[Funland] Tất tần tật về Dự án hồ Ka Pét - Bình Thuận

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,282
Động cơ
74,068 Mã lực
Trên TG chưa có nước nào phá rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước cả.
BTS cái thằng nào quy hoạch cái hồ chứa nước này. Ng* vãi ra.

Bình Thuận thiếu gì đất sa mạc, đồi cát....Sao không quy hoạch xây dựng hồ chưa nước ở nhưng nơi đó ??? :D

KLQ....Nhưng, tiền đầu tư xd hồ chứa này, có thể đầu tư 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt. Mà nước biển ở VN nói chung và Bình Thuận nói riêng thì nhiều vô biên. :D
Muốn quăng xương thì dùng nick xịn đi cụ êi :)
 

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
476
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Vì còn cây to mà nhà sếp lại thiếu mấy bộ sập gụ tủ chè. Ahhihi. Chứ đã thiếu mưa thì cứ cố làm nông nghiệp, trồng cây làm gì.
Rừng có hàng nghìn năm chả nhẽ cứ trồng lại là xong.
Châu Âu với Mỹ nó đốn sạch rừng tự nhiên rồi tụi nó trồng lại đó . Rung tụi nó giờ toàn rừng trồng
 

asian4you

Xe tải
Biển số
OF-355483
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
258
Động cơ
263,015 Mã lực
Em chả có tí chuyên môn gì về lọc nước biển nhưng em trả lời được: BT chưa thiếu nước đến nỗi phải lọc nước biển và BT nói riêng và Việt Nam nói chung chưa đủ giầu để dùng nước biển lọc.
Không có cách nào khác thì mới tính đến lọc nước biển thôi vì quá tốn kém, bây giờ làm một con đập chả dễ chả rẻ đi nhiều thì tội gì làm cách khác, với lại cóhồ đó xung quanh nó dễ sống hơn nhiều.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
818
Động cơ
122,970 Mã lực
Em có vào công tác miền núi nhiều, nhiều nơi vào mùa khô dân phải đi bộ vài km để gùi nước là bình thường, cây duy nhất dân bản trồng đc là ngô mà chưa chắc đã có bắp (hên xui). Bình thuân thì dân trồng thanh long, loại cây cần ít nước nhất nhưng năm nay cũng chết khá nhiều.
Ngồi với cán bộ kiểm lâm, các đồng chí ấy cũng tâm sự, dân họ không đói, thì còn giữ được rừng, chứ họ đói thì kể cả cho quân đội cũng ko giữ nổi vì hở ra là họ trộm, đi bộ vài ngày, chặt cái cây, giấu diếm cho khô cho nhẹ rồi vác ra, tih bình quân ngày công chưa đc 100k nhưng họ đói họ phải ăn trộm
cụ nói đúng rồi đó, dân đói thì nó chặt hết rừng, lên Tây Nguyên là rõ thôi, chui vào tận trong sâu đốn trộm
Nếu em không thắc mắc, thật không thể biết cụ có nhiều hiểu biết về công nghệ và thực tế các công trình lọc nước biển thành nước ngọt như vậy. Vậy em chỉ còn một thắc mắc cuối ạ, là với những hiểu biết của cụ, quy mô nào là tối ưu cho 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt, Bình Thuận có trở ngại gì khiến đầu tư nhà máy lọc nước biển khó có thể thực hiện không. Mạng lưới trữ nước hiện tại của Bình Thuận, nếu được giảm bớt yêu cầu phục vụ sinh hoạt thì sẽ bổ sung thêm được bao nhiêu nước cho nhu cầu tưới tiêu.

Đối với xây hồ chứa nước, em chỉ quan ngại các rủi ro được đánh giá mức cao của nó, lũ lụt trong mùa mưa nhiều, động đất do kích thích, vỡ đập, rồi nước phú dưỡng phải xử lý,... vẫn là chỉ trông cái được trước mắt mà nhắm mắt lờ những hậu quả mang tính thảm họa, có những cái cũng sẽ nhanh thì ngay đời chúng ta sẽ phải gánh chịu.
mấy cái đó thì em chịu, còn em đưa cho cụ thông tin Tây Nguyên em tưới cà phê vậy.
Một mùa khô nhà em tưới cafe tầm 5 lần. Mỗi lần là cạn 1/2 cái ao dài 60m x 12m sâu đâu đó chắc trung bình cỡ 1m5 - 1m7 gì đó, chỗ nông nhất chưa nghịp đầu em, còn chỗ sâu nhất nghịp đầu. Tổng dung tích là 1.000 khối, vừa bơm mạch nước ngầm vừa chảy ra, nhà em tưới mỗi lần 5-6 ngày gì đó, bt để tầm hơn 2 tuần là ao lại đầy. Vậy em ước chừng tổng số nước nhà em dùng khoảng 4.500 khối nước.

