảm kích trước nghĩa khí của một viên tướng của quân Nguyễn. Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng giữ thành Bình Định tiếp tục chống quân Nguyễn, lập kế giữ thành để rước vua Quang Toản và triều thần Tây Sơn trở vào đất Quy Nhơn. Việc không thành, tháng 4 năm 1802, các tướng lĩnh Tây Sơn dẫn 3000 quân và 86 voi chiến lên đường Thượng đạo ra Nghệ An, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành đưa quân vào chiếm lại thành Bình Định. Về sau triều Nguyễn thực hiện một chính sách cai trị hà khắc đối với vùng đất bản địa của triều Tây Sơn.
Còm trước em đã nhắc tới việc này:
Sự kiện Võ Tánh, Ngô Tòng Châu tuẫn tiết.
Ngô Tòng Châu uống thuốc độc tự tử ngày 5/7/1801 (25/5/Tân Dậu). Võ Tánh chôn cất cho Ngô Tòng Châu. Sai lấy củi khô chất dưới lầu bát giác, viết thư cho Trần Quang Diệu, khuyên tướng sĩ không có tội, không nên giết hại, rồi phóng lửa tự đốt, hôm đó là ngày 7/7/1801 (27/5/Tân Dậu).
Thì chả lẽ em lại không biết là sau đó Trần Quang Diệu chiếm lại được thành Bình Định hay sao cụ?
Mặt khác, mãi tới tháng 4/1802, tức là sau trận Thị Nại hơn một năm thì Trần Quang Diệu đã bỏ thành Bình Định mà đi. Do vậy sự kiện này [cụ Diệu bỏ thành Bình Định] không liên quan gì tới "sau trận Thị Nại [1801], mất Quy Nhơn" cả.
Đành xin lỗi cụ vậy nếu cụ vẫn không chịu hiểu ý em.
 

trentungcayso

Xe điện
Biển số
OF-6587
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
2,138
Động cơ
557,530 Mã lực
Nơi ở
trên từng cây số
Nếu QT không chết, nhà Tây Sơn diệt được NA, chấn hưng nước nhà -> anh Thành không đi Pháp -> nước ta không thành xứ thiên đường được.
Vậy nên nhà Tây Sơn sụp là một tất yếu khách quan của lịch sử, là quy luật tất yếu của thời đại 3 dòng thác cách mạng.
(Em đang tìm việc lương 3 triệu/tháng)
 

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,688
Động cơ
335,637 Mã lực
Nói vậy thì 1945 chúng ta cũng hên (tranh thủ lúc thế chiến 2 kết thúc).:)
Lịch sử mà nói hên xui thì cũng khó lắm cụ. Người biết tính toán, nắm bắt thời cuộc và tận dụng được nó mới là giỏi, em nghĩ vậy.
Năm 1945 không hên đâu ạ , ta có tính toán dựa trên tình hình thế giới đấy ạ , thế mới biết CỤ HỒ tầm nhìn xa thế nào .
Khoảng thời gian trước đó khi cứu được lính dù Mỹ , CỤ HỒ đã cùng tướng Phùng Thế Tài sang TQ . Tướng kêu : " Lần trước đi nguy hiểm thế , bị chúng nó bắt , trói , rụng hết cả tóc mà vẫn đi ạ :D " . CỤ HỒ ung dung :" Lần này đi ắt được tiếp đãi :D "
Hai thầy trò mang theo người lính Mỹ sang thì được gặp đô đốc gì ấy của Mỹ đang dừng tàu ở TQ . Hai thầy trò được tiếp đãi long trọng , song vị đô đốc hỏi : " thế Việt Minh có cần gạo không " . CỤ lắc , đô đốc hỏi tiếp " thế cần vũ khí không " , CỤ lại lắc chỉ xin một bản sao bản tuyên ngôn độc lập Mỹ và 1 cái đài radio .
Bản sao bản tuyên ngôn độc lập thì các cụ đã biết nó dùng làm gì , còn cái đài chính là để nghe khi nào Nhật đầu hàng đồng minh thì phát lệnh tổng tấn công .
Không có chuyện hên xui ở đây đâu :))



:
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Còm trước em đã nhắc tới việc này:

