[Funland] Tất tần tật về trà: Nhất nước Nhị trà Tam pha Tứ ấm

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,177
Động cơ
548,547 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
E thì chỉ mua bằng niềm tin thôi, chè e uống thì đều gọi 1-2 chỗ a e nó biết nó mua, chè cơ quan thì mua ở 1 chỗ quen.
Về chè TC thì chỉ chiếm 7% diện tích và 8% sản lượng, nên bảo mua đc chè TC hay ko thì e cũng kk dám chắc =))
Chuẩn cụ! Diện tích vùng chè Tân Cương có 1400ha, còn diện tích chè toàn tỉnh là 22700ha, còn chưa được nổi 7% ý chứ :D
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
Đất sét ở tầu!
Mấy hôm nay lên tv các bác để ý tin động đất ở tầu sẽ thấy nhà cửa của họ ở vùng này phần lớn giống như kiểu nhà trình tường đắp bằng đất sét ở mình.
Cam Túc - Thanh Hải là 2 vùng đất nằm trên đất sét. Không chỉ dưới đất bằng, mà cả đồi, núi của họ cũng toàn đất sét. Có nhiều vùng mà nhà cửa, thậm chí chùa chiền cũng được khoét vào núi đất sét để dựng lên. Ở khu vực này các nhà máy gạch, sành, sứ rất phát triển!

Hang mac cao.jpg
Đất những vùng này họ ít dùng để làm ấm trà cụ ạ!

Về ấm trà bằng đất mộc (không tráng men) của Trung Quốc thì có 3 nhóm chính:

- Nổi tiếng nhất là ấm Nghi Hưng - được đẩy thành một vật phẩm quý của TQ (nên mới có những cái ấm giá vài chục triệu tệ). Nhưng vì giá cao nên chất lượng thành ra vô cùng "bát nháo"!
- Ấm vùng Triều Châu - Phúc Kiến - đây là 1 trong những vùng làm chè lớn của TQ, và loại ấm này trước đây cũng xuất sang VN cũng rất nhiều. Ấm này đặc biệt "hợp" với những dòng hồng trà của vùng này! Và những chiếc ấm vùng này mà đẹp, làm kỹ cũng khá đắt!
- Ấm vùng Khâm Châu - ít phổ biến hơn.
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,710 Mã lực
EM vẫm mua chỗ quen nhưng ở đấy chỉ có 1 loại. Dạo này thấy bán trên Facebook nhiều nên muốn "đổi gió".
E thấy có chỗ bán chè TN ở HN rẻ hơn mua ở TN thì chả hiểu chè gì :))
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,850
Động cơ
3,311,719 Mã lực
tối rồi. không mò mẫm đi đâu. em làm ấm trè cho nó nhã.
20231220_201749.jpg
Biết ngay mà
Lạc vào cái thớt này dù có cố cầm tinh con giả vờ thì rồi vẫn can lộ lộ ra người sành trà.
Cho em hỏi cái ấm chuyên random của lão là loại gì thế
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,710 Mã lực
IMG_9242.jpeg

Cụ nào mua Trà Thái ko e ship cho
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,592
Động cơ
522,325 Mã lực
Trà sâng ưa thích của em trước khi đi làm. Một cốc trà xanh, một điếu thuốc ngồi ngắm phố 5 phút.
1000004825.jpg
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Đất những vùng này họ ít dùng để làm ấm trà cụ ạ!

Về ấm trà bằng đất mộc (không tráng men) của Trung Quốc thì có 3 nhóm chính:

