Hiện nay có 2 luồng ý kiến :
1. Nhóm ủng hộ mức 0, với các lập luận chủ yếu là :
- để nhất quán với luật phòng chống tác hại rượu bia
- sức khỏe và an toàn của người tham gia giao thông
- nếu để 1 ngưỡng thì người uống sẽ không dừng được mà muốn uống thêm. cho nên không uống luôn từ đầu.
- đất nước cần phát triển ở các lĩnh vực khác, chứ đâu chỉ dựa vào nghành bia rượu
- ở nhóm 1 này, thì cơ quan CA còn đưa ra đánh giá là TNGT giảm cả 3 tiêu chí ... từ khi áp dụng kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn.
2.Nhóm đề xuất có vùng xanh, với các lập luận chủ yếu :
- ở 1 ngưỡng nhất định, ví dụ 1-2 cốc bia thì vẫn có thể tỉnh táo lái xe
- đồng ý đã uống thì không lái. nhưng uống hôm trước, sáng hôm sau ngủ dậy thổi vẫn lên là không hợp lý
- tạo điều kiện 1 phần để phát triển kinh tế
- chưa phù hợp phong tục tập quán
- cần có căn cứ khoa học để xác định ngưỡng an toàn chứ không phải cứ đơn giản áp luôn mức 0
Tuy nhiên tôi thấy là cả 2 nhóm đều không đưa ra được căn cứ xác đáng hơn về khoa học hay số liệu thống kê. Nên có cái nhìn tổng thể và có phân tích ĐƯỢC và MẤT của việc áp mức 0 và 1 mức khác 0 (trong ngưỡng an toàn) về 1 số mặt như sau :
a) về mặt tích cực : TNGT giảm 3 tiêu chí. vậy :
- tổng số ca TNGT giảm thì bao nhiêu ca liên quan đến bia rượu ?
- trong số ca liên quan bia rượu thì bao nhiêu ca tử vong ?
- trong số ca tử vong thì bao nhiêu ca ở mức 0.1; 0,2; 0,3; 0,4 ... ?
chắc chắn 1 điều là số ca TNGT liên quan bia rượu mà người điều khiển phương tiện có cồn ở mức 0,1 hoặc 0,2 rất thấp
b) tác động về kinh tế : cần có đánh giá 1 vài tiêu chí như sau
- tổng giá trị toàn nghành F&B là bao nhiêu ?
- ảnh hưởng do mức 0 là bao nhiêu doanh thu (hiện nay các hàng quán thì kêu là giảm doanh thu đến 50%.
- bao nhiêu lao động sẽ mất việc làm ?
- tiền thuế sụt giảm là bao nhiêu ?
c) tác động về xã hội :
- tâm lý chỉ trích, mượn gió bẻ măng, bất mãn nói xấu chính quyền trên các nền tảng xã hội.
- các lao động mất việc làm do các cơ sở kinh doanh F&B cắt giảm nhân sự : thất nghiệp cũng có thể là cơ hội cho các tệ nạn.
- nhân sự nghành CSGT cũng không tăng, thời gian làm việc không tăng, nếu cứ tập trung thổi nồng độ thì sẽ không thể làm tốt các mặt khác, ví dụ hướng dẫn giao thông, giảm ùn tắc (ùn tắc cũng gây lãng phí cho xã hội mà khó định lượng được)
Nếu phân tích ĐƯỢC nhiều hơn MẤT thì áp mức 0, ngược lại ĐƯỢC nhỏ hơn MẤT thì nên có ngưỡng
Tuy nhiên hiện không có ai, tổ chức nào đứng ra phân tích. có vẻ như để đơn giản hóa thì cơ quan soạn thảo cứ áp mức 0 cho lành. tóm lại để đỡ mất thời gian, không quản được thì cấm.
Còm của cụ tưởng như khoa học, phân minh, rạch ròi, rõ ràng, có so sánh, có được - mất... Nhưng thực ra cảm tính...vl.
Đây là một quy định, và yếu tố đầu tiên của quy định, là phải đúng đắn. Tính đúng đắn của quy định được thể hiện qua các đặc điểm:
- Rõ ràng, dễ hiểu: Đương nhiên, quy định mà mỗi người hiểu một kiểu thì còn đ' gì là quy định.