Thì chả lẽ em lại không biết là sau đó Trần Quang Diệu chiếm lại được thành Bình Định hay sao cụ?
Mặt khác, mãi tới tháng 4/1802, tức là sau trận Thị Nại hơn một năm thì Trần Quang Diệu đã bỏ thành Bình Định mà đi. Do vậy sự kiện này [cụ Diệu bỏ thành Bình Định] không liên quan gì tới "sau trận Thị Nại [1801], mất Quy Nhơn" cả.
Đành xin lỗi cụ vậy nếu cụ vẫn không chịu hiểu ý em.
Chuỗi lập luận của bác bị vướng ở đoạn : Việc Trần Quang Diệu cố chiếm Bình Định đã mở ra một bước ngoặt cho Nguyễn Ánh, giúp ông chiến thắng trận Thị Nại năm 1801, dẫn tới cơ hội đánh chiếm Phú Xuân, sau này là đưa quân Bắc tiến, trong đó có trận Trấn Ninh mà cụ đã nhắc tới.
Mặc dù vậy, việc Trần Quang Diệu cố hạ thành Bình Định cũng chỉ là một trong các lý do khiến Tây Sơn sụp đổ. Bờ dồ Đứng cạnh cửa sổ trong cái còm đầu tiên em trích dẫn đã nhận định chính xác: “... còn từ năm 1795 Nhà Tây Sơn đã suy yếu dần rồi ạ”.

Để em dùng bản đồ cho bác dễ hiểu hơn:



Nhìn trên bản đồ này thấy rõ nếu cụ Diệu, cụ Dũng không cố sức đánh thành Quy Nhơn thì 2 cụ còn bị gọng kìm xiết nặng hơn khi tướng Nguyễn Văn Thành từ Quảng Nam đánh xuống, tướng Võ Tánh từ Quy Nhơn đánh ra. Đường biển thì sau trận Thị Nại thuỷ quân nhà Nguyễn đã làm chủ hoàn toàn, còn mỗi đường bộ để quyết chiến thôi. Cái thế này là thế triệt buộc rồi.

Bác Bình bẻ ý của bác Cóc Cu và hiểu theo ý riêng của bác thành ra phức tạp, trong khi bác Cóc Cu chỉ hỏi đơn giản "Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?". Chả phải cụ Diệu, cụ Dũng cũng có hậu ý muốn giữ Quy Nhơn để có đường lui cho cụ Thịnh về sau này, nào ngờ thua chóng vánh nốt trận Trấn Ninh nhà Tây Sơn mới bại vong đó sao. Em nói như vậy là đã hết ý rồi đó.
 

hainm.invest

Xe tăng
Biển số
OF-342282
Ngày cấp bằng
11/11/14
Số km
1,330
Động cơ
281,500 Mã lực
Cụ hai nói mò. đầu cơ cứ chụp màn hình câu nói của em gửi min, mod xem có phạm luật không nhá. Kỳ thực nó vẫn quá văn minh và nhân văn cho cách ăn nói bố láo của cụ. Em cười phụt mẹ cả hàm răng giả vào màn hình vì cái chụp mũ: "Bắn súng lục vào lịch sử và vặn vẹo" của cụ. Không biết đồ lợn gạo nào đang làm việc đó.
Cách rủa xả mười mấy đời nhà người ta là rất hèn hạ đấy cụ ạ
Ai gây war trước thì bị war lại thế thôi, đời nhân quả mà, còn lợn gạo nào làm việc đó có thế giới văn minh nó chứng minh rồi. Đôi khii con lợn gạo nó không biết mình là lợn gạo đâu cụ
 

hainm.invest

Xe tăng
Biển số
OF-342282
Ngày cấp bằng
11/11/14
Số km
1,330
Động cơ
281,500 Mã lực
Không biết thì phải chịu khó học cho biết. ;))