- Nổi tiếng nhất là ấm Nghi Hưng - được đẩy thành một vật phẩm quý của TQ (nên mới có những cái ấm giá vài chục triệu tệ). Nhưng vì giá cao nên chất lượng thành ra vô cùng "bát nháo"!
- Ấm vùng Triều Châu - Phúc Kiến - đây là 1 trong những vùng làm chè lớn của TQ, và loại ấm này trước đây cũng xuất sang VN cũng rất nhiều. Ấm này đặc biệt "hợp" với những dòng hồng trà của vùng này! Và những chiếc ấm vùng này mà đẹp, làm kỹ cũng khá đắt!
- Ấm vùng Khâm Châu - ít phổ biến hơn.
Triều Châu ở đông bắc tỉnh Quảng Đông, giáp Phúc Kiến. Ấm đất đỏ Triều Châu nói chung hay được dùng với thanh trà (trà ô long), thể loại trà trung gian giữa lục trà (green tea) và hồng trà (black tea theo phân loại châu Âu). Thanh trà có nhiều chủng loại, nói chung xếp vào thanh trà khi mức độ oxi hoá trong phạm vi từ 8 tới 85%. Khu vực này có nhiều loại thanh trà nổi tiếng như Đại hồng bào, Thiết quan âm, Thiết la hán, Bạch kê quan, Thủy kim quy, Hoàng kim quy, Phượng Hoàng đan tung v.v. Ấm Nê Hưng Khâm Châu sản xuất tại thôn Nê Hưng từ nguồn đất sét đỏ tím lấy từ hai bờ sông Khâm. Loại ở bờ đông thì mềm nên khi lấy về người ta đóng bao để giữ độ dẻo còn loại ở bờ tây thì cứng nên sau khi lấy về người ta đem phơi ngoài trời 4-6 tháng để tiếp tục oxi hoá và phong hoá. Sau đó nghiền mịn rồi phối ở tỷ lệ khoảng 4: 6, sản phẩm nung nói chung ở nhiệt độ khoảng 1.150 độ C.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,850
Động cơ
3,311,719 Mã lực
Sau mấy ngày lạnh tê, hôm nay có nắng, em đổi chén để nhìn rõ màu trà.
Mời các cụ/mợ!

IMG_1829.jpeg
IMG_1830.jpeg
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,438
Động cơ
422,264 Mã lực
Cái món trà Tàu đúng là đắt đỏ.
Hôm qua xin bu cháu 2 triệu mà mua được 1 lạng chè Đại Hồng Bào loại bình dân cộng thêm 1 lạng thiết quan âm loại bình dân.
Đại Hồng Bào 1,5 triệu 1 lạng, chia làm 10 gói nhỏ dùng được 10 ấm.
Thiết thì 500k 1 lạng chia 10 gói cũng được 10 ấm

Ngẫm ra 10 lần pha hết xừ nó 1 triệu. Còn hơn tiền uống bia
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
Cái món trà Tàu đúng là đắt đỏ.
Hôm qua xin bu cháu 2 triệu mà mua được 1 lạng chè Đại Hồng Bào loại bình dân cộng thêm 1 lạng thiết quan âm loại bình dân.
Đại Hồng Bào 1,5 triệu 1 lạng, chia làm 10 gói nhỏ dùng được 10 ấm.
Thiết thì 500k 1 lạng chia 10 gói cũng được 10 ấm

Ngẫm ra 10 lần pha hết xừ nó 1 triệu. Còn hơn tiền uống bia
Lại nói đến Đại hồng bào, em copy về hầu các cụ đọc lúc thẩm trà :D

Đại Hồng Bào (Da Hong Pao - 大 红 袍 )

Cái tên này có 2 thứ có liên quan, cùng tên, là trà và đất làm ấm trà.

Một là trà Vũ Di Đại Hồng Bào (武夷大红袍) – là một loại hồng trà, được đánh giá là loại trà đứng đầu của dòng Vũ Di nham trà (武夷岩茶 – Wuyi Yan cha), gồm khoảng gần chục loại trà được khai thác từ những cây trà mọc tự nhiên trên vùng núi đá (nham) của dãy Vũ Di Sơn (武夷山 – phiên âm Wuyi shan – tên khác Bohea Hills – nằm ở phía bắc tỉnh Phúc Kiến, giáp với Giang Tô).
Tất nhiên là cái “nham trà” này chỉ là trước kia thôi, chứ giờ chắc cứt chim cũng còn ít ấy!

(1) Các vùng trồng trà chính ở Vũ Di sơn được phân làm 3 vùng, theo nguyên tắc “Ỷ sơn vi nham, hoàn thủy vi châu”


• Chính nham (Zhengyan 正岩): nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Di sơn. Đa số là cây trà cổ thụ, mọc trên núi, có vị rất ngon và giá rất đắt.
• Bán nham (Banyan 半岩): vùng trồng bao quanh, lân cận với vùng Chính nham. Chất lượng trà ở vùng này khá tốt, gần được như Chính nham trà, nhưng giá tốt hơn nhiều.
• Châu trà (Zhouyan 洲茶): Trồng trong vùng, nhưng ở vành ngoài, cách xa khu Chính nham. Chất lượng thường kém xa trà ở vùng Chính nham và Bán nham, nhưng cũng có thể có hương vị tốt nếu được chế biến theo những cách đặc biệt.

