[Funland] Tất tần tật về Dự án hồ Ka Pét - Bình Thuận

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,292
Động cơ
286,904 Mã lực
Cảm ơn cụ thông tin thêm. Em thấy có vẻ như công nghệ lọc nước biển tại thời điểm hiện tại chưa được nghiên cứu nghiêm túc trở lại mà mới chỉ có những hiểu biết từ nhiều năm trước. Như cụ giaconngu dẫn chứng, chi phí tạo giá thành nước ngọt từ nước biển 2005 từ 1-2.44$/m3 tùy mức độ dẫn nước, nhưng qua Ấn năm 2013, đầu tư 5.xx tỷ Rupi, giá thành đã gỉam còn 14000 đ/m3 ~ 0.7$ và nhà máy sau năm 2015, công suất tương đương, mức đầu tư tương đương nhưng chi phí cấu thành giá thành đã gỉam còn 10.000₫/m3 ~ 0.5$/m3. Vậy công nghệ này hiện nay đã cải tiến ra sao cả về trang thiết bị, các vật tư vận hành thì mình chưa có thông tin thêm. Nhưng nếu theo xu hướng giá thành nước lọc như vậy thì giá thành sản xuất nước hiện tại phải giảm đc ít nhiều nữa chứ không có lý tăng lên được.

Còn nếu dùng CN lọc nước biển, thù nước này tất nhiên ưu tiên cho sinh hoạt. Các hồ chứa thủy lợi hiện tại sẽ không phải đáp ứng nhu cầu SH mà chỉ phục vụ tưới tiêu thôi. Vậy cũng tăng được lượng nước cho tưới tiêu trong hệ thống thủy lợi sẵn có.

Còn cụ deverlex yên tâm, ko ai muốn chặn dự án về nước của dân các vùng chịu khô hạn kéo dài, chỉ là lựa chọn dự án nào để địa phương có thể phát triển bền vững thôi. Kiểu gì các cụ cũng sẽ có dự án về cấp nước cho địa phương và dân cũng vẫn được hưởng lợi từ cấp dịch vụ lợi ăn theo dự án.
Khách hàng của bên em có bán và thương mại hóa cụ ạ. Nên giá cả bọn em có biết tí chút.
Nó kô đơn giản là việc ít đầu tư nghiên cứu đâu cụ ạ. Các vùng hạn hán nhất kô phải lúc nào cũng ở cạnh biển.
Và sau khi lọc xong cụ định bơm ngược lên các khu hiện đang thiếu nước ạ?
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Lọc nước biển mà tưới được cây thì tụi ẢRập nó phủ xanh sa mạc rồi.
Em chỉ nói về kinh tế chứ không phải về kỹ thuật nhé.
Những tàu ngầm hạt nhân nó có thể lặn tối đa 49 ngày liên tục. Cũng phải lọc nước biển chở thủy thủ sinh hoạt đấy. Nhưng rất tốn điện ( may nhờ chạy hạt nhân). Còn các tàu nổi vẫn phải tiếp nước ngọt bình thường. Mặc dù trên tàu có máy lọc Nhưng chất lượng nước chỉ để tắm giặt được thôi.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,964
Động cơ
362,282 Mã lực
Tuổi
124
Cảm ơn cụ thông tin thêm. Em thấy có vẻ như công nghệ lọc nước biển tại thời điểm hiện tại chưa được nghiên cứu nghiêm túc trở lại mà mới chỉ có những hiểu biết từ nhiều năm trước. Như cụ giaconngu dẫn chứng, chi phí tạo giá thành nước ngọt từ nước biển 2005 từ 1-2.44$/m3 tùy mức độ dẫn nước, nhưng qua Ấn năm 2013, đầu tư 5.xx tỷ Rupi, giá thành đã gỉam còn 14000 đ/m3 ~ 0.7$ và nhà máy sau năm 2015, công suất tương đương, mức đầu tư tương đương nhưng chi phí cấu thành giá thành đã gỉam còn 10.000₫/m3 ~ 0.5$/m3. Vậy công nghệ này hiện nay đã cải tiến ra sao cả về trang thiết bị, các vật tư vận hành thì mình chưa có thông tin thêm. Nhưng nếu theo xu hướng giá thành nước lọc như vậy thì giá thành sản xuất nước hiện tại phải giảm đc ít nhiều nữa chứ không có lý tăng lên được.

