Ngay cả trong môi trường tranh luận tự do cởi mở thời VNCH, cũng có khá nhiều bài viết đưa ra những luận điểm không có chứng cứ để nâng cao vua Quang Trung và đường lối trị quốc của ông, cũng một phần thời chiến tranh người ta ca ngợi các anh hùng. Trong các bài viết sử, các bài của cụ Hoàng Xuân Hãn và Tạ Chí Đại Trường là cần đọc vì nhiều tư liệu tuơng đối xác thực.
Thời điểm 1792 quân Gia Định đã xây xong thành Bát Quái theo kiểu Vauban rất vững chắc, chiến hạm và hỏa lực mạnh hơn thời điểm 10 năm trước rất nhiều và quân đội của Nguyễn Ánh được huấn luyện theo kiểu phương Tây, chắc chắn là cuộc đụng độ Huệ - Ánh nếu có sẽ rất hay, các tướng của Nguyễn Ánh như Lê Văn Duyệt, Võ Tánh toàn là các hổ tướng cả chứ không phải là dạng nghe hơi là chạy đâu. Vào thời điểm này thì Nguyễn Huệ mới thực sự có đối thủ, trước đó 10 năm, Nguyễn Ánh mới 20 tuổi, lại mất quân Đông Sơn, chỉ có một nhúm tàn quân của chúa Nguyễn thì thua quân Tây Sơn lúc đang ở đỉnh cao không có gì là ngạc nhiên.
Sử thời Quang Trung-Nguyễn Ánh nếu chỉ dựa vào HXH, TCĐT như cụ dẫn ở trên sẽ không bao giờ đủ, và rất sai lầm.
Sách của Trần Trọng Kim đến nay cũng gần một thế kỷ. Nhưng sự ảnh hưởng của nó tới các sử gia sau này là rất lớn và vô cùng tai hại. Những sách của Phan Khoang, Nguyễn Thế Anh... đều chịu ảnh hưởng của cụ Trần Trọng Kim. Riêng về trường hợp Tạ Chí Đại Trường, sách của ông thậm chí được dẫn lên Wiki tiếng Việt do uy tín có được nhờ vào giải văn học năm 1973. Mặc dù vậy, ông vẫn lặp lại các sai lầm trước đó của các nhà sử học phía nam vì vẫn tin vào các thông tin do các sử gia thuộc địa viết ra. Đó là giới sử học miền nam.
Về sử phía Bắc.
Các cụ vẫn chê trách các nhà sử học phía Bắc, đúng là họ phải làm việc theo định hướng. Nhưng họ, tức Viện sử học vẫn âm thầm dịch những bộ chính sử bằng chữ Hán ra để chúng ta có cái mà đọc. Nhờ có họ mà những bộ sử như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Liệt Truyện, Đại Nam Thực Lục, Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ... mới có cơ hội sống lại thay vì nằm im, mục nát trong các kho lưu trữ.
Về phía Pháp.
Họ cũng viết về lịch sử Việt Nam, nhưng thế thì đã sao? Phía dưới đây chính là bìa cuốn sách của Charles Gosselin, là một cái gốc tai hại do người Pháp viết ra, nhưng lại ảnh hưởng lớn tới quan điểm của các nhà sử học miền nam, tính từ cụ Trần Trọng Kim.
Dân tộc Việt đã, và sẽ phải chịu ảnh hưởng muôn đời nếu chúng ta cứ nói mãi, lặp đi lặp lại hết dời này sang đời khác những cái do người Pháp viết ra... cho tới khi nó trở thành sự thật.
Phần trích dẫn dưới đây mới là lý do thực sự để họ [người Pháp] đặt chân lên mảnh đất của người Việt chúng ta, được khoác một cái áo rất đẹp, rất hào nhoáng là "khai hóa văn minh-như nhiều người lâu nay vẫn tin. Nó cũng giải thích tại sao lại là họ [chứ không phải là người Anh] mới "xứng đáng" để thực hiện "nghĩa vụ cao cả" này.