Tổng diện tích trồng cafe là 1ha5, hơn 1000 gốc cà + 3 xào tiêu, đất nhà em hơi dốc.
Mỗi ngày nhà em bình thường có 4 người xài hết 1 bồn 1.500L bao gồm cả nấu cám cho gà, vịt, chó, giặt giũ quần áo lao động, tưới nước vì mùa khô rất bụi - cái này thì hơi hoang phí nước, đc cái nhà em gần nguồn nước.
Mùa khô kéo dài 6 tháng - như Bình Thuận thì thông tin là 9 tháng.
Vậy riêng nước sinh hoạt nhà em đã là 270 khối
Nhân với giá 10.000đ/khối là nhà em phải trả thêm gần 50tr tiền nước mỗi mùa khô, thôi cụ ạ, mỗi vụ cà nhà em lãi có 80-100tr sau khi trừ phân gio, thuốc, mà nhà nuôi 3 đứa ăn học, lại mất thêm 50% số đó để trả tiền nước thì đúng là vỡ mồm chúng em.
Bố mẹ em vừa phải kết hợp trồng khoai - chưa tính nước tưới khoai vì hút từ suối, kết hợp buôn bán mới đủ cho mấy đứa con ăn học.
Thanh long k tốn nước nhiều bằng cafe, bù lại thì giá thanh long giờ cũng chỉ bằng 1/3 giá cafe (từ 2016 - 2020 giá cà chỉ 30-35), còn chi phí phân gio tnao em k rõ, nhưng chắc chắn đất Bình Thuận không tốt bằng đất đỏ bazan Đăk nông, Bình Thuận toàn đất cát và sỏi.
 
Chỉnh sửa cuối:

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
818
Động cơ
122,970 Mã lực
vài chục triệu với các cụ ở thành phố là nhỏ chứ với người dân quê có khi bằng cả một vụ nông sản rồi :D các cụ đem nước 1.000đ/khối chắc gì nông dân đã mua chứ đừng nói tới 10.000đ một khối.
Thị trấn bán nước sạch 10.000đ/khối người ta còn bỏ 30tr đào giếng kia kìa các cụ =)) cứ tính nông dân thu nhập mỗi tháng 20tr, 2 người thu 30-40tr, năm thu 400tr, sáng đến cơ quan, tối xách cặp về ấy. Các cụ ở nhà, trả tiền nước tháng 500k thôi đã xót chết bà rồi, bắt nông dân thu nhập thì thấp, mỗi tháng trả mấy triệu tiền nước =)) đặt vị trí của mình vào người khác đi đã
 
Chỉnh sửa cuối:

Không về nhì

Xe điện
Biển số
OF-776103
Ngày cấp bằng
3/5/21
Số km
2,139
Động cơ
79,088 Mã lực
Tuổi
41
Trên TG chưa có nước nào phá rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước cả.
BTS cái thằng nào quy hoạch cái hồ chứa nước này. Ng* vãi ra.

Bình Thuận thiếu gì đất sa mạc, đồi cát....Sao không quy hoạch xây dựng hồ chưa nước ở nhưng nơi đó ??? :D

KLQ....Nhưng, tiền đầu tư xd hồ chứa này, có thể đầu tư 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt. Mà nước biển ở VN nói chung và Bình Thuận nói riêng thì nhiều vô biên. :D
Quốc hội đã phê duyệt, người dân ở đấy cũng ủng hộ. Thì cụ phản đối làm gì. Nói thế cho ngắn chứ cụ hay em làm gì có chuyên môn để phản biện.
 