(2) Các loại trà Vũ Di chính, và nổi tiếng gồm có
• Da Hong Pao (Đại Hồng bào)
• Rou Gui ( 肉桂茶 - Nhục quế)
• Lapsang souchong (正山 小 種 – Chính sơn tiểu chủng – chính là loại trà được người Anh đưa sang Ấn Độ trồng)
• Tieluohan (铁 罗 汉 – Thiết la hán)
• Bai Jiguan (白雞冠 - Bạch kê quan)
• Shui Jin Gui ( 水金龜 – Thuỷ Kim qui)
• Qilan ( 奇蘭 Kỳ Lan)
• Jin Jun Mei (金駿眉- Kim Tuấn Mi)
• Ngoài ra, còn một số loại trà khác, gọi chung là “kỳ chủng” – được khai thác từ những loại trà hoang dã / bán hoang dã. Có những loại khá nổi tiếng ở Việt Nam như Thuỷ tiên, Hoàng Mai khôi, Bách Thụy Hương…



Hai là đất Đại hồng bào – một loại đất sét được dùng để làm ấm trà. Ấm Đại hồng bào được mô tả là có màu đỏ tươi tuyệt đẹp như son, bề mặt sáng bóng tự nhiên như ngọc nhưng vẫn thấy rõ những hạt khoáng của đất. Khi nhiệt độ thay thay đổi đột ngột thì màu đỏ của ấm cũng thay đổi khá rõ. Khi rót nước sôi vào ấm, màu ấm sẽ đậm, hoặc rực rỡ lên, hồng nhuận hơn. Nhưng khi đổ nước nóng đi, để nguội, ấm sẽ trở về màu cũ khá nhanh.

Đất Đại hồng bào được phân thành 3 loại chính như sau:

- Triều Châu Đại Hồng Bào – (Chaozhou Da Hong Pao Clay): được khai thác từ đất sét ở núi Phượng Hoàng, Triều Châu
. Loại đất này xốp hơn tương đối nhiều so với đất Đại Hồng bào của Nghi Hưng, tuy nhiên màu đỏ kém tươi hơn so với đất Nghi Hưng, do lượng Ferric oxide thấp hơn. Các sản phẩm được nung ở khoảng nhiệt 1080-1100 độ C, tỷ lệ co ngót thấp, ~ 11-15% nên tương đối dễ chế tác. Vùng Triều Châu là cái nôi trà của Trung Quốc, lượng ấm của vùng này, theo chân bạn trà cũng được phát tán đi khá nhiều nơi, sang Việt Nam cũng nhiều luôn. Loại này được ghi nhận là rất hợp với các dòng Vũ Di nham trà - làm cho nước trà ngọt và mềm vị hơn. Nhưng mình ít uống trà tàu, nên không có đủ trải nghiệm cho thông tin này!

- Hoàng Long Sơn Đại hồng nê (黄龙山大红泥): cái tên đã phản ánh nhiều thứ. Đây là loại đất thuộc nhóm hồng nê, được khai thác từ núi Hoàng Long Sơn, Nghi Hưng, Giang Tô. Tương tự đất Đại hồng bào Triều châu, quặng Hoàng Long Sơn Đại hồng nê có màu đỏ tối hơn so với các loại quặng hồng nê nói chung, chu nê nói riêng, do có lượng ferric oxide thấp. Các sản phẩm cũng được nung ở khoảng nhiệt 1080-1100 độ C, có tỷ lệ co ngót thấp, chỉ khoảng 12% - do có lượng Aluminum oxide cao, nên tương đối dễ chế tác. Do ít Ferric oxide nên thành phẩm có màu đỏ trầm hơn các loại chu nê nói chung, và kém tươi nhuận hơn hẳn loại Chu nê Đại Hồng bào, ngoài ra sản phẩm cũng có độ xốp cao.