- Công khai, minh bạch: Quy định mà thụt thò, thập thò, úp úp mở mở thì ai biết mà chấp hành.
- Giải quyết một vấn đề, sự việc cụ thể: Quy định mà lông bông lang bang như đội khăn xếp, mặc áo the đi họp, vòng ngực nhỏ thì đi xe nhỏ... chỉ giải quyết vấn đề... xả stress.
- Phù hợp phong tục, tập quán, tôn giáo...: Mấy anh Ả rập khỏi cần đo cồn, vì tôn giáo các anh ấy không dùng đồ có cồn, không ăn thịt lợn. Vi phạm, các tu sĩ tôn giáo phạt còn nặng hơn nhà nước phạt.
- Có thể thực hiện được: Người Thái có tằng tẩu, thì đã quy định đội mũ BH, cũng phải có loại mũ mà người ta có thể đội được... Chứ chả nhẽ lại phải ra thêm quy định "điều chỉnh" tằng tẩu để đội được mũ BH.
Xét các yếu tố trên, quy định "nồng độ cồn ở mức 0" đã không đáp ứng điều kiện để trở thành "quy định" rồi:
1 - Trên đời không có "mức 0 định lượng" - trong mọi lĩnh vực, mọi vấn đề. Bản chất số "0" là quy ước, là định tính "có" - "không". Có yêu/Không yêu, Có nhà/không có nhà, Có xe/không có xe... Đối với đo lường, tức là định lượng, thì không có mức "0". Kết quả đo luôn có sai số, là phức hợp của các yếu tố ảnh hưởng tới sai số: phương tiện đo, đại lượng đo, phép đo, người đo. Sai số có sai số dương (+, kết quả đo lớn hơn), sai số âm (-, kết quả đo nhỏ hơn).
Đo nồng độ cồn trong hơi thở là phép đo gián tiếp của gián tiếp (bản chất đo dòng điện: cấp nguồn vào cảm biến, đo dòng điện qua cảm biến >> tín hiệu tương tự >> chuyển đổi thành tín hiệu số >> thuật toán xử lý dữ liệu > hiển thị lên màn hình; nồng độ cồn làm thay đổi điện trở cảm biến >> thay đổi dòng điện >> thay đổi số hiển thị) rất nhiều bước trung gian, càng nhiều trung gian càng sai số, phụ thuộc lớn vào sai số thiết bị đo (Bỏ qua yếu tố người đo luôn).
Khác với phép đo trực tiếp (cái ca chuẩn 1000ml + - 2% ở cây xăng, đổ vào đo luôn), phương pháp đo gián tiếp qua điện trở này luôn sai số cao, ảnh hưởng bởi môi trường: nhiệt độ, độ ẩm... Độ chính xác càng cao, càng đắt tiền.
(Đơn giản như cái tẩu 30k, có cả hiển thị điện áp, nhưng cái 500k, chả có gì; Hay như cái đồng hồ đo điện 200k, với cái 200$ cũng cùng đo điện áp).
Như vậy, đang dùng một cái "có sai số" - máy đo, để định tính sinh mệnh của người được đo Có/Không - không có sai số.
Về mặt đặc điểm của quy định (ở trên) là không ổn.
2 - Quy định này được đưa ra:
- Mục đích để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, kinh tế...cho người tham gia giao thông.
- Phương pháp thực hiện: Kiểm tra năng lực điều khiển phương tiện của người tham gia giao thông (kiểm tra nồng độ cồn trong máu, trong khí thở).
Mục đích, ý nghĩa, phương pháp rất cụ thể, rõ ràng.
Nhưng hà cớ chi gom cả những người:
- "uống từ tối hôm trước, ngủ ngon lành 8 tiếng, hôm sau lái xe",
- Ăn: cá hấp bia, bò sót vang, sô cô la nhân rượu vang...
- Súc miệng, uống thuốc, chữa răng...
vào cùng bảng những người không đủ năng lực điều khiển phương tiện giao thông???
Cũng không ổn về điều kiện cần & đủ để được"là quy định".
***
Các con số thống kê, thử nghiệm mà cụ đưa ra ấy, cụ lại không chỉ luôn ra: Ai là người có trách nhiệm làm???? Em, cụ hay chú Tô???