Còn nếu dùng CN lọc nước biển, thù nước này tất nhiên ưu tiên cho sinh hoạt. Các hồ chứa thủy lợi hiện tại sẽ không phải đáp ứng nhu cầu SH mà chỉ phục vụ tưới tiêu thôi. Vậy cũng tăng được lượng nước cho tưới tiêu trong hệ thống thủy lợi sẵn có.

Còn cụ deverlex yên tâm, ko ai muốn chặn dự án về nước của dân các vùng chịu khô hạn kéo dài, chỉ là lựa chọn dự án nào để địa phương có thể phát triển bền vững thôi. Kiểu gì các cụ cũng sẽ có dự án về cấp nước cho địa phương và dân cũng vẫn được hưởng lợi từ cấp dịch vụ lợi ăn theo dự án.
Hai nhà máy lọc nước tôi đề cập đều sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược (RO, Reverse Osmosis), tuy nhiên chúng khác nhau ở hệ thống xử lý trước khi đưa nước qua hệ thống RO. Cụ thể, tại Minjur người ta dùng hệ thống đông tụ-keo tụ, lọc trọng lực và lọc áp lực để loại bỏ các chất lơ lửng và làm trong nước; trong khi tại Nemmeli dùng hệ thống lọc đĩa và siêu lọc (UF). Tuy nhiên, do bỏ phần tuyển nổi hòa tan không khí (DAF) trước UF nên nó đã gây ra nhiều vấn đề như gây tắc nghẽn hệ thống UF. Trong giai đoạn 2 người ta bổ sung DAF thì giá thành tăng từ 36 lên 42 rupi. Nhà máy lọc nước mặn lớn nhất thế giới là Ashkelon (công suất ~120 triệu m3/năm) ở Israel có giá thành ~0,52 $/m3 nước, cũng dùng công nghệ RO.

Ngoài RO còn nhiều công nghệ khác, như chưng cất nhanh đa tầng (Multi-stage Flash Distillation), Nghịch đảo Điện thấm tách (Electrodialysis Reversal), Lọc nano (Nanofiltration), Thẩm thấu xuôi (Forward Osmosis); tuy nhiên phần lớn các nhà máy xử lý nước biển hiện tại sử dụng công nghệ RO, do ưu điểm về hiệu quả sử dụng năng lượng.
 

pass

Xe buýt
Biển số
OF-3581
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
731
Động cơ
561,365 Mã lực
Hai nhà máy lọc nước tôi đề cập đều sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược (RO, Reverse Osmosis), tuy nhiên chúng khác nhau ở hệ thống xử lý trước khi đưa nước qua hệ thống RO. Cụ thể, tại Minjur người ta dùng hệ thống đông tụ-keo tụ, lọc trọng lực và lọc áp lực để loại bỏ các chất lơ lửng và làm trong nước; trong khi tại Nemmeli dùng hệ thống lọc đĩa và siêu lọc (UF). Tuy nhiên, do bỏ phần tuyển nổi hòa tan không khí (DAF) trước UF nên nó đã gây ra nhiều vấn đề như gây tắc nghẽn hệ thống UF. Trong giai đoạn 2 người ta bổ sung DAF thì giá thành tăng từ 36 lên 42 rupi. Nhà máy lọc nước mặn lớn nhất thế giới là Ashkelon (công suất ~120 triệu m3/năm) ở Israel có giá thành ~0,52 $/m3 nước, cũng dùng công nghệ RO.