- Chu nê Đại Hồng bào ( 朱泥 大红袍): 1 loại đất trong nhóm chu nê. Chu nê là tên gọi xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, được tách riêng thành 1 dòng từ đất hồng nê. Chu nê Đại hồng bào cũng được khai thác từ dãy Hoàng Long sơn của vùng Nghi Hưng, Giang Tô. Quặng chu nê đại hồng bào có màu nâu vàng, tương tự các loại quặng chu nê khác, nhưng sau khi nung, bề mặt đất sẽ có màu đỏ đậm ánh cam, vì trong đất có hàm lượng Ferric oxide rất cao. Lượng quặng Chu nê Đại hồng bào khá ít, chiếm khoảng 1% trong quặng chu nê – và thường có dạng những viên quặng tròn, rời, có đường kính ~ 3 - 8cm. Tuy nhiên lượng Aluminum oxide trong đất chu nê đại hồng bào lại thấp, dẫn tới tỷ lệ co ngót lớn – trung bình từ 17%-25%, thậm chí cao hơn. Do đó, các sản phẩm thường được nung ở nhiệt độ thấp, khoảng 1050 – 1060 độ C và tay nghề của người thợ được yêu cầu khá cao, vì sản phẩm tạo thành dễ bị méo, nứt do co ngót khi nung. Ấm trà Đại hồng bào làm từ loại đất này được cho là đẹp nhất trong các loại chu nê, và cũng thường hay gặp nhất.

Mà đây là mình nói về các ấm trà làm từ đất tự nhiên. Các sản phẩm minh hoạ - theo nhận định của mình thì đều là ấm cổ, nên lúc đó có thể là đúng đất Đại hồng bào, hoặc không – nhưng chắc chắn không pha hoá chất, bột tạo màu như 99% ấm trà đất Đại hồng bào bây giờ.

= = =



Em xin đóng góp thêm ý kiến về dòng đất Đại Hồng Bào.

1. Ấm đất đỏ Triều Châu:
Đất này gặp ở ấm cổ, ấm cũ rất nhiều. Trong đó, e gặp nhiều là các ấm có triện Lão An Thuận. Ngoài ra, còn có triện Dật Công, Mạnh Thần cũng sử dụng loại đất này. Nhiều nhà sưu tầm ấm tử sa cổ vẫn nhầm đất này với đất tử sa vì số lượng ấm cổ ngày xưa dùng đất này và đc buôn bán sang VN số lượng rất lớn . Đất này còn có nơi gọi là Hồng Sa Triều Châu. Tuy nhiên, trên phương diện tử sa để xét thì đất này ko phải đất tử sa. Từ quy trình làm ấm là làm kiểu bàn xoay như gốm sứ, đến định nghĩa tử sa thì đều xác nhận đất này ko thể đc gọi là tử sa, cũng ko thể gọi là Hồng Sa Triều Châu mà chỉ có thể gọi nó là đất đỏ Triều Châu mà thôi. Ngoài ra, TQ có vùng Tuyền Châu có loại ấm nhúng men đất đỏ rồi nung. Da ấm màu đỏ hồng rất đẹp. Ấm này thời xưa cũng sang VN nhiều và nhiều nhà sưu tầm ấm cổ cũng nhầm nó với đất Chu hoặc Chu ĐHB. Tuy nhiên, những đất này ko thể xếp vào dòng đất Đại Hồng Bào đc ah.

2. Hoàng Long Sơn Đại Hồng Nê:
Dòng đất này đã tuyệt chủng vài chục năm nay. Khoáng liệu của nó chỉ còn trong Bảo Tàng Tử Sa Nghi Hưng và ấm thành phẩm đều nằm trong tay các nhà sưu tầm. Những ấm thành phẩm này đều do các nghệ nhân mà nhà có nghề khai thác và làm đất tử sa nhiều đời làm ra. Ấm thành phẩm có màu đỏ sẫm, ko có ánh màu cam, da ấm bóng, trong mờ, đất xốp, cấu tạo rõ hạt của nhóm đất Hồng Sa. Đại Hồng Nê cũng là dòng có màu đậm nhất trong các dòng ĐHB. Hiện này, có nhiều ấm đc giới thiệu là Đại Hồng Nê. Tuy nhiên, chỉ so màu đã thấy màu của chúng còn thua xa với đất Hồng Sa ngày trước, chứ chưa nói đến Đại Hồng Nê.

