- Biển số
- OF-150015
- Ngày cấp bằng
- 21/7/12
- Số km
- 27,542
- Động cơ
- 512,554 Mã lực
Cụ phán rất logic và trực quan.Em đang tìm hiểu để mua máy lọc nước ion kiềm thì va vào topic này. Thấy quan điểm của bác rất hay nên em có dành thời gian để tìm hiểu hơn một chút xem sao. Mạn phép bác nếu có gì em nói không chính xác thì bác bỏ qua và góp ý nhé.
1. Đúng là dạ dày con người có axit cao có thể triệt tiêu nước ion kiềm, nhưng trước khi nước uống đi vào dạ dày thì chúng đi vào đường thực quản trước. Chủ yếu các bệnh dạ dày sẽ gây trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản vì vậy nước ion kiềm vào thực quản sẽ giúp trung hoà axit ở đây gây nên ảnh hưởng tốt với các căn bệnh liên quan đến axit dạ dày. Vì nước không lưu lại ở thực quản mà chảy xuống dạ dày luôn nên nó chỉ trung hoà bớt axit dư thừa từ dạ dày đẩy lên chứ không tích tụ gây mất cân bằng pH ở thực quản.
2. Nước thẩm thấu qua thành mạch và thành tế bào. Chủ yếu sẽ hấp thu ở giai đoạn ruột non tuy nhiên khi đi đến thực quản là đã bắt đầu ngấm 1 ít vào máu rồi (tất nhiên là lượng nhỏ không đáng kể). Vì vậy tất nhiên nước ion kiềm cũng có thể ngấm vào máu trước khi bị axit dạ dày triệt tiêu phần kiềm (e nhấn mạnh lại là 1 lượng nhỏ không đáng kể). Việc đã được điện phân chia nhỏ và giàu Hydrogen giúp ở giai đoạn này nước ion kiềm thẩm thấu dễ dàng hơn bình thường 1 chút.
3. Dạ dày có nồng độ axit cao khi gặp nước ion kiềm sẽ trung hoà nước trở về mức pH trung tính. Đây là lí do nước ion kiềm ít gây tình trạng rối loạn pH của cơ thể như bác đang e ngại. Tuy nhiên các hãng cũng khuyến cáo trẻ em dưới 3 tuổi, người già trên 80 tuổi và người mắc bệnh thận không nên sử dụng nước ion kiềm để phòng tránh tỉ lệ rủi ro 1 lượng nước ion kiềm không được dạ dày trung hoà hết mà đi xuống ruột non, ruột già và thận.
4. Nước ion kiềm xuống đến dạ dày thì trong quá trình nó bị axit dạ dày trung hoà thì cũng có tác động qua lại làm thay đổi môi trường pH trong dạ dày. Nếu dư thừa axit (lượng axit dưới 3.5) thì sự có mặt của nó làm triệt tiêu bớt đi. Mà thật ra không chỉ nước đâu, các loại thực phẩm có tính kiềm như các loại rau lá xanh, các loại hạt - đậu dinh dưỡng người ta cũng khuyên ăn để đến khâu dạ dày là nó có tác dụng tương tự. Axit dạ dày trung hoà chúng và ngược lại, không phải mối quan hệ 1 phía. Sau khi hoàn thành vai trò đó thì nước và đồ uống có tính kiềm bị triệt tiêu phần kiềm (như kiểu đánh bom cảm tử, hoàn thành nhiệm vụ thì anh cũng lên đường). Vì vậy e thấy bác nói nước ion kiềm cứ đến dạ dày bị trung hoà hết thì chả có tác dụng gì là chưa đúng.
TÓM LẠI LÀ EM THẤY NƯỚC ION KIỀM THỰC SỰ CÓ LỢI CHO SỨC KHOẺ TUY NHIÊN EM NGHĨ LÀ KHÔNG NÊN UỐNG THAY THẾ HOÀN TOÀN NƯỚC TINH KHIẾT. VỚI NGƯỜI KHÔNG CÓ BỆNH LÍ THÌ UỐNG 500ML - 1 LÍT/NGÀY/NGƯỜI LÀ OK. PHÒNG BỆNH THÌ TUYỆT VỜI CHỨ ĐÃ BỊ BỆNH HIỂM NGHÈO RỒI BẢO CHỮA ĐƯỢC THÌ HƠI KHIÊN CƯỠNG VÌ LÚC ĐẤY VẤN ĐỀ NÓ NẰM NGOÀI PHẠM VI ĐƯỜNG TIÊU HOÁ RỒI, GỌI LÀ KIỀM HÃM TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỆNH THÌ OK.
Đấy là những kiến thức e tìm hiểu và suy luận được. Mời bác và mọi người tham khảo và tranh luận góp ý để chủ đề được xôm ạ.
Tác dụng của aixit và kiềm là tác động hai chiều, có đi có lại. Trung hòa lẫn nhau....nhiều hay ít thôi.
Em diễn giải mãi ko rõ ý như cụ dc.