Đường Nguyễn Huệ được chính quyền VNCH thời Ngô thủ tướng đặt tên năm 1955 đó bợn, như vậy VNCH cũng nâng bi nhà Tây Sơn bợn nhỉ?
Không phải là nâng bi, mà bọn nó xét công tội rõ ràng không phân biệt đối xử, ông có công không có nghĩa là ông không có tội, và ông vẫn có thể được đặt tên đường nhưng tôi xét công tội của ông rõ ràng phân minh không dấu giếm, tại sao sử sách không nói và nâng bi thời Hậu Lê, mà nâng bi nhà Trần vì Hậu Lê chống tàu, và có những lời nguyền rất độc gây dị ứng cho chúng nó thế thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

hainm.invest

Xe tăng
Biển số
OF-342282
Ngày cấp bằng
11/11/14
Số km
1,330
Động cơ
281,500 Mã lực
Khổ, đã không biết thì dùng gúc gờ đi. Nói thế này không sợ người trẻ con nó cười cho.
Ở đời không sợ thằng nào cười mình, mà chỉ sợ thằng cười mình nó không giải thích được tại sao mình sai và cứ cười như con đười ươi vậy.
 

hainm.invest

Xe tăng
Biển số
OF-342282
Ngày cấp bằng
11/11/14
Số km
1,330
Động cơ
281,500 Mã lực
cụ này không tốt rồi! rủa người khác không sợ bị quả báo sao?
Sao phải sợ quả báo, được sinh ra ở xứ đông lào mà không phải được sinh ra ở xứ giãy chết cũng vốn là một thứ quả báo rồi mà. Nếu ai làm sai thì mới sợ quả báo, chứ nếu cụ ấy đúng thì cụ ấy sợ gì. Nhẽ cụ ấy lại có tất giật mình?
 

hainm.invest

Xe tăng
Biển số
OF-342282
Ngày cấp bằng
11/11/14
Số km
1,330
Động cơ
281,500 Mã lực
Cụ hai nói mò. đầu cơ cứ chụp màn hình câu nói của em gửi min, mod xem có phạm luật không nhá. Kỳ thực nó vẫn quá văn minh và nhân văn cho cách ăn nói bố láo của cụ. Em cười phụt mẹ cả hàm răng giả vào màn hình vì cái chụp mũ: "Bắn súng lục vào lịch sử và vặn vẹo" của cụ. Không biết đồ lợn gạo nào đang làm việc đó.
Cách rủa xả mười mấy đời nhà người ta là rất hèn hạ đấy cụ ạ
À cụ này sửa bản gốc cụ chửi tôi nhé, nếu với bản sửa của cụ thì không vấn đề gì, có gì tôi xin lỗi cụ vodka, haha
 

dangtuan999

Xe container
Biển số
OF-109868
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
7,268
Động cơ
445,950 Mã lực
Ở đời không sợ thằng nào cười mình, mà chỉ sợ thằng cười mình nó không giải thích được tại sao mình sai và cứ cười như con đười ươi vậy.
Xin hỏi cụ muốn tranh luận về điều gì?
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,391
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Chuỗi lập luận của bác bị vướng ở đoạn : Việc Trần Quang Diệu cố chiếm Bình Định đã mở ra một bước ngoặt cho Nguyễn Ánh, giúp ông chiến thắng trận Thị Nại năm 1801, dẫn tới cơ hội đánh chiếm Phú Xuân, sau này là đưa quân Bắc tiến, trong đó có trận Trấn Ninh mà cụ đã nhắc tới.
Mặc dù vậy, việc Trần Quang Diệu cố hạ thành Bình Định cũng chỉ là một trong các lý do khiến Tây Sơn sụp đổ. Bờ dồ Đứng cạnh cửa sổ trong cái còm đầu tiên em trích dẫn đã nhận định chính xác: “... còn từ năm 1795 Nhà Tây Sơn đã suy yếu dần rồi ạ”.

Để em dùng bản đồ cho bác dễ hiểu hơn:



Nhìn trên bản đồ này thấy rõ nếu cụ Diệu, cụ Dũng không cố sức đánh thành Quy Nhơn thì 2 cụ còn bị gọng kìm xiết nặng hơn khi tướng Nguyễn Văn Thành từ Quảng Nam đánh xuống, tướng Võ Tánh từ Quy Nhơn đánh ra. Đường biển thì sau trận Thị Nại thuỷ quân nhà Nguyễn đã làm chủ hoàn toàn, còn mỗi đường bộ để quyết chiến thôi. Cái thế này là thế triệt buộc rồi.