3. Chu Nê ĐHB:
Chu Nê ĐHB là dòng đất có nhiều tranh cãi và nhiều định nghĩa khác nhau.

- Có quan điểm cho rằng cứ đất Chu có màu hồng đậm hay hồng cam đậm thì đc gọi là Chu Nê ĐHB. Nhiều ấm cổ ngày xưa đạt tiêu chí này. Tuy nhiên, năm 2008, có một cuộc họp gồm các tên tuổi lớn như Hà Đạo Hồng, Bao Chí Cường, Mao Quốc Cường, Châu Quế Trân, Đàm Tuyền Hải, Từ Hán Đường, Uông Dần Tiên và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tử sa khác, kết hợp với công nghệ máy móc hiện đại xác định những ấm này là đất Chu lẫn với đất Hồng. Do ngày xưa nghệ nhân họ ko tách riêng biệt Chu và Hồng(quan điểm đất Chu mãi đến những năm 90 mới có), loại đất này lại dễ làm với tỷ lệ thành phẩm cao. Do đó, đất này cũng ko xếp vào dòng Chu Nê ĐHB.

- Quan điểm Chu ĐHB là tinh tuyển của đất Chu. Trong 100kg đất Chu chỉ lọc đc 1 kg đất Chu ĐHB. Quan điểm này đc nhiều sách đề cập đến nhưng ko sách nào nói rõ đất Chu này đc khai thác ở mỏ nào, ở khu vực nào. Đất này phải đc khai thác tại mỏ Triệu Trang thuộc núi Hoàng Long Sơn mới là dòng Chu ĐHB chuẩn và chất lượng. Do đó, nó phải có đầy đủ tính chất của Chu Triệu Trang và thành phẩm có màu đỏ cam đậm, tiếng thanh vang, da ấm bóng nhưng bám nước, trong mờ như ngọc Hoà Điền. Dòng đất này là Chu Nê ĐHB.

- Quan điểm ĐHB là tinh tuyển của Chu Nê ĐHB. Người ta cho rằng trong hàng triệu chiếc ấm Chu, mới có 1 chiếc ấm ĐHB. Nghĩa là sau khi lọc đc 1kg đất Chu ĐHB trong 100 kg đất Chu thì người ta tiếp tục lọc ra phần tinh tuyển hơn nữa trong 1 kg Chu ĐHB này. Và tỷ lệ của nó là 1,2 đến 1,5 lạng/kg. Ấm thành phẩm có màu đỏ đun sẫm, tiếng cao thanh, da ấm bóng, ánh lên như thép, trong như Ngọc, bám nước và thoáng khí. Dòng đất này là tinh phẩm trong tinh phẩm và cũng đc gọi là ĐHB.