Ngoài RO còn nhiều công nghệ khác, như chưng cất nhanh đa tầng (Multi-stage Flash Distillation), Nghịch đảo Điện thấm tách (Electrodialysis Reversal), Lọc nano (Nanofiltration), Thẩm thấu xuôi (Forward Osmosis); tuy nhiên phần lớn các nhà máy xử lý nước biển hiện tại sử dụng công nghệ RO, do ưu điểm về hiệu quả sử dụng năng lượng.
Cụ bán cho nông dân giá gốc 12.000đ/ m3 (0.52$) xem họ có mua để tưới cây trồng không ạ ?
Thủ đô quê e giá nước sinh hoạt 7.500đ/m3 đã thấy mệt rồi.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,964
Động cơ
362,282 Mã lực
Tuổi
124
Cụ bán cho nông dân giá gốc 12.000đ/ m3 (0.52$) xem họ có mua để tưới cây trồng không ạ ?
Thủ đô quê e giá nước sinh hoạt 7.500đ/m3 đã thấy mệt rồi.
Nước lọc từ nước biển này đạt tiêu chuẩn và đáp ứng cho nhu cầu nước uống và nước sử dụng trong sinh hoạt tại những nơi quá thiếu hụt nguồn nước ngọt, khi đó dù giá là thế hay thậm chí cao hơn thì người ta vẫn phải dùng vì không có nguồn nào khác thay thế. Cá nhân tôi chưa bao giờ nói nước này dùng để tưới cây trồng cả, vì sử dụng nước ngọt với giá cao để tưới cây sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế.
 

pass

Xe buýt
Biển số
OF-3581
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
731
Động cơ
561,365 Mã lực
Nước lọc từ nước biển này đạt tiêu chuẩn và đáp ứng cho nhu cầu nước uống và nước sử dụng trong sinh hoạt tại những nơi quá thiếu hụt nguồn nước ngọt, khi đó dù giá là thế hay thậm chí cao hơn thì người ta vẫn phải dùng vì không có nguồn nào khác thay thế. Cá nhân tôi chưa bao giờ nói nước này dùng để tưới cây trồng cả, vì sử dụng nước ngọt với giá cao để tưới cây sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế.
Một số thành phần cứ kêu gọi sao không lọc nước biển để tưới cây cần update thông tin của cụ.
 

Meovang007

Xe tăng
Biển số
OF-309139
Ngày cấp bằng
24/2/14
Số km
1,047
Động cơ
309,247 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu đúng chỉ làm hồ thuỷ lợi thì ta nên ủng hộ cả hai tay đi, rừng mất nhưng khi có nước nó đem lại cả ngàn lợi ích cho dân vùng này. Phải có tử thì mới có sinh - Cây chết châm nguồn cho sự sống của dân thì đáng lắm, đừng đem mấy cái lý thuyết suông của mấy thằng tiến sỹ giấy, mấy thằng hủ nho mà áp dụng vào thực tiễn, quan trọng nữa là đừng để chúng dắt mũi.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Chuyển ra Thái Bình đi các cụ ơi.
 

Đi Lang Thang

Xe buýt
Biển số
OF-549985
Ngày cấp bằng
10/1/18
Số km
703
Động cơ
172,818 Mã lực
Nơi ở
Juve

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
14,422
Động cơ
80,630 Mã lực
8E9A640F-DAF0-453D-8750-F3A3433D0CC7.jpeg

Đây là vùng trung tâm, có những nơi dân gùi nước bằng ngựa vài ba km là bình thường
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,193 Mã lực
Trên TG chưa có nước nào phá rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước cả.
BTS cái thằng nào quy hoạch cái hồ chứa nước này. Ng* vãi ra.

