- Biển số
- OF-29355
- Ngày cấp bằng
- 17/2/09
- Số km
- 30,883
- Động cơ
- 3,307,708 Mã lực
Trà Suối Giàng cũng ko chát lắmCụ nào thích uống nhạt ít vị đắng chát như trà Thái Nguyên, Phú thọ thì có thể uống Trà cổ thụ Tà Xùa - Sơn La
Trà Suối Giàng cũng ko chát lắmCụ nào thích uống nhạt ít vị đắng chát như trà Thái Nguyên, Phú thọ thì có thể uống Trà cổ thụ Tà Xùa - Sơn La
Ôi thế này thì thanh nhã quá. Em cũng sẽ học theo thử xem. Thường em ko quá thích trà ướp hoa vì nó bị lẫn vị nhưng cách này thì sẽ ko bị lẫn vị chỉ có hương thôi. Cách uống nhã như này em nhớ trước đọc trong truyện Nguyễn Tuân có tả cũng hay. Đại loại các cụ lấy sỏi trắng kì sạch từng viên, nhúng vào mạch nha. Xong đặt từng viên dưới gốc hoa lan có lót sỏi trắng sạch, đậy lồng bàn lại cho nó ướp hương lan. Sau đó các cụ mới bày lan, bày trà nhấm nháp mấy viên sỏi mạch nha đấy. Nhã ơi là nhã..Xưa ông nội em còn sống ông lấy hương thơm của các loại hoa bằng cách trước khi đi ngủ úp cái chén uống trà lên nhài, sen, ngâu,...,
Sáng hôm sau khi pha ấm trà mộc, muốn uống trà có vị gì thì rót vào chén úp vào loại hoa đó
Nhã quá ạ. Nhà em cũng thích bánh đậu xanh khi uống với trà mạn. Đặc biệt là cô con gái nhỏ của em. Mê lắm.. Hôm nào em mà kiếm đc hoa nhài làm như thế này chắc nó mê tít tìn tịt..Mời các cụ/mợ thưởng cữ Trà sáng với em.
Học người xưa, em lấy hương nhài bằng cách úp chén lên bông hoa nhài từ tối qua.
Là người Hải Dương nên em thường dùng bánh đậu xanh khi uống trà
Ôi có lần em được uống Silver Lining của TWG, em ko đọc description của trà này khi đó nhưng mà khi uống em có cảm giác có vị bạc ấy ạ. Uống hay ho cực kì, bảo là ngon thì em ko thấy quá xuất sắc nhưng cái vị độc đáo trong miệng ấy đến giờ em chưa quên được. Lần trước em được bạn tặng hộp Earl Grey Golden thì xuất sắc. Em cứ tiếc uống dè dặt mãi. Mà trà TWG cũng đắt quá nên nhiều khi em cũng tiếc tiền. Cùng tiền đó thì em vẫn thích kiểu trà tàu hơn nên cũng chưa chịu xì tiền cho cái brand này.. Hị hị..
E uống trà vò buổi chiều là mất ngủ cả đêm nên ít uống (chắc chưa quen), cafe cũng thế. E hay uống rượu vang hơn (nó có nhiều lớp hương) hương hoa, hương quả, hương thảo mộc, hương ải mốc sau mưa, hương da thuộc, hương dầu hỏa.... 36 hương cơ bản... hương và vị của nó cũng đặc trưng ko hiểu các cao nhân có phân chia ra các loại hương cụ thể như rượu vang ko?. Trà mà hiểu cũng tinh tế lắm nhưng có lẽ lớp hương của nó rất nhẹ...Vào saigon e hay đi cùng bạn lên uống trên TWG nó nhiều loại kinh khủng...mỗi tôi uống 1 ấm là hết ko rót thêm nước sôi vì ko có bã...chắc giờ cũng phải nghiên cứu thêm món này..
Em cũng hơi phiên phiến nên là ko đủ chuẩn. Em trót pha kiểu lười rồi. Để mai em làm thử theo cách cụ chỉ thêm..Dạ
Cách pha thì cũng giản dị như một số bác đã kể ạ.
Nếu đi vào chi tiết hơn thì có vài lưu ý thế này nữa thôi ạ, không bắt buộc phải tuân thủ, mà mỗi người mỗi cách, giống như pha trà nóng là người thì tráng ấm, người thì dội nước sôi ra ngoài ấm ấy mà. Nôm na là được tất ạ. Đó là có thể ngâm chè vào nước bình thường cho chè nở ra đã, sau đó đậy kín - kín bằng các loại chai/lọ có nắp vặt chặt đến mức đổ không ra ạ; cho vào ngăn mát từ 10-12 tiếng ạ (cái thời gian cũng ảnh hưởng phết đấy, chứ cho từ tối muộn đến sáng hôm sau mang đi làm là cũng thấy khác đấy ạ). Sáng mai lúc lấy ra lại đừng nên uống ngay, tầm 10-20p sau mới uống thì cũng thấy nó khác ạ.
