[Funland] Tất tần tật về trà: Nhất nước Nhị trà Tam pha Tứ ấm

Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,850
Động cơ
3,311,719 Mã lực
Tầm 30% vừa đẹp, cụ nhỉ, vừa được nước, vừa chát hậu vị ngọt, vừa thơm đặc trưng, vừa đẹp mầu!
Túm lại: sau khi đấu, có một loại trà rất ngon
Và em cũng mừng vì trên OF gặp được người cũng đấu trà như mình
 

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
175
Động cơ
5,088 Mã lực
Có thể giống trà nó khác, cụ ạ. Đợt trước e ship trà Hà Giang về uống thì cánh trà to, mầu cũng ko xanh, hơi vàng, ko chát mấy mà vị lại hơi ngọt! Uống cho biết chứ e cũng ko thích vị trà HG lắm
Lúc đầu em uống cũng thấy không quen, màu nước vàng nhạt không xanh, vị cũng khác khác khó uống, không chát nhiều mà hơi đắng. Nhưng giờ em cũng quen rồi cụ ạ. Em vẫn trung thành với loại chè shan này vì em tin tưởng anh ấy bán chè sạch và về tác dụng thì chè shan tốt hơn các loại khác ạ.
 

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
175
Động cơ
5,088 Mã lực
Nay rảnh em lại xin trao đổi với các cụ về trà shan tuyết Việt Nam
Cây trà tên danh pháp quốc tế là Camillia Sinensis, có hàng trăm loại khác nhau, nguồn gốc nghe đâu là xuất phát từ vùng Nam Trung Hoa và Bắc Đông Nam Á lục địa như Vân Nam, Quảng Tây, bắc Việt Nam, Lào, Myanmar.
Từ cây chè rừng thì loài người đã lai tạo ra nhiều loại chè (trồng) khác nhau, ví dụ giống cây chè ô long, giống cây chè bát tiên, chè lùn trung du, giống cây chè đại hồng bào.... Đặc trưng của chè này là trồng và chăm sóc theo kiểu cây trồng đã thuần hóa.

Tuy nhiên ở khu vừa Vân Nam, Quảng Tây, Bắc Lào, Bắc Việt Nam vẫn còn những cây chè cổ thụ, mọc hoang dã tự nhiên, cây không cắt tỉa dẫn đến việc nó cao như cây cổ thụ, vòng gốc có cây hàng 3-4 người ôm. Những cây chè này thì quý vô giá, có giá trị đặc biệt lớn.Vì cây chè này là tự nhiên, thu hút tinh túy của đất đai, khí hậu, tinh khí của trời đất mà tạo ra ra.

Từ các búp trà (1 tôm 2 lá) này người Tàu đã sáng tạo ra cách chế biến trà phổ nhĩ nức tiếng. Tại sao lại có cách chế biến phổ nhĩ. Có lẽ nguyên nhân là do những khó khăn của khoảng cách địa lý, những nơi có cây chè cổ thụ này thường ở rừng núi xa xôi hiểm trở. Nên nếu cách chế biến thông thường là xao xuốt, chế biến xong vận chuyển này nọ, đi bán ở nơi xa xôi thì trà chế biến sẽ không ngon nữa. Nên những người dân tộc Thái ở vùng Vân Nam TQ (Vùng Tây Song Bản Nạp - nơi thượng nguồn Mê Kông) đã sáng tạo ra cách chế biến trà phổ nhĩ.

Cách chế biến này gồm các quy trình: Thu hái -> Phơi héo - Xao - Vò - Phơi khô - Ép bánh - Bảo quản. Và chính cách chế biến này giúp trà lên men sau, tức là để càng lâu càng ngon. Sau khi ép bánh 357 gam (theo kiểu cách cũ), họ sẽ dùng giấy bản gói lại, sau đó cứ 5 bánh họ sẽ đóng vào thành 1 chồng, được bọc bên ngoài bằng vỏ măng tre nứa có rất nhiều ở vùng đó. Và để như thế vận chuyển đến tay người tiêu dùng bằng các con đường sạn đạo, thồ bằng ngựa. Từ đó hình thành nên con đường Trà Mã trứ danh trong lịch sử. Sản phẩm trà từ vùng này men theo đường núi, thồ bằng ngựa được chở về phía Đông bán cho các vùng ven biển sầm uất của Tàu, hoặc chở về phía Tây đi qua các con đường sang Ảrap và sang Phương Tây.