Bác Bình bẻ ý của bác Cóc Cu và hiểu theo ý riêng của bác thành ra phức tạp, trong khi bác Cóc Cu chỉ hỏi đơn giản "Sau trận Thị Nại [1801] mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?". Chả phải cụ Diệu, cụ Dũng cũng có hậu ý muốn giữ Quy Nhơn để có đường lui cho cụ Thịnh về sau này, nào ngờ thua chóng vánh nốt trận Trấn Ninh nhà Tây Sơn mới bại vong đó sao. Em nói như vậy là đã hết ý rồi đó.
Em nhấn mạnh: Tính chính xác về thời gian của sự kiện, không phải sử liệu.

Ngoài ra, để cho dễ hiểu thì cụ nên dẫn bản đồ sau đây:
 

emptyid

Xe tải
Biển số
OF-324880
Ngày cấp bằng
25/6/14
Số km
301
Động cơ
289,080 Mã lực
Em xin góp chút công còm sau khi hóng hớt tóm tắt lại ý kiến tham luận của các cụ bàn luận gần đây cho cụ nào bận việc mấy hôm không vào dễ hình dung, (kết hợp hệ thống lại diễn biến, thời gian cho em dễ nhớ dễ hiểu, cảm ơn các cụ ạ) bối cảnh, diễn biến lịch sử cuộc chiến giữa hai nhà từ năm 1793 cho đến trận thị nại
Đầu tiên cứ phải bản đồ cái đã:




Diễn biến:
Dựa vào nhiều nguồn tư liệu (Danh nhân Việt Nam; Tả quân Lê Văn Duyệt – từ nấm mồ oan khuất đến Lăng Ông…)
* Đánh chiếm Qui Nhơn lần 1: năm 1793 (Một năm sau khi Vua Quang Trung mất), ” Lê Văn Duyệt cùng với Nguyễn Ánh đi đánh Qui Nhơn, đã lấy được Diên Khánh và Bình Khương”

“Năm 1793, Gia Long bắt đầu xuất quân theo 2 hướng, thủy binh do 2 tướng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương chỉ huy, bộ binh chỉ huy bởi các tướng Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Thành và đặc biệt là tướng tài Nguyễn Huỳnh Đức. Thủy binh nhanh chóng chiếm được thành Diên Khánh, cùng lúc bộ binh cũng tiến chiếm thành Bình Thuận và sau đó là thành Phú Yên. Bộ binh chỉ huy bởi 2 tướng Tôn Thất Hội và Nguyễn Văn Thành tiếp tục tấn công áp sán thành Quy Nhơn từ phía nam, mặt trước thủy binh của tướng Võ Tánh cũng tiến vào cửa Thị Nại và bắt đầu đổ bộ.”
Đoạn này phải chú thích : Để dễ hình dung thì theo như bản đồlà thời gian này (1793) Nguyễn Ánh đã chiếm được Khánh Hòa và Phú Yên, sau đấy dồn quân tiến chiếm thành Quy Nhơn:





Thành Quy Nhơn bị bao vây 2 mặt. Tình thế rất nguy cấp, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đành phải cầu viện vua Cảnh Thịnh (cháu). Vua Cảnh Thịnh sai tướng Ngô Văn Sở và Phạm Công Hưng chỉ huy đại binh tiếp cứu thành Quy Nhơn. Phân tích lực lượng viện binh quá lớn, Gia Long quyết định rút đại binh về Diên Khánh để tránh tổn thất. Việc chiếm thành Quy Nhơn lần 1 thất bại. Các tài liệu lien quan:
“…Lúc đó Tây Sơn vương đã già yếu, lắm bệnh. Năm 1793, khi ông đang bệnh trên giường, Nguyễn Ánh đánh ra Quy Nhơn. Các cánh quân dưới quyền Tây Sơn vương đều yếu ớt nhanh chóng bại trận hoặc bỏ chạy, để mất Phú Yên. Quân Nguyễn Ánh tiến ra vây hãm Quy Nhơn. Ông không thể cầm quân nên sai con là Quang Bảo ra cự địch. Thành bị vây hãm 3 tháng. Trong tình thế nguy cấp, ông phải viết thư cầu cứu vua cháu. Cảnh Thịnh cho mang quân vào cứu, quân Nguyễn Ánh phải rút lui về Diên Khánh.... – wiki – Nguyễn Nhạc.
“…Năm 1793, quân chúa Nguyễn kéo ra bao vây thành Quy Nhơn do Nguyễn Nhạc cai quản. Nhận lời cầu cứu, vua Cảnh Thịnh cử Trần Quang Diệu dẫn quân vào đánh giải vây được. Sách Lê quý dật sử chép:
Nguyễn Nhạc mở cửa thành đón tiếp quan quân, phát tiền bạc, quần áo, lương thực. Tướng sĩ của Quang Diệu cậy công lấn bức, vô lễ. Không bao lâu, Nguyễn Nhạc ôm hận uống thuốc độc chết [6]. Quang Diệu nhân đó tịch thu vàng bạc trong kho và voi ngự dâng nộp. Quang Toản sai tướng chia quân chiếm cứ thành Quy Nhơn[7].” – Wiki – Trần Quang Diệu.