Các bác đọc cho vui thôi nhé, đừng mắng em :D :D
 

Pixel3XL

Xe tải
Biển số
OF-723699
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
422
Động cơ
80,401 Mã lực
Nơi ở
Đất Lề Đường, phố Người thương
Triều Châu ở đông bắc tỉnh Quảng Đông, giáp Phúc Kiến. Ấm đất đỏ Triều Châu nói chung hay được dùng với thanh trà (trà ô long), thể loại trà trung gian giữa lục trà (green tea) và hồng trà (black tea theo phân loại châu Âu). Thanh trà có nhiều chủng loại, nói chung xếp vào thanh trà khi mức độ oxi hoá trong phạm vi từ 8 tới 85%. Khu vực này có nhiều loại thanh trà nổi tiếng như Đại hồng bào, Thiết quan âm, Thiết la hán, Bạch kê quan, Thủy kim quy, Hoàng kim quy, Phượng Hoàng đan tung v.v. Ấm Nê Hưng Khâm Châu sản xuất tại thôn Nê Hưng từ nguồn đất sét đỏ tím lấy từ hai bờ sông Khâm. Loại ở bờ đông thì mềm nên khi lấy về người ta đóng bao để giữ độ dẻo còn loại ở bờ tây thì cứng nên sau khi lấy về người ta đem phơi ngoài trời 4-6 tháng để tiếp tục oxi hoá và phong hoá. Sau đó nghiền mịn rồi phối ở tỷ lệ khoảng 4: 6, sản phẩm nung nói chung ở nhiệt độ khoảng 1.150 độ C.
đọc về phân loại trà theo mức độ oxy hóa e như lạc vào mê cung của phân loại, có cách nào để xác định mức độ oxy hóa bằng cảm nhận và mắt thường ko cụ? với e cái dễ nhất chỉ là trà xanh (diệt men) và phổ nhĩ (lên men) thôi. mà nhìn chè phổ nhĩ có thể phân biệt được phổ nhĩ chín và phổ nhĩ sống ko ạ?
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
đọc về phân loại trà theo mức độ oxy hóa e như lạc vào mê cung của phân loại, có cách nào để xác định mức độ oxy hóa bằng cảm nhận và mắt thường ko cụ? với e cái dễ nhất chỉ là trà xanh (diệt men) và phổ nhĩ (lên men) thôi. mà nhìn chè phổ nhĩ có thể phân biệt được phổ nhĩ chín và phổ nhĩ sống ko ạ?
Sự oxi hoá bằng các enzym sẵn có trong lá trà khi tế bào trong lá trà bị vỡ (bằng cách vò, xát, cán, xé, ép lá) để enzym tiếp xúc với oxy trong không khí bị giảm tốc độ rất mạnh khi nâng nhiệt độ lên trên 65-70 độ C và tốc độ này giảm xuống tới xấp xỉ 0 khi nhiệt độ đạt 90-100 độ C. Quá trình nâng nhiệt độ để bất hoạt enzym gọi là sát thanh (diệt màu xanh).
Với trà xanh/trà lên men sau (như trà Phổ Nhĩ) và hoàng trà thì về cơ bản người ta đem sấy lá trà tới 100 độ C ngay sau khi hái (một vài loại trà xanh thì người ta vẫn hong khô trong bóng râm cho ráo nước rồi mới đem sấy) nên mức độ oxi hoá được đánh giá xấp xỉ 0%. Với trà ô long, bạch trà và trà đen (hồng trà) thì lá trà được phơi nắng/hong khô trong bóng râm tới 10h+ để lá héo hẳn đi nên mức độ oxi hoá có thể đạt tới 10-15% chỉ riêng ở công đoạn này. Sau đó bằng cách làm dập vỡ lá trà và sàng, đảo trộn giúp tăng diện tích bề mặt lá trà bị xé/vò vụn tiếp xúc với oxy. Sau đó chuyển sang công đoạn oxi hoá trong điều kiện độ ẩm cao 85-95%, nhiệt độ ~25 độ C, độ dày lớp lá trà tới 5cm thì tốc độ oxi hoá tăng nhanh. Thời gian khoảng 2-3 h đủ để chuyển lá trà sang màu đồng ánh đỏ là đạt tới 100% oxi hoá. Rút ngắn thời gian này thì mức độ oxi hoá sẽ thấp hơn. Kết thúc sự oxi hoá là việc sát thanh bằng cách sấy, rang trong chảo hay trống quay hoặc sấy bằng hơi nước nóng để trà đã vò vụn đạt tới 100 độ C. Kết thúc sát thanh thì đem sấy khô để giảm độ ẩm của trà xuống dưới 5%. Trà Phổ Nhĩ sống (sanh/sinh trà, trà sống) là trà khô lưu giữ trong điều kiện bình thường của khí hậu nhiệt đới/cận nhiệt đới nóng ẩm sẽ dần dần bị oxi hoá rất chậm nhờ lên men bằng vi sinh vật có sẵn trong môi trường. Đây là quá trình già hoá tự nhiên. Trước đây thời gian lưu giữ và già hoá loại sinh trà này có thể tới cả trăm năm nên đương nhiên là nó rất đắt tiền. Loại thục trà (trà chín) xuất hiện từ khoảng thập niên 1970, với việc làm cho trà trở thành một đống ướt, nóng và tăng tốc lên men (như kiểu người ta lên men rượu) để đạt mức độ oxi hoá tới 100% trong thời gian rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng bằng bổ sung các loại nấm mốc như Aspergillus spp rồi sau đó sấy khô, ép bánh. Thục trà cũng không rẻ tiền nhưng chắc chắn sẵn có và rẻ hơn sinh trà.
 