Mà thực ra, pha trà, uống trà với người phàm như chúng ta thì cũng ào ào thôi, nên cứ thế nào tiện thì làm thôi ạ, chả cần cầu kỳ lắm ạ.
Hinh như Truyện cụ Nguyễn Tuân tả lại cảnh các cụ thưởng trà với kẹo mạch nha chờ hoa quỳnh nở.Ôi thế này thì thanh nhã quá. Em cũng sẽ học theo thử xem. Thường em ko quá thích trà ướp hoa vì nó bị lẫn vị nhưng cách này thì sẽ ko bị lẫn vị chỉ có hương thôi. Cách uống nhã như này em nhớ trước đọc trong truyện Nguyễn Tuân có tả cũng hay. Đại loại các cụ lấy sỏi trắng kì sạch từng viên, nhúng vào mạch nha. Xong đặt từng viên dưới gốc hoa lan có lót sỏi trắng sạch, đậy lồng bàn lại cho nó ướp hương lan. Sau đó các cụ mới bày lan, bày trà nhấm nháp mấy viên sỏi mạch nha đấy. Nhã ơi là nhã..
Gu uống trà với bánh đậu xanh thì Hải Dương em tiện lắmNhã quá ạ. Nhà em cũng thích bánh đậu xanh khi uống với trà mạn. Đặc biệt là cô con gái nhỏ của em. Mê lắm.. Hôm nào em mà kiếm đc hoa nhài làm như thế này chắc nó mê tít tìn tịt..
cụ phân biệt được nhiều hương vị trong vang đặc biệt hương da thuộc, dầu hỏa trong riệu vang thì thuộc dạng thượng thừa rồi đấy ạ, e chỉ phân biệt đc hương quả cùng lắm là thêm thảo mộc
E uống trà vò buổi chiều là mất ngủ cả đêm nên ít uống (chắc chưa quen), cafe cũng thế. E hay uống rượu vang hơn (nó có nhiều lớp hương) hương hoa, hương quả, hương thảo mộc, hương ải mốc sau mưa, hương da thuộc, hương dầu hỏa.... 36 hương cơ bản... hương và vị của nó cũng đặc trưng ko hiểu các cao nhân có phân chia ra các loại hương cụ thể như rượu vang ko?. Trà mà hiểu cũng tinh tế lắm nhưng có lẽ lớp hương của nó rất nhẹ...Vào saigon e hay đi cùng bạn lên uống trên TWG nó nhiều loại kinh khủng...mỗi tôi uống 1 ấm là hết ko rót thêm nước sôi vì ko có bã...chắc giờ cũng phải nghiên cứu thêm món này..
Lại trà này e 1 lần được cho nó làm ở nhà máy trên sơn la nguyên liệu là trà olong trồng trên ýHôm t7 em thử uống Đại Hồng Bào. Trà nguyên liệu VN được chế biến ở VN hoàn toàn, nhưng chắc là làm theo dòng trà Đại Hồng Bào của Tàu. Em chọn dòng này vì nó nằm trong Thập Đại Danh Trà của Tàu. Tuy nhiên em không chắc là trà em uống thì có giống hương vị Đại Hồng Bào của tàu ko hay chỉ là trùng tên.
Loại này e có lần được cho
Nó làm ở nhà máy trên thuận châu sơn
Nó là trà ô long đỏ. Vị rất đậm, có mùi khói rang rất rõ nét, xong thoảng thêm mùi cacao rất nhạt (uống và nếm kĩ mới nhận ra). Màu trà đỏ cam sang đỏ nâu rất đẹp, rót vào chén tống thủy tinh nhìn như rượu whisky ấy. Và đặc biệt trà rất được nước ạ. Tụi em nghê nga cả mấy tiếng, uống tới 5-7 lượt nước mà vẫn rất ngon và đậm hương vị.
Tiếc quá em là đứa lười lại ham vui nên chưa quen được việc đi đâu làm gì có trải nghiệm mới thì chụp ảnh lưu giữ lại nên ko có ảnh để share.