Năm 1795, Trần Quang Diệu xuất quân xuống chiếm lại Diên Khánh . Khi chiến sự đang giằng co với lợi thế thuộc về quân Tây Sơn thì có triều biến tại Phú Xuân (Huế): không có lệnh vua, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Huấn và Phạm Công Hưng lập mưu giết tướng Ngô Văn Sở và cha con thái sư Bùi Đắc Tuyên. Hay tin, Trần Quang Diệu vội thu quân về triều, đóng quân ở mạn Nam sông Hương, hướng mặt vào thành Phú Xuân (Huế), trong khi Vũ Văn Dũng đóng ở mạn Bắc sông và muốn đem quân cự lại. Vua Cảnh Thịnh phải cho người ra khuyên giải, mâu thuẫn giữa hai đại tướng mới được thu xếp ổn thỏa. Kể từ đó, Trần Quang Diệu làm thái phó, Nguyễn Văn Huấn làm thiếu bảo, Vũ Văn Dũng làm đại tư đồ và Nguyễn Văn Danh (hay là Nguyễn Văn Tứ) làm đại tư mã, gọi là tứ trụ đại thần.
Nhưng chẳng lâu sau, vua Cảnh Thịnh nghe lời gièm pha rút hết binh quyền của thái phó Quang Diệu. Thấy thế Tây Sơn đã suy nhược,Trong lúc này, năm 1799, Nguyễn Ánh tấn công thành Qui Nhơn lần 2:, đến tháng 5 (âm lịch) thì bao vây thành Quy Nhơn. Khi ấy, Trần Quang Diệu mới được giao lại binh quyền để cùng Vũ Văn Dũng đem binh vào cứu. Theo Việt Nam sử lược thì quân của Vũ Văn Dũng không đánh mà tan. Việc ấy là tội của tướng chỉ huy, nhưng nhờ có Quang Diệu giấu đi. Cảm ơn ấy, Vũ Văn Dũng kết nghĩa sinh tử với Trần Quang Diệu. Bấy giờ, có mấy người ganh ghét muốn nhân dịp này mà đổ tội cho ông bèn tâu với nhà vua. Vua Cảnh Thịnh liền sai người đem mật thư ra bảo Văn Dũng hãy diệt trừ Quang Diệu. Được Vũ Văn Dũng cho xem thư, thái phó Diệu tức tốc dẫn quân về triều, nói là để bắt quân phản loạn. Cuối cùng, vua Cảnh Thịnh phải bắt mấy mật tấu giao cho ông, việc mới yên.
Hậu họa từ chính trong lòng quân Tây Sơn mà ra là đoạn trên, cộng với Vua Cảnh Thịnh là một (nôm na là một hôn quân) không được lòng dân, 2 nguyên nhân chính có thể gọi là hai trong những nguyên nhân nội sinh dẫn đến sụp đổ

*Diễn biến cuộc tấn công thành Qui Nhơn lần 2 của Nguyễn Ánh:


- Nguyễn Ánh đích thân chỉ huy thủy binh tiến vào cửa Thị Nại, 2 tướng Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức cho quân đổ bộ lên bờ và tiến đánh núi Hàm Long, tại đây đã diễn ra trận kịch chiến giữa một bên là quân của 2 tướng Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức và một bên là tướng Võ Đình Tú – tướng Võ Đình Tú cũng là một tướng tài của nhà Tây Sơn, là một trong 7 tướng tài giỏi nhất của Tây Sơn (Tây Sơn thất hổ tướng – bao gồm cả Trần Quang Diệu). Thế ở núi Hàm Long dễ thủ hơn công, sau cùng vì trúng kế điệu hổ ly sơn, quân Tây Sơn đã thất thủ, tướng Võ Đình Tú tử trận.
- Thế của thành Quy Nhơn lúc này đang dần bị ép lại từ các phía, phía Nam đang bị tướng Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức trấn giữ và có thể tiến đánh bất kỳ lúc nào. Phía Bắc viện binh từ Phú Xuân (Huế) không thể xuống được và đại quân công thành của Nguyễn Ánh thì hiện đang ở đầm Thị Nại.
- đại quân cứu viện chỉ huy bởi 2 tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng tiến vào từ Phú Xuân. Do …(xem ở đoạn trên) nên không xuống cứu được.
- Sau cùng, trong thành đợi mãi không thấy viện binh, Lê Văn Thành đành phải mở cửa thành ra hàng. Nguyễn Ánh nhập thành và đổi tên lại là thành Bình Định, trong cái nhìn của nhà Nguyễn, Tây Sơn trước sau chỉ là một nhóm nổi loạn, ông đổi tên thành Bình Định ý rằng nơi đây cuối cùng đã được Bình Định.
Thời điểm này trấn giữ Phú Yên là tướng Nguyễn Quang Huy của nhà Tây Sơn. Được tin thành Quy Nhơn thất thủ, nhận ra mình đang bị khép giữa 2 cánh quân nhà Nguyễn, từ Quy Nhơn ở phía Bắc và từ Diên Khánh ở phía Nam, nếu cả 2 cánh quân này đồng loạt tấn công thì khó bề chống đỡ.
Tướng Nguyễn Quang Huy quyết định tiến quân ra cứu Quy Nhơn. Tuy nhiên đó là một bước đi sai lầm của tướng Nguyễn Quang Huy, vì khi tiến quân ra Quy Nhơn thì thành Phú Yên lực lượng sẽ mỏng. Nhận ra điều đó, tướng Nguyễn Văn Thành từ Diên Khánh kéo lên đánh chiếm Phú Yên. Lúc này Nguyễn Quang Huy nhận ra nếu Phú Yên thất thủ, quân của ông sẽ không còn đường lui, do đó ông buộc phải quay lại giữ thành Phú Yên.
Trong lúc tướng Nguyễn Quang Huy giao chiến với quân của tướng Nguyễn Văn Thành, ở mặt bắc Nguyễn Ánh quyết định cho tướng Nguyễn Huỳnh Đức ra tiếp đánh. Quân của tướng Nguyễn Quang Huy cũng lúc bị tấn công cả từ 2 phía bắc và nam nên không chống đỡ nổi, tướng Nguyễn Quang Huy sau khi chiến đấu dũng cảm phải bỏ thành lên núi Dương An, thành Phú Yên thất thủ. Nhà Nguyễn thống nhất một dải từ Nam ra đến Quy Nhơn.

Sau khi ổn định tình hình ở thành Quy Nhơn – lúc này đã đổi tên là thành Bình Định. Nguyễn Ánh giao thành Bình Định lại cho tướng Võ Tánh cùng với thượng thư Ngô Tùng Châu trấn giữ. Ông kéo đại binh về Gia Định.



*Diễn biến tiếp theo:

- Về phía Trần Quang Diệu, sau khi xử xong bọn nịnh thần ở Phú Xuân. Tình thế lúc này rất nguy cấp, nhà Tây Sơn mất thành Quy Nhơn xem như quân Nguyễn đã ở ngay sát Phú Xuân. Trần Quang Diệu quyết tâm chiếm lại cho bằng được thành Bình Định. Ông tập hợp đại quân chia làm 2 mũi, bộ binh do chính ông chỉ huy và thủy binh do đô đốc Võ Văn Dũng chỉ huy tiến về thành Bình Định.