Và cũng chỉ có giống chè cổ thụ - hay còn gọi là chè lá to (giống trà Đại Diệp Chủng) mà ở VN gọi quen là Trà Shan Tuyết thì mới chế biến được phổ nhĩ. Không tin các cụ cứ lấy búp và lá chè trung du trồng tại Thái Nguyên, Phú Thọ làm trà phổ nhĩ mà xem. Nó sẽ biến thành phân xanh chứ k thành trà được.

Ở Việt Nam cùng đới khí hậu, thổ nhưỡng với khu vực Nam Trung Hoa nên cây chè cổ thụ giống Đại Diệp Chủng có rất nhiều như vùng Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang... Trước đây dân mình không có nhiều cách chế biến trà, chủ yếu vẫn là cách làm trà xao xuốt bằng chảo gang (cách chế biến trà xanh mà dân mình quen uống), nên chè trung du ở Thái Nguyên mới tạo ra danh tiếng đến như vậy.

Thời gian chiến tranh biên giới, xuất hiện loại trà tiếng tăm lẫy lừng, gắn với chiến công của những người lính Vị Xuyên bảo vệ biên giới. Đó là "Chè Chốt". Cụ thể là anh em đóng chống ngăn giặc Tàu thường lập đài quan sát trên cây chè ở các điểm cao, tranh thủ hái búp chè bỏ vào túi, đem về hậu cứ xao xuốt trên chảo gang. Trà đó uống ngon, hơn hẳn trà trung du, nên từ đó danh từ Chè Chốt mới ra đời.

Mãi thời gian đầu những năm 2000, một số doanh nghiệp trà Việt Nam như công ty Thành Sơn (Trà Cụ Thành), công ty trà Cao Bồ Vị Xuyên.... mới bắt đầu quan tâm đến giống chè shan tuyết quý giá này. Nhưng vẫn chủ yếu là thu hái và xao xuốt theo cách chế biến truyền thống của Việt Nam. Năm 2000 có doanh nghiệp Trung Quốc sang đặt hàng chế biến chè bánh (theo mô hình Phổ Nhĩ) thì mới có những sản phẩm trà theo kiểu phổ nhĩ được ra đời.

Và cho đến tận hiện nay, thói quen uống trà phổ nhĩ của dân ta chưa phổ biến. Có 1 số doanh nghiệp vẫn đang làm trà theo cách này (chủ yếu là thuê chuyên gia Tàu sang làm và dạy công nhân VN làm) như Thành Sơn, Bashtea (con gái của cụ Thành), Cao Bồ, Shannam tiến hành làm và xuất sang Trung Quốc.

Và các cụ lưu ý, thương hiệu trà shan tuyết hiện nay không phải 100% trà là đến từ các cây trà cổ thụ, hoang dã tự nhiên mà hiện bà con ở trên Hà Giang, Yên Bái đã tiến hành trồng giống trà nay, tuy nhiên cách trồng không giống trà trung du là trồng theo hàng lối, cắt xén trà thấp đến ngang bụng mà trà vẫn để phát triển tự nhiên, phải trèo hái.

Trà này có khí trà mạnh, vỏ trà dày nên chế biến và uống có phần khác trà trung du. Uống được nhiều nước hơn, trà xanh xao xuốt pha ra nước nhờ nhờ vàng (không xanh như trà Thái), hương trà không phải hương cốm. Các cụ nên thử
Bài viết nhiều thông tin hay quá, cụ đúng là cao thủ về trà =D>
 

Gió_123

Xe tải
Biển số
OF-795760
Ngày cấp bằng
5/11/21
Số km
322
Động cơ
26,024 Mã lực
Cụ Loe viết hay quá. Thế ở VN có nhà nào làm được trà Thiết Quan Âm chưa ạ? Đây là top favorite của em.
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,746
Động cơ
457,754 Mã lực
Nay rảnh em lại xin trao đổi với các cụ về trà shan tuyết Việt Nam
Cây trà tên danh pháp quốc tế là Camillia Sinensis, có hàng trăm loại khác nhau, nguồn gốc nghe đâu là xuất phát từ vùng Nam Trung Hoa và Bắc Đông Nam Á lục địa như Vân Nam, Quảng Tây, bắc Việt Nam, Lào, Myanmar.
Từ cây chè rừng thì loài người đã lai tạo ra nhiều loại chè (trồng) khác nhau, ví dụ giống cây chè ô long, giống cây chè bát tiên, chè lùn trung du, giống cây chè đại hồng bào.... Đặc trưng của chè này là trồng và chăm sóc theo kiểu cây trồng đã thuần hóa.