Pixel3XL

Xe tải
Biển số
OF-723699
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
422
Động cơ
80,401 Mã lực
Nơi ở
Đất Lề Đường, phố Người thương
Sự oxi hoá bằng các enzym sẵn có trong lá trà khi tế bào trong lá trà bị vỡ (bằng cách vò, xát, cán, xé, ép lá) để enzym tiếp xúc với oxy trong không khí bị giảm tốc độ rất mạnh khi nâng nhiệt độ lên trên 65-70 độ C và tốc độ này giảm xuống tới xấp xỉ 0 khi nhiệt độ đạt 90-100 độ C. Quá trình nâng nhiệt độ để bất hoạt enzym gọi là sát thanh (diệt màu xanh).
Với trà xanh/trà lên men sau (như trà Phổ Nhĩ) và hoàng trà thì về cơ bản người ta đem sấy lá trà tới 100 độ C ngay sau khi hái (một vài loại trà xanh thì người ta vẫn hong khô trong bóng râm cho ráo nước rồi mới đem sấy) nên mức độ oxi hoá được đánh giá xấp xỉ 0%. Với trà ô long, bạch trà và trà đen (hồng trà) thì lá trà được phơi nắng/hong khô trong bóng râm tới 10h+ để lá héo hẳn đi nên mức độ oxi hoá có thể đạt tới 10-15% chỉ riêng ở công đoạn này. Sau đó bằng cách làm dập vỡ lá trà và sàng, đảo trộn giúp tăng diện tích bề mặt lá trà bị xé/vò vụn tiếp xúc với oxy. Sau đó chuyển sang công đoạn oxi hoá trong điều kiện độ ẩm cao 85-95%, nhiệt độ ~25 độ C, độ dày lớp lá trà tới 5cm thì tốc độ oxi hoá tăng nhanh. Thời gian khoảng 2-3 h đủ để chuyển lá trà sang màu đồng ánh đỏ là đạt tới 100% oxi hoá. Rút ngắn thời gian này thì mức độ oxi hoá sẽ thấp hơn. Kết thúc sự oxi hoá là việc sát thanh bằng cách sấy, rang trong chảo hay trống quay hoặc sấy bằng hơi nước nóng để trà đã vò vụn đạt tới 100 độ C. Kết thúc sát thanh thì đem sấy khô để giảm độ ẩm của trà xuống dưới 5%. Trà Phổ Nhĩ sống (sanh/sinh trà, trà sống) là trà khô lưu giữ trong điều kiện bình thường của khí hậu nhiệt đới/cận nhiệt đới nóng ẩm sẽ dần dần bị oxi hoá rất chậm nhờ lên men bằng vi sinh vật có sẵn trong môi trường. Đây là quá trình già hoá tự nhiên. Trước đây thời gian lưu giữ và già hoá loại sinh trà này có thể tới cả trăm năm nên đương nhiên là nó rất đắt tiền. Loại thục trà (trà chín) xuất hiện từ khoảng thập niên 1970, với việc làm cho trà trở thành một đống ướt, nóng và tăng tốc lên men (như kiểu người ta lên men rượu) để đạt mức độ oxi hoá tới 100% trong thời gian rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng bằng bổ sung các loại nấm mốc như Aspergillus spp rồi sau đó sấy khô, ép bánh. Thục trà cũng không rẻ tiền nhưng chắc chắn sẵn có và rẻ hơn sinh trà.
Voka đc có mỗi 1 chén, ko e phải ấn thêm nhiều lần để mời cụ. E đọc hết cả thớt này và loay hoay trong mớ oxy hoá, lên men, mới thấy tên gọi ng dân địa phương đa phần gọi theo giống trà và vị trí địa lý. Còn phân biệt theo mức độ oxy hoá, lên men thì phải tìm hiểu về công nghệ chế biến ạ
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
Chiều đông, lạnh lạnh... làm ấm trà ngồi ngắm tắc đường cũng hay cccm ạ!

Nước máy, trà shan tuyết QB-HG, em pha, ấm Gia - Đạo (Jia-Dao):

20231223_174902.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top