Chỉnh sửa cuối:

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,121
Động cơ
77,016 Mã lực
cụ nói đúng rồi đó, dân đói thì nó chặt hết rừng, lên Tây Nguyên là rõ thôi, chui vào tận trong sâu đốn trộm

mấy cái đó thì em chịu, còn em đưa cho cụ thông tin Tây Nguyên em tưới cà phê vậy.
Một mùa khô nhà em tưới cafe tầm 5 lần. Mỗi lần là cạn 1/2 cái ao dài 60m x 12m sâu đâu đó chắc trung bình cỡ 1m5 - 1m7 gì đó, chỗ nông nhất chưa nghịp đầu em, còn chỗ sâu nhất nghịp đầu. Tổng dung tích là 1.000 khối, vừa bơm mạch nước ngầm vừa chảy ra, nhà em tưới mỗi lần 5-6 ngày gì đó, bt để tầm hơn 2 tuần là ao lại đầy. Vậy em ước chừng tổng số nước nhà em dùng khoảng 4.500 khối nước.

Tổng diện tích trồng cafe là 1ha5, hơn 1000 gốc cà + 3 xào tiêu, đất nhà em hơi dốc.
Mỗi ngày nhà em bình thường có 4 người xài hết 1 bồn 1.500L bao gồm cả nấu cám cho gà, vịt, chó, giặt giũ quần áo lao động, tưới nước vì mùa khô rất bụi - cái này thì hơi hoang phí nước, đc cái nhà em gần nguồn nước.
Mùa khô kéo dài 6 tháng - như Bình Thuận thì thông tin là 9 tháng.
Vậy riêng nước sinh hoạt nhà em đã là 270 khối
Nhân với giá 10.000đ/khối là nhà em phải trả thêm gần 50tr tiền nước mỗi mùa khô, thôi cụ ạ, mỗi vụ cà nhà em lãi có 80-100tr sau khi trừ phân gio, thuốc, mà nhà nuôi 3 đứa ăn học, lại mất thêm 50% số đó để trả tiền nước thì đúng là vỡ mồm chúng em.
Bố mẹ em vừa phải kết hợp trồng khoai - chưa tính nước tưới khoai vì hút từ suối, kết hợp buôn bán mới đủ cho mấy đứa con ăn học.
Thanh long k tốn nước nhiều bằng cafe, bù lại thì giá thanh long giờ cũng chỉ bằng 1/3 giá cafe (từ 2016 - 2020 giá cà chỉ 30-35), còn chi phí phân gio tnao em k rõ, nhưng chắc chắn đất Bình Thuận không tốt bằng đất đỏ bazan Đăk nông, Bình Thuận toàn đất cát và sỏi.
Vâng, nhiều người nói ao hồ cạn trơ đáy mùa khô, nhưng có thể không biết những ao hồ ấy nước ngấm xuống nước ngâm, hay bốc hơi cũng làm dịu mát đi một vùng đất, mấy năm nay miền núi họ đào hồ lót hàn và lót bạt PE để giữ nước tưới cây, và lọc nước để ăn, chi phí rẻ hơn nhiều cái dự án lọc nước biển mà các cụ kia mơ mộng
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
12,402
Động cơ
109,052 Mã lực
Tuổi
39
vài chục triệu với các cụ ở thành phố là nhỏ chứ với người dân quê có khi bằng cả một vụ nông sản rồi :D các cụ đem nước 1.000đ/khối chắc gì nông dân đã mua chứ đừng nói tới 10.000đ một khối.
Thị trấn bán nước sạch 10.000đ/khối người ta còn bỏ 30tr đào giếng kia kìa các cụ =)) cứ tính nông dân thu nhập mỗi tháng 20tr, 2 người thu 30-40tr, năm thu 400tr, sáng đến cơ quan, tối xách cặp về ấy. Các cụ ở nhà, trả tiền nước tháng 500k thôi đã xót chết bà rồi, bắt nông dân thu nhập thì thấp, mỗi tháng trả mấy triệu tiền nước =)) đặt vị trí của mình vào người khác đi đã
Em bảo rồi lọc nước biển mà tưới được cây thì tụi Ả Rập nó phủ xanh sa mạc rồi. Tụi nó thiếu gì tiền. Singapore vẫn phải nhập khẩu nước từ Malaysia đấy chứ đâu có lọc.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
818
Động cơ
122,970 Mã lực
Em bảo rồi lọc nước biển mà tưới được cây thì tụi Ả Rập nó phủ xanh sa mạc rồi. Tụi nó thiếu gì tiền. Singapore vẫn phải nhập khẩu nước từ Malaysia đấy chứ đâu có lọc.
các cụ ấy toàn vé ra bức tranh lạc quan quá, nói vui chứ giá mà các bệnh nhân ung thư cũng lạc quan như vậy thì sống thêm được vài năm rồi.
Làm nông dân giàu có quá, khiến người nông dân cứ phải bỏ xứ đi làm công nhân tháng 8-10tr, ở cái nhà trọ 500-1tr/tháng. K tin cứ ra khu nhà trọ công nhân mấy khu công nghiệp ở HCM là rõ chứ có gì đâu :) nhưng đâu phải ai cũng làm công dân đc, 35 - 40t là chủ DN kiếm cớ đuổi về quê rồi. Rồi lại làm nông chứ biết làm gì.
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,088
Động cơ
1,025,617 Mã lực
3 ý của cụ e đều thấy thông minh cả, cụ rút chân khỏi gầm bàn và đi ra ngoài cho đỡ cớm nắng thôi, chứ thế giới quan của cụ bị hạn chế bởi 4 bức tường thế này thì... :))
- Tất cả các hồ chứa nước nhân tạo đều ưu tiên tận dụng lưu vực các con sông, suối, đắp đập ngăn dòng mà thành cả. Mà ở đâu có sông suối thì ở đó có rừng tự nhiên. Ý cụ nói hoàn toàn vô căn cứ và hoàn toàn sai rất sai.
- Cụ đổ hộ e 1 chai lavie xuống cát xem, sau mấy s nó thấm hết, và cụ có cách nào lấy lại dù chỉ 1 giọt nước đó ko? Và cái hồ chục triệu khối nước nó không giống cái vuông tôm vài chục khối đào trên cát lót bạt HDPE.
- Cụ ko hiểu gì về hồ và các hạng mục xây dựng 1 cái hồ, phân bổ chi phí các hạng mục đó, cũng như 1 cái nhà máy nước bất kỳ (sx nước sông thành nước sinh hoạt thôi)... Cụ lại càng ko có chút kiến thức nào về các công nghệ, quy trình lọc nước, quy chuẩn nước thô đầu vào, tiêu chuẩn cột A cột B đầu ra... Thì so sánh của cụ chả khác hs tiểu học xem hoạt hình :(
Hoặc là, cụ cố tình troll các cụ trên này :((
Em đoán là troll thôi, chả có nhẽ biết reg nick OF chém gió mà lại nu đột biến thế sao :D
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,208
Động cơ
221,511 Mã lực
Em bảo rồi lọc nước biển mà tưới được cây thì tụi Ả Rập nó phủ xanh sa mạc rồi. Tụi nó thiếu gì tiền. Singapore vẫn phải nhập khẩu nước từ Malaysia đấy chứ đâu có lọc.
Không phải đâu cụ. Nước biển lọc xong tưới cây thoải mái. Bọn em đi Trường Sa, ngoài đảo chìm lính vẫn tưới cây bằng nước biển lọc nhạt đấy. Cây sống, không chết đâu dù cũng hơi èo uột.