Em search thêm ảnh Đại Hồng Bào chung để CCCM cùng xem:
Nó có 1 số nguyên tắc cụ ah, chai nào, vùng nào nho loại nào nó có đặc trưng riêng, nắm được cái cơ bản đó sẽ suy đoán được 50% hương vị rồi...những chai ngon sẽ có hương vị đặc trưng, cộng thêm giờ bay nhiều là nắm được...uống chai mù kép thì cũng đoán được nhưng tỷ lệ phân biệt cũng chưa cao...còn uống mù đơn hoặc biết nhãn thì nhìn nhãn chưa mở chai là đã đoán được kha khá rồi cụ ah. Vang nó có cái hay là những chai ngon và lâu năm nó có 2 lớp hương biến đổi theo thời gian...mới mở chai nó khác, 30 phút sau hương biến đổi 1 tiếng sau nó cũng biến đổi sang hương khác...để cảm nhận được 2 lớp hương nó cũng khá khó...có lẽ chính vì thế nó ko hề rẻ...Trà e nghĩ là hương nó ko rõ rệt và ko biến đổi theo thời gian (chủ quan như thế) nhờ các cụ cao nhân chỉ giáo thêm...cụ phân biệt được nhiều hương vị trong vang đặc biệt hương da thuộc, dầu hỏa trong riệu vang thì thuộc dạng thượng thừa rồi đấy ạ, e chỉ phân biệt đc hương quả cùng lắm là thêm thảo mộc
hôm trước e cũng uống ấm bạc hà , e nghĩ là cho thêm hương liệu bạc hà vào, hôm nay đọc mới thấy ko phải, đúng là nhiều cái hay và tinh tế thật. E cũng uống TWG bên sing rồi. tiếc là ở Hanoi chưa có, chiều thỉnh thoảng lên mấy KS uống ấm trà chiều của TWG và khay bánh ngọt.Ôi có lần em được uống Silver Lining của TWG, em ko đọc description của trà này khi đó nhưng mà khi uống em có cảm giác có vị bạc ấy ạ. Uống hay ho cực kì, bảo là ngon thì em ko thấy quá xuất sắc nhưng cái vị độc đáo trong miệng ấy đến giờ em chưa quên được. Lần trước em được bạn tặng hộp Earl Grey Golden thì xuất sắc. Em cứ tiếc uống dè dặt mãi. Mà trà TWG cũng đắt quá nên nhiều khi em cũng tiếc tiền. Cùng tiền đó thì em vẫn thích kiểu trà tàu hơn nên cũng chưa chịu xì tiền cho cái brand này.. Hị hị..
Trà TWG đều có description rất chi tiết cho từng loại đấy ạ. Lần sau cụ cứ bảo các em NV lấy hộp cho xem hoặc giới thiệu cho ạ.
Hay quá cụ ơi mà em hết vodka kính cụ. Các cụ nhà mình trước sống phong lưu thật đấy. Giờ tìm ra được cái không gian tĩnh tại mát mẻ để thưởng trà đã khó rồi ấy.Hinh như Truyện cụ Nguyễn Tuân tả lại cảnh các cụ thưởng trà với kẹo mạch nha chờ hoa quỳnh nở.
Em đọc nhiều truyện thấy tả cảnh uống trà y như tại nhà ông nội em vậy.
Ông nội em có thú uống trà, nhà thường rất đông khách là các cụ, các ông bạn của ông chống ba toong tới cùng thưởng trà.
Ông em giành riêng khoảnh vườn trước nhà để trồng nhài, ngâu, sói, hoè,... tức là những loại cây có thể lấy hương uống trà
Lúc nhỏ em thường đc ông nội sai vào ngôi chùa cách nhà hơn trăm mét xin nước mưa vào cái xô gỗ nhỏ. Sáng sớm ngái ngủ, ngại việc có hôm em hỏi: nhà mình cũng có bể nước mưa sao ông không dùng, cứ bắt cháu vào chùa xin nước mưa.
Ông cười giảng giải: nước mưa của chùa lấy từ mái chùa, nơi mà hương trầm quyện lại bao năm rồi, pha trà bằng nước mưa của chùa là ông lấy được vị trầm trong đó, cháu mau sang xin sớm để nước được trong!
Mới đó mà đã ngót 5 chục năm rồi.
Ông nội em sinh năm 1890 bằng tuổi Bác Hồ, là nhà nho, cũng đỗ đạt được bổ làm quan Cửu phẩm nhưng làm được ít lâu thì cáo quan về vui thú điền viên, sống khá phong lưu do quảng giao, biết nghề thuốc và kinh doanh giỏi.
Các món cầm, kỳ, thi, hoạ thì hoạ em chưa thấy ông nội em thể hiện, còn môn gì cũng giỏi. Đàn bầu ông em là nghệ nhân, thời bao cấp còn được đi biểu diễn ở hội thi nghệ thuật quần chúng toàn quốc.
