Hiện nay có 2 luồng ý kiến :
1. Nhóm ủng hộ mức 0, với các lập luận chủ yếu là :
- để nhất quán với luật phòng chống tác hại rượu bia
- sức khỏe và an toàn của người tham gia giao thông
- nếu để 1 ngưỡng thì người uống sẽ không dừng được mà muốn uống thêm. cho nên không uống luôn từ đầu.
- đất nước cần phát triển ở các lĩnh vực khác, chứ đâu chỉ dựa vào nghành bia rượu
- ở nhóm 1 này, thì cơ quan CA còn đưa ra đánh giá là TNGT giảm cả 3 tiêu chí ... từ khi áp dụng kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn.
2.Nhóm đề xuất có vùng xanh, với các lập luận chủ yếu :
- ở 1 ngưỡng nhất định, ví dụ 1-2 cốc bia thì vẫn có thể tỉnh táo lái xe
- đồng ý đã uống thì không lái. nhưng uống hôm trước, sáng hôm sau ngủ dậy thổi vẫn lên là không hợp lý
- tạo điều kiện 1 phần để phát triển kinh tế
- chưa phù hợp phong tục tập quán
- cần có căn cứ khoa học để xác định ngưỡng an toàn chứ không phải cứ đơn giản áp luôn mức 0
Tuy nhiên tôi thấy là cả 2 nhóm đều không đưa ra được căn cứ xác đáng hơn về khoa học hay số liệu thống kê. Nên có cái nhìn tổng thể và có phân tích ĐƯỢC và MẤT của việc áp mức 0 và 1 mức khác 0 (trong ngưỡng an toàn) về 1 số mặt như sau :
a) về mặt tích cực : TNGT giảm 3 tiêu chí. vậy :
- tổng số ca TNGT giảm thì bao nhiêu ca liên quan đến bia rượu ?
- trong số ca liên quan bia rượu thì bao nhiêu ca tử vong ?
- trong số ca tử vong thì bao nhiêu ca ở mức 0.1; 0,2; 0,3; 0,4 ... ?
chắc chắn 1 điều là số ca TNGT liên quan bia rượu mà người điều khiển phương tiện có cồn ở mức 0,1 hoặc 0,2 rất thấp
b) tác động về kinh tế : cần có đánh giá 1 vài tiêu chí như sau
- tổng giá trị toàn nghành F&B là bao nhiêu ?
- ảnh hưởng do mức 0 là bao nhiêu doanh thu (hiện nay các hàng quán thì kêu là giảm doanh thu đến 50%.
- bao nhiêu lao động sẽ mất việc làm ?
- tiền thuế sụt giảm là bao nhiêu ?
c) tác động về xã hội :
- tâm lý chỉ trích, mượn gió bẻ măng, bất mãn nói xấu chính quyền trên các nền tảng xã hội.
- các lao động mất việc làm do các cơ sở kinh doanh F&B cắt giảm nhân sự : thất nghiệp cũng có thể là cơ hội cho các tệ nạn.
- nhân sự nghành CSGT cũng không tăng, thời gian làm việc không tăng, nếu cứ tập trung thổi nồng độ thì sẽ không thể làm tốt các mặt khác, ví dụ hướng dẫn giao thông, giảm ùn tắc (ùn tắc cũng gây lãng phí cho xã hội mà khó định lượng được)
Nếu phân tích ĐƯỢC nhiều hơn MẤT thì áp mức 0, ngược lại ĐƯỢC nhỏ hơn MẤT thì nên có ngưỡng
Tuy nhiên hiện không có ai, tổ chức nào đứng ra phân tích. có vẻ như để đơn giản hóa thì cơ quan soạn thảo cứ áp mức 0 cho lành. tóm lại để đỡ mất thời gian, không quản được thì cấm.