Nói chung là bài toán kinh tế thôi. Sin nó nhập nước từ Malay vì rẻ hơn. Chứ đắt thì nó cũng tự lọc cho khoẻ. Bọn chúa dầu nó không chủ định phủ xanh sa mạc chứ bên Trung, nhiều vùng sa mạc giờ trồng rừng xanh ngắt rồi đấy cụ.

Cơ bản là nhiều cụ không hề có khái niệm nước làm nông nghiệp với nước trong sinh hoạt. Các cụ ấy nghĩ làm cái hồ chứa khổng lồ chỉ để ăn uống, tắm giặt thì lãng phí, lại mất rừng. Các cụ ấy không hiểu trồng trọt nó đòi hỏi một lượng nước lớn như thế nào. Nên nhiều cụ còm mà em tự dưng nghi ngờ về khoa học phổ thông dạy trong trường cấp 2, cấp 3 ấy.

Xin thông tin một chút nữa về đắp đập chặn dòng, biến rừng thành hồ chứa tại Việt Nam. Đà Lạt em là trùm vụ này, do các nhà khoa học Pháp làm. Hồ Xuân Hương là chặn dòng suối Cam Ly thượng, hồ Thung lũng tình yêu là chặn dòng suối Đa Thiện, hồ Tuyền Lâm chặn dòng Cam Ly hạ...Mà toàn làm từ những năm 1930. Từ thời điểm đó đến nay, không 1 ngàn thì cũng phải 800 cái hồ chứa được xây dựng bằng cách chặn sông, chặn suối các lưu vực sông và tất nhiên, diện tích rừng ngập dưới mặt nước là cực kỳ lớn.
Giờ tự dưng rồ lên em thấy rất lạ.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
12,402
Động cơ
109,052 Mã lực
Tuổi
39
Không phải đâu cụ. Nước biển lọc xong tưới cây thoải mái. Bọn em đi Trường Sa, ngoài đảo chìm lính vẫn tưới cây bằng nước biển lọc nhạt đấy. Cây sống, không chết đâu dù cũng hơi èo uột.