Bình Thuận thiếu gì đất sa mạc, đồi cát....Sao không quy hoạch xây dựng hồ chưa nước ở nhưng nơi đó ??? :D

KLQ....Nhưng, tiền đầu tư xd hồ chứa này, có thể đầu tư 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt. Mà nước biển ở VN nói chung và Bình Thuận nói riêng thì nhiều vô biên. :D
 

Đi Lang Thang

Xe buýt
Biển số
OF-549985
Ngày cấp bằng
10/1/18
Số km
703
Động cơ
172,818 Mã lực
Nơi ở
Juve
8E9A640F-DAF0-453D-8750-F3A3433D0CC7.jpeg

Đây là vùng trung tâm, có những nơi dân gùi nước bằng ngựa vài ba km là bình thường
Nước ăn + uống thôi cụ, tắm giặt gấp 100 lần như vậy, nên ra sông + hồ thôi ...
Ơ mà làm gì có hồ đâu nhỉ? :))
Mà con người chỉ ăn + uống + tắm giặt (cứ cho là ai cũng nghiễm nhiên có các quyền ấy đi), thì nhu cầu ấy về cơ bản giống người vượn quá :D
 

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
465
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Trên TG chưa có nước nào phá rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước cả.
BTS cái thằng nào quy hoạch cái hồ chứa nước này. Ng* vãi ra.

Bình Thuận thiếu gì đất sa mạc, đồi cát....Sao không quy hoạch xây dựng hồ chưa nước ở nhưng nơi đó ??? :D

KLQ....Nhưng, tiền đầu tư xd hồ chứa này, có thể đầu tư 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt. Mà nước biển ở VN nói chung và Bình Thuận nói riêng thì nhiều vô biên. :D
Cụ tổng hợp những câu hỏi thiếu kiến thức về thủy lợi đó hả
 

Đi Lang Thang

Xe buýt
Biển số
OF-549985
Ngày cấp bằng
10/1/18
Số km
703
Động cơ
172,818 Mã lực
Nơi ở
Juve
Trên TG chưa có nước nào phá rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước cả.
BTS cái thằng nào quy hoạch cái hồ chứa nước này. Ng* vãi ra.

Bình Thuận thiếu gì đất sa mạc, đồi cát....Sao không quy hoạch xây dựng hồ chưa nước ở nhưng nơi đó ??? :D

KLQ....Nhưng, tiền đầu tư xd hồ chứa này, có thể đầu tư 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt. Mà nước biển ở VN nói chung và Bình Thuận nói riêng thì nhiều vô biên. :D
3 ý của cụ e đều thấy thông minh cả, cụ rút chân khỏi gầm bàn và đi ra ngoài cho đỡ cớm nắng thôi, chứ thế giới quan của cụ bị hạn chế bởi 4 bức tường thế này thì... :))
- Tất cả các hồ chứa nước nhân tạo đều ưu tiên tận dụng lưu vực các con sông, suối, đắp đập ngăn dòng mà thành cả. Mà ở đâu có sông suối thì ở đó có rừng tự nhiên. Ý cụ nói hoàn toàn vô căn cứ và hoàn toàn sai rất sai.
- Cụ đổ hộ e 1 chai lavie xuống cát xem, sau mấy s nó thấm hết, và cụ có cách nào lấy lại dù chỉ 1 giọt nước đó ko? Và cái hồ chục triệu khối nước nó không giống cái vuông tôm vài chục khối đào trên cát lót bạt HDPE.
- Cụ ko hiểu gì về hồ và các hạng mục xây dựng 1 cái hồ, phân bổ chi phí các hạng mục đó, cũng như 1 cái nhà máy nước bất kỳ (sx nước sông thành nước sinh hoạt thôi)... Cụ lại càng ko có chút kiến thức nào về các công nghệ, quy trình lọc nước, quy chuẩn nước thô đầu vào, tiêu chuẩn cột A cột B đầu ra... Thì so sánh của cụ chả khác hs tiểu học xem hoạt hình :(
Hoặc là, cụ cố tình troll các cụ trên này :((
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Hai nhà máy lọc nước tôi đề cập đều sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược (RO, Reverse Osmosis), tuy nhiên chúng khác nhau ở hệ thống xử lý trước khi đưa nước qua hệ thống RO. Cụ thể, tại Minjur người ta dùng hệ thống đông tụ-keo tụ, lọc trọng lực và lọc áp lực để loại bỏ các chất lơ lửng và làm trong nước; trong khi tại Nemmeli dùng hệ thống lọc đĩa và siêu lọc (UF). Tuy nhiên, do bỏ phần tuyển nổi hòa tan không khí (DAF) trước UF nên nó đã gây ra nhiều vấn đề như gây tắc nghẽn hệ thống UF. Trong giai đoạn 2 người ta bổ sung DAF thì giá thành tăng từ 36 lên 42 rupi. Nhà máy lọc nước mặn lớn nhất thế giới là Ashkelon (công suất ~120 triệu m3/năm) ở Israel có giá thành ~0,52 $/m3 nước, cũng dùng công nghệ RO.