Tuy nhiên ở khu vừa Vân Nam, Quảng Tây, Bắc Lào, Bắc Việt Nam vẫn còn những cây chè cổ thụ, mọc hoang dã tự nhiên, cây không cắt tỉa dẫn đến việc nó cao như cây cổ thụ, vòng gốc có cây hàng 3-4 người ôm. Những cây chè này thì quý vô giá, có giá trị đặc biệt lớn.Vì cây chè này là tự nhiên, thu hút tinh túy của đất đai, khí hậu, tinh khí của trời đất mà tạo ra ra.

Từ các búp trà (1 tôm 2 lá) này người Tàu đã sáng tạo ra cách chế biến trà phổ nhĩ nức tiếng. Tại sao lại có cách chế biến phổ nhĩ. Có lẽ nguyên nhân là do những khó khăn của khoảng cách địa lý, những nơi có cây chè cổ thụ này thường ở rừng núi xa xôi hiểm trở. Nên nếu cách chế biến thông thường là xao xuốt, chế biến xong vận chuyển này nọ, đi bán ở nơi xa xôi thì trà chế biến sẽ không ngon nữa. Nên những người dân tộc Thái ở vùng Vân Nam TQ (Vùng Tây Song Bản Nạp - nơi thượng nguồn Mê Kông) đã sáng tạo ra cách chế biến trà phổ nhĩ.

Cách chế biến này gồm các quy trình: Thu hái -> Phơi héo - Xao - Vò - Phơi khô - Ép bánh - Bảo quản. Và chính cách chế biến này giúp trà lên men sau, tức là để càng lâu càng ngon. Sau khi ép bánh 357 gam (theo kiểu cách cũ), họ sẽ dùng giấy bản gói lại, sau đó cứ 5 bánh họ sẽ đóng vào thành 1 chồng, được bọc bên ngoài bằng vỏ măng tre nứa có rất nhiều ở vùng đó. Và để như thế vận chuyển đến tay người tiêu dùng bằng các con đường sạn đạo, thồ bằng ngựa. Từ đó hình thành nên con đường Trà Mã trứ danh trong lịch sử. Sản phẩm trà từ vùng này men theo đường núi, thồ bằng ngựa được chở về phía Đông bán cho các vùng ven biển sầm uất của Tàu, hoặc chở về phía Tây đi qua các con đường sang Ảrap và sang Phương Tây.

Và cũng chỉ có giống chè cổ thụ - hay còn gọi là chè lá to (giống trà Đại Diệp Chủng) mà ở VN gọi quen là Trà Shan Tuyết thì mới chế biến được phổ nhĩ. Không tin các cụ cứ lấy búp và lá chè trung du trồng tại Thái Nguyên, Phú Thọ làm trà phổ nhĩ mà xem. Nó sẽ biến thành phân xanh chứ k thành trà được.

Ở Việt Nam cùng đới khí hậu, thổ nhưỡng với khu vực Nam Trung Hoa nên cây chè cổ thụ giống Đại Diệp Chủng có rất nhiều như vùng Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang... Trước đây dân mình không có nhiều cách chế biến trà, chủ yếu vẫn là cách làm trà xao xuốt bằng chảo gang (cách chế biến trà xanh mà dân mình quen uống), nên chè trung du ở Thái Nguyên mới tạo ra danh tiếng đến như vậy.

Thời gian chiến tranh biên giới, xuất hiện loại trà tiếng tăm lẫy lừng, gắn với chiến công của những người lính Vị Xuyên bảo vệ biên giới. Đó là "Chè Chốt". Cụ thể là anh em đóng chống ngăn giặc Tàu thường lập đài quan sát trên cây chè ở các điểm cao, tranh thủ hái búp chè bỏ vào túi, đem về hậu cứ xao xuốt trên chảo gang. Trà đó uống ngon, hơn hẳn trà trung du, nên từ đó danh từ Chè Chốt mới ra đời.

