Trà cụ uống (trà mạn) gọi là trà xanh, trà diệt men ạ. Tức là búp chè thu hái về, phải đem xao ngay trên chảo gang, xao, vò, xong lại xao vò. Sao cho lá chè hết nước, khô lại thì sẽ diệt hoàn toàn các ezym giúp trà lên men.
Trà lên men là trà mà đem thu hái về thì đem vào chế biến (vò trà, xao sơ) sau đó cho vào đánh đống trong nhà ủ chè, nhà đó có không khí ấm, phun nước dạng hơi sương cho ezym trong trà chuyển hóa. Sau thời gian quy định thì đem cái đó ra xao khô lại bảo quản.
Trà lên men thì nó có nước màu đỏ, vị ngọt, mất hoàn toàn vị chát của chè, mùi thơm của hoa quả chín, mùi mật
Trà xanh (trà diệt men) thì có nước màu vàng hoặc xanh vàng, có vị chát khi uống, có mùi thơm của cốm, lá non, mùi đậu xanh (kiểu như trà đinh của Việt Nam)
2 đoạn đầu em đồng ý với cụ.
Còn đoạn sau tả màu nước và hương vị Trà Lên Men em xin mạn phél bổ sung thêm ạ. Vì cái cụ nói nó là đặc trưng của trà lên men cao ạ.
Dựa vào giống trà, độ lên men, khí hậu, cách làm, người ta chia trà ra làm rất nhiều loại. (Anh Tàu chia khác mà anh Tây lại chia khác) nhưng túm cái váy lại là tại Việt Nam (em xin nhấn mạnh là tại nước ta) các cụ sẽ hay gặp các loại trà lên men:
- Ô long: lên men thấp có màu, nhạt hơn so với trà mạn nhưng thơm (1 phần do giống) mùi thơm ngọt rất đặc trưng, vị ngọt, chát nhẹ, không đắng.
- Đông Phương Mỹ Nhân: đây thực ra cũng là 1 loại được xếp vào Ô long nhưng lên men cao hơn và đặc điểm do bị con Rầy Xanh cắn. Mùi nó thơm đậm, hơi khó diễn tả mùi, vị ko chát, ngọt, màu nước đỏ.
- Bạch Mẫu Đơn: mặc dù dc xếp vào bạch trà nhưng lại là trà lên men, màu nước vàng tới vàng đậm.
- Các loại Hồng Trà và Trà Đen: Mùi thơm hoa quả, vị chát, ngọt và đỏ đậm.
- Phổ Nhĩ chín: mùi như thuốc, vị đậm nhueng ko gắt, đỏ đậm ( tối)
- Phổ Nhĩ Sống: dựa theo tuổi. Tuổi càng cao, trà lại càng ngọt, vị sâu, và màu đậm dần hơn...
Trên đây là 1 số loại ở VN hay dùng. Còn bên em làm trà có các bảng phân chia riêng ạ.
Kính cụ 1 ly.