Ngoài RO còn nhiều công nghệ khác, như chưng cất nhanh đa tầng (Multi-stage Flash Distillation), Nghịch đảo Điện thấm tách (Electrodialysis Reversal), Lọc nano (Nanofiltration), Thẩm thấu xuôi (Forward Osmosis); tuy nhiên phần lớn các nhà máy xử lý nước biển hiện tại sử dụng công nghệ RO, do ưu điểm về hiệu quả sử dụng năng lượng.
Nếu em không thắc mắc, thật không thể biết cụ có nhiều hiểu biết về công nghệ và thực tế các công trình lọc nước biển thành nước ngọt như vậy. Vậy em chỉ còn một thắc mắc cuối ạ, là với những hiểu biết của cụ, quy mô nào là tối ưu cho 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt, Bình Thuận có trở ngại gì khiến đầu tư nhà máy lọc nước biển khó có thể thực hiện không. Mạng lưới trữ nước hiện tại của Bình Thuận, nếu được giảm bớt yêu cầu phục vụ sinh hoạt thì sẽ bổ sung thêm được bao nhiêu nước cho nhu cầu tưới tiêu.

Đối với xây hồ chứa nước, em chỉ quan ngại các rủi ro được đánh giá mức cao của nó, lũ lụt trong mùa mưa nhiều, động đất do kích thích, vỡ đập, rồi nước phú dưỡng phải xử lý,... vẫn là chỉ trông cái được trước mắt mà nhắm mắt lờ những hậu quả mang tính thảm họa, có những cái cũng sẽ nhanh thì ngay đời chúng ta sẽ phải gánh chịu.
 

nhà Báo_đời

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-831652
Ngày cấp bằng
31/3/23
Số km
290
Động cơ
58,662 Mã lực
Tuổi
63
Nếu em không thắc mắc, thật không thể biết cụ có nhiều hiểu biết về công nghệ và thực tế các công trình lọc nước biển thành nước ngọt như vậy. Vậy em chỉ còn một thắc mắc cuối ạ, là với những hiểu biết của cụ, quy mô nào là tối ưu cho 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt, Bình Thuận có trở ngại gì khiến đầu tư nhà máy lọc nước biển khó có thể thực hiện không. Mạng lưới trữ nước hiện tại của Bình Thuận, nếu được giảm bớt yêu cầu phục vụ sinh hoạt thì sẽ bổ sung thêm được bao nhiêu nước cho nhu cầu tưới tiêu.

Đối với xây hồ chứa nước, em chỉ quan ngại các rủi ro được đánh giá mức cao của nó, lũ lụt trong mùa mưa nhiều, động đất do kích thích, vỡ đập, rồi nước phú dưỡng phải xử lý,... vẫn là chỉ trông cái được trước mắt mà nhắm mắt lờ những hậu quả mang tính thảm họa, có những cái cũng sẽ nhanh thì ngay đời chúng ta sẽ phải gánh chịu.
Nhìn nick của cụ ấy thì làm gì có chất xám mà cụ cmt cho mất công
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,964
Động cơ
362,282 Mã lực
Tuổi
124
Nếu em không thắc mắc, thật không thể biết cụ có nhiều hiểu biết về công nghệ và thực tế các công trình lọc nước biển thành nước ngọt như vậy. Vậy em chỉ còn một thắc mắc cuối ạ, là với những hiểu biết của cụ, quy mô nào là tối ưu cho 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt, Bình Thuận có trở ngại gì khiến đầu tư nhà máy lọc nước biển khó có thể thực hiện không. Mạng lưới trữ nước hiện tại của Bình Thuận, nếu được giảm bớt yêu cầu phục vụ sinh hoạt thì sẽ bổ sung thêm được bao nhiêu nước cho nhu cầu tưới tiêu.