Nói chung là bài toán kinh tế thôi. Sin nó nhập nước từ Malay vì rẻ hơn. Chứ đắt thì nó cũng tự lọc cho khoẻ. Bọn chúa dầu nó không chủ định phủ xanh sa mạc chứ bên Trung, nhiều vùng sa mạc giờ trồng rừng xanh ngắt rồi đấy cụ.

Cơ bản là nhiều cụ không hề có khái niệm nước làm nông nghiệp với nước trong sinh hoạt. Các cụ ấy nghĩ làm cái hồ chứa khổng lồ chỉ để ăn uống, tắm giặt thì lãng phí, lại mất rừng. Các cụ ấy không hiểu trồng trọt nó đòi hỏi một lượng nước lớn như thế nào. Nên nhiều cụ còm mà em tự dưng nghi ngờ về khoa học phổ thông dạy trong trường cấp 2, cấp 3 ấy.

Xin thông tin một chút nữa về đắp đập chặn dòng, biến rừng thành hồ chứa tại Việt Nam. Đà Lạt em là trùm vụ này, do các nhà khoa học Pháp làm. Hồ Xuân Hương là chặn dòng suối Cam Ly thượng, hồ Thung lũng tình yêu là chặn dòng suối Đa Thiện, hồ Tuyền Lâm chặn dòng Cam Ly hạ...Mà toàn làm từ những năm 1930. Từ thời điểm đó đến nay, không 1 ngàn thì cũng phải 800 cái hồ chứa được xây dựng bằng cách chặn sông, chặn suối các lưu vực sông và tất nhiên, diện tích rừng ngập dưới mặt nước là cực kỳ lớn.
Giờ tự dưng rồ lên em thấy rất lạ.
Thì đấy. Tưới bằng nước biển lọc thì cây không chết thôi. Chứ nước đấy tưới thanh long liệu có ra hoa ra quả được không. Sing nó thà đi mua nước ( phụ thuộc) về dùng chứ không lọc. Vì vừa đắt vừa không chất lượng bằng nước ngọt.
Bạn em nó đi tàu nó bảo trên tàu có máy lọc nước biển mà. Nhưng dùng tắm giặt thôi chứ ăn uống vẫn dùng nước ngọt mang theo.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
818
Động cơ
122,970 Mã lực
Không phải đâu cụ. Nước biển lọc xong tưới cây thoải mái. Bọn em đi Trường Sa, ngoài đảo chìm lính vẫn tưới cây bằng nước biển lọc nhạt đấy. Cây sống, không chết đâu dù cũng hơi èo uột.

Nói chung là bài toán kinh tế thôi. Sin nó nhập nước từ Malay vì rẻ hơn. Chứ đắt thì nó cũng tự lọc cho khoẻ. Bọn chúa dầu nó không chủ định phủ xanh sa mạc chứ bên Trung, nhiều vùng sa mạc giờ trồng rừng xanh ngắt rồi đấy cụ.

Cơ bản là nhiều cụ không hề có khái niệm nước làm nông nghiệp với nước trong sinh hoạt. Các cụ ấy nghĩ làm cái hồ chứa khổng lồ chỉ để ăn uống, tắm giặt thì lãng phí, lại mất rừng. Các cụ ấy không hiểu trồng trọt nó đòi hỏi một lượng nước lớn như thế nào. Nên nhiều cụ còm mà em tự dưng nghi ngờ về khoa học phổ thông dạy trong trường cấp 2, cấp 3 ấy.