Dàn quân

Tháng 1 năm 1800, đại quân của Trần Quang Diệu vượt qua Bến Đá và tiến thẳng về thành Bình Định, cùng lúc thủy binh của đô đốc Võ Văn Dũng đổ bộ. Cả 2 cánh quân tiến đánh thành Bình Định. Tướng Võ Tánh ra giao chiến nhưng vì đại binh của Tây Sơn quá lớn nên không chống đỡ nổi phải rút vào thành cố thủ, đồng thời báo tin về Phú Yên và Gia Định xin cứu viện.
Như trên đã nói, thành Bình Định là một thành dể thủ khó công. Nên dù với quân lực hùng hậu, tướng Trần Quang Diệu cũng không thể chiếm được thành. Ông quyết định cho xây đắp số lượng rất lớn trượng lũy xung quanh dùng chiến thuật vây thành cho đến khi trong thành hết binh lực.
Trấn giữ ở cửa Thị Nại là hạm đội thủy quân cực kỳ hùng mạnh của Tây Sơn nhằm ngăn không cho thủy binh của quân Nguyễn tiếp viện bằng đường thủy – gần như tất cả sức mạnh thủy binh của Tây Sơn đều tập trung ở đây.
Nhận được tin nguy cấp thành Quy Nhơn đang bị đại binh hùng mạnh của Tây Sơn vây đánh, Nguyễn Ánh chuẩn bị đại quân cùng hạm đội hùng hậu tiến ra ứng cứu. Một bên quyết chiếm cho bằng được, một bên quyết tâm không để mất. Trận Thị Nại bắt đầu…
thế trận : Đỏ - Tây Sơn; Vàng – Nguyễn Ánh





Sắp xếp đội hình quân Tây Sơn trận Thị Nại:

 
Chỉnh sửa cuối:

cuop

Xe tăng
Biển số
OF-34978
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
1,047
Động cơ
481,790 Mã lực
Không phải là nâng bi, mà bọn nó xét công tội rõ ràng không phân biệt đối xử, ông có công không có nghĩa là ông không có tội, và ông vẫn có thể được đặt tên đường nhưng tôi xét công tội của ông rõ ràng phân minh không dấu giếm, tại sao sử sách không nói và nâng bi thời Hậu Lê, mà nâng bi nhà Trần vì Hậu Lê chống tàu, và có những lời nguyền rất độc gây dị ứng cho chúng nó thế thôi
Sao ăn nói thế nào mà câu sau vả câu trước bôm bốp thế? CS ghi nhận công lao của Nguyễn Huệ thì gọi là nâng bi, VNCH ghi nhận công lao của Nguyễn Huệ thì kêu là xét công tội rõ ràng?
Rồi cái gì gì nhà Hậu Lê với nhà Trần? Đầu óc vẫn bình thường đấy chứ?
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Sao ăn nói thế nào mà câu sau vả câu trước bôm bốp thế? CS ghi nhận công lao của Nguyễn Huệ thì gọi là nâng bi, VNCH ghi nhận công lao của Nguyễn Huệ thì kêu là xét công tội rõ ràng?
Rồi cái gì gì nhà Hậu Lê với nhà Trần? Đầu óc vẫn bình thường đấy chứ?
Bỏ qua cái thể loại ngẫn đó đi cụ ạ.
 

trentungcayso

Xe điện
Biển số
OF-6587
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
2,138
Động cơ
557,530 Mã lực
Nơi ở
trên từng cây số
...
Hai thầy trò mang theo người lính Mỹ sang thì được gặp đô đốc gì ấy của Mỹ đang dừng tàu ở TQ . Hai thầy trò được tiếp đãi long trọng , song vị đô đốc hỏi : " thế Việt Minh có cần gạo không " . CỤ lắc , đô đốc hỏi tiếp " thế cần vũ khí không " , CỤ lại lắc chỉ xin một bản sao bản tuyên ngôn độc lập Mỹ và 1 cái đài radio ....
:
"CỤ" này trình kém chứ xin cái iPhone6 có kết nối 3G thì tuyên ngôn cũng có mà tin tức cũng có, lại nhỏ gọn hơn nhiều
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top