Mãi thời gian đầu những năm 2000, một số doanh nghiệp trà Việt Nam như công ty Thành Sơn (Trà Cụ Thành), công ty trà Cao Bồ Vị Xuyên.... mới bắt đầu quan tâm đến giống chè shan tuyết quý giá này. Nhưng vẫn chủ yếu là thu hái và xao xuốt theo cách chế biến truyền thống của Việt Nam. Năm 2000 có doanh nghiệp Trung Quốc sang đặt hàng chế biến chè bánh (theo mô hình Phổ Nhĩ) thì mới có những sản phẩm trà theo kiểu phổ nhĩ được ra đời.

Và cho đến tận hiện nay, thói quen uống trà phổ nhĩ của dân ta chưa phổ biến. Có 1 số doanh nghiệp vẫn đang làm trà theo cách này (chủ yếu là thuê chuyên gia Tàu sang làm và dạy công nhân VN làm) như Thành Sơn, Bashtea (con gái của cụ Thành), Cao Bồ, Shannam tiến hành làm và xuất sang Trung Quốc.

Và các cụ lưu ý, thương hiệu trà shan tuyết hiện nay không phải 100% trà là đến từ các cây trà cổ thụ, hoang dã tự nhiên mà hiện bà con ở trên Hà Giang, Yên Bái đã tiến hành trồng giống trà nay, tuy nhiên cách trồng không giống trà trung du là trồng theo hàng lối, cắt xén trà thấp đến ngang bụng mà trà vẫn để phát triển tự nhiên, phải trèo hái.

Trà này có khí trà mạnh, vỏ trà dày nên chế biến và uống có phần khác trà trung du. Uống được nhiều nước hơn, trà xanh xao xuốt pha ra nước nhờ nhờ vàng (không xanh như trà Thái), hương trà không phải hương cốm. Các cụ nên thử

Em bổ sung thêm: Các giống trà (Camellia sinensis L.) được phân thành 4 loại (varietas) như sau - theo phân loại của Cohen Stuart - năm 1919 và được chấp nhận một cách phổ biến.

1/ Phân loại Chè lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea):
– Đặc điểm: Cây bụi thấp phân cành nhiều. Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3-6 cm. Có 6 -7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. Búp nhỏ, hoa nhiều, phẩm chất bình thường. Khả năng chịu rét ở độ nhiệt 12oC đến 15oC. Phân bố chủ yếu ở đông nam Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và một số vùng khác.

2/ Phân loại Chè lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):
– Đặc điểm: Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. Lá to trung bình chiều dài 12 -15 cm, chiều rộng 5 -7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn. Có trung bình 8 -9 đôi, gân lá rõ. Năng suất cao. Chất lượng tốt. Có nhiều ở Vân Nam, Tứ Xuyên và Việt Nam.

3/ Phân loại Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):
– Đặc điểm: Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m. Lá to và dài 15 -18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết. Có khoảng 10 đôi gân lá. Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất. Có nhiều ở vùng Vân Nam Trung Quốc, bắc Miến Điện và bắc Việt Nam.

4/ Phân loại Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. assamica):
– Đặc điểm: Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa. Lá dài tới 20-30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài. Có trung bình 12- 15 đôi gân lá. Rất ít hoa quả. Không chịu được rét hạn. Năng suất, phẩm chất tốt. Trồng nhiều ở Ấn Độ và một số vùng lân cận thuộc Miến Điện, Vân Nam. Khi pha lên có vị ngọt đặc trưng, ít chát.

Ở Việt Nam thì em chưa gặp loại thứ 4!
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,438
Động cơ
422,264 Mã lực
Cụ Loe viết hay quá. Thế ở VN có nhà nào làm được trà Thiết Quan Âm chưa ạ? Đây là top favorite của em.
Em chưa thấy nhà nào làm, vì có thể nó liên quan đến giống cây chè nữa.
Chứ dân Đài Loan mang giống cây chè Oo long sang trồng ở Lâm Đồng, chế biến Oo long cũng là cực phẩm.
Cụ thử uống dòng Oo Long Cầu Đất của thương hiệu Hayie Tea xem ạ. Cực kì ngon
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Em chưa thấy nhà nào làm, vì có thể nó liên quan đến giống cây chè nữa.
Chứ dân Đài Loan mang giống cây chè Oo long sang trồng ở Lâm Đồng, chế biến Oo long cũng là cực phẩm.
Cụ thử uống dòng Oo Long Cầu Đất của thương hiệu Hayie Tea xem ạ. Cực kì ngon
Trà Ô long Cầu đất như cụ nói có thể mua ở đâu được để em thử
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,438
Động cơ
422,264 Mã lực
Trà Ô long Cầu đất như cụ nói có thể mua ở đâu được để em thử
Cụ search fb hoặc google công ti trà Haiyie là ra, nó có 7 loại tương đương 7 sao.
7 sao là loại ngon nhất.
 