Xin thông tin một chút nữa về đắp đập chặn dòng, biến rừng thành hồ chứa tại Việt Nam. Đà Lạt em là trùm vụ này, do các nhà khoa học Pháp làm. Hồ Xuân Hương là chặn dòng suối Cam Ly thượng, hồ Thung lũng tình yêu là chặn dòng suối Đa Thiện, hồ Tuyền Lâm chặn dòng Cam Ly hạ...Mà toàn làm từ những năm 1930. Từ thời điểm đó đến nay, không 1 ngàn thì cũng phải 800 cái hồ chứa được xây dựng bằng cách chặn sông, chặn suối các lưu vực sông và tất nhiên, diện tích rừng ngập dưới mặt nước là cực kỳ lớn.
Giờ tự dưng rồ lên em thấy rất lạ.
Em k có ý phân biệt vùng miền, nhưng nhóm bạn vợ em người thành phố đấu tranh phản đối dữ lắm.
Trong khi tại sao cánh đồng lúa chỗ thì xanh, chỗ thì vàng họ còn không biết ;;) thì cụ hi vọng gì, vợ em bảo suýt nữa cũng bị dắt mũi nếu k sống với em
 

nhà Báo_đời

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-831652
Ngày cấp bằng
31/3/23
Số km
292
Động cơ
58,630 Mã lực
Tuổi
63
3 ý của cụ e đều thấy thông minh cả, cụ rút chân khỏi gầm bàn và đi ra ngoài cho đỡ cớm nắng thôi, chứ thế giới quan của cụ bị hạn chế bởi 4 bức tường thế này thì... :))
- Tất cả các hồ chứa nước nhân tạo đều ưu tiên tận dụng lưu vực các con sông, suối, đắp đập ngăn dòng mà thành cả. Mà ở đâu có sông suối thì ở đó có rừng tự nhiên. Ý cụ nói hoàn toàn vô căn cứ và hoàn toàn sai rất sai.
- Cụ đổ hộ e 1 chai lavie xuống cát xem, sau mấy s nó thấm hết, và cụ có cách nào lấy lại dù chỉ 1 giọt nước đó ko? Và cái hồ chục triệu khối nước nó không giống cái vuông tôm vài chục khối đào trên cát lót bạt HDPE.
- Cụ ko hiểu gì về hồ và các hạng mục xây dựng 1 cái hồ, phân bổ chi phí các hạng mục đó, cũng như 1 cái nhà máy nước bất kỳ (sx nước sông thành nước sinh hoạt thôi)... Cụ lại càng ko có chút kiến thức nào về các công nghệ, quy trình lọc nước, quy chuẩn nước thô đầu vào, tiêu chuẩn cột A cột B đầu ra... Thì so sánh của cụ chả khác hs tiểu học xem hoạt hình :(
Hoặc là, cụ cố tình troll các cụ trên này :((
Cụ nên chịu khó google học thêm mở rộng kiến thức rồi sau đó cũng rút chân khỏi gầm bàn mà ra ngoài xem đi. Đến VN còn đang chuẩn bị làm hồ chứa thuỷ điện tích năng để bơm nước lên kia kìa chứ chả cần nói đến thế giới.
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,208
Động cơ
221,511 Mã lực
Em k có ý phân biệt vùng miền, nhưng nhóm bạn vợ em người thành phố đấu tranh phản đối dữ lắm.
Trong khi tại sao cánh đồng lúa chỗ thì xanh, chỗ thì vàng họ còn không biết ;;) thì cụ hi vọng gì, vợ em bảo suýt nữa cũng bị dắt mũi nếu k sống với em
Em cũng phụ nữ, sinh ra và lớn lên ở thành phố mà cụ.
Cơ bản là do giáo dục. Cần giáo dục cho cộng đồng tư duy phản biện, suy nghĩ cởi mở, chấp nhận các luồng thông tin đa chiều, tìm hiểu tới nơi tới chốn từ thông tin chính thống lẫn phi chính thống.

Và nhất là tránh bầy đàn, chó rồ. Mà ở nước nào cũng có hệ nhắm mắt nói bừa cụ ạ, kể cả ở những quốc gia rất phát triển vẫn tồn tại mà. Nên nước mình thế cũng không khó hiểu.

Cứ mỗi người trong chúng ta hiểu ra được một chút, dân trí chung của xã hội sẽ tăng lên 1 chút. Từ từ dân trí sẽ tăng thôi cụ.
 