Đối với xây hồ chứa nước, em chỉ quan ngại các rủi ro được đánh giá mức cao của nó, lũ lụt trong mùa mưa nhiều, động đất do kích thích, vỡ đập, rồi nước phú dưỡng phải xử lý,... vẫn là chỉ trông cái được trước mắt mà nhắm mắt lờ những hậu quả mang tính thảm họa, có những cái cũng sẽ nhanh thì ngay đời chúng ta sẽ phải gánh chịu.
Tôi không làm bất cứ điều gì trong lĩnh vực này, kể cả thương mại thuần túy, nên không thể trả lời rõ ràng cho câu hỏi của cụ. Tuy nhiên, người ta ước tính nhu cầu nước sạch bình quân mỗi ngày là khoảng 0,1 m3/người (~3 m3 mỗi tháng). Tỉnh Bình Thuận có dân số khoảng 1,25 triệu người, trong đó TP Phan Thiết ~230 nghìn, thị xã La Gi ~110 nghìn nên có lẽ cũng chỉ dân cư tại 2 đô thị này là có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho tiền nước sinh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của tỉnh BT là ~4,3 tr. đ/tháng nên nếu bán nước sạch tới ~1,0 $/m3 thì quá đắt và để nhà máy xử lý nước mặn này hoạt động được thì nó hoặc phải là doanh nghiệp công ích và nhà nước/chính quyền phải bù lỗ hoặc nhà nước phải chấp nhận mua nước sạch với giá cộng gộp cả lợi nhuận của doanh nghiệp phi công ích để bán với giá rẻ hơn cho dân.
Với giả định công suất 8,5 triệu m3/năm hoặc 12,5 triệu m3/năm (phục vụ cho TP Phan Thiết hoặc cả 2 đô thị, tương ứng 23.000 m3/ngày hoặc 34.000 m3/ngày), giá thành sản xuất ~0,7 $/m3 = 16.800 đ/m3 (quy mô nhà máy càng nhỏ thì giá thành càng cao, do suất đầu tư ban đầu chắc chắn không thấp hơn nhà máy với công suất lớn) và người dân chấp nhận giá mua ~10.000 đ/m3 (cá nhân tôi ở một nơi với giá sử dụng nước sinh hoạt trên 10.000 đ/m3) thì mỗi năm nhà nước phải bù lỗ 58-85 tỷ đ cho riêng nhà máy này. Lưu ý rằng dự toán thu/chi ngân sách toàn tỉnh BT năm 2023 chỉ là 10.006 tỷ đ và 12.611,881 tỷ đ thì rõ ràng là không có nguồn nào bù lỗ cho nhà máy nước sạch này.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
24,895
Động cơ
757,371 Mã lực
, Bình Thuận có trở ngại gì khiến đầu tư nhà máy lọc nước biển khó có thể thực hiện không
Em chả có tí chuyên môn gì về lọc nước biển nhưng em trả lời được: BT chưa thiếu nước đến nỗi phải lọc nước biển và BT nói riêng và Việt Nam nói chung chưa đủ giầu để dùng nước biển lọc.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
24,895
Động cơ
757,371 Mã lực
Trên TG chưa có nước nào phá rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước cả.
BTS cái thằng nào quy hoạch cái hồ chứa nước này. Ng* vãi ra.

Bình Thuận thiếu gì đất sa mạc, đồi cát....Sao không quy hoạch xây dựng hồ chưa nước ở nhưng nơi đó ??? :D

KLQ....Nhưng, tiền đầu tư xd hồ chứa này, có thể đầu tư 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt. Mà nước biển ở VN nói chung và Bình Thuận nói riêng thì nhiều vô biên. :D
Kinh khủng quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top