Ông nội đa tài vậy mà em chẳng theo được môn gì, ngay cái thú uống trà thôi cũng theo mãi không xong
Thế mà em đọc sơ sơ thì có nhiều loại trà của Tàu trà vụ xuân lại là đắt đỏ nhất ấy ạ.Đầu năm có chè xuân bọn nó làm xuất đi tầu thì ko dám uống vì nó tống đủ loại hương liệu vào
Nếu trên nhà máy mà có đợt chè nào nó sấy lạnh xong làm viên thì uống tuyệt vời , mùi và vị lãn nước đều thơm đẹp
Cụ pha rồi review đi ạ.View attachment 7979913
khoe cụ trà Phổ Nhĩ e đc tặng hôm đi sang TQ chơi
Em cũng mong có một cái ở HN ghê. Đợt trước em đi Đài Bắc, vào TWG ở 101 mà nó full bàn, họ ko nhận khách chờ vì ko biết bao lâu có bàn trống thế là đành ngậm ngùi ra về.hôm trước e cũng uống ấm bạc hà , e nghĩ là cho thêm hương liệu bạc hà vào, hôm nay đọc mới thấy ko phải, đúng là nhiều cái hay và tinh tế thật. E cũng uống TWG bên sing rồi. tiếc là ở Hanoi chưa có, chiều thỉnh thoảng lên mấy KS uống ấm trà chiều của TWG và khay bánh ngọt.
Thật giờ em mới biết matcha là mạt trà, em thấy quảng cáo trà matcha NB em cứ tưởng nó là loại gì sịn lắm!Mạt Trà (matcha) xuất phát là trà khô vụn. Trà vụn vỡ nên pha rất khó, từ đó nâng tầm pha chế Mạt Trà, ở Nhật Bản nâng thành Trà Đạo, từ trà đạo họ lại nâng cấp mạt trà bằng cách chỉ lấy bột lá trà khô.
Nếu k nhầm đó là dòng nhái do doanh nghiệp trà Bashtea của a Trung chị Hà làm. Uống k ra gì cả nếu cụ đã từng uống Đại Hồng Bào thật rồi. Nó k có vị khói của gỗ Tùng mộc sấy than.Hôm t7 em thử uống Đại Hồng Bào. Trà nguyên liệu VN được chế biến ở VN hoàn toàn, nhưng chắc là làm theo dòng trà Đại Hồng Bào của Tàu. Em chọn dòng này vì nó nằm trong Thập Đại Danh Trà của Tàu. Tuy nhiên em không chắc là trà em uống thì có giống hương vị Đại Hồng Bào của tàu ko hay chỉ là trùng tên.
Nó là trà ô long đỏ. Vị rất đậm, có mùi khói rang rất rõ nét, xong thoảng thêm mùi cacao rất nhạt (uống và nếm kĩ mới nhận ra). Màu trà đỏ cam sang đỏ nâu rất đẹp, rót vào chén tống thủy tinh nhìn như rượu whisky ấy. Và đặc biệt trà rất được nước ạ. Tụi em nghê nga cả mấy tiếng, uống tới 5-7 lượt nước mà vẫn rất ngon và đậm hương vị.
Tiếc quá em là đứa lười lại ham vui nên chưa quen được việc đi đâu làm gì có trải nghiệm mới thì chụp ảnh lưu giữ lại nên ko có ảnh để share.
Em search thêm ảnh Đại Hồng Bào chung để CCCM cùng xem:
Matcha là dòng Lục trà (không ô xi hoá tí nào), giữ màu xanh lục nguyên bản của lá trà. Lá trà được sấy khô (có phần khá giống Bạch trà sau này). Lục trà là loại trà đầu tiên được con người (văn minh) sử dụng nên vẫn pha nó theo kiểu "nấu canh" - tức phải nghiền nhỏ, đánh nhuyễn - rồi tuỳ từng địa phương mà cho các gia vị khác vào (thậm chí cả mỡ lợn, mỡ dê...). Người Nhật nâng nó lên tầm Đạo vì bỏ tất cả các loại gia vị kia đi, hướng tới cái "thuần khiết" của lá trà tươi.Mạt Trà (matcha) xuất phát là trà khô vụn. Trà vụn vỡ nên pha rất khó, từ đó nâng tầm pha chế Mạt Trà, ở Nhật Bản nâng thành Trà Đạo, từ trà đạo họ lại nâng cấp mạt trà bằng cách chỉ lấy bột lá trà khô.