Đi Lang Thang

Xe buýt
Biển số
OF-549985
Ngày cấp bằng
10/1/18
Số km
847
Động cơ
170,634 Mã lực
Nơi ở
Juve
Cụ nên chịu khó google học thêm mở rộng kiến thức rồi sau đó cũng rút chân khỏi gầm bàn mà ra ngoài xem đi. Đến VN còn đang chuẩn bị làm hồ chứa thuỷ điện tích năng để bơm nước lên kia kìa chứ chả cần nói đến thế giới.
E ko hiểu ý cụ.
Hồ tđ tích năng có rồi cụ ạ, khởi công 2020 ở Bác Ái Ninh Thuận. Với hiểu biết của mình, cụ biết tại sao lại làm ở đó không ạ?
Còn đi thì tầm này năm ngoái e lang thang Khánh hòa xem cái hồ Tà Rục với Suối Dầu, sang Phú yên thăm cái hồ Mỹ Lâm, nhưng ko phải với mục đích như trong thớt này.

Tiện e gửi minh họa BCTH dự án hồ Đồng Dọng ở Vân Đồn QN - là khu vực nhạy cảm hơn nhiều so với hồ Ka Pét. Ở đây cũng không thiếu nước, không khô hạn, kinh tế không phải kém phát triển.... quy mô hồ bằng 1/5 Ka Pét nhưng TMĐT đã gần 500 tỷ - về chi phí/hiệu quả kinh tế cũng không phải quá tối ưu.... cũng phá 82,78 ha rừng (61%) nhưng cần thì cứ phải làm thôi :)
Mọi cái đều được tham vấn, tính toán kỹ lưỡng, Q1 tập 1 sơ sơ 100 trang thôi (chưa phải ĐTM nhé). e sợ khối cụ còn chưa từng đọc, chưa hiểu nổi cái mục lục của nó mà đã lên đây choém như thần hehe

1694280391602.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Đi Lang Thang

Xe buýt
Biển số
OF-549985
Ngày cấp bằng
10/1/18
Số km
847
Động cơ
170,634 Mã lực
Nơi ở
Juve
Tôi không làm bất cứ điều gì trong lĩnh vực này, kể cả thương mại thuần túy, nên không thể trả lời rõ ràng cho câu hỏi của cụ. Tuy nhiên, người ta ước tính nhu cầu nước sạch bình quân mỗi ngày là khoảng 0,1 m3/người (~3 m3 mỗi tháng). Tỉnh Bình Thuận có dân số khoảng 1,25 triệu người, trong đó TP Phan Thiết ~230 nghìn, thị xã La Gi ~110 nghìn nên có lẽ cũng chỉ dân cư tại 2 đô thị này là có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho tiền nước sinh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của tỉnh BT là ~4,3 tr. đ/tháng nên nếu bán nước sạch tới ~1,0 $/m3 thì quá đắt và để nhà máy xử lý nước mặn này hoạt động được thì nó hoặc phải là doanh nghiệp công ích và nhà nước/chính quyền phải bù lỗ hoặc nhà nước phải chấp nhận mua nước sạch với giá cộng gộp cả lợi nhuận của doanh nghiệp phi công ích để bán với giá rẻ hơn cho dân.
Với giả định công suất 8,5 triệu m3/năm hoặc 12,5 triệu m3/năm (phục vụ cho TP Phan Thiết hoặc cả 2 đô thị, tương ứng 23.000 m3/ngày hoặc 34.000 m3/ngày), giá thành sản xuất ~0,7 $/m3 = 16.800 đ/m3 (quy mô nhà máy càng nhỏ thì giá thành càng cao, do suất đầu tư ban đầu chắc chắn không thấp hơn nhà máy với công suất lớn) và người dân chấp nhận giá mua ~10.000 đ/m3 (cá nhân tôi ở một nơi với giá sử dụng nước sinh hoạt trên 10.000 đ/m3) thì mỗi năm nhà nước phải bù lỗ 58-85 tỷ đ cho riêng nhà máy này. Lưu ý rằng dự toán thu/chi ngâsách toàn tỉnh BT năm 2023 chỉ là 10.006 tỷ đ và 12.611,881 tỷ đ thì rõ ràng là không có nguồn nào bù lỗ cho nhà máy nước sạch này.đ
E thích cách cụ dẫn chứng và khâm phục hiểu biết của cụ.
E gửi cụ tham khảo tính toán cho công trình nhà máy nước Nông Cống tại nơi nó phục vụ:
theo đó, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân đô thị (huyện Nông Cống) bình quân là 90 lít/ngày (2023), khoảng 14.000 khối/ngày đêm.

1694281448907.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top