thienlv01

Xe buýt
Biển số
OF-189133
Ngày cấp bằng
10/4/13
Số km
829
Động cơ
337,019 Mã lực
E uống mỗi 1 loại trà Tân Cương, Thái Nguyên. Hương vị không đâu giống !
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Cụ search fb hoặc google công ti trà Haiyie là ra, nó có 7 loại tương đương 7 sao.
7 sao là loại ngon nhất.
Em tra thấy có 8 sao tất cả. Ko rõ các sao có phân biệt đc ko ? Sao nào uống mới thấy ngon hay từ sao 3 đã OK rồi ?
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,438
Động cơ
422,264 Mã lực
Em tra thấy có 8 sao tất cả. Ko rõ các sao có phân biệt đc ko ? Sao nào uống mới thấy ngon hay từ sao 3 đã OK rồi ?
Càng nhiều sao thì càng ngon ạ.
Em uống loại 7 sao và so sánh với ô long Cao Sơn loại ngon nhập Đài Loan về thì thấy một chín một mười.
Loại từ 5 sao trở lên là uống rất ngon so với ô long Việt Nam rồi. Đặc biệt so với loại ô long sản xuất tại Mộc Châu thì nó hơn hẳn. Ô long mộc châu tệ lắm.
 

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
175
Động cơ
5,088 Mã lực
Em bổ sung thêm: Các giống trà (Camellia sinensis L.) được phân thành 4 loại (varietas) như sau - theo phân loại của Cohen Stuart - năm 1919 và được chấp nhận một cách phổ biến.

1/ Phân loại Chè lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea):
– Đặc điểm: Cây bụi thấp phân cành nhiều. Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3-6 cm. Có 6 -7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. Búp nhỏ, hoa nhiều, phẩm chất bình thường. Khả năng chịu rét ở độ nhiệt 12oC đến 15oC. Phân bố chủ yếu ở đông nam Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và một số vùng khác.

2/ Phân loại Chè lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):
– Đặc điểm: Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. Lá to trung bình chiều dài 12 -15 cm, chiều rộng 5 -7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn. Có trung bình 8 -9 đôi, gân lá rõ. Năng suất cao. Chất lượng tốt. Có nhiều ở Vân Nam, Tứ Xuyên và Việt Nam.

3/ Phân loại Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):
– Đặc điểm: Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m. Lá to và dài 15 -18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết. Có khoảng 10 đôi gân lá. Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất. Có nhiều ở vùng Vân Nam Trung Quốc, bắc Miến Điện và bắc Việt Nam.

4/ Phân loại Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. assamica):
– Đặc điểm: Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa. Lá dài tới 20-30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài. Có trung bình 12- 15 đôi gân lá. Rất ít hoa quả. Không chịu được rét hạn. Năng suất, phẩm chất tốt. Trồng nhiều ở Ấn Độ và một số vùng lân cận thuộc Miến Điện, Vân Nam. Khi pha lên có vị ngọt đặc trưng, ít chát.

Ở Việt Nam thì em chưa gặp loại thứ 4!
Thuận tiện thì uống chè khô thôi chứ nhiều lúc em thích uống lá chè tươi lắm cụ ạ. Một số loại chè tươi ở Tam Điệp hoặc Thanh Hóa có vị ngọt khó tả, không biết nó có thuộc loại nào trong 4 loại trên không cụ?
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Càng nhiều sao thì càng ngon ạ.
Em uống loại 7 sao và so sánh với ô long Cao Sơn loại ngon nhập Đài Loan về thì thấy một chín một mười.
Loại từ 5 sao trở lên là uống rất ngon so với ô long Việt Nam rồi. Đặc biệt so với loại ô long sản xuất tại Mộc Châu thì nó hơn hẳn. Ô long mộc châu tệ lắm.
Em mua để uống nên ko cần cầu kỳ hộp hay đóng gói cẩn thận. Nhưng ở đây thấy bán 3 loại: Theo Kg, Theo gói ko hộp lễ (chỉ có 150gr) và loại hộp lễ 500gr. Ngoài ra ko có loại gói khác, ví dụ 250 gr hay 500 gr
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,438
Động cơ
422,264 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top