Hãy xem Charles Gosselin đã viết gì?
"Đồng bào ta, không thông hiểu lịch sử, cho rằng nước Pháp đã bị lôi kéo can thiệp vào nước Nam chỉ vì muốn hỗ trợ các giáo sĩ, hay muốn trả đũa những hành động gây hấn đối với họ và sự tàn sát đạo Thiên chúa.
Thực ra, những giáo sĩ chỉ là cái cớ để chúng ta tấn công nước Nam. Bị mất Ấn Độ trong thế kỷ thứ mười tám, địch thủ miên viễn của ta là nước Anh, ngày càng bành trướng nhanh ở Viễn Đông, bắt buộc ta phải có chỗ đứng ở biển Đông, nếu không sẽ bị mất hết, nếu không sẽ bị rơi vào tình trạng thấp hèn đáng khinh bỉ. Nước Nam đã cho ta cơ hội, sự tàn sát các giáo sĩ người Pháp đã cho ta cái cớ, chúng ta vội vàng nắm lấy là điều dễ hiểu, và đến giờ này sự chiếm hữu đã toàn vẹn"..
Và tại sao lại là Việt Nam, chứ không phải là Thái Lan hay một nước nào đó của Đông Nam Á?
Đây là câu trả lời, vẫn của Charles Gosselin trong tác phẩm L'Empire d'Annam.
"Bởi lỗi của những hoàng đế nước Nam sau Gia Long, mà chúng tôi sẽ trình bầy những khía cạnh khác nhau,
đất nước họ nằm trên đường dẫn đến nước Tầu, định mệnh bắt buộc phải rơi vào vào tay một cường quốc Âu châu. Không kiêu ngạo, chúng ta mạn phép cho rằng rơi vào tay ta là một đặc ân của số mệnh. Thử hỏi nếu rơi vào tay nước Anh thì sẽ ra sao? Không ai lạ gì chính sách của Anh đối với thổ dân ở Úc, sự trấn áp những nước cộng hoà Nam Phi bằng những hành vi bỉ ổi, sự xấc xược hỗn hào hành hạ những dân tộc mà họ đã chinh phục bằng võ lực ..." (Sđd, t. XIX-XX).
Em và các cụ khi nói vể thời này cũng cần nhớ rằng người Pháp cũng từng viết về chúng ta như sau:
"Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1862 này đánh dấu sự thành công, chúng tôi không dám nói là của đường lối chính trị Pháp mà là của một ý tưởng Pháp.
Sa xuống từ 180 năm trước trong địa hạt hoạt động của Pháp (...) ý tưởng Pháp đã được thực hiện, dẫn chúng ta đến sự sở hữu trọn vẹn và toàn thể một đất nước rộng lớn và phì nhiêu và nắm trong tay một trong những đế quốc hùng mạnh nhất vùng Đông Á" (Silvestre, Politique Française dans L'Indochine, Annales de l'Ecole des Sciences Politiques 1896, t. 195).
Paul Doumer, toàn quyền Pháp, nhận định về người Việt Nam:
"Điều không thể chối cãi được là những người này [người Việt] hơn hẳn tất cả các dân tộc xung quanh. Người Mên, Lào, Xiêm không chống được họ. Không một dân tộc nào ở đế quốc Ấn Độ có những đức tính của họ, phải tới Nhật mới thấy có một giống người tương đương. Người Việt và người Nhật chắc chắn thủa xưa có bà con với nhau. Cả hai đều thông minh, cần mẫn và can đảm." (Paul Doumer, L'Indo-Chine française, 2e édition, Paris, Vuibert et Nony, Éditeurs, 1905, t. 40-43).
Họ [người Pháp] đã từng đánh giá chúng ta [người Việt] như vậy. Thế mà bây giờ, không chỉ em, các cụ, mà con cháu của chúng ta vẫn ngày ngày nghĩ rằng chúng ta có một một thời kỳ lịch sử đáng tủi nhục.